Chiến tranh Nagorno-Karabakh thứ hai

xung đột vũ trang giữa Azerbaijan được hỗ trợ bởi Thổ Nhĩ Kỳ và Cộng hòa Artsakh tự xưng cùng với Armenia trong khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh
Chiến tranh Nagorno-Karabakh 2020
Một phần của xung đột Nagorno-Karabakhxung đột ủy nhiệm Nga–Thổ

Bản đồ chi tiết hơn có thể được xem tại Bản đồ chi tiết xung đột Nagorno-Karabakh
Thời gian27 tháng 9 năm 2020 (2020-09-27) – 10 tháng 11 năm 2020 (2020-11-10)
(1 tháng và 2 tuần)[1]
Địa điểm
Kết quả

Chiến thắng của Azerbaijani[4][5]

Thay đổi
lãnh thổ

Trong cuộc chiến:

Sau đình chiến:

  • Azerbaijan giữ những vùng thuộc Nagorno-Karabakh chiếm được trong chiến tranh, tất cả lãnh thổ do Armenia kiểm soát xung quanh Nagorno-Karabakh trao trả cho Azerbaijan ngày 1 tháng 12 năm 2020.
  • Azerbaijan được quyền tiếp cận trực tiếp lãnh thổ tách rời Nakhchivan của mình bằng một hành lang qua Armenia.[3]
Tham chiến

 Azerbaijan


Cung cấp vũ khí:

 Armenia
 Artsakh


Chỉ huy và lãnh đạo
Thành phần tham chiến

Quân đội Azerbaijan

Bộ đội biên phòng[34]
Bộ Nội vụ

Cục Tình báo Nước ngoài

  • Lực lượng đặc biệt YARASA[44]

Lính đánh thuê Syria[17][45]

Lực lượng
  • Quân đội chính quy không rõ
  • 2.580 lính Syria[48]
  • Quân đội chính quy không rõ
Thương vong và tổn thất

Theo Azerbaijan:

  • 2.840 binh lính bị giết[61]
  • 64 binh lính mất tích[61]
  • 12 binh lính bị bắt giữ[62][63][64]

Theo SOHR:

  • 541 lính đánh thuê Syria bị giết[48]

Xem Thương vong để thêm chi tiết

Theo Armenia:

  • 3.360 binh lính bị giết[65]
  • 60+ bính lính bị bắt giữ[66]

Xem Thương vong để thêm chi tiết
  • 100 người Azerbaijan[67] và 65 người Armenia bị giết[68]
  • 416 người Azerbaijan[67] và 165 người Armenia bị thương[68][69]
  • 3 người Azerbaijan[70] và 40 người Armenia bị bắt giữ[71]
  • 1 chiếc Mi-24 của Nga bị bắn hạ, 2 thành viên phi hành đoàn chết, 1 người bị thương[72]
  • 1 người Nga bị giết[73]
  • 2 nhà báo người Pháp[74] và 3 người Nga bị thương[75]
  • 1 người Iran bị thương vì đạn lạc[76]
  • 40.000 người Azerbaijan[77] và 100.000 người Armenia phải di dời[78][79][80]
Minh họa cuộc chiến theo từng ngày. Đỏ: Artsakh; xanh: chiếm bởi quân đội Azerbaijan; xanh chấm: vùng hoạt động của lực lượng đặc biệt Azerbaijan.

Chiến tranh Nagorno-Karabakh 2020 là một cuộc xung đột vũ trang giữa Azerbaijan, ủng hộ bởi Thổ Nhĩ Kỳ, với Cộng hòa Artsakh tự xưng và Armenia, trong vùng lãnh thổ tranh chấp Nagorno-Karabakhkhu vực xung quanh. Đây là bước leo thang mới nhất của cuộc xung đột ở khu vực này, vốn được cộng đồng quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan, nhưng được kiểm soát một phần bởi Artsakh, một quốc gia ly khai với dân tộc chủ yếu là người Armenia.[d]

Các cuộc đụng độ bắt đầu vào sáng ngày 27 tháng 9 năm 2020 dọc theo Đường liên lạc Nagorno-Karabakh, vốn được thiết lập sau cuộc Chiến tranh Nagorno-Karabakh thứ nhất (1988–1994). Đáp lại, Armenia và Artsakh đã đưa ra thiết quân luậttổng động viên,[81][82] trong khi Azerbaijan đưa ra thiết quân luật,[83] một lệnh giới nghiêm và điều động một phần.[84] Vào ngày 28 tháng 9, việc huy động một phần đã được tuyên bố tại Azerbaijan.[85] Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ quân sự cho Azerbaijan, tuy nhiên mức độ hỗ trợ còn chưa rõ ràng.[86][87] Sự liên quan của Thổ Nhĩ Kỳ được cho là nỗ lực để mở rộng trường ảnh hưởng, cả bằng việc nâng cao vị thế của Azerbaijan trong cuộc xung đột và giảm thiểu tầm ảnh hưởng của Nga trong khu vực.[86][88]

Các nhà phân tích quốc tế tin rằng việc giao tranh bắt đầu với Azerbaijan tấn công,[86][89] với mục đích chính là lấy lại những quận ít đồi núi ở phía nam Nagorno-Karabakh, dễ chiếm hơn khu vực bên trong được bảo vệ kiên cố.[90] Cuộc chiến đánh dấu việc sử dụng UAV, cảm biến, pháo binh hạng nặng tầm xa[91]tên lửa, cũng như tuyên truyền nhà nước và việc sử dụng tài khoản mạng xã hội trên mặt trận thông tin trực tuyến.[92] Con số thương vong ở cả hai bên có thể lên đến vài ngàn.[93] Nhiều quốc gia và Liên Hợp Quốc lên án mạnh mẽ cuộc chiến và kêu gọi hai bên giảm leo thang căng thẳng và quay lại đàm phán ngay lập tức.[94] Ba thỏa thuận ngừng bắn do Nga, Pháp, và Hoa Kỳ làm trung gian vẫn không thể chấm dứt cuộc giao tranh.[95]

Sau vụ chiếm giữ Shusha, thành phố lớn thứ hai tại Nagorno-Karabakh, một thỏa thuận đình chiến được ký giữa Tổng thống Azerbaijan, Ilham Aliyev, Thủ tướng Armenia, Nikol Pashinyan, và Tổng thống Nga, Vladimir Putin, chấm dứt tất cả xung đột trong khu vực kể từ 00:00, ngày 10 tháng 11 năm 2020 giờ Moskva.[96][97][98] Tổng thống Artsakh, Arayik Harutyunyan, cũng đồng ý chấm dứt chiến tranh.[99] Dưới thỏa thuận này, các bên tham chiến sẽ giữ quyền kiểm soát các lãnh thổ hiện tại trong Nagorno-Karabakh, trong khi Armenia sẽ trao trả vùng lãnh thổ xung quanh chiếm được năm 1994 cho Azerbaijan. Azerbaijan cũng được tiếp cận trực tiếp vùng lãnh thổ tách rời Nakhchivan giáp với Thổ Nhĩ KỳIran.[3] Khoảng 2.000 binh lính Nga sẽ được điều đi làm lực lượng gìn giữ hòa bình dọc theo hành lang Lachin giữa Armenia và Nagorno-Karabakh trong vòng ít nhất 5 năm.[1]

Theo Bộ Quốc phòng Azerbaijan, thỏa thuận đình chiến bị phá vỡ ngày 26 tháng 11, tại làng Sor, và nói rằng ba lính Azerbaijan bị giết và hai người bị thương trong một cuộc tấn công bởi Armenia. Đồng thời, theo giới chức Azerbaijan, ngày 8 tháng 12, một lính Azerbaijan bị giết và một nhân viên Azercell bị thương nặng trong lúc lắp đặt cơ sở liên lạc và thiết bị truyền tải gần Hadrut.[100]

Vụ vi phạm đáng kể thỏa thuận đầu tiên được lực lượng gìn giữ hòa bình Nga trong vùng xác nhận diễn ra ngày 11 tháng 12, gần Hadrut. Các làng Khtsaberd (Çaylaqqala), Hin Tagher (Köhnə Tağlar), và tu viện Katarovank tại tỉnh Tỉnh Hadrut đã bị Artsakh chiếm giữ trong cuộc chiến.[101] Giao tranh nổ ra quanh khu vực bám trụ của Armenia mặc cho thỏa thuận đình chiến, và lực lượng Azerbaijan được cho là đã chiếm được Hin Tagher ngày 12 tháng 12, với một số đụng độ tiếp tục diễn ra trong khu vực.[102][103][104] Sau đó, giới chức Artsakh xác nhận rằng sáu người lính đã bị thương.[105] Cả hai bên cáo buộc bên còn lại tái khởi động cuộc xung đột. Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga yêu cầu cả hai bên tôn trọng thỏa thuận đình chiến.[106] Ngày 13 tháng 12, lực lượng Nga chiếm quyền kiểm soát Hin Tagher.[107] Tuy nhiên, ngày hôm sau, Bộ Quốc phòng Nga phát hành bản đồ cho thấy cả hai ngôi làng nằm ngoài phạm vi của nhiệm vụ gìn giữ hòa bình,[108] và cả hai được trả về cho Azerbaijan.[109]

Tên gọi sửa

Cuộc chiến cũng được gọi là Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ hai,[110][111][112] Chiến tranh Armenia–Azerbaijan[113][114] (tiếng Armenia: Հայ-ադրբեջանական պատերազմ, chuyển tự hay-adrbejanakan paterazm; tiếng Azerbaijan: Azərbaycan–Ermənistan müharibəsi)[115][116][117] Chiến tranh Sáu tuần[118][119][120][121] (tiếng Armenia: Վեցշաբաթյա պատերազմ, chuyển tự Vets’shabat’ya paterazm; tiếng Azerbaijan: Altı həftəlik müharibə),[122][123]Chiến tranh Bốn bốn ngày (tiếng Armenia: Քառասունչորսօրյա պատերազմ, chuyển tự K’arrasunch’vorsorya paterazm; tiếng Azerbaijan: Qırx dörd günlük müharibə)[124][125] ở cả Armenia và Azerbaijan, cũng như bởi truyền thông quốc tế.

Tại Armenia, nó cũng được gọi là Chiến tranh Artsakh lần thứ hai (tiếng Armenia: Արցախյան երկրորդ պատերազմ, chuyển tự Arts'akhyan yerkrord paterazm) bởi công chúng và chính phủ.[126][127]

Tại Azerbaijan, cuộc chiến còn được gọi Chiến tranh Karabakh lần thứ hai (tiếng Azerbaijan: İkinci Qarabağ müharibəsi),[128] Chiến tranh Ái quốc (tiếng Azerbaijan: Vətən müharibəsi),[129][130] Chiến dịch thúc đẩy hòa bình với Armenia (tiếng Azerbaijan: Ermənistanı sülhə məcburetmə əməliyyatı),[131] hay chiến dịch phản công[132] (tiếng Azerbaijan: Əks-hücum əməliyyatı) bởi công chúng và chính phủ. Ngày 10 tháng 10, chính phủ Azerbaijan thông báo nước này đã khởi động chiến dịch quân sự với tên mã Chiến dịch Thiết Quyền (tiếng Azerbaijan: Dəmir Yumruq əməliyyatı).[133]

Bối cảnh sửa

Chủ quyền lãnh thổ vùng Nagorno-Karabakh được tranh giành quyết liệt giữa Armenia và Azerbaijan.Xung đột hiện thời có nguồn gốc từ những sự kiện sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và ngày nay vùng này de jure là một phần của Azerbaijan, mặc dù phần lớn là de facto cai quản bởi Cộng hòa Artsakh không được quốc tế công nhận, ủng hộ bởi Armenia.[134]

