Thảo luận:Trận An Lộc

Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi Cn5900 trong đề tài Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 4 tháng 10 năm 2019

Chưa có tiêu đề sửa

vietnam.ictglobal.net quả là nguồn yêu thích của Khangkhang, Scipio, sau là Yonai, và giờ là Panzerschreck. http://vietnam.ictglobal.net/webhtml-01/TranChienAnLoc-002.html

Dù sao cũng có tiến bộ là thời gian đầu các bài lấy từ nguồn trên chép nguyên, còn bây giờ có sửa đổi đáng kể (nhưng vẫn search google ra được!!!!).

Đề nghị Panzerschreck/Yonai tích cực sửa đổi hơn nữa để có văn phong khác với nguồn nguyên thủy.

Tmct 08:22, ngày 28 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nguồn này không trung lập, văn phong thiên về phía Việt Nam cộng hoà, luôn gọi quân Việt Nam dân chủ cộng hoà là "Cộng Sản", liệu có nên bê nguyên xi vào wiki không? Mà một người có nhiều nick nhằm mục đích gì? conbo 08:35, ngày 28 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tất nhiên là không được bê nguyên xi rồi. Chưa tính đến văn phong thì trong bài đã có rất nhiều thông tin thuộc dạng kì cục, tôi chưa có thời gian để lọc ra. Tmct 08:52, ngày 28 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bạn tính thế nào mà ra được QGP với quân VNDCCH? Xin nhờ chỉ giáo.thảo luận quên ký tên này là của Vo quoc tuan (thảo luận • đóng góp).

Có bê nguyên xi đâu? sửa

Cái này tôi lấy từ

  1. Bộ tư lệnh Miền của NXB Trẻ
  2. Cuộc tiến công chiến lược của quân và dân Bình Long của NXB QDND
  3. Sách về vị tướng anh hùng Trần Văn Trà {Ko nhớ NXB nào-Lâu quá quên rồi, trong đó tôi nhớ có ghi quân Gp có 36000}, do không chắc ăn với tài liệu của VNCH là 40000 và bản tiếng Anh là 35000 nên ghi 35000-40000
  4. 1 mớ báo cũ của ông già để lại về trân An Lộc hồi trứoc 75. Muốn kiếm tài liệu lúc kết thúc về An Lộc của quân GP không có. Chỉ thấy ghi chung chung thoi. Buộc phải dùng lại của VNCH ở khúc giữa và khúc đuôi. May là có gọt khá nhiều đoạn của VNCH nói bậy và sửa lại nhưng không hết được, cũng không có tài liệu đối chiếu nên khúcsau đành viết lại trên tài liệu VNCH vậy? Gọt hết 2 chồng báo mất cả buổi để so với cái igglobal gì gì đó mới ra được như vậy

Bạn muốn kiếm Khangkhang thì wa Diendanlequydon.com, hắn chỉ tôi web này bên đó đó

Panzerschreck 10:29, ngày 28 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nghi vấn sửa

Giải tỏa đường 13 sửa

Tạm liệt kê 1 vấn đề lớn nhất. Trong bài nói đường 13 được khai thông trong tháng 6 và do sư đoàn 21 giải tỏa.

Nhưng trong hồi ký của tướng Hoàng Cầm thì sư 21 không làm được phải để sư 25 lên thay, và đến tháng 8 thậm chí sư 25 còn phải rút khỏi Tàu Ô để giải tỏa mạn Chơn Thành ở phía Nam. Các trận đánh trong tháng 7 ở chốt Tàu Ô đường 13 cũng được tả rất chi tiết. Nghĩa là cho đến tháng 8, đường 13 vẫn chưa được khai thông.

Đề nghị xem lại nguồn tài liệu chính cho nội dung bài, tài liệu nào nói chuyện "khai thông trong tháng 6" ở trên?

Tmct 22:53, ngày 1 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nếu như U có thể thì trích tài liệu từ Hoàng Cầm đi, ai cấm, phải có so sánh chứ. Nếu chưa khai thông thì phía Sài Gòn đổ quân vào bằng đường gì? Đường hầm à?
thế Sài gòn không có trực thăng trở quân à? Tmct 13:00, ngày 8 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Theo các sách của CS thì chiến dịch Nguyễn Huệ kết thúc đợt 1 ngày 15-5 và CS dần rút lui. Tài liệu của Panzerschreck lấy chủ yếu từ http://vietnam.ictglobal.net/webhtml-01/TranChienAnLoc-002.html mà trong đó ghi là Công trường Bình Long, ghi là Sư đoàn cho dễ hiểu
Panzerschreck 12:54, ngày 8 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Với kiểu chép chi tiết kể lể như thế này, và mâu thuẫn quá lớn với các tài liệu khác, tôi không có cách gì kết hợp các nội dung từ hồi ký tướng Hoàng Cầm vào đây. Nó sẽ lổn nhổn như ăn cháo loãng cùng với kẹo lạc. Panzerschreck muốn xem tướng Hoàng Cầm kể như thế nào thì có thể đọc Chiến dịch Nguyễn Huệ ấy.

