Wikipedia:Xem qua thay đổi

Trang này giải thích và cung cấp hướng dẫn dành cho quy trình xem qua thay đổi vốn là một phần của tính năng khóa trang ở mức "thay đổi đang chờ". Bài viết đang bị khóa thay đổi đang chờ có thể được "xem qua" hay "duyệt qua" bởi các bảo quản viên, điều phối viên hoặc những người dùng gọi là người duyệt bài được trao quyền xem qua các thay đổi đang chờ. Quy trình này nhằm mục đích là cách kiểm tra nhanh chóng để đảm bảo các sửa đổi không chứa nội dung phá hoại, vi phạm quy định về tiểu sử của nhân vật còn sống, vi phạm bản quyền hoặc các nội dung khác rõ ràng là không phù hợp. Trong một số ít trường hợp đặc biệt, quy trình này hoạt động như một bộ lọc sửa đổi ở những bài viết đang có bút chiến trong thời gian dài hoặc liên tục là mục tiêu của những tài khoản con rối, giúp độc giả chưa đăng nhập không vô tình xem phải những thay đổi liên tục do xung đột lợi ích của từng bên biên tập.

Hiện Wikipedia tiếng Việt có 16 bảo quản viên, 15 điều phối viên và 0 người duyệt bài.

Tổng quan sửa

Mục đích của xem qua thay đổi là để nắm bắt và lọc ra những phá hoại rõ ràng và những sửa đổi rõ ràng là không phù hợp ở các bài viết đang bị khóa thay đổi đang chờ, vốn là một hình thức đặc biệt của công cụ khóa trang nhưng ở mức mềm mỏng hơn vì cho phép mọi biên tập viên được đăng lên những sửa đổi cho bài viết, thay vì bị ngăn cản tuyệt đối cơ hội chỉnh sửa do hình thức bán khóa hoặc khóa hoàn toàn thông thường, được áp dụng theo các tiêu chí định rõ tại quy định khóa trang. Tùy thuộc vào cấp độ khóa thay đổi đang chờ đang áp dụng ở mỗi bài viết mà phạm vi của quy trình xem qua thay đổi sẽ được mở rộng hay thu hẹp hơn, ví dụ: khi khóa ở cấp độ 1, quy trình xem qua chỉ áp dụng lên những sửa đổi đến từ người dùng vô danh hoặc mới mở tài khoản (thay thế cho bán khóa thông thường); trong khi khóa ở cấp độ 2 sẽ ảnh hưởng lên cả những sửa đổi đến từ thành viên tự xác nhận và người duyệt bài thông thường (không đồng thời là điều phối viên và bảo quản viên, thay thế cho khóa hoàn toàn thông thường).

Người duyệt bài không chịu trách nhiệm cho tính đúng đắn của nội dung mà họ chấp nhận. Một người duyệt bài thông thường chỉ đảm bảo rằng những thay đổi trong bài viết nhìn chung là chấp nhận được để có thể xem bởi một độc giả bình thường. Người duyệt bài kiểm tra (những) thay đổi đang chờ trong một bài viết và sau đó đưa ra quyết định: hoặc chấp nhận nó, hoặc hồi sửa về phiên bản ổn định gần nhất, hoặc sửa lại nó rồi sau đó chấp nhận. Người duyệt bài không được mong đợi phải là một chuyên gia về chủ đề của bài viết và những quyết định của họ dù bằng bất kỳ cách nào cũng không phải là một sự đảm bảo rằng bài viết đó không còn lỗi nữa. Họ chỉ được mong đợi là sẽ chịu trách nhiệm cho lịch sử sửa đổi của trang, phân biệt được đâu là phá hoại và đâu là sửa đổi có ích, và quen thuộc với những chính sách cơ bản về nội dung. Người duyệt bài không đồng thời là điều phối viên hay bảo quản viên không thể can thiệp vào những bài viết bị khóa cấp độ 2 với nguyên nhân chính là bút chiến hoặc nghi vấn sử dụng tài khoản con rối, để tránh những cáo buộc không đáng có về kinh nghiệm và sự tín nhiệm của họ khi làm công việc như vậy, bởi họ là những tình nguyện viên tích cực được trao quyền không qua quy trình bầu cử và đồng thuận của cộng đồng (cùng mức độ tín nhiệm với người lùi sửa). Bảo quản viên có thể trao quyền duyệt bài cho những thành viên đã chứng minh mình đủ kinh nghiệm làm công việc này; và trong trường hợp đáng tiếc xảy ra lạm quyền hoặc để bảo vệ Wikipedia khỏi sai phạm có hệ thống, quyền này có thể bị một bảo quản viên bất kỳ thu hồi lại. Quyền này cũng có thể gỡ theo yêu cầu của chính người sở hữu nó, hoặc như một kết quả của sự đồng thuận sau một cuộc thảo luận ở quy mô cộng đồng.

