An Nam

(Đổi hướng từ Annam)
Tên gọi Việt Nam Map of Vietnam showing the conquest of the south (nam tiến, 1069-1757).
2879–2524 TCN Xích Quỷ (truyền thuyết)
Thế kỷ 7–258 TCN Văn Lang
258-179 TCN Âu Lạc
204–111 TCN Nam Việt
111 TCN–40 CN Giao Chỉ
40–43 Lĩnh Nam
43–203 Giao Chỉ
203–544 Giao Châu
544–602 Vạn Xuân
602–679 Giao Châu
679–757 An Nam
757–766 Trấn Nam
768–866 An Nam
866–967 Tĩnh Hải quân
968–1054 Đại Cồ Việt
1054–1400 Đại Việt
1400–1407 Đại Ngu
1407–1427 Giao Chỉ
1428–1804 Đại Việt
1804–1839 Việt Nam
1839–1945 Đại Nam
1887–1954 Đông Dương
(Bắc/Trung/Nam Kỳ)
từ 1945 Việt Nam
Bản mẫu chính
Sinh vật định danh
Lịch sử Việt Nam

An Nam (Chữ Nho: 安南) là một quốc danh Việt Nam cũ, thông dụng trong giai đoạn 679 - 1945.

Lịch sử

sửa
 
Tư tưởng dĩ Hoa vi Trung coi HánĐườngTốngMinh làm nguyên mẫu học tập, nhưng cũng nuôi lớn khát vọng bá quyền phương Nam của đế quân An Nam.
 
An Nam đại quốc họa đồ[1] (安南大國畫圖) do Jean Louis Taberd ấn hành tại Nam Kì năm 1838.

Theo cổ sử, địa danh An Nam xuất hiện năm 679 với việc triều Đường Cao Tông đổi Giao Châu tổng quản phủ (từ 622) thành An Nam đô hộ phủ (安南都護府). Về mặt pháp lý, địa danh này tương ứng các cơ quan An Bắc (nay thuộc Bắc Bộ CHND Trung Hoa), An Đông (nay thuộc bán đảo Cao Ly), An Tây (nay thuộc Tây Bộ CHND Trung Hoa).

Kể từ đó đến cả sau khi giành tự chủ, An Nam là cách gọi chính thức trong giao thiệp giữa triều đình Việt Nam với triều đình Trung Hoa, trong khi người Cao Ly, Nhật Bản và muộn hơn là người Âu châu thường gọi Giao Chỉ. Trong các văn kiện từ đầu thế kỉ XX về trước, người Việt Nam thường xưng An Nam quốc (安南國) hoặc Nam quốc khi đề cập bản xứ. Ban đầu, triều đình Trung Hoa chấp thuận danh xưng An Nam quốc nhưng vẫn gọi phiếm Nam bang hoặc Giao Chỉ quốc, từ triều Mạc vì viện cớ Mạc Thái Tổ tiếm vị trái lễ nghĩa nên hạ xuống An Nam đô thống sứ ti (安南都統使司).

Trong khoảng một ngàn năm tự chủ, mặc dù đa số triều đại đều chọn Đại Việt làm quốc danh chính thức, nhưng lối gọi này không được phần đông hưởng ứng nên thường tồn tại trong các văn kiện pháp lý và có tính nội bộ. Mãi tới khi triều Thanh suy vi, hoàng đế Nguyễn Thánh Tổ mới ban đạo dụ nhất quán gọi Đại Nam quốc, tuy nhiên danh xưng An Nam vẫn không dứt.

Bắc thuộc

sửa

Thời Bắc thuộc (Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ), nhà Đường ở Trung Quốc đã đặt Việt Nam (tương ứng với khu vực miền Bắc Việt Nam ngày nay) là An Nam đô hộ phủ (679-757766-866). Thời kỳ 757-766, Việt Nam mang tên Trấn Nam đô hộ phủ. Năm 866, thăng An Nam đô hộ làm Tĩnh Hải quân tiết độ.