Thời kỳ Xô viết sửa

Trong thời kỳ Xô viết, khu vực chủ yếu gồm người Armenia định cư này được cai quản như một oblast tự trị trong Azerbaijan Xô viết.[135] Khi Liên Xô bắt đầu tan rã từ cuối thập niên 1980, câu hỏi về tình trạng của Nagorno-Karabakh lại được đặt ra, vào ngày 20 tháng 2 năm 1988, quốc hội của Oblast Tự trị Nagorno-Karabakh thông qua một nghị quyết yêu cầu chuyển giao oblast từ Azerbaijan SSR sang Armenia Xô viết. Azerbaijan bác bỏ yêu cầu này vài lần,[136] và bạo động dân tộc nhanh chóng diễn ra sau đó, với một loạt các pogrom diễn ra giữa năm 1988 và 1990 chống lại người Armenia ở Sumgait, GanjaBaku,[137][138][139][140] và chống lại người Azerbaijan ở GugarkStepanakert.[141][142][143][144] Sau khi quyền tự trị của Nagorno-Karabakh chấm dứt, một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ngày 10 tháng 12 năm 1991. Cuộc trưng cầu dân ý bị người dân Azerbaijan tẩy chay, chiếm 22,8% dân số của vùng lúc bấy giờ. Kết quả, có 99,8% người tham gia bỏ phiếu đồng ý ly khai. Đầu năm 1992, sau khi Liên Xô sụp đổ, khu vực chìm vào trong chiến tranh.[136]

Chiến tranh Nagorno-Karabakh thứ nhất sửa

Chiến tranh Nagorno-Karabakh thứ nhất bắt nguồn từ sự di dời của khoảng 725.000 người Azerbaijan và 300.000–500.000 người Armenia từ cả Azerbaijan và Armenia.[145] Nghị định Bishkek năm 1994 chấm dứt cuộc chiến và cho Armenia tương đối nhiều lãnh thổ: ngoài việc kiểm soát phần lớn vùng Nagorno-Karabakh, Cộng hòa Artsakh cũng chiếm giữ những quận có người Azerbaijan như Agdam, Jabrayil, Fuzuli, Kalbajar, Qubadli, LachinZangilan.[146] Các điều khoản của thỏa thuận Bishkek dẫn đến một xung đột đóng băng trong khu vực.[147] Quá trình hòa giải từ quốc tế bắt đầu với Nhóm OSCE Minsk năm 1994, và nỗ lực gần đây nhất trước cuộc chiến năm 2020 là Nguyên tắc Madrid.[148][149] Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua bốn nghị quyết năm 1993, kêu gọi việc rút "quân chiếm đóng" trong lãnh thổ xung quanh Nagorno-Karabakh,[150] và trong năm 2008 Đại hội đồng thông qua một nghị quyết yêu cầu Armenia rút quân ngay lập tức,[151] tuy nhiên các đồng tọa Nhóm OSCE Minsk (Nga, Pháp, và Mỹ) bỏ phiếu chống.[152]

Xung đột đóng băng sửa

Suốt ba thập kỷ, nhiều vụ vi phạm lệnh ngừng bắn đã xảy ra, trong đó nghiêm trọng nhất là xung đột Nagorno-Karabakh năm 2016 kéo dài 4 ngày.[153] Khảo sát cho thấy rằng người dân của Nagorno-Karabakh không muốn trở thành một phần của Azerbaijan, vào tháng 8 năm 2019, trong một tuyên bố ủng hộ thống nhất lãnh thổ, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan nói rằng "Artsakh là của Armenia, chấm hết".[154] Các cuộc giao tranh khác tiếp tục diễn ra ở biên giới giữa Armenia và Azerbaijan vào tháng 7 năm 2020.[153] Hàng ngàn người Azerbaijan biểu tình đòi chiến tranh đáp trả Armenia, và Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng ủng hộ cho Azerbaijan.[155] Ngày 29 tháng 7 năm 2020, Azerbaijan thực hiện một chuỗi các cuộc diễn tập quân sự kéo dài từ 29 tháng 7 đến 10 tháng 8 năm 2020,[156] theo sau bởi những cuộc diễn tập khác vào đầu tháng 9 với sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ.[157] Trước khi xung đột leo thang trở lại, xuất hiện những cáo buộc cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã hỗ trợ chuyển hàng trăm binh lính của Quân đội Quốc gia Syria từ Sư đoàn Hamza sang Azerbaijan.[158] Chính phủ Azerbaijan bác bỏ việc sử dụng binh lính ngoại bang.[159]

Diễn biến chiến tranh sửa

Tổng quan sửa

 
Những tuyến đầu ước lượng vào thời điểm ngừng bắn, với những lãnh thổ Azerbaijan giành được trong cuộc chiến màu đỏ, hành lang Lachin do lực lượng gìn giữ hòa bình Nga canh gác màu xanh, và khu vực được Armenia trả về cho Azerbaijan gạch chéo.

Cuộc xung đột đánh dấu việc sử dụng chiến tranh cơ giới; chiến tranh drone,[160] đặc biệt là việc sử dụng drone Hadrop tự sát của Israel và Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ;[91][93] pháo hạng nặng;[161] tên lửa; và chiến tranh giao thông hào.[162] Xuyên suốt chiến dịch, Azerbaijan dùng nhiều drone để tấn công và làm tổn hại lực lượng Armenia/Artsakh. Tập kích xe tăng, pháo binh và hệ thống phòng không thành công, drone của Azerbaijan cũng bắt đầu tấn công các đơn vị lính. Tuy nhiên, một số drone của Azerbaijan bị bắn hạ.[163][164] Cuộc chiến cũng có sự triển khai đan dược thứ cấp, bị cấm bởi đa số các nước trên thế giới nhưng không bị cấm bởi Armenia và Azerbaijan:[165] các bên thứ ba đã xác nhận rằng Armenia đã triển khai đạn dược thứ cấp vào những khu vực dân thường nằm ngoài vùng chiến sự,[166] cũng như xác nhận bằng chứng của việc Azerbaijan sử dụng đạn dược thứ cấp trong những khu vực dân sự trong Nagorno-Karabakh.[167][168] Một chuỗi các cuộc tấn công đã gây ra hậu quả dân sự lớn tại Ganja, Azerbaijan, trong khi nhà cửa và cơ sở hạ tầng ở Stepanakert, thủ đô của Artsakh, và những nơi khác bị đưa vào tầm ngắm, dẫn đến thương vong và thiệt hại lớn.[169] Đi cùng với cuộc xung đột là thông tin sai lệch và đánh lạc hướng.[170]

Diện tích lãnh thổ bị tranh chấp là tương đối ít, nhưng cuộc xung đột đã mở rộng ra ngoài biên giới Nagorno-Karabakh do mức độ leo thang và các loại vũ khí được triển khai trong cuộc chiến. Đạn và tên lửa đã rơi xuống tỉnh Đông Azerbaijan tại Iran nhưng không gây thiệt hại,[171][172] và Iran cũng ghi nhận một số thiết bị bay không người lái (UAV) bị bắn hạ hoặc va chạm trong lãnh thổ của mình,[173][174][175][176] còn Georgia thông báo hai chiế UAV đã rơi tại tỉnh Kakheti.[177]

Cuộc xung đột bắt đầu với Azerbaijan tấn công trên mặt đất bằng đội quân thiết giáp, cùng với pháo binh và drone, trong đó có đạn dược thứ cấp. Binh lính Armenia và Artsakh buộc phải rút về tuyến phòng thủ đầu tiên ở phía đông nam và bắc Artsakh, nhưng cũng gây thiệt hại lớn cho đội hình thiết giáp của Azerbaijan với tên lửa và pháo binh chống tăng, phá hủy hàng chục chiếc xe. Azerbaijan sử dụng drone với số lượng lớn để chống lại hàng phòng không của Armenia, tiêu diệt 13 hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn. Lực lượng Azerbaijan liên tục sử dụng để xác định và phá hủy những vị trí Armenia/Artsakh. Những chiếc drone trinh sát xác định mục tiêu quân sự trên tiền tuyến và vị trí của lực lượng hỗ trợ, từ đó tập kích mục tiêu cùng với đường xá và cầu đường để ngăn không cho quân tiếp viện đến. Sau khi các vị trí của Armenia/Artsakh đã bị tấn công dữ dội và cắt mạch tiếp viện, Azerbaijan tiến công với quân số áp đảo để chiếm lấy mục tiêu. Chiến thuật này được lặp đi lặp lại để dần chiếm hết các vị trí của Armenia và Artsakh.[178] Quân Azerbaijan chiếm được một phần lãnh thổ nhỏ ở phía nam trong ba ngày đầu của cuộc chiến. Trong ba ngày tiếp theo, cả hai bên chủ yếu bắn bên kia từ vị trí cố định. Ở phía bắc, quân Armenia/Artsakh phản công, chiếm được một phần managing to retake some ground. Their largest counterattack took place on the fourth day, but incurred heavy losses when their armor and artillery units were exposed to Azerbaijani attack drones, loitering munitions, and reconnaissance drones spotting for Azerbaijani artillery as they maneuvered in the open.[39] Ngày thứ sáu, Azerbaijan và Armenia/Artsakh bắt đầu dùng tên lửa và pháo binh để đánh vào cơ sở hạ tầng. Trong số những nơi bị thiệt hại có Stepanakert, thủ đô Artsakh, bị tấn công liên tục bằng pháo tên lửa; một cây cầu nối Armenia với Nagorno-Karabakh, bị hạ trong một đợt bắn tên lửa; Ganja, bị tấn công bốn lần bởi tên lửa Armenia và Artsakh, trong đó có Sân bay Quốc tế Ganja. Sáng ngày thứ bảy, Azerbaijan triển khai một đợt tấn công lớn. Quân đoàn 1, 2, và 3 của Lục quân Azerbaijan, viện trợ bởi Quân đoàn 4, bắt đầu tiến công vào miền bắc, chiếm được một số vùng, nhưng bước tiến của Azerbaijan bị dừng lại.[39]

Hầu hết giao tranh sau đó dịch xuống phía nam, trên địa hình tương đối bằng phẳng và vắng vẻ so với vùng núi phía bắc. Quân Azerbaijan tấn công vào JabrayilFüzuli, chọc thủng hàng phòng thủ nhiều lớp của Armenia/Artsakh và chiếm lại một phần lãnh thổ của Armenia làm vùng đệm. Tuy nhiên giao tranh sau đó tạm dừng.[39]

Sau khi Khojavend (Martuni) bị tấn công,[179] giới chức Artsakh bắt đầu vận động dân thường.[180] Trước 04:00 (00:00 UTC) ngày 10 tháng 10 năm 2020, Nga thông báo rằng cả Armenia và Azerbaijan đã đồng ý ngừng bắn nhân đạo sau mười giờ đàm phán tại Moskva và nói rằng cả hai sẽ tiếp tục tham gia đối thoại.[181][182] Sau khi tuyên bố ngừng chiến, Tổng thống Artsakh thừa nhận Azerbaijan đã đạt được một số kết quả, xuyên sâu vào lãnh thổ Artsakh;[183] Thủ tướng Armenia thông báo rằng quân đội Armenia đã "rút lui một phần".[184]