Quy trình xem qua thay đổi sửa

Bài viết có những thay đổi đang chờ sẽ được đánh dấu tô đậm trong danh sách theo dõi, lịch sử trangtrang thay đổi gần đây. Ngoài ra còn có một trang đặc biệt là Đặc biệt:Trang chưa duyệt cũ, liệt kê tất cả bài viết hiện có thay đổi đang chờ còn tồn đọng. Nhấp vào nút (duyệt) tại 'Đặc biệt:Trang chưa duyệt cũ' hoặc nút [phiên bản đang chờ] trong danh sách theo dõi, lịch sử trang và trang thay đổi gần đây sẽ mở ra giao diện so sánh khác biệt sửa đổi giữa phiên bản có thay đổi đã chấp nhận gần đây nhất của trang (hay "phiên bản ổn định") và phiên bản có thay đổi đang chờ. Thông thường người duyệt bài sẽ có thể hoàn tất quy trình xem qua thay đổi chỉ bằng việc so sánh khác biệt, trong khi ở các trường hợp phức tạp hơn họ có thể sẽ phải kiểm tra lịch sử sửa đổi gần đây hoặc trực tiếp sửa lại bài viết.

Tiêu chí chung sửa

Theo tiêu chí chung, người duyệt bài không nên chấp nhận phiên bản mới nếu trong giao diện so sánh khác biệt sửa đổi họ nhìn thấy một hay nhiều yếu tố sau:

Thêm vào đó, người duyệt bài nên đặc biệt lưu tâm đên lý do khóa trang, và cố gắng phối hợp với lý do đó một cách linh hoạt. Quy định khóa trang dự trù khóa thay đổi đang chờ trong những tình huống rõ ràng, nên cần tránh tối đa những trường hợp có vấn đề cần diễn giải thêm. Ví dụ: nếu một bài viết bị khóa vì những sửa đổi sai phạm dai dẳng do tài khoản con rối thực hiện, và nếu cũng sửa đổi đó tiếp tục được đăng lên bởi những tài khoản khác mà dễ dàng nhận ra là đến từ cùng một người, người duyệt bài không nên chấp nhận những thay đổi này. Nói chung người duyệt bài không được khuyến khích tham gia vào các trường hợp nhiều rủi ro tranh chấp như vậy, nên họ cũng không được trao khả năng xem qua các thay đổi đang chờ ở những bài viết bị khóa cấp độ 2, mà nguyên nhân khóa chủ yếu là mức độ nghiêm trọng của bút chiến và phá hoại tinh vi bằng tài khoản con rối.

Khi tiến hành xem qua thay đổi, việc rất quan trọng cần làm là kiểm tra số lượng người dùng từng tham gia sửa đổi giữa hai phiên bản; thông tin này được cung cấp ở giữa trang ngay trước khi bắt đầu phần so sánh khác biệt, có dạng như sau: "(Không hiển thị X phiên bản của Y người dùng ở giữa)".

