Sân vận động Feijenoord (tiếng Hà Lan: Stadion Feijenoord, phát âm [ˌstaːdijɔn ˈfɛiənoːrt]), thường được biết đến nhiều hơn với biệt danh De Kuip (phát âm [də ˈkœyp]),[2] là một sân vận độngRotterdam, Hà Lan. Sân được hoàn thành vào năm 1937. Tên gọi của sân vận động này có nguồn gốc từ quận Feijenoord ở Rotterdam và từ câu lạc bộ có cùng tên (mặc dù tên của câu lạc bộ đã được quốc tế hóa thành Feyenoord vào năm 1973).

Sân vận động Feijenoord
de Kuip
Map
Tên đầy đủSân vận động Feijenoord
Vị tríRotterdam, Hà Lan
Tọa độ51°53′38,02″B 4°31′23,71″Đ / 51,88333°B 4,51667°Đ / 51.88333; 4.51667
Sức chứa47.500[1]
50.000 (buổi hòa nhạc)
Công trình xây dựng
Được xây dựng1935–1937
Khánh thành27 tháng 3 năm 1937
Sửa chữa lại1994
Kiến trúc sưLeendert van der Vlugt
Broekbakema (cải tạo)
Bên thuê sân
Feyenoord (1937–nay)
Đội tuyển bóng đá quốc gia Hà Lan (các trận đấu được lựa chọn)
Trang web
www.dekuip.nl

Sức chứa ban đầu của sân vận động là 64.000 khán giả. Vào năm 1949, sân được mở rộng lên 69.000 khán giả và kể từ năm 1994, sân có sức chứa 51.117 khán giả, tất cả đều có chỗ ngồi riêng. Vào năm 1999, một lượng lớn công việc cải tạo bên trong sân vận động đã được thực hiện trước khi sân được sử dụng làm địa điểm tổ chức Giải vô địch bóng đá châu Âu 2000, mặc dù sức chứa phần lớn không bị ảnh hưởng.

Sử dụng cho mục đích thương mại

sửa

Lịch sử bóng đá

sửa

De Kuip hiện là sân nhà của câu lạc bộ bóng đá Feyenoord, một trong những đội bóng hàng đầu có truyền thống ở Hà Lan. Từ lâu, đây cũng là một trong những sân nhà của đội tuyển bóng đá quốc gia Hà Lan, đã tổ chức hơn 150 trận đấu quốc tế, với trận đầu tiên là trận đấu với Bỉ vào ngày 2 tháng 5 năm 1937. Năm 1963, De Kuip đã tổ chức trận chung kết của UEFA Cup Winners' Cup, trận đấu mà Tottenham Hotspur trở thành câu lạc bộ Anh đầu tiên giành được danh hiệu châu Âu, đánh bại Atlético Madrid với tỷ số 5–1. Kỷ lục 10 trận chung kết châu Âu đã diễn ra ở sân vận động này, trận gần nhất là trận chung kết Cúp UEFA 2002 nơi mà Feyenoord, đội tình cờ thi đấu trận chung kết trên sân nhà, đã đánh bại Borussia Dortmund với tỷ số 3-2. Do đó, Feyenoord giữ vị thế là câu lạc bộ duy nhất giành chiến thắng một trận chung kết châu Âu một lượt trận ở sân vận động của chính họ. Vào năm 2000, sân vận động Feijenoord tổ chức trận chung kết của UEFA Euro 2000, diễn ra ở Hà Lan và Bỉ, nơi Pháp đánh bại Ý 2–1 ở hiệp phụ.[3]

