2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Bài viết chọn lọc
tháng 2 năm 2019
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Cuộc hành quân Ten-Go

Cuộc hành quân Ten-Go (kyūjitai: 天號作戰, shinjitai: 天号作戦; rōmaji: Ten-gō Sakusen; phiên âm Hán-Việt: Thiên hiệu tác chiến ) là cuộc tổng phản công của Hải quân Đế quốc Nhật Bản nhằm vào lực lượng Đồng Minh tại Okinawa. Đây cũng là trận đụng độ không quân - hải quân cuối cùng giữa hải quân Nhật và Mỹ tại mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Một số tên gọi khác được sử dụng cho chiến dịch này là Chiến dịch Thiên Hiệu, Operation Heaven One (tiếng Anh) hay Ten-ichi-gō (tiếng Nhật), Hải chiến Bonomisakioki.

Tháng 4 năm 1945, Đệ nhị hạm đội thuộc Hạm đội Liên hợp Nhật Bản bao gồm thiết giáp hạm lớn nhất thế giới Yamato, cùng tuần dương hạm hạng nhẹ Yahagi và 8 khu trục hạm đã thực hiện một cuộc tổng phản công của hải quân Nhật ở Okinawa; nhưng nếu lưu ý kỹ càng hơn về văn hóa Nhật Bản và tình thế chiến tranh của Nhật lúc đó, có thể nhận thấy cuộc hành quân này chính là một hành động "Harakiri - tự sát để bảo toàn danh dự" của Hải quân Đế quốc Nhật Bản theo truyền thống võ sĩ đạo. Tuy nhiên, trước khi đến được Okinawa, chỉ trong 2 giờ, những máy bay Mỹ xuất phát từ các hàng không mẫu hạm đã đánh chìm Yamato, Yahagi cùng 4 khu trục hạm khác vào ngày 7 tháng 4 năm 1945. Cùng lúc đó, để phối hợp với cuộc hành quân này, người Nhật đã cho xuất phát nhiều Kamikaze từ phi trường cực nam Kyūshū tấn công hạm đội Mỹ tại Okinawa gây hư hại cho một số tàu chiến Mỹ. [ Đọc tiếp ]

Kinh Thi

Kinh Thi là một bộ tổng tập thơ ca vô danh của Trung Quốc, một trong năm bộ sách kinh điển của Nho giáo. Các bài thơ trong Kinh Thi được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, gồm 311 bài thơ. Kinh Thi chia làm ba bộ phận lớn là Phong, Nhã và Tụng. Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời. Từ lĩnh vực dân gian, âm nhạc được chuyển sang lĩnh vực thành văn rồi thành kinh tịch, Kinh Thi đã trải qua quá trình sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn công phu. Trong thời Chiến Quốc, Kinh Thi được coi là "sách giáo khoa" toàn xã hội, luôn được các học giả truyền tụng, học tập với phương châm "Không học Thi thì không biết nói" (bất học Thi, vi dĩ ngôn - Khổng Tử). Trong sự kiện đốt sách của nhà Tần, Kinh Thi bị mất mát rất nhiều, sau đó mới được sưu tầm và khôi phục qua công sức của nhiều học giả từ đời Hán trở đi. Trong số đó, bản Kinh Thi do hai thầy trò Mao Hanh, Mao Trường biên soạn là bản thông dụng nhất cho đến ngày nay. Cũng trong thời Hán, Kinh Thi trở thành một trong Ngũ kinh của Nho giáo.

Kinh Thi được ví như một bức tranh miêu tả toàn cảnh về xã hội đương thời, từ lịch sử, phong tục tập quán, tình trạng xã hội và chế độ chính trị của Trung Quốc thời Chu cho đến sông núi, cây cỏ, chim thú... Do đó, Kinh Thi được coi là nền tảng cho khuynh hướng hiện thực của văn học Trung Quốc. Kinh Thi là một kiệt tác văn học giàu tính sáng tạo cả về nội dung và hình thức. Khuynh hướng tư tưởng và phong cách nghệ thuật Kinh Thi đều ảnh hưởng sâu xa đến văn học đời sau. [ Đọc tiếp ]

Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979

Các vùng chiến sự chính trong Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979

Chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979 là cuộc chiến ngắn nhưng bạo liệt khi Trung Quốc đem quân đánh vào Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc bắt đầu vào ngày 17 tháng 2 năm 1979. Chiến tranh biên giới Việt – Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ “dạy cho Việt Nam một bài học” của Đặng Tiểu Bình, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới vẫn còn tiếp diễn thêm hơn mười năm. Tới năm 1991, Quan hệ ngoại giao Trung–Việt mới chính thức được bình thường hóa. [ Đọc tiếp ]