Lấy gì bảo đảm cha nội Hoàng cầm đó kể thật, thua nên ổng phải kể láo chứ Yonai (quên đăng nhập)

Ngoài ra, lưu ý là cái trang itcglobal kia không phải nguồn kiểm chứng được. Cách làm sạch sẽ nhất là bây giờ ngồi xóa sạch các thông tin từ trang đó đi. Vì nội dung về chuyện giải tỏa đường 13 vào tháng 6 và chuyện sư đoàn Long bình làm cái trang đó mất hết cả uy tín đối với tất cả các nội dung còn lại. Chẳng lẽ tôi lại đi đánh dấu (Cần dẫn chứng) cho tất cả các đoạn kể lể chi tiết trong bài.

Sư đoàn Bình Long là thằng nhóc Panzerschreck chế, trong đó ghi Công trường Bình Long. Yonai

Theo tôi nên tìm 1 trang của Mỹ, dịch ra để viết lại toàn bộ bài này.

Tmct 13:00, ngày 8 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Sư đoàn Bình Long sửa

Đây là sư đoàn nào? Google "sư đoàn Bình Long" chỉ thấy 3 hit, 2 từ tiểu thuyết của Phan Nhật Nam, 1 từ chính trang này.

Hồi ký của tướng Hoàng Cầm (tham mưu trưởng, sau là tư lệnh chiến dịch) chỉ nói đến 3 sư đoàn 5.7.9 và mấy trung đoàn độc lập của Miền. Tấn công An Lộc cũng chỉ có sư 5 và sư 9.

Tmct 09:34, ngày 2 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tấn công là sư 5 và 9, còn sư 7 thủ QL 13, bạn phải nhớ chứ?Panzerschreck 12:57, ngày 8 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đang hỏi về cái gọi là "Sư đoàn Bình Long" cơ mà??? Tmct 13:02, ngày 8 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nói chung Bài viết về Trận Bình Long hơi bị lởm khởm.thảo luận quên ký tên này là của Vo quoc tuan (thảo luận • đóng góp).

bài của Phan Nhật nam là tiểu thuyết, thế cái nào mới ko tiểu thuyết? tài liệu của CS à?Yonai

Vì những người như bạn Yonai mà VNCH thua trận.thảo luận quên ký tên này là của Vo quoc tuan (thảo luận • đóng góp).

Chẳng có cái Sư đoàn Bình Long nào hết. Đơn vị tương đương cấp sư đoàn thứ 4 đó là Đoàn C30B (1 đơn vị lâm thời), đơn vị này chiến đấu trên hướng Tây Ninh, không dính dáng gì đến trận đánh ở thị xã An Lộc. Chuyện 1/2 đơn vị này là lính Khmer Đỏ cũng là vô căn cứ nốt, 2 trung đoàn 24 và 271 của C30B đều được đưa từ miền Bắc vào trước khi mở chiến dịch.

Xe tăng QGP trong chiến dịch không phải là trung đoàn 203 mà là 2 tiểu đoàn và 1 đại đội độc lập (xe chiến lợi phẩm).

Pháo 130mm chưa bao giờ có mặt ở chiến trường Nam Bộ trước năm 1973.

Truong Son 04:10, ngày 1 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xem thử nhé Sư Đoàn 18 Bộ Binh Vào An Lộc

Hồ Đinh TĐ1/TrĐ3/SĐ18BB KBC 4424

(Trích từ "An Lộc: Địa Ngục Trần Gian Của Quân Dân Miền Nam Trong Năm 1972")