Hòa nhạc

sửa

Sân vận động đã tổ chức các buổi hòa nhạc từ năm 1978. Trong số những người biểu diễn đầu tiên tại De Kuip có Bob DylanEric Clapton.[3] David Bowie đã tổ chức các buổi diễn tập trang phục của mình và sau đó mở màn chuyến lưu diễn Glass Spider Tour năm 1987 tại sân vận động. Prince vào năm 1988.[4] Michael Jackson đã biểu diễn tại sân vận động năm lần, ba lần trong chuyến lưu diễn Bad World Tour (1988) và hai lần trong chuyến lưu diễn Dangerous World Tour (1992), biểu diễn trước tổng cộng 270.000 người. The Rolling Stones đã biểu diễn 3 đêm vào ngày 18, 19 và 21 tháng 5 năm 1990 trong chuyến lưu diễn Urban Jungle, Prince cũng đã biểu diễn 5 lần, 3 lần trong chuyến lưu diễn Lovesexy Tour vào ngày 17, 18 & 19 tháng 8 năm 1988 và bắt đầu chuyến lưu diễn Nude Tour vào ngày 2, 3 tháng 6 năm 1990. Kể từ khi mở cửa Amsterdam Arena vào năm 1996, địa điểm này đã tổ chức ít buổi hòa nhạc hơn. Pink Floyd đã tổ chức hai buổi hòa nhạc vào ngày 13 và 14 tháng 6 năm 1988 như một phần của chuyến lưu diễn A Momentary Lapse of Reason Tour và ba buổi hòa nhạc vào ngày 3, 4 và 5 tháng 9 năm 1994 trong khuôn khổ chuyến lưu diễn The Division Bell Tour của họ.

UEFA Euro 2000

sửa
Ngày Đội 1 Kết quả Đội 2 Vòng
13 tháng 6 năm 2000   Tây Ban Nha
0–1
  Na Uy Bảng C
16 tháng 6 năm 2000   Đan Mạch
0–3
  Hà Lan Bảng D
20 tháng 6 năm 2000   Bồ Đào Nha
3–0
  Đức Bảng A
25 tháng 6 năm 2000   Hà Lan
6–1
  Nam Tư Tứ kết
2 tháng 7 năm 2000   Pháp
2–1
(asdet)
  Ý Chung kết

Lượng khán giả trung bình mỗi mùa, 1937–2007

sửa
 

Hình ảnh

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Stadion Feijenoord” (bằng tiếng Hà Lan). dekuip.nl. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2021.
  2. ^ “Some of the world's scariest places to play or watch football”. BBC News. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2018.
  3. ^ a b “Feijenoord – historie”. vasf.nl. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2007.
  4. ^ Currie, David (1987), David Bowie: Glass Idol (ấn bản thứ 1), London and Margate, England: Omnibus Press, ISBN 0-7119-1182-7

Liên kết ngoài

sửa
Sự kiện và đơn vị thuê sân
Tiền nhiệm:
Hampden Park
Glasgow
UEFA Cup Winners' Cup
Địa điểm trận chung kết

1963
Kế nhiệm:
Sân vận động Heysel
Bruxelles
Tiền nhiệm:
Sân vận động Städtisches
Nürnberg
UEFA Cup Winners' Cup
Địa điểm trận chung kết

1968
Kế nhiệm:
Sân vận động St. Jakob
Basel
Tiền nhiệm:
Sân vận động Wembley
Luân Đôn
Cúp C1 châu Âu
Địa điểm trận chung kết

1972
Kế nhiệm:
Sân vận động Sao Đỏ
Beograd
Tiền nhiệm:
Sân vận động Kaftanzoglio
Salonika
UEFA Cup Winners' Cup
Địa điểm trận chung kết

1974
Kế nhiệm:
Sân vận động St. Jakob
Basel
Tiền nhiệm:
Sân vận động Công viên các Hoàng tử
Paris
Cúp C1 châu Âu
Địa điểm trận chung kết

1982
Kế nhiệm:
Sân vận động Olympic
Athens
Tiền nhiệm:
Sân vận động St. Jakob
Basel
UEFA Cup Winners' Cup
Địa điểm trận chung kết

1985
Kế nhiệm:
Sân vận động Gerland
Lyon
Tiền nhiệm:
Ullevi
Göteborg
UEFA Cup Winners' Cup
Địa điểm trận chung kết

1991
Kế nhiệm:
Sân vận động Ánh sáng
Lisboa
Tiền nhiệm:
Sân vận động Nhà vua Baudouin
Bruxelles
UEFA Cup Winners' Cup
Địa điểm trận chung kết

1997
Kế nhiệm:
Sân vận động Råsunda
Stockholm
Tiền nhiệm:
Sân vận động Wembley
Luân Đôn
Giải vô địch bóng đá châu Âu
Địa điểm trận chung kết

2000
Kế nhiệm:
Sân vận động Ánh sáng
Lisboa
Tiền nhiệm:
Westfalenstadion
Dortmund
Cúp UEFA
Địa điểm trận chung kết

2002
Kế nhiệm:
Sân vận động Olympic Sevilla
Sevilla