Thỏa thuận ngừng bắn nhanh chóng bị phá vỡ và quân Azerbaijan tiếp tục tiến công.[185][186] Chỉ trong vài ngày Azerbaijan thông báo đã chiếm giữ hàng chục ngôi làng ở phía nam.[187] Một nỗ lực đình chiến đêm ngày 17 tháng 10 năm 2020 cũng không thành công.[188] Azerbaijan thông báo chiếm được Jabrayil ngày 9 tháng 10 năm 2020 và Füzuli ngày 17 tháng 10 năm 2020. Quân đội Azerbaijan cũng chiếm giữ Đập Khoda AfarinCầu Khodaafarin. Azerbaijan thông báo rằng đã hoàn toàn trấn thủ vùng giáp với Iran sau khi chiếm được Agbend ngày 22 tháng 10 năm 2020.[189] Quân Azerbaijan sau đó tiến về hướng tây bắc, tiến về hành lang Lachin, tuyến cao tốc duy nhất giữa Armenia và Nagorno-Karabakh, đưa nó vào tầm pháo binh. Theo Artsakh, một cuộc phản công đẩy lùi quân đội Azerbaijan trong tầm 25 kilômét hành lang Lachin ngày 26 tháng 10 năm 2020. Quân Artsakh đã rút về rừng trước đó giờ bắt đầu đánh lại quân bộ và thiết giáp Azerbaijan theo từng nhóm nhỏ, đồng thời phản công ở gần biên giới tây nam giữa Armenia và Azerbaijan.[190] Ngày 26 tháng 10 năm 2020, một thỏa thuận ngừng bắn do Hoa Kỳ khởi xướng được đặt ra, nhưng giao tranh nhanh chóng tiếp tục trong vòng vài phút.[191][192] Ba ngày sau, giới chức Artsakh thông báo rằng quân Azerbaijan còn cách Shusha 5 kilômét.[193] Ngày 8 tháng 11 năm 2020, quân Azerbaijan chiếm được Shusha,[194] thành phố lớn thứ hai tại Artsakh trước chiến tranh, nằm cách thủ đô Stepanakert 15 kilômét.[195]

Thỏa thuận đình chiến sửa

 
Bản đồ thỏa thuận đình chiến
  Azerbaijan ngoài vùng xung đột
  Armenia
  Vùng chiếm được bởi Azerbaijan trong cuộc chiến, cho nước ngày tiếp tục kiểm soát
  Quận Agdam: sơ tán bởi Armenia ngày 20 tháng 11[196][197]
  Quận Kalbajar: sơ tán bởi Armenia ngày 25 tháng 11[198]
  Quận Lachin: sơ tán bởi Armenia ngày 1 tháng 12[199]
  Một phần của Nagorno-Karabakh chưa có lịch trao trả cho Azerbaijan
  Hành lang Lachin, canh gác bởi lực lượng gìn giữ hòa bình Nga
  Đường vào Nagorno-Karabakh
  Hành lang vận chuyển mới của Azerbaijan
  Đường tiếp xúc trước cuộc chiến 2020.
  Những vùng khác Artsakh tuyên bố chủ quyền

Ngày 9 tháng 11 năm 2020, sau Shusha bị chiếm giữ, một thỏa thuận đình chiến được ký giữa Tổng thống Azerbaijan, Ilham Aliyev, Thủ tướng Armenia, Nikol Pashinyan, và Tổng thống Nga, Vladimir Putin, kết thúc tất cả xung đột trong vùng Nagorno-Karabakh từ ngày 10 tháng 11 năm 2020, 00:00 giờ Moskva.[96][97][98] Tổng thống Artsakh, Arayik Harutyunyan, cũng đồng ý chấm dứt xung đột.[99]

Theo thỏa thuận này, cả hai bên giao chiến sẽ trao đổi tù nhân chiến tranh và thi thể những người đã hi sinh. Ngoài ra, quân Armenia sẽ rút khỏi những vùng chiếm đóng xung quanh Nagorno-Karabakh trước ngày 1 tháng 12 năm 2020, trong khi một lực lượng gìn giữ hòa bình, do Lục quân Nga đảm nhiệm và dẫn đầu bởi Trung tướng Rustam Muradov,[200] gồm khoảng 2.000 binh lính sẽ được triển khai trong vòng ít nhất 5 năm dọc theo đường tiếp xúc và hành lang Lachin nối Armenia và Nagorno-Karabakh. Đồng thời, Armenia phải "bảo đảm an toàn" cho việc di chuyển giữa lãnh thổ tách rời Nakhchivan với lãnh thổ chính của Azerbaijan theo cả hai chiều, trong khi quân đội biên phòng Nga (dưới Tổng cục An ninh Liên bang Nga) sẽ "kiểm soát việc liên lạc vận chuyển".[201][202][203]

Ngày 15 tháng 12 năm 2020, sau vài tuần ngừng bắn, hai bên tiến hành trao đổi tù nhân, gồm 44 người Armenia và 12 người Azerbaijan.[204] Hiện không rõ liệu còn tù nhân còn bị bắt giữ ở hai bên hay không.

Hoạt động ngoài quân sự của hai bên sửa

Từ đầu cuộc xung đột, cả Armenia và Azerbaijan đều ra lệnh thiết quân luật, giới hạn tự do ngôn luận. Trong khi đó, một luật mới ở Armenia đi vào hiệu lực từ tháng 10 năm 2020, cấm báo cáo tiêu cực về tình hình ở tiền tuyến.[205] Các nhà báo quốc tế Azerbaijan báo cáo về việc bị hạn chế hoạt động, điều không có ở Nagorno-Karabakh.[206]

Armenia sửa

 
Một bảng yết thị quân dịch dán ở Quảng trường Cộng hòa, Yerevan ngày 7 tháng 10 năm 2020.

Ngày 28 tháng 9 năm 2020, Armenia cấm đàn ông trên 18 tuổi trong quân dịch rời khỏi đất nước.[207] Ngày hôm sau, nước này hoãn phiên xét xử cựu Tổng thống Robert Kocharyan và những cựu viên chức khác bị khởi tố trong vụ bạo động hậu bầu cử năm 2008, do một trong các bị cáo, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Armenia, Seyran Ohanyan, đến Artsakh trong thời kỳ xung đột.[208]

Ngày 1 tháng 10 năm 2020, Tổng cụcAn ninh Quốc gia Armenia (NSS) thông báo rằng đã bắt giữ và khởi tố một cựu viên chức quân đội cấp cao với tội phản quốc do nghi là gián điệp cho Azerbaijan.[209] Ba ngày sau, NSS tuyên bố đã bắt giữ một vài công dân nước ngoài do nghi ngờ gián điệp.[210] Khi biết Israel bán vũ khí cho Azerbaijan, Armenia đã rút về đại sứ ở Israel.[211]

Ngày 8 tháng 10 năm 2020, Tổng thống Armenia Armen Sarkissian, thôi việc giám đốc của NSS.[212] Sau đó, chính phủ Armenia siết chặt thiết quân luật và cấm chỉ trích cơ quan nhà nước và "truyền thông nhằm gián đoạn khả năng quốc phòng của quốc gia".[213] Vào cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Armenia thu hồi giấy phép hành nghề của một thông tín viên Novaya Gazeta do đi vào nước này khi chưa được cho phép.[214] Ngày 9 tháng 10 năm 2020, Armenia thắt chặt pháp luật an ninh.[213] Ngày 21 tháng 10 năm 2020, Nội các Bộ trưởng Armenia ra lệnh cấm tạm thời hàng hóa Thổ Nhĩ Kỳ, có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 năm 2020.[215] Ngày hôm sau, quốc hội Armenia thông qua luật để bãi nợ cho những người lính bị thương trong giao tranh và nợ của gia đình những người liệt sĩ.[216]

Ngày 27 tháng 10 năm 2020, Tổng thống Armenia Armen Sarkissian cho thôi việc giám đốc bộ phận phản gián của Tổng cụcAn Ninh Quốc gia, Đại tướng Hovhannes Karumyan, và chỉ huy bộ đội biên phòng, Gagik Tevosyan.[217] Ngày 8 tháng 11 năm 2020, Sarkissian tiếp tục cho thôi việc giám đốc tạm quyền của Tổng cụcAn ninh Quốc gia.[218]

Đến ngày 8 tháng 11 năm 2020, một nhà hoạt động Armenia đã bị cảnh sát phạt vì những bài đăng phản đối chiến tranh của mình.[219]

Azerbaijan sửa

 
Quốc kỳ Azerbaijan tại Quảng trường Jafar Jabbarly ở Baku ngày 10 tháng 10 năm 2020.

Ngày 27 tháng 9 năm 2020, giới chức Azerbaijan hạn chế việc truy cập Internet sau khi xung đột bắt đầu,[220] nói rằng việc này "nhằm phòng ngừa các cuộc khiêu khích quy mô lớn của Armenia". Chính phủ ngầm khuyến khích người dân dùng Twitter, mạng xã hội duy nhất không bị chặn ở nước này. Mặc cho những hạn chế, một số người Azerbaijan dùng VPN để truy cập Internet.[221] Quốc hội Azerbaijan ban hành lệnh giới nghiêm ở Baku, Ganja, Goygol, Yevlakh và một số quận khác bắt đầu từ đêm ngày 28 tháng 9 năm 2020,[222][223] dưới lệnh của Bộ trưởng Nội vụ, Vilayet Eyvazov.[224] Azerbaijan Airlines thông báo tất cả sân bay ở Azerbaijan sẽ bị đóng cửa cho các chuyến bay dân dụng cho đến ngày 30 tháng 9 năm 2020.[225] Văn phòng Công tố Quân sự tại Fizuli, Tartar, Karabakh và Ganja bắt đầu điều tra các tội phạm chiến tranh và các loại tội phạm khác.[226]

Cũng trong ngày 28 tháng 9 năm 2020, Tổng thống Azerbaijan, Ilham Aliyev, ban hệnh sắc lệnh cho phép điều quân một phần ở Azerbaijan.[227] Ngày 8 tháng 10 năm 2020, Azerbaijan triệu hồi đại sứ tại Hy Lạp để chất vấn, sau khi xuất hiện cáo buộc của người Armenian tại Hy Lạp đến Nagorno-Karabakh để chiến đấu chống lại Azerbaijan.[228] Ba ngày sau, Tổng cụcAn ninh Quốc gia Azerbaijan (SSS) cảnh báo về nguy cơ Armenia tấn công khủng bố.[229]

Ngày 17 tháng 10 năm 2020, Bộ Ngoại giao Azerbaijan thông báo rằng thành viên của Duma Quốc gia Nga của đảng cầm quyền Nước Nga thống nhất, Vitaly Milonov, đã trở thành persona non grata tại Azerbaijan do đến Nagorno-Karabakh mà không được sự cho phép của chính quyền nước này.[230] Ngày 24 tháng 10 năm 2020, theo đề xuất của Ngân hàng Trung ương Azerbaijan, các ngân hàng thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Azerbajan đồng loạt nhất trí bãi nợ các binh lính và thường dân tử nạn trong cuộc chiến.[231]

Ngày 29 tháng 10 năm 2020, Tổng thống Azerbaijan, Ilham Aliyev, ban hành sắc lệnh thành lập văn phòng sĩ quan tạm thời ở những khu vực mà nước này chiếm được trong cuộc xung đột. Theo đó, các sĩ quan chỉ huy sẽ được bổ nhiệm bởi Bộ Nội vụ, nhưng cũng phải phối hợp với các cơ quan khác của chính phủ, bao gồm Bộ Quốc phòng, Tổng cục Biên phòng quốc gia, và ANAMA.[232][233]

Đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, sau khi chiếm được phần lãnh thổ gần biên giới với Iran, Azerbaijan chiếm quyền kiểm soát bốn cột mốc biên giới mới.[234]

Đến ngày 4 tháng 11 năm 2020, sáu nhà hoạt động vì hòa bình tại Azerbaijan đã bị Tổng cục An ninh Quốc gia gọi để chất vấn, với lý do là các hoạt động phản đối chiến tranh tại đây.[235][236][237][238][239]

Ngày 12 tháng 12 năm, Tổng thống Aliyev ban hành lệnh dỡ bỏ giới nghiêm được thiết lập hồi tháng 9.[240]

Hệ quả sửa

Armenia sửa

 
Biểu tình tại Yerevan phản đối điều khoản của hiệp định ngừng bắn ngày 18 tháng 11 năm 2020.[241]

Không lâu sau khi tin tức về thỏa thuận đình chiến được ký kết xuất hiện từ sáng sớm ngày 10 tháng 11, biểu tình và bạo lực đã nổ ra ở Armenia chống lại Nikol Pashinyan, cho rằng ông là một kẻ "phản quốc" vì đã chấp nhận thỏa thuận này.[242] Người biểu tình chiếm lấy tòa nhà quốc hội sau khi phá cửa, và kéo Chú tịch Quốc hội Armenia Ararat Mirzoyan ra khỏi xe và đánh ông.[243][244] Trong suốt tháng 11, nhiều quan chức Armenia từ chức, bao gồm Bộ trưởng Ngoại giao Zohrab Mnatsakanyan,[245] Bộ trưởng Quốc phòng David Tonoyan,[246] giám đốc cơ quan quản lý quân sự Movses Hakobyan,[247] và người phát ngôn Bộ Quốc phòng Artsrun Hovhannisyan.[248]