Tính tới cuối tháng 5-1972, coi như SĐ18BB dưới quyền Đại Tá Lê Minh Đảo, có Liên Đoàn 5 BĐQ tăng phái, thanh toán xong các mặt trận Chà Rầy-Trung Lập (Củ Chí)-Dầu Tiếng(Bình Dương) và Đất Đỏ(Phước Tuy). Do trên, sư đoàn được lệnh vào An Lộc từ ngày 22-6-1972 thay thế cho Sư đoàn 5 BB bị thiệt hại nhiều, cần bổ sung quân số và nghỉ ngơi, sau nhiều ngày tử chiến trong địa ngục trần gian. Cùng lúc các đơn vị tăng phái như SĐ21BB và Trung Đoàn 15/SĐ9BB cũng được trả về QĐ4. Như vậy, từ ngày 12-7-1972, toàn bộ SĐ với 3 TrĐ BB cơ hữu là 43 của Trung Tá Lê Xuân Hiếu, 48 của Trung Tá Trần Bá Thành và 52 của Trung Tá Ngô Kỳ Dũng. Ngoài ra còn có Liên Đoàn 5 BĐQ của Trung Tá Ngô Minh Hồng tăng phái, nhận trách nhiệm bao vùng toàn tỉnh Bình Long. Tuy tướng Lê Văn Hưng tuyên bố là An Lộc đã được giải tỏa và ngay Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, cũng đặt chân vào chiến trường cÒn đang ngun ngút khói. Nhưng khắp nơi bom đạn vẫn mịt trời, vì vậy cuộc thay quân giữa hai sư đoàn 5 và 18, vẫn phải thực hiện bằng trực thăng vận. Ngày SĐ18BB vào An Lộc, huyết lộ 13 vẫn còn bị chốt kín nhiều nơi; nguy hiểm nhất vẫn là đoạn đường từ Chơn Thành tới Tàu Ô. Quanh thị xã, nhiều phần trên ngọn đồi chiến lược 169 và đồi Gió, vẫn nằm trong tay quân Bắc Việt, ngày nào cũng bị pháo hằng trăm trái, thiệt mạng thêm nhiều người.

Để giải quyết tất cả những gai nhọn nhức nhối trên, Đại Tá Đảo quyết định để Trung Đoàn 52BB và LĐ5BDQ giữ An Lộc và tung Trung Đoàn 48/SĐ18BB của Trung Tá Trần Bá Thành, tái chiếm những phần còn lại do cộng sản chiếm giữ trên các ngọn đồi chiến lược quanh thị xã như Đồi Gió, 169 và E-2. Trung Đoàn 48BB ngay từ lúc còn biệt lập, dưới quyền chỉ huy tài ba, can trường của Trung Tá Trần Bá Thành... Ngày 27-7-1972, TĐ 1/48 và ĐĐ48 Trinh sát, đã làm chủ hoàn toàn Đồi 169 và Đồi Gió ngày 9-8-1972.

Riêng Trung Đoàn 43BB của Trung Tá Lê Xuân Hiếu, từ khi vào An Lộc, cũng chịu rất nhiều tổn thất vì đạn pháo kích và những cuộc giao tranh đẳm máu, trong lúc cùng với giặc giành nhau từng đoạn đường sống trên quốc lộ 13. Tại Ấp Xa Cam phía nam An Lộc, Tiểu Đoàn 2/43 bị một lực lượng đông đảo của công trường 7 VC, tân công vây hãm, Tiểu đoàn trưởng là Thiếu tá Nguyễn Văn Thoại bị tử thương, nên TĐP là Đại Uý Nguyễn Hữu Chế thay thế và đưa được TĐ2/43 ra khỏi tử địa. Sau đó, TĐ2/43 và 3/43, cùng Liên Đoàn 5 BĐQ, được giao phó trách nhiệm tái chiếm phi trường Quản Lợi. Đây là một chiến trường cam go nguy hiểm... Phi trường Quản Lợi trước đây là căn cứ đóng quân của SĐ1 Không Kỵ Hoa Kỳ, nên được xây cất rất kiên cố. Ngày 10-8, TrĐ43 và LĐ5BDQ giải tỏa xong hương lộ 303 và tiến sát vào đầu cổng phi trường. Vì căn cứ được xây cất quá vững chắc, nên VC đã cố thủ trong các căn củ của LLĐB và chống trả thật mảnh liệt. Do đó các Trung Đoàn 43, 52 và LĐ5BDQ phải thay nhau tấn công giặc, với tổn thất rất cao, trong nhiều ngày nhưng cũng chỉ chiếm được một phần phi trường. Cuối cùng BTL/SĐ18BB gọi Không quân chiến thuật chi viện, với bom phá công sự và hỏa tiển TOW. Cuộc hành quân chấm dứt ngày 4-9-1972, tái chiếm lại được Quản Lợi, sau khi đã đánh đổi bằng nhiều sinh mạng, mà thiệt hại nhiều nhất là TĐ30BĐQ và TĐ2/43/SĐ18BB. Sau ngày 8-9-1972, Trung Đoàn 43 tiếp tục nhổ các chốt còn lại trên đoạn đường từ Quản Lợi về An Lộc. Ngày 23-9-1972 là giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến, khi Trung Đoàn 48/BB hành quân tảo thanh toàn bộ đồn điền Quản Lợi, mở rộng vòng đai an ninh thị xã.

Nhiệm vụ hoàn thành, ngày 29-11-1972 các chiến sĩ của miền đông lại tiếp tục hành quân diệt địch khắp vùng chiến thuật, sau khi giao trách nhiệm trấn thủ An Lộc lại cho Liên Đoàn III Biệt Động Quân của Đại Tá Nguyễn Thành Chuân (LĐ3, 5 và 6).