Hướng đạo

Hướng đạo là một phong trào thanh thiếu niên có phạm vi toàn cầu với mục đích được nêu rõ là trợ giúp giới trẻ trong việc phát triển tâm linh, tâm trí và sức khỏe để đóng những vai trò xây dựng trong xã hộicộng đồng. Hướng đạo bắt đầu vào năm 1907 khi Robert Baden-Powell tổ chức một cuộc cắm trại Hướng đạo đầu tiên tại đảo Brownsea ở Anh. Baden-Powell viết ra các nguyên tắc của Hướng đạo trong sách Hướng đạo cho nam, dựa vào các sách quân đội trước đây của ông. Trong nửa đầu thế kỷ 20, phong trào phát triển bao gồm ba lứa tuổi chính (Ấu, Thiếu, Tráng). Phong trào dùng Phương pháp Hướng đạo, một chương trình giáo dục không chính thức chú ý đặc biệt vào các hoạt động thực hành ngoài trời, bao gồm cắm trại, kỹ năng sống trong rừng, trò chơi dưới nước, đi bộ đường dài, du hành với trang bị sau lưng, và các trò thể thao. Gieo trồng tình yêu và sự hiểu rõ giá trị cuộc sống ngoài trời và các hoạt động ngoài trời là một yếu tố chính.

Một đặc điểm của phong trào dễ được nhận ra là đồng phục Hướng đạo với khăn quàngmũ vận động hay mũ đội đầu tương ứng. Huy hiệu đặc biệt trên đồng phục bao gồm hoa bách hợphình ba lá, cũng như các chuyên hiệu và những phù hiệu đẳng cấp khác. Năm 2007, Hướng đạo nam và nữ cộng lại có trên 38 triệu thành viên trong 216 quốc gia. Hai tổ chức Hướng đạo chính lớn nhất thế giới: một là Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới dành cho nam và các hội Hướng đạo có cả nam và nữ, hai là Hội Nữ Hướng đạo Thế giới dành cho nữ nhưng đôi khi cũng chấp nhận các hội Hướng đạo có nam và nữ. [ Đọc tiếp ]

Lỗ đen

Lỗ đen là một vùng trong không-thời giantrường hấp dẫn ngăn cản mọi thứ, bao gồm cả ánh sáng cũng không thể thoát ra. Thuyết tương đối rộng tiên đoán một lượng vật chất với khối lượng đủ lớn nằm trong phạm vi đủ nhỏ sẽ làm biến dạng không thời gian để trở thành lỗ đen. Xung quanh lỗ đen là một mặt xác định bởi phương trình toán học gọi là chân trời sự kiện, mà tại đó khi vật chất vượt qua nó sẽ không thể thoát ra ngoài lỗ đen được. Lỗ đen gọi là "đen" bởi vì nó hấp thụ mọi bức xạ và vật chất hút qua chân trời sự kiện, giống như một vật đen tuyệt đối trong nhiệt động lực học; nó cũng không phải là một loại "lỗ" hay "hố" nào mà là vùng không thời gian không để cho một thứ gì thoát ra. Lý thuyết trường lượng tử trong không thời gian cong tiên đoán tại chân trời sự kiện lỗ đen có phát ra bức xạ giống như vật đen có nhiệt độ nhất định phát ra bức xạ nhiệt. Nhiệt độ này tỉ lệ nghịch với khối lượng của lỗ đen, khiến cho rất khó quan sát được bức xạ này đối với các lỗ đen có khối lượng sao hay trung bình.

Trong thế kỷ 18, John Michell và Pierre-Simon Laplace từng xét đến vật thể có trường hấp dẫn mạnh mô tả bởi cơ học cổ điển khiến cho ánh sáng không thể thoát ra. Lý thuyết hiện đại đầu tiên về đặc điểm của lỗ đen nêu bởi Karl Schwarzschild năm 1916 khi ông tìm ra nghiệm chính xác đầu tiên cho phương trình trường Einstein, mặc dù ý nghĩa vật lý và cách giải thích về vùng không thời gian mà không thứ gì có thể thoát được do David Finkelstein nêu ra đầu tiên vào năm 1958. Trong một thời gian dài, các nhà vật lý coi nghiệm Schwarzschild là miêu tả toán học thuần túy. Cho đến thập niên 1960, những nghiên cứu lý thuyết mới chỉ ra rằng lỗ đen hình thành theo những tiên đoán chặt chẽ của thuyết tương đối tổng quát. Khi các nhà thiên văn phát hiện ra các sao neutron, pulsarCygnus X-1 - một lỗ đen trong hệ sao đôi, thì những tiên đoán về quá trình suy sụp hấp dẫn trở thành hiện thực, và khái niệm lỗ đen cùng với các thiên thể đặc chuyển thành lý thuyết miêu tả những thực thể đặc biệt này trong vũ trụ. [ Đọc tiếp ]