Sau khi thỏa thuận đình chiến được ký kết, Tổng thống Armen Sarksyan tổ chức một cuộc họp với Karekin II, nơi cả hai đồng ý lấy ngày 22 tháng 11 làm ngày tưởng nhớ những anh hùng đã ngã xuống vì bảo vệ đất mẹ trong cuộc chiến giải phóng Artsakh.[249] Ngày 16 tháng 11, ông tuyên bố rằng cuộc bầu cử quốc hội nhanh và sự từ chức của Pashinyan là không thể tránh khỏi, đề xuất quá trình được giám sát và quản lý bởi "Chính phủ Hiệp định Quốc gia" tạm thời.[250]

Ngày 10 tháng 12, truyền thông Armenia đưa tin rằng một công dân Azerbaijan đã bị bắt giữ trong đêm gần BerdavanTỉnh Tavush. Công dân Azerbaijan này được cho là đã có mặt ở Berdavan giữa 4:00 và 5:00 sáng. Người đứng đầu chính quyền Berdavan, Smbat Mugdesyan, nói rằng NSS đã đưa anh đi và anh không biết chi tiết nào khác. Theo truyền thông Armenia, một vụ án hình sự đã được khởi tố chống lại anh với tội vượt biên trái phép. Theo BBC Azerbaijani Service, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giaoBộ Quốc phòng của Azerbaijan nói rằng họ không biết thông tin gì về vụ việc.[251]

Ngày 12 tháng 12, xe tải của Azerbaijan, cùng với Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế và lực lượng gìn giữ hòa bình Nga, tiến vào David Bek thuộc Tỉnh Syunik của Armenia để thu hồi thi thể những người tử trận. The Armenian officials refuted the media reports of Azerbaijani vehicles entered Goris.[252]

Ngày 16 tháng 12, người thân của những chiến sĩ Armenia bị mất tích tụ tập trước tòa nhà Bộ Quốc phòng Armenia, yêu cầu thông tin về những người đó. Họ không được phép vào bên trong, và đại diện quân đội Armenia không phản hồi yêu cầu của họ. Theo sau đó là một cuộc ẩu đả, khi mà các người thân trong gia đình của những binh lính Armenia tiến vào trong tòa nhà thành công.[253]

Azerbaijan sửa

 
Ăn mừng tại Baku, Azerbaijan sau hiệp ước hòa bình.

Thỏa thuận hòa bình và kết thúc chiến tranh được coi là chiến thắng và được chào đón nồng nhiệt tại Azerbaijan.[254][255] Ngày 10 tháng 11 năm 2020, đám đông vẫy cờ ở Baku sau khi thỏa thuận được ký kết.[256] Ngày 11 tháng 11, Tổng thống Azerbaijan, Ilham Aliyev, tại một cuộc gặp với những người lính Azerbaijan bị thương trong cuộc chiến, nói rằng huân chương và huy chương mới sẽ được thiết lập tại Azerbaijan, và rằng ông đã đưa chỉ dẫn phù hợp để trao tặng những thường dân và bộ đội đã thể hiện "sự anh dũng trên chiến trường và đã khẳng định mình trong cuộc chiến".[257] Khoảng một tuần sau, tại một phiên họp toàn thể của Quốc hội Azerbaijan, dự luật về những sửa đổi trong luật "Hệ thống huân chương và huy chương của Cộng hòa Azerbaijan" được đem đi lấy ý kiến.[258] Mười bảy huân chương và huy chương mới được đưa ra trong cùng ngày.[259] Ngày 12 tháng 11, Bộ Nội vụ Azerbaijan thông báo đã chuyển sở cảnh sát Shusha từ Quận Tartar sang Shusha,[260] trong khi vào ngày 14 tháng 11, việc quản lý hồ chứa Sugovushan được chuyển giao từ quân đội sang cho Bộ Tình huống Khẩn cấp Azerbaijan.[261] Ngày 15 tháng 11, Giáo hội Tông truyền Armenia cho rằng Nhà thờ Ghazanchetsots đã bị phá hoại sau khi quân Azerbaijan chiếm Shusha, dẫn đến phát ngôn của Bộ Ngoại giao Armenia lên án hành động này; Tổng thống Azerbaijan Aliyev sau đó đưa ra tuyên bố các nhà thờ Thiên Chúa giáo sẽ được bảo vệ.[262] Ngoài ra, ngày 1 tháng 12, Phó Bộ trưởng Văn hóa thứ nhất Azerbaijan, Thủ tướng đương nhiệm Anar Karimov, nói với France24 rằng di sản văn hóa Kitô giáo của Karabakh sẽ được chính phủ bảo tồn.[263][264]

 
Tổng thống Ilham Aliyev tham quan Fuzuli ngày 16 tháng 11.

Giữa tháng 11, Aliyev và Phó Tổng thống thứ nhất của Azerbaijan, Mehriban Aliyeva, đến thăm Quận FuzuliJabrayil, đều trở thành những thị trấn ma sau khi bị quân Armenia chiếm đóng năm 1993.[265] Aliyev ra lệnh cho Cơ quan Đường bộ Quốc gia Azerbaijan xây dựng một tuyến cao tốc mới, bắt đầu từ Alxanlı, nối Fuzuli với Shusha.[266] Tại Jabrayil, Aliyev khẳng định rằng "kế hoạch mới" sẽ được đề ra để tái thiết lại thành phố.[267] Ông cũng đến thăm cầu Khodaafarin, giáp với Iran.[268] Theo nhà kinh tế Azerbaijan Toghrul Valiyev, tái thiết lại hoàn toàn Jabrayil, Fuzuli, Zangilan, và Gubadly, tất cả gần như không còn cơ sở hạ tầng nào, sẽ mất đến 10 năm và tốn 15 tỷ đô la.[269] Trong khi đó, Đường sắt Azerbaijan cũng thông báo kế hoạnh xây dựng lại tuyến đường sắt nối Stepanakert với Yevlakh.[269] Ngày 18 tháng 11, đại biểu quốc hội Tahir Mirkishili nói rằng một hiệp hội được lập ra gồm Azergold của nhà nước và một công ty nước ngoài để khai thác vàng ở Zangilan, Vejnəli, và Kalbajar.[270] Đồng thời, PASHA BankKapital Bank thông báo họ dự kiến sẽ mở chi nhánh mới trong khu vực.[271]

Ngày 23 tháng 11, đơn vị của Cục Quản lý Hỏa hoạn Quốc gia thuộc Bộ Tình huống khẩn cấp bắt đầu hoạt động tại một số quận ở Karabakh do Azerbaijan kiểm soát.[272] Ngày hôm sau, những hiện vật khảo cổ được tìm thấy ở hang Azykh được đưa đến Baku bởi Cục An ninh Quốc gia và được đưa vào Quỹ Khảo cổ học của Viện Khảo cổ học và Dân tộc học thuộc ANAS.[273] Ngày 25 tháng 11, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) chấp thuận việc đưa sáu sân bay Azerbaijan vào danh mục sân bay quốc tế, bao gồm các sân bay ở Aghdam, Fuzuli và Stepanakert.[274] Ngày 28 tháng 11, một ô tô dân dụng đâm vào một khu mỏ ở Aşağı Seyidəhmədli, quận Fuzuli, giết chết bốn người,[275] bao gồm tổng biên tập viên của tờ Gaidish của chính quyền quận Fuzuli.[276] Sau đó, Văn phòng Tổng công tố Azerbaijan và Bộ Nội vụ yêu cầu người dân không tham quan vùng lãnh thổ mới thu được nếu không được phép cho đến khi cơ quan chức năng loại bỏ hết mìn và những thiết bị nổ khác khỏi khu vực.[277]

 
Máy bay chiến đấu Sukhoi Su-25 của Azerbaijan trong lễ diễu hành chiến thắng tại Baku ngày 10 tháng 12.

Ngày 27 tháng 9 và ngày 8 tháng 11 lần lượt được chọn làm Ngày Tưởng niệmNgày Chiến thắng.[278][279][280] Vào cùng ngày, Tổng thống Aliyev ký một sắc lệnh thành lập Tổ chức YASHAT để hỗ trợ gia đình của những người bị thương và chết trong chiến tranh, dưới sự quản lý và kiểm soát của Cục ASAN.[281] Ngày 2 tháng 12, Hiệp hội Ngân hàng Azerbaijan thông báo rằng nợ ngân hàng của những binh lính và thường dân mất trong chiến tranh sẽ được xóa bỏ hoàn toàn.[282] Ngày 3 tháng 12, Aliyev đưa ra chỉ thị thành lập Khu Tưởng niệm Chiến tranh Ái quốc và Bảo tàng Chiến thắng.[283] Ngày 4 tháng 12, vào lúc 12:00 (UTC+4) giờ địa phương, một phút mặc niệm diễn ra ở Azerbaijan để tưởng nhớ những người lính đã ngã xuống trong chiến tranh.[284][285] Ngoài ra, cờ được hạ thấp xuống khắp cả nước, và giao thông dừng lại.[286] Một lời cầu nguyện chung diễn ra ở Thánh đường Heydar tại Baku để tưởng nhớ những người đã hy sinh, và Shaykh al-Islām Allahshukur Pashazadeh, chủ tịch Hội đồng Tôn giáo Kavkaz, nói rằng "Sunni và Shiite cùng cầu cho linh hồn của những người đã mất". Ngoài thủ đô, các nghi lễ tưởng niệm cũng được tổ chức trong những thánh đường ở Sumgayit, Guba, Ganja, Shamakhi, Lankaran, Shaki, và trong những nhà thờ ở Baku và Ganja.[287] Ngày 5 tháng 12, Bộ Lao động và Bảo vệ Xã hội nói rằng Quỹ Bảo vệ Xã hội Quốc gia đã công nhận 94 người Azerbaijan mất trong chiến tranh là shahid.[288] Ngày 9 tháng 12, Tổng thống Aliyev phong tặng 83 binh lính danh hiệu Anh hùng Chiến tranh Ái quốc,[289] 204 người nhận Huân chương Karabakh,[290] và 33 người nhận Huân chương Zafar.[291] Ngày 12 tháng 12, thiết quân luật được dỡ bỏ theo lệnh của Tổng thống Ilham Aliyev.[292]

Ngày 10 tháng 12, một cuộc diễu hành chiến thắng diễn ra tại quảng trường Azadliq, Baku,[293] với 3.000 chiến sĩ nổi bật trong cuộc chiến đi cùng với các thiết bị quân sự, thiết bị bay không người lái và phi cơ,[294] cùng với binh lính và sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ.[295] Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdoğan tham gia vào cuộc diễu hành quân sự trong một chuyến thăm cấp quốc gia tới Baku.[296]

Trả về lãnh thổ bị chiếm đóng sửa

 
Quân gìn giữ hòa bình Nga và sĩ quan quận sự Azerbaijan gần Dadivank của Quận Kalbajar.