Như vậy chốt Tàu Ô VC vẫn giữ vững nhưng đoi62 Gió và các noi7 khác đều đã bị đẩy lùi

58.186.44.146 03:16, ngày 4 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ngày 7 tháng 4 sửa

"Trận chiến khốc liệt tại An Lộc, một tỉnh lỵ rộng không đầy 4 km vuông, đã thật sự khởi đầu từ ngày 7 tháng 4/197

7 tháng 4 là thế nào? Trong hồi ký tướng Hoàng Cầm, kế hoạch là 9 tháng 4 nhưng không chuẩn bị kịp nên 13 mới bắt đầu.

Tmct 09:55, ngày 7 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trong bài đầy rẫy các chi tiết được yêu cầu nguồn dẫn đã lâu mà không được cung cấp, các chi tiết sai như "Sư đoàn/Công trường Bình Long", "giải tỏa toàn bộ đường 13 vào tháng 6", hay cái ngày "7 tháng 4" thì không ai sửa.

Yêu cầu Yonai không xóa bảng {{accuracy}} trước khi các nghi vấn của bài này được giải quyết xong.

Tmct 10:01, ngày 7 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

On 6 April, the 7th NVA Division succeeded in sealing off the province capital by establishing a major roadblock along Highway 13 north of Chon Thanh, putting the resupply onus on U.S. and Vietnamese aviation assets. The logistical situation was further complicated by streams of refugees and military survivors of the Loc Ninh battle. The fighting in the northern district had engulfed Task Force 52, two battalions from the 18th ARVN Division, that occupied a firebase and key bridges between Loc Ninh and An Loc; when this unit was ordered to reinforce An Loc, a regimental-size ambush forced the ARVN to abandon all equipment and exfiltrate to the south. Only 600 of the original 1000 men managed to reach the "safety" of An Loc (7).
Following a conference with his military advisors on 7 April, President Thieu/decreed that An Loc would be held "at all costs" and allocated additional units to be used in its defense. The corps organization was reinforced with the 21st ARVN Division from the Delta and the 1st Airborne Brigade; these units were marshalled near Lai Khe but were not initially committed into the fight. The 5th ARVN Division hastily assembled its forces to include the attached 3d Ranger Group and a division forward command post (CP) in An LOC. By the afternoon of 12 April, nine infantry battalions, regular infantrymen from two divisions, Rangers, and Territorial Forces, in various states of readiness were prepared to carry out the President’s dictum (8).
http://www.anloc.org/howard_report_pg_03.htm


Cảnh cáo IP xúc phạm người khác! Nếu IP là Yonai như viết ở trên thì mời Yonai ký vào, để tôi chuyển cảnh cáo này vào trang thảo luận của Yonai. Nếu không phải thì đề nghị đăng nhập và chấm dứt mạo danh người khác. Ngoài ra, xét về uy tín của nguồn thì cái link bơ vơ ở Internet kia không so được với hồi ký đã xuất bản của một ông tướng. Không có gì phải bàn tiếp về đoạn tiếng Anh trên.Tmct 11:08, ngày 8 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi xóa bỏ đoạn: "Vậy là ... làm Mod của wiki đâu" vì đó là sự vi phạm nghiêm trọng tiêu chí WIKI. Ngoài ra đề nghị viết lại toàn bộ trang này vì tư liệu thiếu chính xác, số liệu đã cũ và không được kiểm chứng. Minh Tâm-T41-BCA (thảo luận) 08:43, ngày 30 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trong thảo luận này có nhiều câu đện từ một IP vô danh và ký thêm bên cạnh là Yonai, yêu cầu Thành viên:Yonai nói rõ điều này. Mekong Bluesman 14:25, ngày 8 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hay là các bạn cứ móc hết các điểm có vấn đề ra và yêu cầu TG giải thix thay vì cãi nhauMì gói 02:25, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

"...và yêu cầu TG '", Mì gói có thể cho tôi biêt TG là viết tắt của gì không? Mekong Bluesman 17:32, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Số liệu khập khiễng sửa

Minh Tâm-T41-BCA

Tôi thấy số liệu tác giả dẫn ở các bảng thống kê chênh nhau đến mức không thể tin được. Cụ thể: Thống kê tổng hợp đầu trang dẫn: Lực lượng của VNDCCH và Quân giải phóng có từ 35.000 đến 40.000 quân; chết 10.000, bị thương 15.000. Vị chi là khoảng 25.000 chết và bị thương.Tổng kết ở phần kết quả chiến trận lại thấy: Phía VNDCCH có tổng số chết và bị thương lên tới 35.470 người (F5 9.230 + F7 8.600 + F9 10.680 + ĐV69 3.830 + ĐVkhác 3.130 = 35.470 người). Thống kê sau vượt hơn thống kê trước đến 10.470 người. Ai tin được điều này ??? Nếu xét theo quân số ước tính thấp (35.000 người) của phía VNDCCH và Quân giải phóng tham gia trận này thì họ chết hết. Thậm chí chết thêm 470 người nữa không biết từ đâu đến!!! Nếu xét theo quân số ước tính thấp thì họ chỉ còn lại 4530 người, chỉ bằng 2 trung đoàn tăng cường. Việc để số liệu vênh váo như thế thể hiện tính không khoa học, thiếu tỷ mỷ.

