Chi Cơm cháy

(Đổi hướng từ Sambucus)

Chi Cơm cháy (danh pháp khoa học: Sambucus) là một chi thực vật có hoa trong họ Adoxaceae. Các loài khác nhau được gọi chung trong tiếng Việt là cơm cháy hay sóc dịch hoặc mậu ma. Chi này trước đây xếp trong họ Kim ngân (Caprifoliaceae), nhưng đã được phân loại lại trong họ Adoxaceae do các so sánh di truyền và hình thái với các loài trong chi Adoxa.

Chi Cơm cháy
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Dipsacales
Họ (familia)Adoxaceae
Chi (genus)Sambucus
L., 1753[1]
Loài điển hình
Sambucus nigra
L., 1753
Các loài
Xem bài
Danh pháp đồng nghĩa[2]
  • Ebulum Garcke, 1865
  • Ebulus Nakai, 1921
  • Phyteuma Lour., 1790 non L., 1753
  • Tripetelus Lindl., 1839

Mô tả

sửa

Các lá mọc đối là lá lông chim với 5–9 lá chét (hiếm khi 3 hay 11).Mỗi lá dài 5–30 cm (2,0–11,8 in), và các lá chét có mép răng cưa. Chúng mang các cụm lớn bao gồm nhiều hoa nhỏ màu trắng hay màu kem vào cuối mùa xuân; sau đó sẽ là các chùm quả mọng nhỏ màu đen, lam đen hay đỏ (hiếm khi vàng hay trắng).

Phân bố và môi trường sống

sửa

Chi này sinh sống chủ yếu trong khu vực ôn đới tới cận nhiệt đới. Phổ biến hơn tại Bắc bán cầu, còn tại Nam bán cầu thì các loài sinh sống hạn chế tại AustralasiaNam Mỹ. Nhiều loài được gieo trồng rộng khắp để làm cây cảnh và lá, hoa và quả của chúng.[3]

Phân loại

sửa

Các loài được công nhận trong chi này là:[4][5]

 
Các cành hoa phức tạp của Sambucus canadensis.

Gieo trồng

sửa

Các chủng cây cảnh của Sambucus được trồng trong vườn vì hoa và quả đẹp cũng như tán lá như ren thêu của chúng.

Sử dụng

sửa
Cơm cháy, quả tươi
Sambucus spp.
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng305 kJ (73 kcal)
18,4 g
Chất xơ7 g
0,5 g
0,66 g
Vitamin và khoáng chất
VitaminLượng
%DV
Vitamin A equiv.
3%
30 μg
Thiamine (B1)
6%
0.07 mg
Riboflavin (B2)
5%
0.06 mg
Niacin (B3)
3%
0.5 mg
Acid pantothenic (B5)
3%
0.14 mg
Vitamin B6
14%
0.23 mg
Folate (B9)
2%
6 μg
Vitamin C
40%
36 mg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
3%
38 mg
Sắt
9%
1.6 mg
Magiê
1%
5 mg
Phốt pho
3%
39 mg
Kali
9%
280 mg
Kẽm
1%
0.11 mg
Thành phần khácLượng
Nước79,80 g

Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[7] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[8]

Quả và hoa cơm cháy được sử dụng làm thực phẩm chức năng đối với một số bệnh tật nhỏ như cúm, cảm lạnh, táo bón và một vài bệnh khác, thường được phục vụ ở dạng trà, nước chiết hay viên nang.[9] Chưa có đủ nghiên cứu để biết hiệu quả của nó cho việc sử dụng như vậy hay cho tính an toàn của nó – tuy nhiên, chưa có thông báo nào về bệnh do hoa cơm cháy gây ra.[9]

Lõi xốp ruột cây cơm cháy từng được những người thợ làm/sửa chữa đồng hồ sử dụng làm dụng cụ làm vệ sinh trước khi tiến hành những công việc tỉ mỉ.[10]

Dinh dưỡng

sửa

Quả cơm cháy tươi chứa 80% nước, 18% cacbohydrat và dưới 1% proteinchất béo (xem bảng). 100 gam quả cơm cháy cung cấp 73 calo và là nguồn giàu vitamin C, cung cấp tới 43% Giá trị Hàng ngày (DV). Cơm cháy cũng chứa một lượng vừa phải vitamin B6 (18% DV) và sắt (12% DV).