Trước khi chuyển giao quận Kalbajar từ Artsakh cho Azerbaijan theo điều kiện của thỏa thuận đình chiến, người Armenia địa phương đốt nhà cửa,[265] ngăn không cho người Azerbaijan cư trú.[297][298] Quận Kalbajar chủ yếu do người Azerbaijan sinh sống trước khi Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ nhất nổ ra và sau đó được người Armenia chiếm đóng, cùng với Aşağı AğcakəndGülüstan ở Azerbaijan.[299][300] Một số người Armenia mang theo thi thể người thân cùng với họ,[301]Reuters ghi nhận rằng dân làng "mang theo mọi thứ họ có thể và chất kín những xe tải với tài sản trong nhà".[302] Ngày 13 tháng 11, có báo cáo về một số ngôi nhà bốc cháy ở Kalbajar[303] và ở Dadivank và những ngôi làng lân cận.[304] Ngày 15 tháng 11 Agence France-Presse đưa tin ít nhất sáu ngôi nhà bị phát hỏa ở Çərəktar.[305] Azerbaijan lên án những thường dân đốt nhà khi di tản và thực hiện điều mà nước này gọi là "khủng bố sinh thái";[306] Tổng tống Ilham Aliyev gọi những người Armenia phá hoại tài sản là "kẻ thù man rợ".[307] Theo yêu cầu của Armenia, Azerbaijan kéo dài thời hạn để Armenia di tản hoàn toàn quận Kalbajar trong 10 ngày, đến 25 tháng 11, trên cơ sở thời tiết xấu và chỉ có một con đường đi vào Armenia.[308]

Quận đầu tiên được trao trả cho Azerbaijan là quận Agdam, vào ngày 20 tháng 11 năm 2020.[196][197] Trước đó, người Armenia trong khu vực cũng đốt nhà cửa,[309] và ngày 19 tháng 11, Agence France-Presse ghi nhận những binh lính Armenia đã phá hủy trụ sở ở Agdam. Agdam từng là một thị trấn chủ yếu là người Azerbaijan cho đến khi trận chiến giành thành phố nổ ra năm 1993,[310] sau đó nó trở thành một phố ma,[309] và được người dân địa phương gọi là "Hiroshima của Kavkaz".[311][312] Rustam Muradov, chỉ huy của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga trong khu vực, nói rằng hoạt động trao trả đã được thực hiện mà không có sự cố nào.[313] Ngày 22 tháng 11, quân đội Azerbaijan nói đã vô hiệu hóa hơn 150 quả mìn trong quận.[314]

Ngày 25 tháng 11, Kalbajar trở thành quận thứ hai được trao trả cho Azerbaijan.[198] Lực lượng Armenia phá hủy trụ sở quân sự trước khi rút khỏi nơi đây.[315][316] Tổng thống Aliyev hứa sẽ tái thiết và hồi sinh quận Kalbajar,[317] và có một cuộc diễu hành ăn mừng ở Baku.[318] Bộ Tài nguyên Thiên nhiên và Sinh thái Azerbaijan nói rằng sẽ xem xét khoáng sản ở đây để tính "thiệt hại gây ra cho Azerbaijan" trong thời gian Armenia chiếm đóng.[319] Ngày 26 tháng 11, truyền thông Armenia ghi nhận một nhóm 250 chiến sĩ Azerbaijan đã đến mỏ vàng Zod, một trong những mỏ vàng lớn nhất miền nam Kavkaz,[320] nằm ở biên giới quận Kalbajar với tỉnh Gegharkunik tại Armenia,[321][322] và đóng quân tại đây, yêu cầu giao mỏ cho nước này.[323] Bộ Quốc phòng Armenia bác bỏ việc này,[324] nói rằng quân Azerbaijan sau khi không chấp nhận một điểm kiểm soát biên giới Armenia đã liên lạc với phía Armenia bằng một loa phát thanh và đàm phán với lực lượng gìn giữ hòa bình Nga về vấn đề này. Giới chức Armenia và Azerbaijan bắt đầu đặt biên giới trong cùng ngày 26 tháng 11.[325] Quân đội Armenia sau đó nói một nửa khu vực mỏ đã được trao cho Azerbaijan.[326]

Quận Lachin, nằm giữa Nagorno-Karabakh và Armenia, từng là một vùng đa số người Azerbaijan và người Kurd trước khi chiến tranh Nagorno-Karabakh thứ nhất và bị quân đội Armenia chiếm giữ năm 1992.[327] Trước khi quận được trao trả Azerbaijan năm 2020, một số người Armenia chạy trốn khỏi thành phố Lachin,[328] mặc cho Nga canh gác hành lang qua thành phố.[329][330] Từ ngày 27 tháng 11, trích lời thị trưởng tự xưng của thành phố, Narek Aleksanyan, người kêu gọi dân số Armenia ngừng trốn khỏi khu vực, truyền thông Armenia cho rằng "thỏa thuận đã được sửa đổi", Lachin, Sus, và Zabukh sẽ không được trao trả cho Azerbaijan. Những khẳng định này sau đó bị bác bỏ bởi chủ tịch của Trung tâm Nghiên cứu Xã hội, đại biểu quốc hội Azerbaijan Zahid Oruj. Theo BBC Russian Service, mặc cho lời kêu gọi của Aleksanyan, đa số người dân Armenia ở Lachin và người Armenia gốc Liban ở Zabux đã rời khu vực.[331] Ngày 1 tháng 12, quân đội Azerbaijani, cùng xe tăng và xe tải, tiến vào quận,[199] và Bộ Quốc phòng Azerbaijan công bố một thước quay từ bên trong Lachin.[332] Chính quyền Azerbaijan nói rằng quận đã "chịu tổn thất lớn sau nhiều năm" bị cai trị bởi Cộng hòa Artsakh với tên gọi tỉnh Kashatagh.[333] Theo Aliyev, một hành lang mới sẽ được xây dựng trong khu vực và khi nó hoàn tất, thành phố Lachin sẽ được trả về cho chính quyền Azerbaijan.[334]

Hoạt động gìn giữ hòa bình của Nga-Thổ Nhĩ Kỳ sửa

 
Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở Hành langLachin

Ghi chú sửa

  1. ^ Bác bỏ bởi Azerbaijan[12][13] và Thổ Nhĩ Kỳ.[14]
  2. ^ Turkey and Azerbaijan deny direct involvement of Turkey.[16][17][18]
  3. ^ Alleged by Azerbaijan,[25] and reports that Russia supplied arms to Armenia via Iran.[26][27][28] It has been denied by Iran.[29][30]
  4. ^ Đến cuối thời Xô Viết, Oblast Tự trị Nagorno-Karabakh được ghi nhận là có 76,9% người Armenia, 21,5% người Azerbaijan, và 1,5% các nhóm khác, tổng dân số là 188.685 người, trong cuộc điều tra dân số năm 1989. Những quận xung quanh, chiếm giữ bởi Cộng hòa Artsakh kể từ cuộc đinh chiến năm 1994, được ghi nhận trong cuộc điều tra dân số năm 1979 với 97,7% người Azerbaijan, 1,3% người Kurd, 0,7% người Nga, 0,1% người Armenia, và 0,1% người Lezgi, tổng cộng là 186.874 người. Con số này không bao gồm quận FuzuliQuận Agdam, vốn chỉ nằm dưới sự cai quản một phần của Armenia trước cuộc chiến tranh năm 2020.