Cũng lưu ý rằng người duyệt bài hay bất kỳ nhóm người dùng khác có quyền này đều phải tuân thủ các quy tắc biên tập như bút chiếnsở hữu bài viết.

Xem qua thay đổi của một người dùng duy nhất sửa

Lưu ý kỹ thuật trong giao diện duyệt thay đổi: Nếu bạn hồi sửa (bằng nút "lùi lại"), những bình luận của bạn sẽ tự động được thêm vào cuối dòng thông điệp lùi sửa tiêu chuẩn trong khung tóm lược sửa đổi, và bạn sẽ được phần mềm yêu cầu xác nhận thực hiện tác vụ này. Nếu bạn chấp nhận sửa đổi (bằng nút "Chấp nhận phiên bản"), bình luận sẽ được ghi vào nhật trình duyệt.

Nếu tất cả sửa đổi do cùng một biên tập viên thực hiện, hãy kiểm tra xem chúng có phải là phá hoại rõ ràng hay không. Nếu sửa đổi gần đây nhất là phá hoại rõ ràng, tức là có cơ sở hợp lý để nhận định tất cả sửa đổi đều là phá hoại, và người duyệt bài có thể hồi sửa toàn bộ mà không cần bình luận thêm. Nếu đó không phải là phá hoại rõ ràng, hãy kiểm tra xem có bất kỳ yếu tố nào cản trở việc chấp nhận nó như được liệt kê ở trên hay không (phá rối lén lút, vi phạm TSNDS, v.v..). Nếu có yếu tố cản trở việc chấp nhận, hãy hồi sửa với một lời giải thích rõ ràng hoặc trực tiếp sửa lại trang để đảm bảo đã đủ tiêu chuẩn, chẳng hạn như bằng cách hồi sửa các trích đoạn vi phạm TSNDS, hoặc chỉnh sửa phần văn bản để loại bỏ các vấn đề bản quyền. Phiên bản sau khi hồi sửa sẽ được tự động chấp nhận, trong khi nếu người duyệt bài sửa lại bài viết và giải quyết tất cả yếu tố cản trở việc chấp nhận, họ có thể sẽ chấp nhận sửa đổi cũ sau đó.

Trong trường hợp không rõ ràng, hồi sửa không nên là phương án ưu tiên mà nên đặc biệt chú ý đến việc giữ thiện ý; người duyệt bài cần xem xét rõ ràng vấn đề theo trình tự đúng đắn hoặc xin tư vấn từ những biên tập viên khác. Ví dụ: nếu có người sửa lại thông tin mà không nêu lý do hay dẫn nguồn, có thể đó là một kiểu phá hoại lén lút, nhưng người duyệt bài không nên giả định ngay đó là phá hoại mà cần kiểm tra xem liệu bài viết đã có sẵn một nguồn nào cho thông tin đó chưa, vì có thể chính nguồn đó cũng đã có sự thay đổi (ví dụ như số lượt xem YouTube, doanh thu phòng vé, v.v..). Nếu không có sẵn nguồn nào như vậy, người duyệt bài có thể tra cứu thêm bên ngoài và nếu cũng không có bằng chứng nào làm sáng tỏ vấn đề nhưng lại không có cơ sở hợp lý để tin rằng sửa đổi mới đó là phá hoại, nó có thể chấp nhận được, nhưng nếu sau khi người duyệt bài suy xét lại một cách cẩn thận rằng sửa đổi đó giống với phá hoại nhiều hơn, họ không nên chấp nhận nó và có thể hồi sửa. Xóa trắng nội dung ('tẩy trống trang') nên được kiểm tra theo trình tự. Nếu rõ ràng là phá hoại thì phiên bản mới không được chấp nhận, nhưng thậm chí việc tẩy trống đó cũng có thể có thiện ý, chẳng hạn như ai đó đang cố xóa các thông tin vi phạm TSNDS về chính họ hay người quen. Các sửa đổi thử nghiệm rơi vào tiêu chí nội dung vô nghĩa và không được chấp nhận, nhưng người duyệt bài cần chắc chắn rằng đó không phải là sự nhầm lẫn, chẳng hạn như các mã wiki thi thoảng được chèn một cách vô ý cũng là sửa đổi chấp nhận được, trong trường hợp này người duyệt bài chỉ cần loại bỏ hoặc thay thế các cú pháp bị sai.

