Thảo luận:Viện Viễn Đông Bác cổ

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Viethavvh trong đề tài Tổ chức tiền thân

"Pháp quốc Viễn Đông học viện" sửa

Chưa thấy tài liệu tiếng Việt nào dùng tên này. Nguyễn Hữu Dng 10:59, 17 tháng 9 2006 (UTC)

Dương Quảng Hàm dùng tên đó. Haonhien 11:27, 17 tháng 9 2006 (UTC)

Chữ "cổ" trong tên trường viết hoa hay không viết hoa thì chính xác hơn ? "Bác cổ" có phải là "Pháp quốc" không nhỉ ? Casablanca1911 06:15, 9 tháng 10 2006 (UTC)

Casa xem giải nghĩa Bác cổ. Lưu Ly (thảo luận) 08:36, ngày 24 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đó là do Dụng không ham đọc sách Lịch sử, Văn hóa hay Khảo cổ nên không rõ, chứ nếu đọc các tài liệu đó thì sẽ thấy Viễn Đông bác cổ thực sự là 1 cái tên rất nổi tiếng.Và cái source BEFEO ( viết tắt cái tên tờ tạp chí Bulletin de l'École Française d'Extrême-Orient hay "Tập san trường Viễn Đông Bác Cổ" ) được trích dẫn rất nhiều bởi các học giả Việt Nam nhiều thế hệ, không chỉ thuộc thế hệ sau như Trần Quốc Vượng...mà ngay từ thế hệ của các cụ Đào Duy Anh ( có lẽ cụ Đào Duy Anh chỉ kém G.Còedes chừng dăm bảy tuổi gì đó, nhưng cụ Anh trích dẫn Còedes và xài source BEFEO rất nhiều)."Viễn Đông bác cổ", "EFEO" hay "BEFEO" là những cái tên rất quen thuộc , nhất là khi tìm tài liệu để nghiên cứu về Chăm-pa, khảo cổ sơ kì ở Bắc Việt....
Thân,
--redflowers (thảo luận) 08:21, ngày 24 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Sao lại mở đầu bằng một câu phủ định thế?--195.83.178.100 (thảo luận) 08:24, ngày 24 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hì, đúng là bạn nói chuẩn đấy. Nhộn thật. Bạn thử sửa lại xem nào.
--redflowers (thảo luận) 04:24, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Dụng đang thắc mắc về từ "Pháp quốc Viễn Đông học viện" cơ mà. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 04:35, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thỉnh cầu sửa

Phần thành tựu, nghiên cứu khoa học của EFEO vẫn chưa đầy đủ. Trên mạng tôi không tìm được thêm thông tin. Vậy ai có tài liệu xin hoàn thiện giúp. Cám ơn nhiều!--Paris (thảo luận) 17:26, ngày 22 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bản đồ sửa

Hình bản đồ trong infobox có nghĩa gì? Đây là một phần của logo của trường này? NHD (thảo luận) 16:30, ngày 23 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bản đồ đó là các nước mà EFEO nghiên cứu. Hiện tôi đang nhờ người chụp trụ sở của viện, nhưng có lẽ phải đợi lâu. Nếu thành viên nào khác ở Paris tới chụp giúp thì xin cám ơn nhiều!--Paris (thảo luận) 17:47, ngày 23 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Vậy thì nên ghi chú thích cho hình, đúng là dễ gây thắc mắc. Tân (trả lời) 19:15, ngày 23 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Có lẽ tạm thời bỏ vậy. Rất tiếc là không tìm được hình nào thời kỳ viện này ở Việt Nam.--Paris (thảo luận) 19:24, ngày 23 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Có cái hình ở đây, nhưng tí hin. Tân (trả lời) 19:35, ngày 23 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Hình đó cho vào infobox thì không sợ nhỏ đâu. Copy về sẽ lớn hơn hiển thị tại trang. Nhưng mà công trình này hoàn thành năm 1933. Vậy hình đó chưa quá cũ. Không rõ bản quyền thế nào. Khi viết bài này tôi còn tìm thấy thông tin:
Theo luật của Pháp, các hình ảnh tư liệu của Viện Viễn đông Bác cổ được sử dụng tự do và không mất tiền đối với sinh viên và các nhà nghiên cứu, chỉ yêu cầu ghi lại dòng chữ "Kho ảnh Viện Viễn đông Bác cổ" dưới các tấm ảnh. Với việc khai thác mang tính thương mại thì phải được áp dụng theo biểu giá của Hội đồng Bảo tàng quốc gia.
Không rõ với Wiki thì sao?--Paris (thảo luận) 19:44, ngày 23 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ vẫn chưa đủ tự do cho Wikipedia. Hình tự do phải cho phép sự dụng với bất cứ mục đích nào. NHD (thảo luận) 23:03, ngày 6 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Địa chỉ sửa