Đối với QLVNCH thì việc thổi phồng số liệu thiệt hại của đối phương gần như ở mức một bệnh dịch: Theo tài liệu của Bộ Tổng tham mưu QLVNCH mà QGP thu giữ ngày 30/4/1975 thì ở trận Phước Long (tháng 1/1975), đối phương (tức QGP) chỉ bị chết 1.085 người nhưng tại họp báo ngày 21/1/1975 tại Sài Gòn, phát ngôn viên của BTTM QLVNCH cho biết con số này là 15.000 người, còn đông hơn cả quân số của QGP tham gia (chỉ có 2 E, tăng cường pháo, tăng, đặc công). Đối chiếu tài liệu ở BTTM QLVNCH với các cuộc họp báo, tuyên bố của các tướng lĩnh VNCH, tài liệu của Đài "Gươm thiêng ái quốc"... đều thấy vênh nhau từ 12%-30%, thậm chí 40% như Lam Sơn 719... So sánh với tài liệu cùng loại của CIA tại Sài Gòn và Đặc ủy TW tình báo Phủ tổng thống VNCH thấy các tài liệu báo cáo của QLVNCH đều hạ thấp thiệt hại của QLVNCH và thổi phồng thiệt hại của QDDNDVN. Nếu số liệu không xác thực, không dẫn nguồn thì đừng đưa vào. Còn nếu số liệu mà hai bên tham chiến công bố khác nhau thì hãy dẫn cả hay bên: "Theo QLVNCH thì....". " Theo QDDNDVN thì...", như thế có phái khách quan hơn không.

Minh Tâm-T41-BCA(thảo luận) 06:07, ngày 29 tháng 4 năm 2009 (UTC) Minh Tâm-T41-BCA (thảo luận) 06:15, ngày 29 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tổng cục 2? sửa

"Nếu không phải thì đề nghị đăng nhập và chấm dứt mạo danh người khác. Ngoài ra, xét về uy tín của nguồn thì cái link bơ vơ ở Internet kia không so được với hồi ký đã xuất bản của một ông tướng.' Vâng, thế ra tài liệu từ phòng Quân sử CVNCH là "xạo", chỉ có các đồng chí "Cách mạng" là anh dũng vô song, là ko bao giờ biết nói xạo đâu nhỉ? http://www.qdnd.vn/qdnd/sukiennhanchung.nhanvatbanyeuthich.16926.qdnd http://vndefence.info/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=128

'"Không có gì phải bàn tiếp về đoạn tiếng Anh trên." Thế ra tcmt chỉ thix những tài liệu tiếng Anh viết có lợi cho Cs, ko có lợi thì đều là xạo cả? Trong đầu tcmt đã có sẵn "Tư tưởng" thiên lệch hẳn như vậy mà cũng được nhận làm Mod của wiki sao nhỉ? Nghe đâu Tổng cục II CSVN đang cài người để kiểm soát các trang mạng, giờ mới biết đó là "đồng chí" tcmt!

Yonai 03:58, ngày 10 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đây là cảnh cáo lần 2 cho Yonai về hành vi vu khống trên. Nguyễn Thanh Quang 04:02, ngày 10 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Thành viên:Yonai đã bị cảnh cáo nhiều lần, đã bị cấm ít nhất 1 lần, đã làm sửa đổi tại các bài nhạy cảm mà không thảo luận trước và tham gia vào các bút chiến "sửa-đi-sửa-lại", đã truyền lên Wikipedia nhiều hình được nhắc về bản quyền... Tuy rằng Yonai đã làm việc tại đây một thời gian lâu nhưng Yonai vẫn chưa đưa ra các dấu hiệu là Yonai hiểu cách làm việc tại Wikipedia. Do đó, tôi đề nghị cấm Yonai một khoảng thời gian để dùng thời gian đó đọc các quy luật của Wikipedia. Mekong Bluesman 16:41, ngày 10 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Yonai viết "Nghe đâu Tổng cục II CSVN đang cài người để kiểm soát các trang mạng, giờ mới biết đó là "đồng chí" tcmt! bao gồm 2 ý.