Sau khi giành được độc lập, các triều vua Việt Nam thường phải nhận thụ phong của Trung Quốc, danh hiệu An Nam quốc vương (kể từ năm 1164).

 
Khâm định Việt sử thông giám cương mục (《欽定越史通鑑綱目》): Doãn Tử Tư (尹子思) đi sứ sang Nam Tống, vua Tống (Hiếu Tông) phong cho vua Lý (Anh Tông) là An Nam quốc vương (安南國王), (ngày 30 tháng 9 năm 1164).

Từ đó người Trung Quốc thường gọi nước Việt Nam là An Nam, bất kể quốc hiệu là gì. Chẳng hạn, Cao Hùng Trưng (đời nhà Minh) đã viết cuốn An Nam chí (nguyên) về đất nước Đại Việt.

Ngay cuốn sách in đầu tiên của một người Việt lưu vong ở Trung Hoa bằng chữ Hán năm 1335 cũng có nhan đề là An Nam chí lược (安南志略), do Lê Tắc (黎崱) viết.

Từ đó xuất hiện các cách gọi "người An Nam", "tiếng An Nam".

Tự chủ

sửa

Tên gọi An Nam do người Trung Quốc sử dụng dần dần được người châu Âu gọi theo. Chẳng hạn đã xuất hiện:

Nên nhắc lại là trong những tác phẩm do Alexandre de Rhodes viết nước "Annam" gồm có hai vùng "Tunquin" (Đàng Ngoài) và "Cochinchine" (Đàng Trong). "Cochinchine" lúc ấy, chỉ là miền Trung bây giờ: lúc sách La glorieuse mort d'André catechiste de la Cochinchine được in ra ở Paris vào năm 1653, thì cuộc Nam tiến của Đại Việt chỉ mới vào đến Nha Trang.

Trong lịch sử cận đại, "Annam" được sử dụng trong tiếng Pháp để chỉ phần đất Miền Trung Việt Nam (hay Trung Kỳ) do triều đình Huế của nhà Nguyễn cai trị dưới sự bảo hộ của Pháp. Ngày nay, người Việt thường hiểu từ "Annam" theo một nghĩa tiêu cực[2], mang hàm ý miệt thị dân tộc và vì vậy không thích sử dụng nó[3].

Pháp thuộc

sửa
 
Bản đồ sơ lược "Annam" (1651) do Alexandre de Rhodes phác hoạ

Thời kỳ Pháp thuộc (1887-1945), Việt Nam bị chia thành ba miền Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam) và Nam Kỳ (Cochinchine) với ba chế độ quản lý khác nhau.

Annam là vùng đất do triều đình nhà Nguyễn cai quản dưới sự bảo hộ của Pháp. Khu vực hành chính có diện tích 150.200 km² nằm ở miền trung Việt Nam với thủ phủ là Huế. Trong phạm vi lãnh thổ của Annam còn có các đô thị lớn khác như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Quảng Trị, Vinh. Về mặt hình thức Annam là một quốc gia nằm trong Liên Hiệp Pháp, có bộ máy chính quyền đứng đầu bởi vua Nguyễn, có quốc kỳ, quốc ca. Tuy nhiên về thực chất toàn bộ bộ máy chính quyền tại đây đều bị một quan chức thuộc địa của Pháp - Khâm sứ Trung kỳ (Résident Supérieur d'Annam) giám sát và chi phối. Năm 1945, với việc vua Bảo Đại thành lập Đế quốc Việt Nam, Annam với tư cách là một vùng lãnh thổ hành chính về mặt pháp lý chấm dứt tồn tại.

Tham khảo

sửa

Liên kết

sửa
  1. ^ An Nam đại quốc họa đồ dưới mắt học giả Mĩ
  2. ^ John DeFrancis (1979). Colonialism and Language Policy in Viet Nam. Moulton. tr. tr. 70.
  3. ^ Christopher E. Goscha (1995). Vietnam or Indochina?: contesting concepts of space in Vietnamese nationalism, 1887-1954. NIAS Books. tr. tr. 10.

Tài liệu

sửa

Tư liệu

sửa