Thales

nhà triết học, toán học người Hy lạp (624 TCN – 546 TCN)
(Đổi hướng từ Thalès)

Thalès de Milet hay theo phiên âm tiếng Việt là Ta-lét (tiếng Hy Lạp: Θαλῆς ὁ Μιλήσιος; khoảng 624 TCN – khoảng 546 TCN), là một triết gia, một nhà toán học người Hy Lạp sống trước Socrates, người đứng đầu trong bảy nhà hiền triết của Hy Lạp. Ông cũng được xem là một nhà triết gia đầu tiên trong nền triết học Hy Lạp cổ đại, là "cha đẻ của khoa học". Tên của ông được dùng để đặt cho một định lý toán học do ông phát hiện ra.

Thales thành Miletos (Θαλής ο Μιλήσιος)
Thời kỳTrước thời Socrates
VùngTriết gia phương Tây
Trường pháiTriết lý Ionian, Trường phái Milesian, Chủ nghĩa tự nhiên
Đối tượng chính
Đạo đức, Siêu hình, Toán học, Thiên văn học
Tư tưởng nổi bật
Water is the arche, Định lý Thales

Thales còn là thầy của Pythagoras, tác giả của định lý Pythagoras nổi tiếng.[1]

Đời sống sửa

Thales sống trong khoảng thời gian từ năm 635 TCN– 578 TCN, ông sinh ra ở thành phố Miletos, một thành phố cổ trên bờ biển gần cửa sông Maeander (của Thổ Nhĩ Kỳ).

Tuổi thọ của ông không được biết một cách chính xác. Có hai nguồn: một nguồn cho là ông sống khoảng 90 tuổi, còn một nguồn khác cho là ông sống khoảng 80 tuổi.

Các học thuyết sửa

Trước Thales, người Hy Lạp giải thích nguồn gốc tự nhiên của thế giới, vạn vật qua các câu truyện thần thoại của chúa trời, của các vị thần và các anh hùng. Các hiện tượng như sấm, sét hay động đất được cho là do các vị thần trong tự nhiên.

Triết học sửa

Tổng quan sửa

Thales là nhà triết học đầu tiên. Ông đã thành lập trường phái Milet. Theo đánh giá của Aristotle, Thales là người sáng lập ra triết học duy vật sơ khai.[2]

Nước là khởi nguyên sửa

Nội dung sửa

Ông quan niệm toàn bộ thế giới của chúng ta được khởi nguồn từ nước. Nước là bản chất chung của tất cả mọi vật, mọi hiện tượng trong thế giới. Mọi cái trên thế gian đều khởi nguồn từ nước và khi bị phân hủy lại biến thành nước. Thales có nói như thế này:

Đối với Thales, thế giới này không gì khác hơn đó là những trạng thái khác nhau của nước. Bao bọc xung quanh chúng ta là các đại dương. Động đất chẳng qua chỉ là sự va chạm giữa Trái Đấtsóng biển trong bão.

Thales cũng cho rằng, Trái Đất cũng chỉ là các đĩa khổng lồ đang trôi nổi trên nước. Ông cũng đưa ra sự phân định cho nó, gồm 5 vùng:

Ý nghĩa và những nhận xét sửa

Với quan niệm nước là khởi nguyên của thế giới, của mọi sự vật, hiện tượng. Ông đã đưa yếu tố duy vật vào trong quan niệm triết học giải thích về thế giới. Thế giới được hình thành từ một dạng vật chất cụ thể là nước chứ không phải do chúa trời hay các vị thần.

Xét về mặt bản thể luận, quan niệm của Thales mặc dù còn mộc mạc thô sơ nhưng đã hàm chứa những yếu tố của biện chứng tự phát. Nước đã trở thành một khái niệm triết học, là cái quy định sử chuyển biến từ dạng vật chất này sang dạng vật chất khác, là cái tạo nên sự thống nhất của thế giới, là cái gắn kết cái đơn và cái đa, là sự chứa đựng tiềm tàng giữa cái bản chấthiện tượng.[3]

Tuy nhiên, nước trong quan niệm của nhà triết học này vẫn còn mang tính thần thoại. Anaximenes cho rằng ở Thales có sự nhầm lẫn giữa bản chấtđiều kiện. Theo ông, nước là điều kiện chứ không phải là bản chất của vạn vật như Thales vẫn nghĩ. Thêm vào đó, khi sử dụng khái niệm nước để chỉ nguồn gốc của thế giới, Thales lại không giải thích được những hiện tượng vật lý như từ tính của nam châm hay những hiện tượng khác.[4]

Alexander Ivanovich Herzen đã nhận xét như sau về nước trong triết học của Thales:

[5]

Quan niệm đồng nhất sửa

Thales đã cho rằng chết không khác gì sống. Đây là một cuộc đối thoại được ghi lại:

[6]

Hình học sửa

 
Định lý Thales:  
  • Định lý Thales: Nếu một đường thẳng song song với một cạnh của tam giác và cắt hai cạnh còn lại thì nó định ra trên hai cạnh đó các đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.[7]
    • Góc chắn nửa đường tròn thì bằng một góc vuông.
    • Đường kính chia đôi đường tròn thành hai phần bằng nhau.
    • Hai góc đáy của tam giác cân thì bằng nhau.
    • Hai tam giác nếu có hai cặp góc đối và cặp cạnh tương ứng bằng nhau thì bằng nhau (trường hợp góc - cạnh - góc).
    • Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.

Thiên văn học sửa

Thales là người đầu tiên nghiên cứu về thiên văn học, hiểu biết về hiện tượng nhật thực diễn ra do mặt trăng che khuất mặt trời. Ông cũng nghĩ ra phương pháp đo chiều cao của các kim tự tháp Ai Cập căn cứ vào bóng của chúng. Ông tính được 1 năm có 365 ngày, dự đoán chính xác hiện tượng nhật thực toàn phần sẽ xảy ra vào ngày 25 tháng 5 năm 585 TCN trên xứ Ionie vì vậy đã ngăn được cuộc chiến tương tàn giữa hai thành bang LydiensMedes.[2] Thales được coi là người đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu về sự sống ngoài Trái Đất.

Câu nói sửa

[2]

Tham khảo sửa

  1. ^ Sách giáo khoa Toán 7 - Tập 1 (ấn bản 9). Nhà xuất bản Giáo dục. 2012. tr. 105.
  2. ^ a b c Nguyễn Tiến Dũng (2015). Lịch sử triết học phương Tây. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. tr. 16.
  3. ^ Nguyễn Tiến Dũng (2015). Lịch sử triết học phương Tây. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. tr. 17.
  4. ^ Nguyễn Tiến Dũng (2015). Lịch sử triết học phương Tây. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. tr. 17-18.
  5. ^ Nguyễn Tiến Dũng (2015). Lịch sử triết học phương Tây. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. tr. 18.
  6. ^ Nguyễn Tiến Dũng (2015). Lịch sử triết học phương Tây. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. tr. 19.
  7. ^ Sách giáo khoa Toán 8 - Tập 2 (ấn bản 8). Nhà xuất bản Giáo dục. 2012. tr. 58.

Liên kết ngoài sửa

Tiếng Việt: