Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Điện động lực học lượng tử
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: BQ thất bại
Kết quả: BQ thất bại
- Giới thiệu:' Một đề tài quan trọng trong môn vật lý, là lý thuyết trường lượng tử tương đối tính của điện động lực học. Về cơ bản, nó miêu tả cách ánh sáng và vật chất tương tác với nhau và là lý thuyết đầu tiên kết hợp được các tính chất của cơ học lượng tử và thuyết tương đối hẹp.
- Ghi công: Bài được Earthandmoon (dịch giả của nhiều bài đề tài khoa học chất lượng cao) biên tập dịch thuật toàn bộ từ bản GA bên en. Sau khi quan sát danh sách BVT, tôi thấy chỉ mỗi một bài là về mảng vật lý, nên quyết định đem tiến cử bài này (mặc dù đây không phải mảng sở trường của tôi). Đồng thời tôi hi vọng rằng trong thời gian tới, những bạn chuyên ngành vật lý hoặc đam mê tìm hiểu về ngành này sẽ góp sức dịch thật nhiều bài chất lượng cao cho dự án.
- Người nhận xét: Jimmy Blues ♪ 06:10, ngày 29 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- Hướng dẫn nhận xét: Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" và ghi nhận xét bên cạnh nếu ủng hộ bài viết thành bài viết tốt
Hãy viết mã {{OK?}} ở mục "Phản đối" và ghi nhận xét bên cạnh nếu thấy bài viết vẫn còn vấn đề
Hãy viết mã {{YK}} và ghi nhận xét bên cạnh ở mục "Ý kiến" nếu muốn viết những bình luận/nhận xét khác.
- Hướng dẫn nhận xét: Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" và ghi nhận xét bên cạnh nếu ủng hộ bài viết thành bài viết tốt
Đồng ý
sửa# Đồng ý Mặc dù kiến thức toán và vật lý vô cùng hạn chế, nhưng với chủ đề ít người tham gia mà bài được viết tốt, có nhiều nguồn hàn lâm thì tôi vẫn để 1 phiếu ủng hộ. Tiếng vĩ cầm🎻 16:43, ngày 29 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- Gạch phiếu chờ bài được giải quyết vấn đề dưới. Tiếng vĩ cầm🎻 08:40, ngày 19 tháng 12 năm 2021 (UTC)
Phản đối
sửa- Chưa đồng ý Bài này được phong GA bên Wikipedia tiếng Anh từ năm 2010. Tiêu chuẩn thời bấy giờ cũng dễ dãi hơn so với bây giờ rất nhiều. Qua thời gian bài đã được mở rộng lên nhiều lần nhưng vô số đoạn trong đó lại không nguồn, rải rác hầu hết khắp bài (ví dụ mục Những bước cơ bản hoàn toàn không nguồn và đều do các nhà toán học hoạt động trên Wikipedia tự suy ra từ các công thức, định lý có sẵn ==> đã bị gắn fact bên Wikipedia tiếng Anh). Nên bổ sung nguồn cho những thông tin không nguồn rải rác khắp bài này hoặc dời ra khỏi bài. Có thể có những kiến thức hiển nhiên (ví dụ ta biết 2+2+2=6 và 2x3=6 là tương đương; hay từ đẳng thức Ptoleme có thể suy ra định lý Casey; từ định lý Pythagoras có thể suy ra định lý đảo của nó... Cái này là fact trong toán học tuy nhiên với những người không chuyên thì cần nguồn kiểm chứng. Ví dụ đối với người Việt thì Hồ Chí Minh là Cựu Chủ tịch nước VNDCCH, cái này nghiễm nhiên là fact, người Việt ai cũng biết, nhưng đối với những người sống ở một số nước không biết ông này, xa xôi hẻo lánh như Nam Sudan, Ethiopia... thì có thể phải dẫn nguồn. Wikipedia viết cho mọi ngôn ngữ, viết cho độc giả đại chúng vì thế nguồn mới là yếu tố tối quan trọng, đặc biệt là với một bài viết chất lượng như thế này. Mấy thông tin dạng này chắc tìm kiếm trong các tạp chí khoa học, những nghiên cứu đã xuất bản của tổ chức khoa học nào đó sẽ có. Lấy ví dụ một câu, "Đây là một trong những động cơ thúc đẩy việc nhúng QED vào một lý thuyết thống nhất lớn." ==> có thể tìm trong các bài báo khoa học, ấn phẩm liên quan đến lý thuyết thống nhất lớn hay những nghiên cứu về mô hình chuẩn của vật lý hạt, chắc chắn có đề cập. Nguyenhai314 (thảo luận) 09:49, ngày 1 tháng 12 năm 2021 (UTC)
- Nguyenhai314 Bạn có biết diễn đàn/địa chỉ nào có thể liên hệ tới các giáo sư/nhà giáo vật lý chuyên ngành này không? Tôi rất muốn liên hệ với họ nhờ hỗ trợ. Jimmy Blues ♪ 06:31, ngày 2 tháng 12 năm 2021 (UTC)
- @Mintu Martin: Một số tạp chí khoa học chuyên ngành vật lý, cơ học lượng tử có thể có ích, ví dụ International Journal of Quantum Information, Quantum Electronics, Classical and Quantum Gravity... Cũng có thể tìm thêm thông tin trên các ấn phẩm xuất bản điện tử về vật lý học như IOPscience, Physics World hay Proceedings of the Physical Society. Về các nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực này ở Việt Nam, có thể đến liên hệ trực tiếp tại Viện Vật lý (địa chỉ số 10 đường Đào Tấn, TP. Hà Nội). Riêng trên Wikipedia cũng có một số thành viên am hiểu về vật lý học, cơ học lượng tử (Tttrung, Nguyentrongphu), toán học (Thuyhung2112, Q.Khải)... Bạn có thể liên hệ họ để nhờ giúp đỡ trong việc tìm nguồn bổ sung vào bài. – Nguyenhai314 (thảo luận) 15:02, ngày 3 tháng 12 năm 2021 (UTC)
- Nguyenhai314 Bạn có biết diễn đàn/địa chỉ nào có thể liên hệ tới các giáo sư/nhà giáo vật lý chuyên ngành này không? Tôi rất muốn liên hệ với họ nhờ hỗ trợ. Jimmy Blues ♪ 06:31, ngày 2 tháng 12 năm 2021 (UTC)
Ý kiến
sửa- Ý kiến Mintu Martin Ko biết lỗi chú thích coauthors= sửa sao nhỉ? - "Mạc ngôn thanh tu" (thảo luận) 06:47, ngày 29 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- Hoặc là sửa thành tham số tác giả thứ 2, hoặc chuyển sang editor – ༒ Nhac Ny ༒ Talk to me ♥ 06:52, ngày 29 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- Ý kiến Tập tin:Qed rules.jpg trong bài cần được dịch.Red delicious1 (thảo luận) 17:45, ngày 29 tháng 11 năm 2021 (UTC)
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!