  • Ý thứ nhất là "nghe đâu" tức chỉ đoán định và rất khó biết việc của cơ quan an ninh, việc an ninh mà cũng có nguồn dẫn chứng thì quá lạ.
  • Ý thứ hai "giờ mới biết đó là "đồng chí" tcmt!" bạn nên thêm vào chữ "tôi Yonai" vì đó cũng chỉ là suy đoán dựa trên cung cách làm việc của Tmct, bạn nói lung tung cho cả bàn dân thiên hạ biết suy đoáncủa mình một cách không dè dặt sẽ gặp hai bất lợi cho bạn.
    • Bất lợi thứ nhất: Nếu Tmct khẳng định là Tmct không là nhân viên an ninh mạng của Tổng cục 2 thì nhiều thành viên khác sẽ hỏi bạn chứng cứ đâu, và quy kết cho bạn tội vu khống (như Nguyễn Thanh Quang đã cảnh cáo, theo tôi nó hơi sớm vì Tmct chưa phủ nhận, mà nếu Tmct là một nhân viên an ninh thì cũng tốt, có gì đâu mà dùng từ "vu khống". Làm nhân viên an ninh lo cho sự an toàn của quốc gia là kẻ xấu, ai nói tôi là một nhân viên an ninh thì tôi cho kẻ đó là vu khống?).
    • Bất lợi thứ hai: vì sao từ cách thức làm việc, đóng góp cho wiki cũng như quan điểm chính trị cá nhân mà bạn cho rằng đó là cung cách và tư tưởng quan điểm mà một nhân viên an ninh cần có và chỉ họ mới có? Tmct hoàn toàn có thể có các quan điểm như Tmct muốn có, nếu nó giống với quan điểm của một nhân viên an ninh thì đã sao? Mà nói cho cùng tất cả nhân viên an ninh mạng, nếu có, thì bọn họ đều có cùng quan điểm, lập trường, trình độ, cách thức làm việc như nhau? Đâu là tiêu chí để nói rằng đó là một nhân viên an ninh khi họ không mang súng và còng trong bụng? Nếu tất cả nhân viên an ninh cùng giỏi như Tmct thì, ơn trời, tốt quá. Cầu mong cho tất cả công an, an ninh đều có trình độ văn hoá, tiếng Anh, vi tính, nhất là khả năng kiềm chế bản thân như Tmct. Sẽ không có chuyện Cảnh sát xáng bạt tai vào mặt bạn thân (!?), để nhắc bạn đừng lái xe gắn máy mà không đội nón bảo hiểm, sẽ không có Cảnh sát múa kiếm, không có Huỳnh Thị Ngọc Trâm, An ninh bịt miệng và nhiều nhiều trò lạ khác.

Công bằng bên ngoài tôi nhận xét về câu nhận xét của Yonai, dù chưa đọc xem toàn bộ sự việc là thế nào, như sau (ý kiến cá nhân, không phải bàn đúng sai):

  • Bạn đánh giá nhân viên an ninh của Việt Nam quá sức cao, bọn họ không thể giỏi đến mức đó. Một vài thành viên, một nhóm an ninh có thể giỏi hơn cả Tmct, nhưng nhóm đó sẽ lo chuyện khác. Chưa đủ người giỏi như Tmct để cơ quan an ninh cài để vào Wiki lo cãi nhì nhằng đâu bạn ơi. Bạn đánh giá khả năng đào tạo người tài của cơ quan an ninh và bộ giáo dục của Việt Nam cao quá.
  • Bạn đánh giá Tmct thấp quá, Tmct đi làm cho nước ngoài lương cả 1000USD tháng là thường, việc gì ngồi cả ngày lên wiki binh vực cho cơ quan an ninh với mức lương chưa tới 2-3 triệu?

Song cũng phải chờ Tmct đính chính, biết đâu đó.

Nghilevuong 05:04, ngày 10 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Một lần nữa đề nghị Nghilevuong chấm dứt các kiểu thảo luận ngoài đề. Nguyễn Thanh Quang 06:08, ngày 10 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