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c “Deal Struck to End Nagorno-Karabakh War”. The Moscow Times. ngày 10 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2020.
  2. ^ “İşğaldan azad edilmiş şəhər və kəndlərimiz”. Azerbaijan State News Agency (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 1 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2020.
  3. ^ a b Kramer, Andrew E. (ngày 10 tháng 11 năm 2020). “Facing Military Debacle, Armenia Accepts a Deal in Nagorno-Karabakh War”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2020.
  4. ^ 'One nation, two states' on display as Erdogan visits Azerbaijan for Karabakh victory parade”. France24. ngày 10 tháng 12 năm 2020. Azerbaijan's historic win was an important geopolitical coup for Erdogan who has cemented Turkey's leading role as a powerbroker in the ex-Soviet Caucasus region.
  5. ^ “Armenia, Azerbaijan and Russia sign Nagorno-Karabakh peace deal”. BBC. ngày 10 tháng 11 năm 2020. The BBC's Orla Guerin in Baku says that, overall, the deal should be read as a victory for Azerbaijan and a defeat for Armenia.
  6. ^ a b “Turkey, Russia to set up joint center to watch Nagorno-Karabakh peace”. Hurriyet Daily News. ngày 11 tháng 11 năm 2020.
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên bbckofman
  8. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Macron
  9. ^ “Turkey deploying Syrian fighters to help ally Azerbaijan, two fighters say”. Reuters. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
    “Armenia–Azerbaijan conflict: Azerbaijan president vows to fight on”. bbc.com. ngày 30 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
  10. ^ Carley, Patricia (ngày 29 tháng 9 năm 2020). “Turkey recruiting Syrians to guard troops and facilities in Azerbaijan”. Middle East Eye. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
  11. ^ McKernan, Bethan; Safi, Michael (ngày 30 tháng 9 năm 2020). “Nagorno-Karabakh: at least three Syrian fighters killed”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
  12. ^ “Azerbaijan denies Turkey sent it fighters from Syria”. ngày 28 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
  13. ^ “Nagorno-Karabakh: Azerbaijan accuses Armenia of rocket attack”. The Guardian. ngày 5 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
  14. ^ “Türkiye'nin Dağlık Karabağ'a paralı asker gönderdiği iddiası” (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Deutsche Welle. ngày 29 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
  15. ^ “F-16s Reveal Turkey's Drive to Expand Its Role in the Southern Caucasus”. Stratfor. ngày 8 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020. The presence of the Turkish fighter aircraft... demonstrate[s] direct military involvement by Turkey that goes far beyond already-established support, such as its provision of Syrian fighters and military equipment to Azerbaijani forces.
  16. ^ Chausovsky, Eugene (ngày 7 tháng 10 năm 2020). “Turkey Challenging Russia's Monopoly in the South Caucasus”. Center for Global Policy. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2020. ... it has been reported (though denied by Turkish and Azerbaijani officials) that Turkish soldiers and aircraft have been directly involved in the fighting.
  17. ^ a b c d e f “Everything We Know About The Fighting That Has Erupted Between Armenia And Azerbaijan”. The Drive. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2020.
  18. ^ “Turkey supplies T-300 Kasirga rocket system to Azerbaijan”. AzerNews. ngày 21 tháng 9 năm 2016.
  19. ^ Melman, Yossi (ngày 7 tháng 10 năm 2020). “As Nagorno-Karabakh Conflict Expands, Israel-Azerbaijan Arms Trade Thrives”. Haaretz. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
  20. ^ “Israel sending weapons to Azerbaijan as fight with Armenia rages on sources”. Al Arabiya. ngày 30 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2020. ... a US intelligence source told Al Arabiya English that Israel was sending planes full of weapons to Azerbaijan.
  21. ^ Semerdjian, Maria; Francis, Ellen (ngày 1 tháng 11 năm 2020). “Despite Lebanon's woes, Armenians spring to action for Nagorno-Karabakh”. Reuters. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2020.
  22. ^ Zargaryan, Robert (ngày 3 tháng 10 năm 2020). “Ուղիղ չվերթով Երևան՝ առաջնագիծ գնալու պարտաստակամությամբ” [By direct flight to Yerevan, ready to go to the front line]. azatutyun.am (bằng tiếng Armenia). RFE/RL. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2020.
  23. ^ Cragg, Gulliver (ngày 7 tháng 10 năm 2020). “Armenian volunteer returns from France to fight for Nagorno-Karabakh”. France24. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2020.
  24. ^ Harounyan, Stéphanie (ngày 11 tháng 10 năm 2020). “De Marseille à Erevan, un militant marqué au front”. Libération (bằng tiếng Pháp).
  25. ^ “Prezident: "Ermənistanın təhlükəsizliyi, pulsuz silahlanması Rusiya tərəfindən təmin edilir". apa.az (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 11 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
  26. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên bneIranArmeniaarmsshipment
  27. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên AzerbaijanclaimsIRARMarmstrade1
  28. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên AzerbaijanclaimsIRARMarmstrade2
  29. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Irandeniesarmstrade1
  30. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Irandeniesarmstrade2
  31. ^ “Major General Mayis Barkhudarov: "We will fight to destroy the enemy completely”. Azerbaijani Ministry of Defence. ngày 28 tháng 9 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2020.
  32. ^ “Release of the Press Service of the President”. president.az. Official website of the President of Azerbaijan. ngày 4 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2020.
  33. ^ “President Ilham Aliyev congratulates 1st Army Corps Commander Hikmet Hasanov on liberation of Madagiz from occupation”. apa.az. ngày 3 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2020. President Ilham Aliyev has congratulated 1st Army Corps Commander Hikmet Hasanov on liberation of Madagiz, APA reports.
  34. ^ a b “Release of the Press Service of the President”. Azerbaijan State News Agency. ngày 19 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2020. Commander-in-Chief of the Armed Forces of the Republic of Azerbaijan, President Ilham Aliyev congratulated Chief of the State Border Service (SBS), Colonel General Elchin Guliyev on raising the Azerbaijani flag over the Khudafarin bridge, liberating several residential settlements with the participation of the SBS, and instructed to convey his congratulations to all personnel. Colonel General Elchin Guliyev reported that the State Border Service personnel will continue to decently fulfill all the tasks set by the Commander-in-Chief.
  35. ^ a b “Jalal Harutyunyan wounded, Mikael Arzumanyan appointed Artsakh Defense Minister”. ngày 27 tháng 10 năm 2020.
  36. ^ “Artsakh Defense Army deputy commander killed”. ngày 2 tháng 11 năm 2020.
  37. ^ “Tiran Khachatryan – National Hero of the Republic of Armenia”. armradio.am. Public Radio of Armenia. 22 tháng 10 năm 2020.
  38. ^ “President Ilham Aliyev congratulates Commander of 1st Army Corps Hikmat Hasanov on liberation of Madagiz”. Trend News Agency (bằng tiếng Anh). ngày 3 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2020.
  39. ^ a b c d “The Second Nagorno-Karabakh War, Two Weeks In”. War on the Rocks. 14 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2020.
  40. ^ a b c “Эксперт оценил потери Армении и Азербайджана в Нагорном Карабахе” (bằng tiếng Nga). Moskovsky Komsomolets. ngày 7 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2020.
  41. ^ “Qarabağın qəlbi necə azad olundu: 300 spartalının əfsanəsi gerçək oldu Şuşada”. Bizim Yol (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2020.
  42. ^ “Bu gün general olan 4 hərbçi kimdir?” [Who are the 4 servicemen that became generals today?]. Milli.az (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 7 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2020.
  43. ^ Ahmad, Murad (ngày 3 tháng 12 năm 2020). "Şuşaya ermənilərin içindən keçib getdik, xəbərləri olmadı" – XTD üzvü +Video” ["We went to Shusha through Armenians, they didn't know" – SOF member + Video]. Qafqazinfo (bằng tiếng Azerbaijan). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2020.
  44. ^ Kazimoglu, Mirmahmud (ngày 10 tháng 12 năm 2020). “Xarici Kəşfiyyat Xidmətinin YARASA xüsusi bölməsi ilk dəfə nümayiş etdirildi”. Report Information Agency (bằng tiếng Azerbaijan). Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020.
  45. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên SOHR1
  46. ^ 46 servicemen of Armenia NSS border troops killed during NK war
  47. ^ “Law enforcement: 65 Armenia Police officers died in Artsakh war”. news.am. 26 tháng 12 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2021.
  48. ^ a b “SOHR exclusive | Death toll of mercenaries in Azerbaijan is higher than that in Libya, while Syrian fighters given varying payments”. Syrian Observatory for Human Rights. ngày 3 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2020.
  49. ^ a b c d e f “What Open Source Evidence Tells Us About The Nagorno-Karabakh War”. Forbes. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2020.
  50. ^ Bensaid, Adam (ngày 29 tháng 9 năm 2020). “A military breakdown of the Azerbaijan–Armenia conflict”. TRTWorld. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
  51. ^ Frantzman, Seth J. (ngày 1 tháng 10 năm 2020). “Israeli drones in Azerbaijan raise questions on use in the battlefield”. Jerusalem Post. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
  52. ^ “Son dakika... Görüntü dünyayı çalkaladı! SİHA vurdu, bir başka drone...” (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Milliyet. ngày 1 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
  53. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên cnnturk
  54. ^ “Azerbaijani Military Retools Old Crop Duster Planes as Attack Drones”. Hetq Online. ngày 14 tháng 10 năm 2020.
  55. ^ “Missiles, rockets and drones define Azerbaijan-Armenia conflict”. The Jerusalem Post. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020.
  56. ^ a b “Azerbaijan shoots down Armenian Su-25 fighter jet”. TRT World. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2020.
  57. ^ a b “Cities under fire as Armenia-Azerbaijan fighting intensifies”. RTL Today. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2020.
  58. ^ “Armenia, Azerbaijan announce new attempt at cease-fire”. AP News. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2020.
  59. ^ “Село Тапкаракоюнлу, примерно в 60 километрах от города Гянджа. Военный показывает журналистам ракету "Смерч" перед разминированием” (bằng tiếng Nga). BBC Russian Service. ngày 24 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2020.
  60. ^ “Azerbaijani used TB2 drone to destroy second S-300 SAM of Armenia”. Global Defense Corp. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2020.
  61. ^ a b Ngày 11 tháng 1 năm 2021, Bộ Quốc phòng Azerbaijan công bố danh sách 2.841 binh lính được cho là đã hy sinh trong chiến tranh,[1] tuy nhiên ít nhất một người chết sau khi cuộc xung đột kết thúc,[2] để lại tổng cộng 2.840 binh lính xác nhận đã chết trong cuộc chiến. 64 người khác cũng được coi là mất tích.
  62. ^ “Azerbaijan, Armenia exchange prisoners as part of peace deal”. AP. 14 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2021.
  63. ^ “Azerbaijani captives, including Shahbaz Guliyev and Dilgam Asgarov, who were held hostage by Armenians, brought home”. News.az. 14 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2021.
  64. ^ “Armenia, Azerbaijan exchange war prisoners”. The Canberra Times. ngày 29 tháng 12 năm 2020.
  65. ^ “Армения обнародовала новое число погибших военных в Нагорном Карабахе”. Kavkaz-Uzel (bằng tiếng Nga). ngày 5 tháng 1 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2021.
  66. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ARMPOW1
  67. ^ a b “Civilian death toll in Armenian attacks reaches 100”. AzerNews (bằng tiếng Anh). ngày 8 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2020.
  68. ^ a b “Омбудсмен Нагорного Карабаха заявил о 60 погибших мирных жителях” (bằng tiếng Nga). ngày 23 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2020.
    Azerbaijani targeting of civilians has claimed lives of 31 in Artsakh
    20 bodies found in Hadrut and Jabrayil sections as search operations continue
  69. ^ “Caucasus: 4 Journalists Injured in Nagorno-Karabakh Fighting”. Voice of America. ngày 1 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2020.
  70. ^ “3 vətəndaşımız Ermənistanda əsir-girovluqda saxlanılır”. axar.az. ngày 17 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2020.
  71. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Armmissing
  72. ^ Welle (dw.com), Deutsche. “Nagorno-Karabakh: Russian helicopter shot down over Armenia”. DW.
  73. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên russianboy
  74. ^ “Two French journalists seriously wounded after shelling in Nagorno-Karabakh”. Reuters. ngày 1 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
  75. ^ “МИД РФ: Российские журналисты в Карабахе получили средние и тяжелые ранения” (bằng tiếng Nga). Rossiyskaya Gazeta. 8 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020.
  76. ^ “Iran comes under attack as fighting between Armenia–Azerbaijan spreads across border”. Almasdar News. ngày 3 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
  77. ^ “Nagorno-Karabakh conflict: Bachelet warns of possible war crimes as attacks continue in populated areas”. Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights. ngày 2 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2020.
  78. ^ “Uneasy peace takes hold in contested region of Azerbaijan”. PBS NewsHour. ngày 30 tháng 11 năm 2020.
  79. ^ “Глава МИД Армении назвал число беженцев из-за ситуации в Карабахе” (bằng tiếng Nga). RIA Novosti. ngày 23 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2020.
  80. ^ “Nearly 90,000 people displaced, lost homes and property in Nagorno Karabakh”. ArmenPress. ngày 24 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2020.
  81. ^ “Armenia and Azerbaijan erupt into fighting over disputed Nagorno-Karabakh”. BBC News. ngày 27 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2020.
  82. ^ “Nagorno-Karabakh announces martial law and total mobilization”. Reuters. ngày 27 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2020.
  83. ^ “Azerbaijan's parliament approves martial law, curfews – president's aide”. Reuters. ngày 27 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2020.
  84. ^ “Azerbaijan's president orders partial military mobilization”. tass.com. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2020.