Địa chỉ cụ thể của Viện năm 1900 hay 1902 là ở đâu? "EFEO xây dựng ở Hà Nội một thư viện và bảo tàng, về sau trở thành Bảo tàng Lịch sử Việt Nam" có phải nghĩa là địa chỉ ở chỗ Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam bây giờ không? Hình tại EFEO là hình năm 1933, có nghĩa là trụ sở đầu tiên? Newone 06:19, ngày 7 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trên trang web của viện, tôi không thấy chỗ nào ghi chính xác địa chỉ cũ. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cũng chỉ thấy nói là bảo tàng Louis Finot trước kia, không rõ trụ sở viện có nằm ở đó luôn không. Vì vậy tôi sửa lại. Nếu Vinhtantran thấy tài liệu nào ghi rõ thì đưa lại thông tin đó vào bài.
Một thành viên khác sửa chữ thực địa thành thuộc địa. Điều này không đúng vì ở đây không liên quan đến chính trị. Chữ thực địa chỉ châu Á, nghiên cứu về châu Á ngay tại châu Á.--Paris (thảo luận) 19:09, ngày 8 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thực địa trong Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê, 1998, trang 940: địa bàn, đất đai trên thực tế, phân biệt với sự phản ánh trên giấy tờ, bản vẽ (ví dụ: khảo sát thực địa).

Trong [1] có nói tòa nhà BTLSVN hiện nay, vốn là Viện Viễn Đông Bác Cổ cũ, và ở đây [2] nói chuyển về Viện Viễn Đông Bác Cổ nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Việt Hà (thảo luận) 19:17, ngày 8 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trong intro nói Viện thành lập năm 1900, nhưng ở dưới cho biết 1902 mới có Viện ở Hà Nội. Tôi tra mạng ra thấy giai đoạn 1900-1901 Viện ở Sài Gòn, [3], [4], sau 2 năm mới chuyển ra Hà Nội (1902).Việt Hà (thảo luận) 19:30, ngày 8 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tổ chức tiền thân sửa

Ngoài vấn đề về địa chỉ (đã nói ở trên) trong bài chưa nói về tổ chức tiền thân của Viện. Trong [5] có nói năm 1898 làm mốc ra đời của ngành khảo cổ học Việt Nam với sự thành lập Ủy ban Khảo cổ học Đông Dương, sau đổi thành Viện Viễn đông bác cổ vào năm 1900. Tôi định đưa vào bài nhưng chờ kiểm chứng thêm. Việt Hà (thảo luận) 19:41, ngày 8 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Câu này đã có trong bài. Bạn đọc phần Nghiên cứu khoa học. Trên trang web của viện thông tin cũng không rõ ràng, đọc qua còn thấy mâu thuẫn. Tôi đã phải sửa lại một vài chỗ (như chi nhánh ở Ấn Độ), nhưng có thể vẫn sót.--Paris (thảo luận) 19:45, ngày 8 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nháp tạm intro (đã sửa): Viện Viễn Đông Bác cổ (tiếng Pháp: École française d'Extrême-Orient, viết tắt EFEO) là một trung tâm nghiên cứu của Pháp về Đông phương học, chủ yếu trên thực địa. Tiền thân là Ủy ban Khảo cổ học Đông Dương năm 1898 và chính thức thành lập với tên gọi Viện Viễn Đông Bác cổ ngày 20 tháng 1 năm 1900, Viện có các nhiệm vụ nghiên cứu, khảo cổ trên toàn bán đảo Đông Dương. Trụ sở đầu tiên của Viện Viễn Đông Bác Cổ ở Sài Gòn, Việt Nam trong ngày đầu thành lập năm 1900, tới năm 1902 Viện dời ra Hà Nội và do chiến tranh, năm 1957, Viện phải rời Hà Nội tới Campuchia, sau đó lại rời Phnom Penh về Paris năm 1975. Hiện nay, Viện Viễn Đông Bác cổ thuộc Bộ Giáo dục đại học và Nghiên cứu Pháp, có 17 trung tâm nghiên cứu tại 12 quốc gia châu Á.

Việt Hà (thảo luận) 19:48, ngày 8 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Sửa đổi Việt Hà chỉ làm rõ ý hơn, không nhất thiết phải đợi các ý kiến khác. Bạn cứ thêm vào bài. Khi đề cử tôi đã mong mọi người tiếp tục bổ sung. Tôi chỉ viết bằng các tài liệu online nên bài chưa thực sự tốt.--Paris (thảo luận) 20:03, ngày 8 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ồ, tôi thì có đĩa CD về Viện và công trình khoa học của Viện, tiếc thay toàn bằng tiếng Pháp mà tôi thì không đọc được mới buồn chứ! :D. Việt Hà (thảo luận) 20:11, ngày 8 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Viện Viễn Đông Bác cổ”.