Ô Nhĩ Cung A

thân vương nhà Thanh

Ô Nhĩ Cung A (tiếng Trung: 烏爾恭阿; 1778 – 1846), ban đầu có tên Phật Nhĩ Quả Sùng Ngạch (佛爾果崇額),[1] hiệu Thạch Cầm chủ nhân (石琴主人) là một hoàng thân của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, người thừa kế 1 trong 12 tước vị Thiết mạo tử vương.

Ô Nhĩ Cung A
烏爾恭阿
Thân vương nhà Thanh
Hòa Thạc Trịnh Thân vương
Tại vị1794 – 1846
Tiền nhiệmTích Cáp Nạp
Kế nhiệmĐoan Hoa
Thông tin chung
Sinh1778
Mất1846 (67–68 tuổi)
Thê thiếpPhú Sát thị
Hậu duệxem văn bản
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La·Ô Nhĩ Cung A
(愛新覺囉·烏爾恭阿)
Ái Tân Giác La·Phật Nhĩ Quả Sùng Ngạch
(愛新覺囉·佛爾果崇額)
Thụy hiệu
Hòa Thạc Trịnh Thận Thân vương
(和碩鄭慎親王)
Hoàng tộcÁi Tân Giác La
Thân phụTích Cáp Nạp
Thân mẫuThứ Phúc tấn Trịnh thị

Cuộc đời sửa

Ô Nhĩ Cung A sinh vào giờ Mẹo, ngày 17 tháng 6 (âm lịch) năm Càn Long thứ 43 (1778), trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai trưởng của Trịnh Cung Thân vương Tích Cáp Nạp, mẹ ông là Thứ Phúc tấn Trịnh thị (鄭氏).[2] Năm Càn Long thứ 59 (1794), phụ thân ông qua đời, ông được thế tập tước vị Trịnh Thân vương (鄭親王) đời thứ 12. Năm Gia Khánh thứ 6 (1801), quản lý Tương Bạch kỳ Giác La học. Năm thứ 11 (1806), tháng 6, nhậm Đô thống Mông Cổ Chính Bạch kỳ, quản lý sự vụ Tân cựu Doanh phòng (新旧营房).[3] Năm thứ 14 (1809), cách thối Đô thống. Năm thứ 19 (1814), tháng 3, quản lý Lưỡng dực Tông học. Năm thứ 24 (1819), tháng 4, nhậm Tông nhân phủ Tả Tông chính. Tháng 7, nhậm Đô thống Hán Quân Chính Bạch kỳ.[4] Năm thứ 25 (1820), điều làm Đô thống Mãn Châu Tương Hồng kỳ,[5] giám sát công việc của Dụ lăng.[6]

Năm Đạo Quang nguyên niên (1821), tháng 8, quản lý sự vụ Tông Nhân phủ Ngân khố. Tháng 9, nhậm Thập ngũ Thiện bán Đại thần (十五善射大臣),[7] thay quyền Chính Bạch kỳ Lĩnh thị vệ Nội đại thần.[8] Năm thứ 2 (1822), ông được giao quản lý Khâm thiên giám, Toán học sự vụ,[9] thay quyền Đô thống của Hán quân Chính Hoàng kỳ.[10] Năm thứ 5 (1825), ông tiếp tục thay quyền Đô thống của Hán quân Chính Hoàng kỳ,[11] quán lý bốn kỳ thuộc Hữu dực.[a][12] Năm thứ 6 (1826), ông thay quyền Chính Hoàng kỳ Lĩnh thị vệ Nội đại thần.[13] Tháng 6, thụ Duyệt binh đại thần (閱兵大臣),[14] Đô thống Mãn Châu Tương Bạch kỳ.[15] Năm thứ 7 (1827), tháng 7, ông chính thức nhậm chức Chính Hoàng kỳ Lĩnh thị vệ Nội đại thần.[16] Tháng 10, ông được vào Nội đình hành tẩu.[17] Năm thứ 8 (1828), tháng 9, cách toàn bộ chức vụ ông đang nắm giữ. Năm thứ 9 (1829), lại đảm nhiệm Đô thống Mông Cổ Chính Bạch kỳ.[18] Năm thứ 12 (1832), tháng 9, nhậm Nội đại thần (內大臣).[19] Năm thứ 18 (1838), tháng 5, nhậm Hữu Tông chính (右宗正).[20] Năm thứ 19 (1839), lại đảm nhiệm Chính Bạch kỳ Lĩnh thị vệ Nội đại thần.[21] Năm thứ 25 (1845), tiếp tục đảm nhiệm Tả tông chính.[22]

Năm Đạo Quang thứ 26 (1846), ngày 25 tháng 2 (âm lịch), giờ Mùi, ông qua đời, thọ 68 tuổi, được truy thụy Trịnh Thận Thân vương (鄭慎親王).