  85. ^ “Partial mobilization announced in Azerbaijan”. Azeri Press Agency. ngày 28 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2020.
  86. ^ a b c Kofman, Michael (ngày 2 tháng 10 năm 2020). “Armenia–Azerbaijan War: Military Dimensions of the Conflict”. russiamatters.org. Belfer Center for Science and International Affairs. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2020. On ngày 27 tháng 9 năm 2020, Azerbaijan launched a military offensive, resulting in fighting that spans much of the line of contact in the breakaway region of Nagorno-Karabakh...
  87. ^ Jones, Dorian (ngày 28 tháng 9 năm 2020). “Turkey Vows Support for Azerbaijan in Escalating Nagorno-Karabakh Conflict”. Voice of America. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2020. 'Turkey is already supporting Azerbaijan militarily, through technical assistance through arms sales, providing critical military support, especially in terms of armed drones and technical expertise', said Turkish analyst Ilhan Uzgel.
  88. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên nyt_011020
  89. ^ Kucera, Joshua (ngày 29 tháng 9 năm 2020). “As fighting rages, what is Azerbaijan's goal?”. eurasianet.org. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2020. The Azerbaijani offensive against Armenian forces is its most ambitious since the war between the two sides formally ended in 1994.
  90. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên eadaily_021020
  91. ^ a b Gatopoulos, Alex. “The Nagorno-Karabakh conflict is ushering in a new age of warfare”. aljazeera.com. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2020.
  92. ^ Mirovalev, Mansur (ngày 15 tháng 10 năm 2020). “Armenia, Azerbaijan battle an online war over Nagorno-Karabakh”. Al Jazeera.
  93. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :4
  94. ^ “UN Security Council calls for immediate end to fighting in Nagorno-Karabakh”. france24.com. Associated Press. 30 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2020.
  95. ^ Hovhannisyan, Nvard; Bagirova, Nailia (13 tháng 10 năm 2020). “Nagorno-Karabakh conflict unacceptable: EU”. The Canberra Times. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2020.
  96. ^ a b “Путин выступил с заявлением о прекращении огня в Карабахе” (bằng tiếng Nga). RIA Novosti. ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2020.
  97. ^ a b “Пашинян заявил о прекращении боевых действий в Карабахе” (bằng tiếng Nga). RIA Novosti. ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2020.
  98. ^ a b “Nagorno-Karabakh: Russia deploys peacekeeping troops to region”. BBC News. 10 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2020.
  99. ^ a b “Президент непризнанной НКР дал согласие закончить войну” (bằng tiếng Nga). RIA Novosti. ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2020.
  100. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên bbchadrut
  101. ^ “A Piece of Hadrut Remains Armenian”. CIVILNET (bằng tiếng La-tinh). 3 tháng 12 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2020.
  102. ^ “President Sarkissian Says Government Has Not 'Provided Satisfactory Explanation' About Attacks on Hadrut”. Asbarez.com. 12 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2020.
  103. ^ RFE/RL (13 tháng 12 năm 2020). “Azerbaijan Says Four Soldiers Killed Amid Cease-Fire Violations In Nagorno-Karabakh”. RadioFreeEurope/RadioLiberty. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2020.
  104. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên hadrutcontrol
  105. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên hadrutaljazeera
  106. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên hadrutscmp
  107. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên russiatagher
  108. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên infografika
  109. ^ “Hadrutun iki kəndi yenidən Azərbaycanın nəzarətindədir”. bbc.com. BBC Azeri service. ngày 13 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2020.
  110. ^ Rubin, Uzi (ngày 16 tháng 12 năm 2020). “The Second Nagorno-Karabakh War: A Milestone in Military Affairs”. Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Begin–Sadat (bằng tiếng Anh). Đại học Bar-Ilan. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  111. ^ Hedenskog, Jakob; Lund, Aron; Norberg, Johan. “The End of the Second Karabakh War: New realities in the South Caucasus”. Cơ quan Nghiên cứu Quốc phòng Thụy Điển (bằng tiếng Anh). Stockholm.
  112. ^ Chupryna, Oleg (ngày 14 tháng 12 năm 2020). “Geopolitical Outcomes of the Second Nagorno-Karabakh War”. Geopolitical Monitor (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  113. ^ Danforth, Nicholas (ngày 11 tháng 12 năm 2020). “What did Turkey gain from the Armenia-Azerbaijan war?”. Eurasianet (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  114. ^ Chan, Eric (ngày 9 tháng 12 năm 2020). “What Taiwan's Military Can Learn From the Armenia-Azerbaijan War”. The Diplomat (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  115. ^ “Հայ-ադրբեջանական նոր պատերազմ․ Թուրքիան՝ Ադրբեջանի կողքին”. CIVILNET (bằng tiếng Armenia). ngày 27 tháng 9 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  116. ^ Nasirov, Elman (ngày 3 tháng 10 năm 2020). “Ermənistan-Azərbaycan müharibəsi: Həqiqət anı”. Azeri Press Agency (bằng tiếng Azerbaijan). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  117. ^ “Xarici qəzetlər Azərbaycan-Ermənistan müharibəsi barədə nə yazır?”. BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 6 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  118. ^ “Nagorno-Karabakh conflict flares despite ceasefire”. BBC News (bằng tiếng Anh). ngày 13 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  119. ^ Chick, Kristen (ngày 8 tháng 1 năm 2021). “In Nagorno-Karabakh, people grapple with war's aftermath and COVID-19”. BBC News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  120. ^ Ohanyan, Anna (ngày 20 tháng 11 năm 2020). “Armenians Flee Nagorno-Karabakh After Six-Week War With Azerbaijan”. Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  121. ^ “Improving Prospects for Peace after the Nagorno-Karabakh War”. Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế (bằng tiếng Anh). ngày 22 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  122. ^ “HRW: "Erməni qüvvələri müharibə qanunlarını pozaraq şəhər və kəndlərə dəfələrlə zərbələr endiriblər". BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 11 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  123. ^ Bản mẫu:Chú thích báopaper
  124. ^ Pashinyan, Nikol (ngày 4 tháng 1 năm 2021). “44-օրյա պատերազմի ծագումը. վարչապետ Նիկոլ Փաշինյանի հոդվածը”. Thủ tướng Armenia (bằng tiếng Armenia). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2021.
  125. ^ Bản mẫu:Chú thích báopaper
  126. ^ “Արցախյան երկրորդ պատերազմի արդյունքները. ստորագրված փաստաթուղթն ու հետևությունները”. GeoPolitics.am (bằng tiếng Armenia). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2021.
  127. ^ “Արցախյան երկրորդ պատերազմը՝ արաբ լրագրողի աչքերով. ցուցահանդես Մոսկվայում”. 1lurer.am (bằng tiếng Armenia). ngày 15 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  128. ^ “Prezident İlham Əliyevin rəhbərliyi ilə Müdafiə Nazirliyinin Mərkəzi Komanda Məntəqəsində operativ müşavirə keçirilib – YENİLƏNİB”. apa.az (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 25 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2020.
  129. ^ “Vətən Müharibəsində dövlətimizin və ordumuzun yanındayıq” (bằng tiếng Azerbaijan). Viện Khoa học Quốc gia Azerbaijan. ngày 30 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2020.
  130. ^ “Azərbaycanda yeni hərbi orden, medallar və fəxri ad təsis edilib”. AzeriDefence (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 20 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2020.
  131. ^ “Assistant to President of Azerbaijan: "First phase of operation for peaceenforcement of Armenia was successfully completed". ngày 11 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
  132. ^ “Defense Ministry: Azerbaijan Army's Troops launches counter-offensive operation along entire front”. ngày 29 tháng 9 năm 2020.
  133. ^ “Azərbaycan Ordusu düşmənə qarşı əməliyyatları "Dəmir yumruq" adı altında keçirib”. Report Information Agency (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 10 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020.
  134. ^ “Nagorno-Karabakh profile”. BBC News. 6 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020.
  135. ^ “UNHCR publication for CIS Conference (Displacement in the CIS) – Conflicts in the Caucasus”. UNHCR. United Nations High Commissioner for Refugees. ngày 1 tháng 5 năm 1996. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2020. This mountain enclave, mostly inhabited by people of Armenian language and origin, had been placed under Azerbaijan’s jurisdiction in the 1920s, and was entirely surrounded by villages populated by Azeris.
  136. ^ a b De Waal, Thomas (2013). Black Garden Armenia and Azerbaijan Through Peace and War, 10th Year Anniversary Edition, Revised and Updated. ISBN 978-0-8147-7082-5. OCLC 1154881834.
  137. ^ “The fighting in Nagorno-Karabakh reflects decades of conflict” – qua The Economist.
  138. ^ de Waal, Thomas (2003). Black Garden: Armenia and Azerbaijan Through Peace and War. New York: New York University Press. tr. 90. ISBN 978-0-8147-1945-9. Around ninety Armenians died in the Baku pogroms.
  139. ^ “Soviet Tells of Blocking Slaughter of Armenians: General Reports His Soldiers Have Suppressed Dozens of Massacre Attempts by Azerbaijanis”. Los Angeles Times. ngày 27 tháng 11 năm 1988.
  140. ^ Broers, Laurence (2019). Armenia and Azerbaijan: Anatomy of Rivalry. Edinburgh: Edinburgh University Press. tr. 18. ISBN 978-1-4744-5055-3. Armenians see the campaign that emerged in 1987 to unify Karabakh and Armenia as peaceful, yet met with organized pogroms killing dozens of Armenians in the Azerbaijani cities of Sumgait, Kirovabad (today's Ganja) and Baku in 1988–1990.
  141. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên nytgugark
  142. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên bbcpogrom
  143. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên trud
  144. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên kavkazpogrom
  145. ^ Haider, Hans (ngày 2 tháng 1 năm 2013). “Gefährliche Töne im "Frozen War". Wiener Zeitung (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2020.
  146. ^ “Military occupation of Azerbaijan by Armenia”. Rule of Law in Armed Conflicts Project. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2020.
  147. ^ Grant, Stan (ngày 29 tháng 9 năm 2020). “A hundred-year 'frozen conflict' has restarted — and it's a pattern we've seen before”. ABC News (Australia) (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2020.
  148. ^ Palmer, James. “Why Are Armenia and Azerbaijan Heading to War?”. Foreign Policy. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020.
  149. ^ OSCE Minsk Group (2 tháng 10 năm 2020). “Statement by the Co-Chairs of the OSCE Minsk Group”. Organization for Security and Co-operation in Europe. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2020.
  150. ^ Nghị quyết 822, 853, 874 và 884:
  151. ^ “General Assembly adopts resolution reaffirming territorial integrity of Azerbaijan, demanding withdrawal of all Armenian forces”. United Nations. ngày 14 tháng 3 năm 2008.
  152. ^ “United Nations A/62/PV.86 General Assembly Sixty-second session”. undocs.org. United Nations. 14 tháng 3 năm 2008.
  153. ^ a b “Armenia/Azerbaijan – Border clashes between the two countries (ngày 15 tháng 7 năm 2020)”. Ministry of Europe and Foreign Affairs (France). Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2020.
  154. ^ Toal, Gerard; O’Loughlin, John; Bakke, Kristin M. “Nagorno-Karabakh: what do residents of the contested territory want for their future?”. The Conversation. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2020.
  155. ^ Weise, Zia; Cienski, Jan; Herszenhorn, David M. (ngày 28 tháng 9 năm 2020). “The Armenia–Azerbaijan conflict explained”. Politico. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2020.
  156. ^ “Игра мускулами: зачем Азербайджан проводит учения с Турцией”. gazeta.Ru (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2020.
  157. ^ “Turkey-Azerbaijan military drills intimidate Armenia, President Aliyev says”. Daily Sabah. ngày 20 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2020.
  158. ^ Synovitz, Ron (ngày 15 tháng 10 năm 2020). “Are Syrian Mercenaries Helping Azerbaijan Fight For Nagorno-Karabakh?”. Radio Free Europe/Radio Liberty. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2020.
  159. ^ “Azerbaijani President: There is not a single evidence of any foreign presence in Azerbaijan”. apa.az. ngày 3 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2020. There is not a single evidence of any foreign presence in Azerbaijan. We have capable army. We have enough people in our army, we have enough people in our reserves. I announced a partial mobilization, which will allow us to involve tens of thousands of reservists. If necessary, so we don't need it. Armenia needs it, because Armenian population is declining. And it is only two million people.
  160. ^ “The Azerbaijan-Armenia conflict hints at the future of war”. The Economist: United Kingdom. The Economist. ISSN 0013-0613. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2020.
  161. ^ “Tanks, heavy artillery deployed in new wave of violence in Nagorno-Karabakh”. Reuters. 27 tháng 12 năm 2020. Bản gốc lưu trữ |url lưu trữ= cần |ngày lưu trữ= (trợ giúp). Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2020.
  162. ^ McKernan, Bethan (13 tháng 10 năm 2020). “Trench warfare, drones and cowering civilians: on the ground in Nagorno-Karabakh”. the Guardian. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2020.
  163. ^ Bulos, Nabih (15 tháng 10 năm 2020). “A new weapon complicates an old war in Nagorno-Karabakh”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2020.
  164. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :12
  165. ^ “United Nations Treaty Collection”. treaties.un.org. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2020.
  166. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên hrw
  167. ^ “Armenia/Azerbaijan: Civilians must be protected from use of banned cluster bombs”. amnesty.org. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2020.
  168. ^ Freeman, Colin (5 tháng 10 năm 2020). “Azerbaijan dropping cluster bombs on civilian areas in war with Armenia”. Daily Telegraph. The Telegraph. ISSN 0307-1235. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2020.
  169. ^ Hauer, Neil. “Nagorno-Karabakh: Sirens, shelling and shelters in Stepanakert”. aljazeera.com. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2020.