@Nghilevuong: Đừng chờ tôi đính chính hay khẳng định. Tôi không có cả trách nhiệm lẫn ý định công bố thông tin cá nhân. Tôi cũng không có ý muốn tham gia thảo luận ngoài lề, từ lâu tôi đã coi việc để ý đến thảo luận của Yonai là một trong những việc phí phạm thời gian nhất. Tmct 19:53, ngày 10 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Lúc trước tôi cũng có thấy nghi tcmt nhưng chưa rõ lắm, các bài sửa của tcmt thường hay co`1 xu hướng cho phe Việt sản hưởng lợi. Tôi chưa từng thấy tcmt ủng hộ phe Việt hoà lần nào cả.
Nhược điểm của wiki là 1 người có thể tạo rất nhiều nick nên nếu họ tạo 1 chục nick rồi tự bầu cho mình làm Quản lý thì có ma nó mới biết được (dzỡn chút thôi!). Tuy nhiên tôi nghĩ tcmt nên cung cấp cho mọi người rõ lý lịch của bạn thì tốt hơn, như vậy sẽ không nghi kị nhau nữa!
Tuy nhiên nếu là 1 nhân viên an ninh của Nhà nước thì quả là không đủ độ trung lập và tin cậy để làm quản lý vì họ bị "nhồi sọ" ghê lắm, tớ nói thật đấy! Mì gói 11:53, ngày 11 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nếu quan tâm, mời Mì gói tham khảo Điều lệ bãi miễn quản lý, và khi cần thì dùng Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm quản lý. Tmct 11:05, ngày 13 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tàu Ô sửa

Cảm ơn Panzerschreck đã đưa bản đồ vào bài. Ai biết Tàu Ô ở chỗ nào làm ơn chỉ giúp trên bản đồ. Cảm ơn. Tmct 15:48, ngày 24 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chốt chặn Tàu Ô, nằm ở Xóm Ruộng, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành. Lê Thy (thảo luận) 06:10, ngày 29 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hình sửa

Tôi đề nghị bỏ tấm hình Hình:024.png ra khỏi bài, vì nó quá mờ, khó nhìn ra hình gì, và cũng không có gì đặc biệt để nói hình này xuất phát từ Trận chiến. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 13:01, ngày 14 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Minh Tâm-T41-BCA

Tôi thấy chú thích tấm hình Hình:043.png "Binh sĩ VNCH nhảy dù xuống An Lộc" cũng không đúng với nội dung của nó. Đây có thể là lính dù nhưng trong ảnh, họ không nhảy dù mà nhảy thẳng từ máy bay trực thăng UH-1 (HU-1A) bay treo ở tầm thấp. Nên thay từ "nhày dù" bằng từ "đổ bộ" thì thích hợp hơn. Minh Tâm-T41-BCA (thảo luận) 04:18, ngày 29 tháng 4 năm 2009 (UTC)Minh Tâm-T41-BCA (thảo luận) 06:15, ngày 29 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quân số các bên sửa

Tôi tìm được một số thông tin:

  • Cho đến tận năm 1974, quân Cộng sản về mặt danh nghĩa vẫn chưa điều động binh lực trực tiếp quân miền Bắc và vẫn thông qua Bộ tư lệnh Miền. Vì vậy, toàn bộ lực lượng đều chịu sự điều động của Bộ tư lệnh Quân giải phóng. Chưa kể phiên chế chính là các sư 5, 7, 9 đều là Quân giải phóng (dưới đây gọi tắt là quân B2).
  • Binh lực của quân Cộng sản tham chiến trận An Lộc thực tế chỉ bao gồm 2 sư đoàn của B2 gồm sư 5 (sư trưởng Bùi Thanh Vân) đánh Lộc Ninh và 9 (Sư trưởng Nguyễn Thới Bưng) đánh An Lộc. Các lực lượng cấp sư khác là Sư 7 và Đoàn Bình Long hay C30B (tương đương cấp sư) đều ở vòng ngoài, không tham chiến trực tiếp mà thực hiện nhiệm vụ của Chiến dịch Nguyễn Huệ.

- Tôi không đồng quan điểm là Sư đoàn 7 không tham chiến trực tiếp. Chiến trường An Lộc bao gồm thị xã An Lộc và quốc lộ 13, và phần trách nhiệm của Sư đoàn 7 là quốc lộ 13. Sau cùng là trong nhữmg đợt tấn công trung tuần tháng 5, 1 phần của sư đoàn 7 cùng được rút đi để bổ sung yểm trợ cho các trung đoàn tấn công vào thị xà An Lộc. Mục tiêu của chiến dịch Nguyễn Huệ là dứt điểm Lộc Ninh, An Lộc, theo QL 13 uy hiếp Bình Dương, Saigon. Vậy bảo là sư đoàn 7 không trực tiếp tham chiến là ko đúng Vuhcong (thảo luận) 07:06, ngày 3 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

  • Các đơn vị kỹ thuật bao gồm 2 trung đoàn pháo binh 28 và 42, 4 tiểu đoàn pháo phòng không (nguồn Bách khoa Quân sự 2004). Riêng lực lượng tăng thiếp giáp gồm 1 tiểu đoàn tăng 20. Về sau tăng cường thêm Tiểu đoàn tăng thiếp giáp 21 mãi đến 11 tháng 5 mới tham chiến đánh An Lộc. Tổng số xe tăng tham chiến từ ngày 13 đến 20 tháng 4 là 25 xe của D20. Từ ngày 11 đến 15 tháng 5, có 25 xe tăng tham chiến gồm của cả D20 và D21 mới vào. Số lượng tổn thất tại An Lộc là 29 xe (ngày 13 tháng 4, cháy 7 xe, ngày 14 tháng 4 cháy 5 xe, ngày 18 tháng 4 cháy 2 xe, từ 11 đến 15 tháng 5 cháy thêm 15 xe). (Nguồn Lịch sử bộ đội Tăng-Thiết giáp Quân Giải phóng miền Nam và Quân khu 7).

