Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam
Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh là vị trí lãnh đạo của Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam.
Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam | |
---|---|
Bổ nhiệm bởi | Quốc hội |
Nhiệm kỳ | 5 năm |
Người đầu tiên nhậm chức | Hồ Chí Minh |
Thành lập | năm 1948 |
Chủ tịch, Phó Chủ tịch, 4 thành viên đều được thông qua bầu cử của Quốc hội. Chức vụ Chủ tịch thường được do Chủ tịch nước nắm giữ.
Hội đồng Quốc phòng và an ninh được sử dụng trong chiến tranh và trong thời bình nên chức vụ Chủ tịch Hội đồng sẽ không bị hạn chế quyền lực. Trong trường hợp có chiến tranh, Chủ tịch nước đồng thời là Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang nên Hội đồng mới phát huy hết được quyền lực của Hội đồng.
Khái quát
sửaHội đồng Quốc phòng và an ninh được lập ra theo điều 104 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, có nhiệm vụ động viên mọi lực lượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch của Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam là Chủ tịch nước Việt Nam. Chủ tịch đề nghị danh sách thành viên của hội đồng để Quốc hội phê chuẩn. Thành viên của Hội đồng quốc phòng và an ninh không nhất thiết là đại biểu Quốc hội.
Quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh
sửa- Kiêm là Thống lĩnh các lực lượng vũ trang;
- Đề nghị danh sách thành viên của Hội đồng để Quốc hội phê chuẩn;
- Triệu tập và chủ trì các phiên họp Hội đồng Quốc phòng và An ninh;
- Tuyên bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
- Công bố quyết định hành động của Hội đồng cho Chính phủ, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, ngoại giao, người Việt Nam ở nước ngoài để bảo vệ Tổ quốc và các biển đảo.
Chủ tịch Hội đồng các khóa
sửaChủ tịch Hội đồng Quốc phòng Tối cao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1948–1959)
sửaNhiệm kỳ thứ | Hình | Họ tên | Bắt đầu nhiệm kỳ | Kết thúc nhiệm kỳ |
---|---|---|---|---|
1 | Hồ Chí Minh (1890–1969) |
1948 | 1959 |
Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1960–1976)
sửaNhiệm kỳ thứ | Hình | Họ tên | Bắt đầu nhiệm kỳ | Kết thúc nhiệm kỳ | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
1 | Hồ Chí Minh (1890–1969) |
1960 | 1969 | ||
2 | Tôn Đức Thắng (1888–1980) |
1969 | 1976 |
Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1976–1992)
sửaNhiệm kỳ thứ | Hình | Họ tên | Bắt đầu nhiệm kỳ | Kết thúc nhiệm kỳ | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
1 | Tôn Đức Thắng (1888–1980) |
1976 | 30/3/1980 | ||
– | Nguyễn Hữu Thọ (1910–1996) |
30/3/1980 | 4/7/1981 | ||
2 | Trường Chinh (1907–1988) |
4/7/1981 | 18/6/1987 | ||
3 | Tập tin:Mr. Vo Chi Cong.jpg | Võ Chí Công (1912–2011) |
18/6/1987 | 23/9/1992 |
Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992–nay)
sửaNhiệm kỳ thứ | Hình | Họ tên | Bắt đầu nhiệm kỳ | Kết thúc nhiệm kỳ | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
1 | Tập tin:Mr. Lê Đức Anh.jpg | Lê Đức Anh (1920–2019) |
23/9/1992 | 23/9/1997 | Đại tướng Quân đội |
2 | Trần Đức Lương (1937) |
24/9/1997 | 27/6/2006 | Từ chức | |
3 | Nguyễn Minh Triết (1942) |
27/6/2006 | 25/7/2011 | ||
4 | Trương Tấn Sang (1949) |
25/7/2011 | 2/4/2016 | ||
5 | Trần Đại Quang (1956–2018) |
2/4/2016 | 21/9/2018 | Đại tướng Công an
Qua đời khi đang đương chức | |
– | Đặng Thị Ngọc Thịnh (1959) |
21/9/2018 | 23/10/2018 | Quyền Chủ tịch (sau khi Trần Đại Quang qua đời) | |
6 | Nguyễn Phú Trọng (1944–2024) |
23/10/2018 | 5/4/2021 | ||
7 | Nguyễn Xuân Phúc (1954) |
5/4/2021 | 18/1/2023 | Từ chức | |
– | Võ Thị Ánh Xuân (1970) |
18/1/2023 | 2/3/2023 | Quyền Chủ tịch (sau khi Nguyễn Xuân Phúc từ chức) | |
8 | Võ Văn Thưởng (1970) |
2/3/2023 | 21/3/2024 | Từ chức | |
– | Võ Thị Ánh Xuân (1970) |
21/3/2024 | 22/05/2024 | Quyền Chủ tịch (sau khi Võ Văn Thưởng từ chức) | |
9 | Tô Lâm | 22/05/2024 | 21/10/2024 | ||
10 | Lương Cường | 21/10/2024 | nay |
Thành viên Hội đồng quốc phòng các khóa
sửaHội đồng Quốc phòng Tối cao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
sửaSố thứ tự | Quốc hội khóa | Chủ tịch | Phó Chủ tịch | Thời gian nhiệm kỳ | Thành viên | Nhiệm kỳ | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | I | Hồ Chí Minh | Lê Văn Hiến | 1948–1949 | Phan Kế Toại | 1948–1959 | |
Phan Anh | |||||||
Phạm Văn Đồng | 1949–1959 | Võ Nguyên Giáp | |||||
Tạ Quang Bửu |
Hội đồng Quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
sửaSố thứ tự | Quốc hội khóa | Chủ tịch | Phó Chủ tịch | Thời gian nhiệm kỳ | Thành viên | Nhiệm kỳ | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | II | Hồ Chí Minh | Phạm Văn Đồng Võ Nguyên Giáp |
1960–1964 | Văn Tiến Dũng | 1960–1964 | |
Nguyễn Chí Thanh | |||||||
Nguyễn Duy Trinh | |||||||
Trần Quốc Hoàn | |||||||
Nguyễn Văn Trân | |||||||
Chu Văn Tấn | |||||||
2 | III | 1964–1971 | Nguyễn Chí Thanh | 1964–1971 | |||
Nguyễn Duy Trinh | |||||||
Văn Tiến Dũng | |||||||
Trần Quốc Hoàn | |||||||
Nguyễn Văn Trân | |||||||
Chu Văn Tấn | |||||||
Song Hào | |||||||
3 | IV | Tôn Đức Thắng | Phạm Văn Đồng | 1971–1975 | Lê Duẩn | 1971–1975 | |
Trường Chinh | |||||||
Võ Nguyên Giáp | |||||||
Văn Tiến Dũng | |||||||
Trần Quốc Hoàn | |||||||
Nguyễn Côn | |||||||
Chu Văn Tấn | |||||||
Song Hào | |||||||
Trần Hữu Dực | |||||||
4 | V | 1975–1976 | Lê Duẩn | 1975–1976 | |||
Trường Chinh | |||||||
Võ Nguyên Giáp | |||||||
Lê Thanh Nghị | |||||||
Trần Quốc Hoàn | |||||||
Văn Tiến Dũng | |||||||
Song Hào |
Hội đồng Quốc phòng Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
sửaSố thứ tự | Quốc hội khóa | Chủ tịch | Phó Chủ tịch | Thời gian nhiệm kỳ | Thành viên | Nhiệm kỳ | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | VI | Tôn Đức Thắng | Phạm Văn Đồng | 1976–1981 | Lê Duẩn | 1976–1981 | |
Trường Chinh | |||||||
Võ Nguyên Giáp | |||||||
Lê Thanh Nghị | |||||||
Trần Quốc Hoàn | |||||||
Văn Tiến Dũng | |||||||
Phạm Hùng | |||||||
Nguyễn Duy Trinh | |||||||
2 | VII | Trường Chinh | 1981–1987 | Phạm Hùng | 1981–1987 | ||
Văn Tiến Dũng | |||||||
Tố Hữu | |||||||
3 | VIII | Võ Chí Công | Phạm Hùng[1] | 1987–1992 | Lê Đức Anh | 1987–1992 | |
Nguyễn Cơ Thạch | |||||||
Mai Chí Thọ |
Ghi chú
sửa- ^ Nhân vật đã qua đời khi đang đương chức, Võ Văn Kiệt trở thành quyền phó chủ tịch hội đồng cho đến khi Đỗ Mười là người kế tiếp.