Thay đổi chấp nhận được sửa

Nếu không có yếu tố nào cản trợ việc chấp nhận, thì xem như phiên bản mới là chấp nhận được. Người duyệt bài xử lý các thay đổi như cách họ đóng góp thông thường, theo các quy định và hướng dẫn thích hợp. Người duyệt bài không bị gò bó trong việc đảm bảo tuân thủ các quy định về nội dung như thái độ trung lập, thông tin kiểm chứng đượcnghiên cứu chưa công bố trước khi chấp nhận thay đổi (trừ trường hợp bản thân chúng là lý do chính cho việc khóa trang, đòi hỏi sự phối hợp của người duyệt bài), nhưng tất nhiên họ có thể tự do cải thiện chúng cũng như một người dùng bình thường tình cờ nhìn thấy các sửa đổi sai như vậy. Ví dụ: tình huống người duyệt bài không thể tìm thấy nguồn dẫn nào cho thông tin vừa bổ sung vào bài viết nhưng suy xét rằng khó có thể có sự phá hoại ở đây, vì vậy chỉ cần xử lý thay đổi này giống với cách xử lý những sửa đổi như vậy theo cách thông thường: không làm gì hết, gắn thẻ cần dẫn nguồn, viết lại thông tin với trích dẫn nguồn thích hợp, hoặc hồi sửa – tùy theo sự thuận tiện. Nói chung, có ba lựa chọn:

  • Nếu người duyệt bài không định làm gì khác liên quan đến thay đổi, thì hãy chấp nhận phiên bản mới đó. Tác vụ chấp nhận này sẽ không cản trở bạn trong việc sửa đổi bài viết sau đó để giải quyết bất kỳ vấn đề nào bạn cảm thấy chưa ổn, hay nêu vấn đề đó với người dùng vừa sửa đổi hoặc tại trang thảo luận của bài viết. Hãy xem xét việc cảm ơn hoặc chào mừng người dùng mới vì các sửa đổi có ích.
  • Nếu quyết định cuối cùng của người duyệt bài là hồi sửa, thì hãy làm điều đó trong giao diện duyệt thay đổi với một lời giải thích thích hợp, nhưng việc lùi sửa toàn bộ thay đổi phải tuân theo quy định hiện hành. Không cần thiết phải chấp nhận thay đổi rồi mới hồi sửa thậm chí nếu người duyệt bài xác định không có yếu tố cản trở việc chấp nhận, vì hồi sửa thì nhanh chóng hơn mà việc chấp nhận thay đổi hay không cuối cùng sẽ chỉ mang lại kết quả như nhau và không có quy định nào ngăn cản người dùng (gồm cả người duyệt bài) sửa đổi một trang có những thay đổi đang chờ còn tồn đọng.
  • Nếu người duyệt bài định sửa đổi bài viết liên quan đến thay đổi (chẳng hạn như thêm chú thích nguồn, gắn thẻ cần dẫn nguồn, sửa lỗi chính tả, bỏ một số thông tin vừa bổ sung, v.v..), thì hãy nhanh chóng chấp nhận thay đổi rồi mới tiến hành sửa đổi trang. Mậc dù bạn cũng có thể sửa lại đã rồi mới chấp nhận, cần lưu ý rằng trong thời gian bạn sửa đổi thì phiên bản mới nhất của trang vẫn chưa được chấp nhận, vì vậy nên tránh việc này nếu bạn dự trù cần mất nhiều thời gian để sửa đổi.