Thực phẩm

sửa

Người Pháp, Austria và Trung Âu làm xi rô hoa cơm cháy, nói chung từ dịch chiết từ hoa cơm cháy, mà tại Trung Âu người ta thêm nó vào đồ độn bánh palatschinke thay cho việt quất xanh. Người dân từ Trung Âu, Đông Âu tới Đông Nam Âu sử dụng cùng một phương pháp tương tự để làm xi rô để sau đó pha loãng với nước và sử dụng làm đồ uống hay làm chất tạo hương vị trong một vài loại thực phẩm. Bánh nướng hay đồ gia vị quả được làm từ các quả mọng. Người Romania làm một loại đồ uống có ga trong tháng 5 và tháng 6 gọi là "socată" hay "suc de soc". Nó được làm bằng cách tẩm ướt hoa bằng nước, men bia và chanh trong 2–3 ngày. Giai đoạn lên men cuối cùng được thực hiện trong chai có nắp kín để làm đồ uống sủi bọt. Loại đồ uống này đã truyền cảm hứng cho Coca-Cola sản xuất loại đồ uống từ hoa cơm cháy gọi là Fanta Shokata.[11]

Hoa Sambucus nigra được sử dụng để làm nước hoa cơm cháy ngâm đường. St-Germain, một loại rượu mùi của Pháp, được làm từ hoa cơm cháy. Hallands Fläder, một loại rượu akvavit của Thụy Điển, được tạo hương vị bằng hoa cơm cháy. Mặc dù có tên gọi gần giống là sambuca, nhưng loại rượu mùi của Italia này chủ yếu được làm từ tinh dầu đại hồitiểu hồi hương chiết bằng chưng cất cách thủy. Nó cũng chứa dịch chiết hoa cơm cháy để tạo hương vị và bổ sung mùi hoa để làm nhẹ và cân đối hương vị đậm của cam thảo.

Các cành con rỗng của cơm cháy từng được sử dụng làm ống máng để hút nhựa phong làm xi rô phong.[12]

Độc tính

sửa

Mặc dù vỏ và thịt của quả chín hay quả đã nấu chín của phần lớn các loài cơm cháy là ăn được,[9][13][14] nhưng quả chưa nấu chín và các bộ phận khác của cây là có độc.[15] Lá, cành con, cành, hạt, rễ, hoa và quả mọng của Sambucus sản sinh ra một số chất cyanidin glycosideancaloit có độc.[9][14] Việc tiêu thụ một lượng lớn cyanidin glycoside và ancaloit từ nước quả, trà hoa hay đồ uống làm từ lá tươi, cành và quả có thể gây ra một số tác động nghiêm trọng, như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.[9][14][15][16] Tháng 8 năm 1983, một nhóm 25 người ở quận Monterey, California đột ngột đổ bệnh sau khi uống nước ép cơm cháy từ quả, lá và thân còn tươi và không nấu chín của Sambucus mexicana.[16] Mật độ flavonoit (gồm cả cyanidin glycoside) là cao hơn ở trà làm từ hoa so với làm từ quả,[17] và mật độ tổng thể của cyanidin glycoside là thấp hơn ở hoa và quả thu hái từ các cây trồng/mọc ở độ cao nhỏ khi so với các cây mọc ở độ cao lớn.[15]

Chất tạo màu

sửa

Cơm cháy chứa nhiều loại anthocyanidin[18] kết hợp với nhau để làm cho nước ép cơm cháy có màu lam-tía đậm và chuyển thành hơi đỏ khi hòa loãng bằng nước.[19] Các sắc tố này được sử dụng làm chất tạo màu trong một số sản phẩm,[18] và "màu nước ép cơm cháy" được FDA Hoa Kỳ liệt kê như là cho phép trong các loại thực phẩm hữu cơ được cấp chứng nhận.[18] Tại Nhật Bản, nước ép cơm cháy được liệt kê là "phụ gia màu tự nhiên" được phê chuẩn theo Luật Thực phẩm và Vệ sinh.[20] Các loại sợi cũng có thể nhuộm bằng nước ép cơm cháy (sử dụng phèn làm chất cẩn màu)[21] để tạo ra màu "cơm cháy" nhạt.