Bring Vietnam to the world (thảo luận) 04:34, ngày 31 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Toàn bộ bài viết và những hệ quả của nó sửa

Minh Tâm-T41-BCA

Nếu người viết chỉ lấy thông tin từ một phía thì sự không khách quan là điều tất yếu sẽ xảy ra. Tôi đồng ý với những nghi vấn của TMCT và Nguyễn Thanh Quang vì tài liệu, nhận định dẫn ra không được người viết đối chiếu, kiểm chứng. Người ta không thể gò ép lịch sử vào cái khuôn ý chí cá nhân của mình. Bài viết Trận An Lộc rõ ràng có thái độ thiên lệch. Nhưng tôi nghĩ không phải băn khoăn bởi hầu hết tư liệu đều do người viết lấy từ hồi ký (hoặc ký sự) của những nhân vật đã từng làm việc trong QLVNCH hay CQSG trước năm 1975; ví dụ như Vương Hồng Anh, Phan Nhật Nam... Vấn đề là người đọc tự rút ra kết luận cho mình, đâu cần "nhồi sọ".

Trong chiến tranh hiện đại, một trận thắng hoặc thua trên chiến trường trong toàn bộ chiến dịch chưa thể quyết định bên nào thắng, bên nào thua. Cái quyết định là mỗi bên giành được bao nhiêu phần trăm tổng mục tiêu của mình, đạt được bao nhiều phần trăm mục đích của mình. Điều này rất khác với chiến tranh Napoleon, chiến tranh Trung cổ, trong đó, toàn bộ cuộc chiến chỉ diễn ra và được quyết định trong một trận đánh. Mặc dù rất bận nhưng tôi đang gắng sức hoàn thành bài "Chiến cục Xuân Hè 1972", hy vọng sẽ làm sáng tỏ nhiều điều mà chúng ta đang tranh luận.

Thân chào!

Minh Tâm-T41-BCA (thảo luận) 11:24, ngày 27 tháng 4 năm 2009 (UTC)Minh Tâm-T41-BCA (thảo luận) 06:15, ngày 29 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hơ. Cái bảng trong bài là quân số của QGP chứ đâu phải thiệt hại.Wiki tiếng ANh cũng có 1 bảng như vậySaruman89 (thảo luận) 06:05, ngày 30 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Kết quả sửa

Trận An Lộc nói kết quả là VNCH tuyên bố chiến thắng là chưa đầy đủ. VNCH tuyên bố chiến thắng nhưng không nối lại được đường 13, không giải tỏa hoàn toàn được An Lộc. Nếu nói đây là 1 chiến thắng thì cũng là 1 chiến thắng không hoàn toàn. Vũ Hoàng Sơn (Thảo luận) 13:09, ngày 15 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bài này nhiều nguồn đề cập như vậy mà lại đi treo biển tính xác thực--天下无敌 (thảo luận) 03:53, ngày 12 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 27 tháng 8 năm 2019 sửa

Trận An Lộc chỉ bao gồm cuộc tấn công thị trấn An Lộc cũng như các thông tin quân sự của QĐNDVN nhằm vào, và các hoạt động của QLVNCH phòng thủ trong thị trấn. Cac hoạt động quân sự bên ngoài kể cả việc giải vây đều không thuộc trận này.

Thế nên quân số tấn công cũng không hùng hậu như chiến dịch Nguyễn Huệ. Bên tấn công quân số dao động 10000-15000 và bên phòng thủ cũng từ 7000-10000 mà thôi.

Và tổn thất của bên phòng thủ vào khoảng 1/2 quân số. Tổn thất của bên tấn công theo chính họ thừa nhận là mất 7000 quân tại An Lộc, cũng khá hợp lý. TuiuVN (thảo luận) 07:57, ngày 27 tháng 8 năm 2019 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 4 tháng 10 năm 2019 sửa

Nhờ bảo quản viên thay liên kết hỏng Bình Long (thị xã) thành Bình Long giúp tôi Cn5900 (thảo luận) 05:35, ngày 4 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Tôi thấy cần đưa tổng quân số lên trên đầu bài sửa

Tổng quân số của QGPMN đưa xuống mục Kết Quả làm gì ? Đáng lẽ nó phải ở phần đầu bài viết chứ ?

Quay lại trang “Trận An Lộc”.