Chấp nhận thay đổi, dù là ngay lập tức hoặc sau khi đã có một số chỉnh sửa khác, nên là việc ưu tiên làm trước, và thậm chí nếu một thay đổi trông có vẻ không hoàn hảo, bản thân nó cũng không phải là một lý do để hồi sửa, vì giống như mọi thay đổi khác trong Wikipedia, nó hoàn toàn có thể được cải thiện thêm nữa.

Xem qua thay đổi của nhiều người dùng sửa

Nếu các thay đổi đang chờ do nhiều biên tập viên thực hiện, hãy luôn nghĩ rằng trong số đó có thể có những sửa đổi mang tính xây dựng nhưng sau đó bị các sửa đổi phá hoại loại bỏ. Đừng chỉ dựa vào những gì nhìn thấy trong trang so sánh khác biệt "duyệt thay đổi", thay vào đó người duyệt bài nên:

  1. Kiểm tra lịch sử trang để xem có bất kỳ phiên bản nào chứa nội dung phá hoại rõ ràng hay không.
  2. Duyệt từng thay đổi một theo từng cá nhân người dùng trong lịch sử trang (so sánh khác biệt giữa phiên bản ổn định được chấp nhận gần đây nhất với phiên bản có thay đổi đang chờ do người dùng đầu tiên sửa đổi, và cứ như vậy với từng người dùng tiếp theo). Hãy lùi lại bất kỳ sửa đổi nào phá hoại, vi phạm TSNDS hoặc không thể chấp nhận được theo tiêu chí xem qua thay đổi. Mỗi lượt lùi sửa sẽ tạo ra một sửa đổi mới dưới danh nghĩa tên đăng nhập của người duyệt bài, nhưng sẽ không được tự động chấp nhận. Hãy tạm để yên những thay đổi chấp nhận được, được đánh dấu như "chưa xem qua".
  3. Một khi người duyệt bài đã hài lòng với tất cả thay đổi không phù hợp vừa bị lùi lại, sẽ chỉ còn lại những thay đổi chấp nhận được. Xem qua thay đổi đang chờ gần đây nhất lúc này sẽ xuất hiện dưới danh nghĩa của duy nhất người duyệt bài đó, và hoàn tất.

Nếu có bất kỳ vấn đề cụ thể nào liên quan đến việc xem qua thay đổi, hãy dùng Thảo luận Wikipedia:Thay đổi đang chờ. Nếu muốn thảo luận về chính trang hướng dẫn này, hãy dùng Thảo luận Wikipedia:Xem qua thay đổi.

Sửa đổi các trang có thay đổi đang chờ còn tồn đọng sửa

Nếu người duyệt bài sửa đổi một trang có (các) thay đổi đang chờ còn tồn đọng, sẽ có một thông điệp nhắc nhở việc này giữa tiêu đề trang và khung sửa đổi; người duyệt bài có thể nhấp vào đó để xem so sánh khác biệt giữa phiên bản ổn định được chấp nhận gần đây nhất với phiên bản có thay đổi đang chờ mới nhất, rồi tiến hành xem qua các thay đổi này. Có một ô kiểm tùy chọn chấp nhận phiên bản mới sau khi người duyệt bài lưu trang nằm ở bên dưới khung tóm lược sửa đổi, bên phải ô kiểm "Theo dõi trang này". Người duyệt bài hãy đảm bảo đã xem qua tất cả thay đổi đang chờ trước khi nhấp vào ô kiểm đó. Nếu người duyệt bài không nhấp vào ô kiểm đó, sau khi lưu trang phần mềm sẽ hỏi họ có muốn chấp nhận phiên bản mới vừa thực hiện sửa đổi hay không.