Gia quyến sửa

Thê thiếp sửa

  • Đích Phúc tấn: Phú Sát thị (富察氏, ? – 1800)[23], con gái của Phúc Khang An – con trai của Đại học sĩ Phó Hằng. Tháng 12 năm Gia Khánh thứ 3 (1798), chính thức được phong làm Trịnh Thân vương Đích Phúc tấn.[24]
  • Trắc Phúc tấn:
    • Vương Giai thị (王佳氏), con gái của Tá lãnh Vĩnh Lộc (永祿).
    • Hồ Giai thị (瑚佳氏), con gái của Ngọc Quý (玉貴).
  • Thứ Phúc tấn:
    • Trần Giai thị (陳佳氏), con gái của Nhị Cách (二格).
    • Cương Giai thị (剛佳氏), con gái của Văn Thành (文成).
    • Lục Giai thị (祿佳氏), con gái của Hào Sinh Nguyên (校生源).
    • Vương Giai thị (王佳氏), con gái của Đắc Minh (得明).
    • Hầu Giai thị (侯佳氏), con gái của Phúc Quý (福貴).

Con trai sửa

  1. Túc Khoan (肅寬; 1801 – 1803), mẹ là Trắc Phúc tấn Vương Giai thị. Chết yểu.
  2. Túc Hòa (肃和; 1807 – 1832), mẹ là Thứ Phúc tấn Trần Giai thị. Năm 1826 thụ Phụ quốc Tướng quân kiêm Nhị đẳng Thị vệ. Vô tự.
  3. Đoan Hoa (端華; 1807 – 1861), mẹ là Trắc Phúc tấn Hồ Giai thị. Năm 1846 được thế tập tước vị Trịnh Thân vương. Năm 1861 nhân vụ Chính biến Tân Dậu mà bị đoạt tước và ban chết. Có năm con trai.
  4. Túc Cung (肅恭; 1809 – 1809), mẹ là Thứ Phúc tấn Lục Giai thị.Chết yểu.
  5. Ân Hoa (恩华; 1809 – 1854), mẹ là Thứ Phúc tấn Cương Giai thị. Năm 1827 thụ Phụ quốc Tướng quân (輔國將軍). Năm 1853 nhân bị tội mà cách tước. Có bảy con trai.
  6. Túc Thuận (肃顺; 1816 – 1861), mẹ là Trắc Phúc tấn Hồ Giai thị. Năm 1861 nhân vụ Chính biến Tân Dậu mà bị ban chết. Có bốn con trai.
  7. Huệ Lược (惠略; 1817 – 1868), mẹ là Thứ Phúc tấn Vương Giai thị. Năm 1838 thụ Phụ quốc Tướng quân. Có hai con trai.
  8. Khoan Lược (宽略; 1825 – 1864), mẹ là Thứ Phúc tấn Hầu Giai thị. Năm 1844 thụ Phụ quốc Tướng quân kiêm Nhị đẳng Thị vệ. Có ba con trai.

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Bát kỳ được chia là "Tả dực" tức cánh trái (gồm Tương Hoàng kỳ, Chính Bạch kỳ, Tương Bạch kỳ, Chính Lam kỳ) và "Hữu dực" tức cánh phải (gồm Chính Hoàng kỳ, Chính Hồng kỳ, Tương Hồng kỳ, Tương Lam kỳ)

Tham khảo sửa

  1. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 215 - Ô Nhĩ Cung A truyện.
  2. ^ Ngọc điệp, tr. 8345, Quyển 6, Đinh 4
  3. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1824), Quyển 162.
  4. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1824), Quyển 360.
  5. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1824), Quyển 369.
  6. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1856), Quyển 2.
  7. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1856), Quyển 23.
  8. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1856), Quyển 25.
  9. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1856), Quyển 28.
  10. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1856), Quyển 37.
  11. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1856), Quyển 89.
  12. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1856), Quyển 93.
  13. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1856), Quyển 94.
  14. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1856), Quyển 98.
  15. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1856), Quyển 99.
  16. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1856), Quyển 121.
  17. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1856), Quyển 128.
  18. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1856), Quyển 160.
  19. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1856), Quyển 261.
  20. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1856), Quyển 310.
  21. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1856), Quyển 326.
  22. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1856), Quyển 414.
  23. ^ Lễ bộ Thượng thư Đức Minh. “Ngày 19 tháng 6 năm Gia Khánh thứ 5: Hòa Thạc Định Thân vương Đích Phúc tấn Phú Sát thị - thệ định lệ tứ tuất sự”. Trung Quốc đệ nhất lịch sử đương án quán (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2020.
  24. ^ Tào Chấn Dong; Đới Quân Nguyên (1824). “Thanh thực lục: Nhân Tông Duệ Hoàng đế Thực lục”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2020. 嘉庆戊午年十二月, 庚寅朔... 戊戌, 册封郑亲王乌尔恭阿嫡妻富察氏, 克勤郡王恒谨嫡妻富察氏, 为福晋.贝勒绵懿继妻佟佳氏, 为夫人.成亲王永 瑆第四女, 为郡君. 果简郡王永瑹第五女, 为县君

Thư mục sửa