Y học cổ truyền

sửa
 
Cơm cháy đen

Mặc dù những người hành nghề y học cổ truyền đã sử dụng cơm cháy trong nhiều trăm năm,[22] bao gồm cả rượu với mục đích điều trị thấp khớp và đau đớn do chấn thương,[23] nhưng vẫn không có chứng cứ khoa học cho thấy việc sử dụng như vậy là có lợi.[9] Bên cạnh đó, cơm cháy đen cũng từng được sử dụng để điều trị các triệu chứng cúm.[9] Trong khi một số nghiên cứu sơ bộ chỉ ra rằng cơm cháy có thể giảm nhẹ các triệu chứng cúm nhưng chứng cứ là không đủ mạnh để hỗ trợ việc sử dụng nó cho mục đích này.[9]

Môi trường sống

sửa

Cơm cháy được trồng phổ biến gần các trang trại và nhà cửa vườn tược. Nó là loại cây phụ thuộc nitơ và vì thế nói chung được tìm thấy gần những nơi có chất thải hữu cơ. Tại Anh người ta trồng cơm cháy làm hàng rào do chúng dễ sống, dễ uốn tạo hình và phát triển nhanh. Nói chung nó thích hợp với nhiều loại đất, miễn là có đủ ánh sáng.

Truyền thuyết dân gian và hư cấu

sửa

Truyền thuyết dân gian liên quan tới cơm cháy có ở nhiều nơi và cũng thay đổi tùy theo từng khu vực.[24] Trong một số truyền thuyết tại Anh hay Scandinavia thì cây cơm cháy được coi là có khả năng phòng tránh được những điều tội lỗi và bảo vệ người ta khỏi phù thủy, trong khi một số niềm tin khác lại cho rằng phù thủy thường tụ tập dưới cây cơm cháy, đặc biệt là khi nó có nhiều quả.[25] Nếu người ta đốn hạ cây cơm cháy thì vị thần cây được biết đến như là Mẹ Cơm cháy sẽ thoát ra và sẽ tìm cách trả thù người đốn hạ cây. Chỉ có thể an toàn bằng cách cầu khấn Mẹ Cơm cháy trong khi đốn hạ cây cơm cháy.[26]

Làm từ một cành cây cơm cháy, Đũa phép Cơm nguội (tên trong bản dịch tiếng Việt), có một vai trò quan trọng trong cuốn sách cuối cùng của bộ tiểu thuyết Harry Potter, gần như đã được đặt tên là Harry Potter and the Elder Wand (Harry Potter và Đũa phép Cơm nguội) trước khi tác giả J. K. Rowling quyết định đặt tên nó là Harry Potter and the Deathly Hallows (Harry Potter và Bảo bối Tử thần).[27][28]

