7 (bảy hay bẩy[1]) là một số tự nhiên ngay sau 6 và ngay trước 8.

    • Số bảy là số nguyên tố.
    • Số bảy là số may mắn của người Nhật Bản.
    • Bình phương của 7 là 49.
    • Căn bậc hai của 7 là 2,645751311.
    • Tất cả các số Fermat đều kết thúc bằng số 7
7
Số đếm7
bảy
Số thứ tựthứ bảy
Bình phương49 (số)
Lập phương343 (số)
Tính chất
Hệ đếmthất phân
Phân tích nhân tửsố nguyên tố
Chia hết cho1, 7
Biểu diễn
Nhị phân1112
Tam phân213
Tứ phân134
Ngũ phân125
Lục phân116
Bát phân78
Thập nhị phân712
Thập lục phân716
Nhị thập phân720
Cơ số 36736
Lục thập phân760
Số La MãVII
6 7 8

Toán học

sửa

Tính chất đặc biệt

sửa

7 là số nguyên tố, nghĩa là nó chỉ chia hết cho 1 và chính nó. Nó cũng là số nguyên tố Mersenne.

Nó là một số kì diệu mà lấy 1/7 = 0,(142857) (Tận cùng là 7 sau mỗi chu kì)

Ta nhận thấy rằng:

  • 142857 × 1 = 142857.
  • 142857 × 2 = 285714.
  • 142857 × 3 = 428571.
  • 142857 × 4 = 571428.
  • 142857 × 5 = 714285.
  • 142857 × 6 = 857142.

Đặc biệt 142857 × 7 = 999999.

Các phép tính

sửa

Bảng nhân 7:

Phép nhân 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 100 1000 2000
7 × x 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 77 84 91 98 105 112 119 126 133 140 147 154 161 168 175 700 7000 14000

Bảng chia 7 (7 là số bị chia và 7 là số chia với các số tương ứng):

Phép chia 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15
7 ÷ x 7 3.5 2.3 1.75 1.4 1.16 1 0.875 0.7 0.7
0.63 0.583 0.538461 0.5 0.46
x ÷ 7 0.142857 0.285714 0.428571 0.571428 0.714285 0.857142 1 1.142857 1.285714 1.428571
1.571428 1.714285 1.857142 2 2.142857

Bảng lũy thừa (7 là cơ số hoặc số mũ với các số tương ứng):

Lũy thừa 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
7x 7 49 343 2401 16807 117649 823543 5764801 40353607 282475249 1977326743 13841287201 96889010407
x7 1 128 2187 16384 78125 279936 823543 2097152 4782969 10000000 19487171 35831808 62748517

Bảy bài toán thiên niên kỉ

sửa

Ngày 24/5/2000, Viện Toán học Clay công bố danh sách bảy bài toán chưa giải được với giải thưởng cho việc giải quyết mấu chốt trong việc giải mỗi bài là 1 triệu đô la Mỹ, bao gồm:

  1. Giả thuyết Poincaré
  2. Bài toán P=NP
  3. Giả thuyết Hodge
  4. Phương trình Navier-Stokes
  5. Giả thuyết Riemann
  6. Giả thuyết Birch và Swinnerton-Dyer
  7. Bài toán Yang-Mills

Hóa học

sửa

Lớp và phân lớp electron nguyên tử

sửa

Trong nguyên tử các electron sắp xếp thành 7 lớp, các lớp được sắp xếp từ gần hạt nhân ra ngoài [2]. Đó là:

  • Lớp K (n=1) có 1 phân lớp, đó là phân lớp 1s và 1 obitan.
  • Lớp L (n=2) có 2 phân lớp, đó là các phân lớp 2s và 2p và 4 obitan.
  • Lớp M (n=3) có 3 phân lớp, đó là các phân lớp 3s, 3d và 3p và 9 obitan.
  • Lớp N (n=4) có 4 phân lớp, đó là các phân lớp 4s, 4d, 4d và 4f và 16 obitan.
  • Lớp O (n=5) có 5 phân lớp và 25 obitan.
  • Lớp P (n=6) có 6 phân lớp và 36 obitan.
  • Lớp Q (n=7) có 7 phân lớp và 49 obitan.

Số obitan trong các phân lớp d, p, d, f lần lượt là các số lẻ: 1, 3, 5, 7. Số obitan của f lớn nhất: 7 obitan.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

sửa
 
lớn

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có 7 chu kì. Chu kì 7 bao gồm các nguyên tố phóng xạ như Ranxi (số hiệu nguyên tử 87), rađi (số hiệu nguyên tử 88),...Các nguyên tử halogen (flo, clo, brom, iod, atalin) có 7 electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử. Do đó chúng nằm ở nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn.

Nitơ

sửa

7 là số hiệu nguyên tử của nguyên tố Nitơ (N). Do đó nguyên tử Nitơ có 7 electron và 7 proton. Nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước. Trong không khí, thể tích khí Nitơ chiếm 78%, lớn nhất trong tất cả các khí.

Thang độ pH

sửa

Trong thang độ pH, nước trung tính có pH= 7. Nếu pH tăng dần thì tính base tăng lên và ngược lại nếu pH giảm dần thì tính axit tăng. Do đó quỳ tím đổi màu Đỏ khi gặp môi trường axit, nó đổi màu Xanh khi gặp môi trường base.

Hợp chất hữu cơ

sửa

Có tới 9 ankan có 7 Cacbon trong phân tử. Heptan là một trong số đó (Hình dưới).

 
Không gian 3 chiều của heptan

Vật lý

sửa

Bảy màu sắc trong tự nhiên

sửa
 
Cầu vồng có bảy màu

Khi mặt trời chiếu qua một bầu khí quyển trong sạch, ánh sáng có vẻ trắng. Ánh sáng trắng gồm vô số màu. Khi mặt trời chiếu qua nước mưa, nó phân ra thành 7 màu vì những giọt nước mưa hành động như những lăng kính nhỏ. Khi đó, ánh sáng trắng bị khúc xạ và mỗi màu nghiêng theo một góc khác nhau để cho ta thấy những màu khác nhau trải dài thành giải dưới dạng một hình cung. Đó là cầu vồng gồm 7 màu:

Các đơn vị cơ bản

sửa

Hệ đo lường quốc tế (viết tắt SI, tiếng Pháp: Système International d'unités) là hệ đo lường được sử dụng rộng rãi nhất. Trong hệ này, có bảy đơn vị cơ bản trong hệ SI bao gồm:

Nó được sử dụng trong hoạt động kinh tế, thương mại, khoa học, giáo dục và công nghệ nhiều nước trên thế giới ngoại trừ Mỹ, LiberiaMyanma.

Chú thích

sửa
  1. ^ Từ điển Tiếng Việt (Từ điển Hoàng Phê), Viện ngôn ngữ học Việt Nam, Nxb Đà Nẵng, 2003.
  2. ^ Sách giáo khoa Hóa học 10 Nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục, trang 23 và 24