Đánh dấu không chấp nhận thay đổi (hoàn lại tác vụ chấp nhận) sửa

Đánh dấu không chấp nhận thay đổi là một cách hoàn lại tác vụ chấp nhận trước đó dành cho thay đổi đó, có thể bằng thủ công hoặc tự động (cũng có nghĩa là không thể đánh dấu không chấp nhận một phiên bản chưa được chấp nhận trước đó). Nó chỉ có thể thực hiện trong giao diện duyệt thay đổi và không liên quan gì đến tác vụ hồi sửa một thay đổi. Nhìn chung người duyệt bài không nên đánh dấu không chấp nhận thay đổi, trừ khi là để sửa sai cho quyết định chấp nhận do lầm lẫn trước đó của mình, bởi vì nó chỉ có tác dụng đưa trang ngược trở vào Đặc biệt:Trang chưa duyệt cũ đối với phiên bản mới nhất mà không ảnh hưởng gì đến các phiên bản cũ hơn. Nếu người duyệt bài cảm thấy không ổn với một phiên bản đã được chấp nhận, thì hãy trực tiếp sửa lại bài viết để giải quyết điều đó (thậm chí có thể bằng cách hồi sửa). Nếu người duyệt bài nghĩ rằng không nên chấp nhận phiên bản đó, họ nên thảo luận với người duyệt bài nào đã thực hiện tác vụ chấp nhận đó nếu thấy cần. Những phiên bản được tự động chấp nhận nhìn chung sẽ không thể bị đánh dấu không chấp nhận, thậm chí nếu đó là sửa đổi phá hoại, vì không có ích lợi nào khi làm như vậy (chỉ đơn giản là gỡ bỏ thẻ [được tự động chấp nhận] đã gán vào nó trong lịch sử trang).

Để trở thành một người duyệt bài sửa

Người duyệt bài nhìn chung phải là những thành viên đáng tin cậy và tích cực tham gia các công việc bảo quản Wikipedia trong một thời gian dài. Có thể dễ dàng kiểm chứng kinh nghiệm nếu đáp ứng các tiêu chí sau:

  1. Có một tài khoản và thường xuyên đóng góp.
  2. Có một lịch sử đóng góp mang tính xây dựng (tùy theo nhận định của bảo quản viên)
  3. Đã đọc kỹ quy định về việc phá hoại và nhận thức được đâu là phá hoại còn đâu là không.
  4. Quen thuộc với các chính sách cơ bản về nội dung: Tiểu sử người đang sống, Thái độ trung lập, Không đăng nghiên cứu chưa công bố, Thông tin kiểm chứng đượcNhững gì không phải là Wikipedia.
  5. Quen thuộc với các chính sách cơ bản về pháp lý: Wikipedia:Quyền tác giả.
  6. Đã đọc kỹ hướng dẫn xem qua thay đổi.

Ngoài ra, có thể nói những người dùng chưa hoạt động hơn 3 tháng và chưa có trên 1.000 sửa đổi sẽ không được xem là thỏa mãn tiêu chí 1 và 2, tùy theo quyết định của bảo quản viên trao quyền. Bên cạnh đó, nếu một người dùng đã có sẵn các quyền như lùi sửa hàng loạt hay tuần tra, họ cũng có thể là một ứng viên sáng giá có quyền duyệt bài – đều cùng mức độ tín nhiệm; mặc dù cũng không nhất thiết là người đó phải có sẵn các quyền như trên thì mới có thể trở thành người duyệt bài. Bảo quản viên và điều phối viên được mặc định có quyền duyệt bài.

Nếu bạn cảm thấy mình đủ khả năng thực hiện các công việc của người duyệt bài và đã đáp ứng các tiêu chí nêu trên, hãy thoải mái gửi yêu cầu cấp quyền tại Wikipedia:Yêu cầu cấp quyền/Duyệt bài.

Người dùng có quyền duyệt bài có thể thêm bản mẫu sau vào trang trang thành viên của mình:

Kết quả Người dùng
{{Bản mẫu:Thành viên Wikipedia/Người duyệt bài}}
 Thành viên này có quyền duyệt bài trên Wikipedia tiếng Việt. (xác minh)
Xem trang nhúng

Xem thêm sửa