Thư viện ảnh

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Sambucus L”. Germplasm Resource Information Network. United States Department of Agriculture. ngày 13 tháng 10 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2009.
  2. ^ Peter Hanelt, Institute of Plant Genetics and Crop Plant Research (ed.), 2001. Mansfeld's Encyclopedia of Agricultural and Horticultural Crops: (Except Ornamentals), tr. 1697: Sambucus. 3641 trang. Springer-Velag Berlin Heidelberg New York. ISBN 3540410171.
  3. ^ RHS A-Z encyclopedia of garden plants. Vương quốc Anh: Dorling Kindersley. 2008. tr. 1136. ISBN 978-1-4053-3296-5.
  4. ^ “Sambucus — The Plant List”. www.theplantlist.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2017.
  5. ^ Eriksson, Torsten; Donoghue, Michael J. (1997). “Phylogenetic Relationships of Sambucus and Adoxa (Adoxoideae, Adoxaceae) Based on Nuclear Ribosomal ITS Sequences and Preliminary Morphological Data”. Systematic Botany. 22 (3): 555–573. doi:10.2307/2419828. JSTOR 2419828.
  6. ^ a b Có trồng tại Việt Nam.
  7. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  8. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ a b c d e f g h “European elder”. National Center for Complementary and Integrative Health, U.S. Department of Health & Human Services, National Institutes of Health. tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2016.
  10. ^ Materials used in construction and repair of watches
  11. ^ Fanta Shokata, Coca-Cola HBC Austria GmbH, 2015, Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2016, truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2016
  12. ^ Medve Richard J. et al.. Edible Wild Plants of Pennsylvania and Neighboring States. Penn State Press, 1990, ISBN 978-0-271-00690-1, tr. 161.
  13. ^ McVicar Jekka (2007). "Jekka's Complete Herb Book". Trang 214–215. Raincoast Books, Vancouver. ISBN 1-55192-882-5
  14. ^ a b c “Elderberry (Sambucus species); Poison plant section”. Nova Scotia Museum.
  15. ^ a b c Senica, M; Stampar, F; Veberic, R; Mikulic-Petkovsek, M (2016). “The higher the better? Differences in phenolics and cyanogenic glycosides in Sambucus nigra leaves, flowers and berries from different altitudes”. Journal of the Science of Food and Agriculture. 97 (8): 2623–2632. doi:10.1002/jsfa.8085. PMID 27734518.
  16. ^ a b Centers for Disease Control (CDC) (ngày 6 tháng 4 năm 1984). “Poisoning from Elderberry Juice—California”. Morbidity and Mortality Weekly Report. 33 (13): 173–174. PMID 6422238. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2012.
  17. ^ Viapiana, A; Wesolowski, M (2017). “The Phenolic Contents and Antioxidant Activities of Infusions of Sambucus nigra L”. Plant Foods for Human Nutrition. 72 (1): 82–87. doi:10.1007/s11130-016-0594-x. PMC 5325840. PMID 28084608.
  18. ^ a b c Colors Derived from Agricultural Products, USDA
  19. ^ National Organic Program (NOP)-Proposed Amendments to the National List of Allowed and Prohibited Substances (Processing)
  20. ^ Processing Fruits: Science and Technology (ấn bản thứ 2). CRC Press. 2004. tr. 322–324. ISBN 9781420040074. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2018.
  21. ^ Burgess, Rebecca (2011). Harvesting Color: How to Find Plants and Make Natural Dyes. Artisan Books. tr. 74–75. ISBN 9781579654252. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2018.
  22. ^ A Modern Herbal | Elder. Botanical.com (1923-01-06). Tra cứu 06-03-2011.
  23. ^ Flaws, Bob (1994). Chinese Medicinal Wines and Elixirs. Blue Poppy. ISBN 978-0-936185-58-3.
  24. ^ Diacono, Mark (ngày 15 tháng 6 năm 2013). “In praise of the elderflower”. The Telegraph. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2017.
  25. ^ Jen Munson (ngày 25 tháng 10 năm 2016). “Consider warding off witches, monsters with these spooktacular herbs this Halloween”. The News-Herald, Digital First Media, Denver, CO. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2017.
  26. ^ Howard Michael. Traditional Folk Remedies (Century, 1987); trang 134–135.
  27. ^ Groves, Beatrice (2017). Literary Allusion in Harry Potter (bằng tiếng Anh). Taylor & Francis. tr. 50. ISBN 9781351978736. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2017.
  28. ^ Brown, Jen (ngày 30 tháng 7 năm 2007). “Confused by Potter? Author sets record straight”. TODAY (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2017.
  29. ^ Johnson, M. C; Thomas, A. L; Greenlief, C. M (2015). “Impact of Frozen Storage on the Anthocyanin and Polyphenol Content of American Elderberry Fruit Juice”. Journal of Agricultural and Food Chemistry. 63 (23): 5653–5659. doi:10.1021/acs.jafc.5b01702. PMC 4472577. PMID 26028422.

Liên kết ngoài

sửa