  170. ^ “Nagorno-Karabakh: The Armenian-Azeri 'information wars'. BBC News. 26 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2020.
  171. ^ Hashemzadeh, Mehri (ngày 27 tháng 9 năm 2020). Teymouri, Robab (biên tập). “اصابت راکت به روستای خلف بیگلو خسارت مالی و جانی نداشت” (bằng tiếng Ba Tư). Iranian Students News Agency. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2020.
  172. ^ “Rocket attack on northwest of Iran border”. Islamic World News. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2020.
  173. ^ “Iran Reports Crash of Israeli-Made Azeri Drone in Clashes with Armenia”. Jewish Press. ngày 13 tháng 10 năm 2020.
  174. ^ Geopolitics.news (30 tháng 9 năm 2020). “Iran shoots down suspected Azerbaijani drone”. Geopolitics News. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2020.
  175. ^ 'Мы предупреждали Алиева!': Иран сбил азербайджанский военный самолёт”. avia.pro. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2020.
  176. ^ Desk (29 tháng 9 năm 2020). “Iran confirms its air defenses shot down foreign drone in East Azerbaijan”. Al-Masdar News. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2020.
  177. ^ “Statement of the Ministry of Internal Affairs”. Ministry of Internal Affairs of Georgia. ngày 7 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2020.
  178. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ecfr
  179. ^ “Taking Up Arms in Nagorno-Karabackh”. Bloomberg. ngày 15 tháng 10 năm 2020.
  180. ^ “Nagorno-Karabakh volunteers get weapons as clashes intensify”. AP NEWS. 15 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2020.
  181. ^ “Armenia and Azerbaijan attend Moscow talks on Nagorno-Karabakh”. Euronews. 9 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2020.
  182. ^ “Nagorno-Karabakh: Moscow talks raise hope of ceasefire”. BBC News. 9 tháng 10 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2020.
  183. ^ “Конфликт в Карабахе: Азербайджан ударил по территории Армении” (bằng tiếng Nga). BBC Russian Service. 14 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2020.
  184. ^ “Пашинян заявил о частичном отступлении в Карабахе” (bằng tiếng Nga). RIA Novosti. 14 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2020.
  185. ^ Vladimir Isachenkov (10 tháng 10 năm 2020). “Armenia, Azerbaijan say Nagorno-Karabakh truce violated”. AP. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2020.
  186. ^ “Nagorno-Karabakh truce in jeopardy as accusations of violations fly”. the Guardian. AFP. 11 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2020.
  187. ^ Chiragov, Fuad: Azerbaijan Makes Strategic Advances Along Karabakh’s Northern, Southern FlanksThe Jamestown Foundation
  188. ^ “Nagorno-Karabakh: Armenia-Azerbaijan truce broken minutes after deal”. BBC News. 18 tháng 10 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2020.
  189. ^ “Azerbaijan claims "full control" of border with Iran”. timesnownews.com. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2020.
  190. ^ Giragosian, Richard (26 tháng 10 năm 2020). “Azerbaijan's next move will make or break Karabakh war”. Asia Times. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2020.
  191. ^ “Nagorno-Karabakh conflict: US-brokered ceasefire frays soon after starting”. BBC News. 26 tháng 10 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2020.
  192. ^ Roblin, Sebastien (26 tháng 10 năm 2020). “Despite Ceasefire, Fate Of Nagorno-Karabakh May Turn On The Lachin Corridor”. Forbes. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2020.
  193. ^ “Глава НКР заявил, что азербайджанская армия – в пяти километрах от Шуши” (bằng tiếng Nga). BBC Russian Service. ngày 29 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2020.
  194. ^ Kramer, Andrew E. (8 tháng 11 năm 2020). “Azerbaijan Claims Capture of Key Town in Nagorno-Karabakh”. The New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2020.
  195. ^ Hovhannisyan, Nvard; Bagirova, Nailia (9 tháng 11 năm 2020). “Fierce fighting in Nagorno-Karabakh after Azeris say they advance”. Reuters. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2020.
  196. ^ a b “Nagorno-Karabakh: Azeri army enters first territory ceded by Armenia”. DW.com. Deutsche Welle. ngày 20 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2020.
  197. ^ a b “Azerbaijan enters Nagorno-Karabakh district after peace deal”. AlJazeera.com. Al Jazeera. ngày 20 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2020.
  198. ^ a b “Azerbaijani Forces Reclaim Second District From Armenians Under Nagorno-Karabakh Truce”. RFERL.org (bằng tiếng Anh). Radio Free Europe/Radio Liberty. ngày 25 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2020.
  199. ^ a b “Azerbaijani Forces Enter Third District Under Nagorno-Karabakh Truce”. RFERL.org (bằng tiếng Anh). Radio Free Europe/Radio Liberty. ngày 1 tháng 12 năm 2020.
  200. ^ “General Rustam Muradov is appointed Commander of Russian peacekeepers in Karabakh”. Turan Information Agency. ngày 11 tháng 11 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2020.
  201. ^ “Заявление Президента Азербайджанской Республики, Премьер-министра Республики Армения и Президента Российской Федерации” (bằng tiếng Nga). Kremlin.ru. ngày 10 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
  202. ^ “Пашинян заявляет о подписании мирного соглашения” (bằng tiếng Nga). BBC Russian Service. ngày 10 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2020.
  203. ^ “Armenia, Azerbaijan and Russia sign Nagorno-Karabakh peace deal”. BBC News. ngày 10 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2020.
  204. ^ “Armenia, Azerbaijan exchange first prisoners after war”. news.yahoo.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2020.
  205. ^ Avaliani, Dimitri (ngày 28 tháng 10 năm 2020). “The (dis)information war around Karabakh”. JAM News. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2020.
  206. ^ 'France is no longer an honest broker', say Azeri officials ahead of Nagorno-Karabakh talks”. France 24. 8 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2020.
  207. ^ “Armenian cabinet bans all men from mobilization reserve aged over 18 from leaving state”. tass.com. TASS. ngày 28 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2020.
  208. ^ “Kocharyan trial delayed as indicted ex-defense minister Seyran Ohanyan heads to Artsakh amid attack”. armenpress.am. Armenpress. ngày 29 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2020.
  209. ^ “Armenia ex-military official charged with high treason on suspicion of spying for Azeri intelligence”. armenpress.am. Armenpress. ngày 1 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2020.
  210. ^ “NSS Armenia arrests foreign citizens on intelligence suspicions”. armenpress.am. Armenpress. ngày 4 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2020.
  211. ^ “Armenia recalls ambassador to Israel over arms sales to Azerbaijan”. Reuters. ngày 1 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
  212. ^ “Director of Armenia's National Security Service dismissed”. armenpress.am. Armenpress. ngày 8 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020.
  213. ^ a b “Stepanakert man detained after convincing soldiers to forfeit positions to Azerbaijani army”. Jam News. ngày 9 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
  214. ^ “МИД Армении лишил аккредитации журналиста "Новой газеты" Илью Азара после репортажа из Нагорного Карабаха”. meduza.io (bằng tiếng Nga). ngày 8 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020.
  215. ^ “Правительство Армении запретило импорт турецких товаров” (bằng tiếng Nga). RIA Novosti. ngày 21 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2020.
  216. ^ “Debt write-offs for soldiers' families and tax breaks for military service in Armenia”. JAM News. ngày 22 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2020.
  217. ^ “В Армении уволены начальник контрразведки и начштаба погранохраны” (bằng tiếng Nga). BBC Russian Service. ngày 27 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2020.
  218. ^ “В Армении снова уволен глава контрразведки” (bằng tiếng Nga). BBC Russian Service. ngày 8 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2020.
  219. ^ “Armenian police fine peace activist over anti-war post”. OC Media. ngày 8 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2020.
  220. ^ “Власти Азербайджана ограничили доступ к интернету после обстрелов в Карабахе”. tvrain.ru (bằng tiếng Nga). Dozhd. ngày 27 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2020.
  221. ^ “While Armenia and Azerbaijan fought over Nagorno-Karabakh, their citizens battled on social media”. The Washington Post. ngày 4 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2020.
  222. ^ “Azərbaycanda komendant saatı elan olundu”. azerbaycan24.com (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 27 tháng 9 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2020.
  223. ^ “Bu gecədən komendant saatı elan olunur”. aqreqator.az (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 27 tháng 9 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2020.
  224. ^ “Vilayat Eyvazov appointed commandant of areas where curfew is applied”. apa.az. ngày 28 tháng 9 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2020.
  225. ^ “Mətbuat xidmətinin məlumatı”. azal.az (bằng tiếng Azerbaijan). Azerbaijan Airlines. ngày 28 tháng 9 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2020.
  226. ^ “Mətbuat xidmətinin MƏLUMATI – cəbhədəki son vəziyyət”. genprosecutor.gov.az (bằng tiếng Azerbaijan). Prosecutor General's Office of Azerbaijan. ngày 27 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2020.
  227. ^ “Order of the President of the Republic of Azerbaijan on the announcement of partial mobilization in the Republic of Azerbaijan”. Ministry of Transport, Communications and High Technologies (Azerbaijan). ngày 28 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2020.
  228. ^ “Azerbaijan recalls its ambassador to Greece for consultations”. ekathimerini.com. ngày 8 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020.
  229. ^ “State Security Service issues warning over Armenian terror threat”. AzerNews. ngày 16 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2020.
  230. ^ “Депутату Госдумы запретили въезд в Азербайджан” (bằng tiếng Nga). Report Information Agency. ngày 16 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2020.
  231. ^ “Consumer credits of our martyred military servicemen and civilian citizens who sustained damage as result of enemy provocation to be completely written off”. apa.az. ngày 16 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2020.
  232. ^ Aliyev, Ilham (ngày 29 tháng 10 năm 2020). “Azərbaycan Respublikasının işğaldan azad olunmuş ərazilərində müvəqqəti xüsusi idarəetmənin təşkili haqqında Azərbaycan Respublikası Prezidentinin Fərmanı”. president.az (bằng tiếng Azerbaijan). Presidential Administration of Azerbaijan. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2020.
  233. ^ “Азербайджан создает комендатуры отвоеванных районов” (bằng tiếng Nga). BBC Russian Service. ngày 29 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2020.
  234. ^ “Azerbaijan has restored four more border posts”. mil.in.ua. Ukrainian military portal. 31 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2020.
  235. ^ “In Azerbaijan and Armenia, a brave few call for end to fighting”. The Christian Science Monitor. ngày 31 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2020.
  236. ^ “Azerbaijani peace activists called for questioning”. OC Media. ngày 13 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2020.
  237. ^ “Anti-war activist detained by Azerbaijani security service”. C Media. ngày 28 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2020.
  238. ^ “Live updates: Day 37 of war in Nagorno-Karabakh”. OC Media. ngày 2 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2020.
  239. ^ “Live updates: Day 39 of war in Nagorno-Karabakh”. OC Media. ngày 4 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2020.
  240. ^ “С сегодняшнего дня в Азербайджане отменен комендантский час” (bằng tiếng Nga). Trend. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2020.
  241. ^ “Armenians protest Nagorno-Karabakh truce terms for a 3rd day”. apnews.com. Associated Press. 12 tháng 11 năm 2020.
  242. ^ Kramer, Andrew E. (10 tháng 11 năm 2020). “Facing Military Debacle, Armenia Accepts a Deal in Nagorno-Karabakh War”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2020.
  243. ^ “Протестующие в Ереване избили спикера парламента Армении”. РИА Новости (bằng tiếng Nga). ngày 10 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2020.
  244. ^ “Demonstrators seized the building of the Armenian parliament”. interfax.ru (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2020.
  245. ^ “Armenia's foreign minister resigns week after ceasefire deal with Azerbaijan”. Al-Arabiya (bằng tiếng Anh). ngày 16 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2020.
  246. ^ “Armenian defence minister tenders resignation: Report”. Al Jazeera (bằng tiếng Anh). ngày 20 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2020.
  247. ^ “Head of Armenian defense ministry's military control service resigns”. Armenpress (bằng tiếng Anh). ngày 18 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2020.
  248. ^ “Official representative of Armenia's Defense Ministry resigns”. ngày 12 tháng 11 năm 2020.
  249. ^ “November 22 declared a Day of Remembrance of fallen soldiers”. Public Radio of Armenia (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2020.
  250. ^ “Government's Resignation and Snap Elections are Inevitable, Says President”. Asbarez. 16 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2020.
  251. ^ “Bu günün xəbərləri: Ermənistanda "Azərbaycan vətəndaşı saxlanılıb", hərbi vəziyyət ləğv edilir, Azərbaycan Türkiyədən avtobus alır”. BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 11 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2020.
  252. ^ “Власти Гориса заверили, что по городу не разъезжают машины с азербайджанскими номерами”. Armenian Report (bằng tiếng Nga). ngày 12 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2020.
  253. ^ “Родители без вести пропавших солдат прорвались к зданию МО, минуя КПП”. Armenian Report (bằng tiếng Nga). ngày 16 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2020.
  254. ^ Agency, Anadolu (10 tháng 11 năm 2020). “Euphoric Azerbaijanis celebrate "victorious" Nagorno-Karabakh peace deal”. Daily Sabah. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2020.
  255. ^ Dixon, Robyn (ngày 10 tháng 11 năm 2020). “Cease-fire in Nagorno-Karabakh provokes protests in Armenia, celebrations in Azerbaijan”. The Washington Post. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2020.
  256. ^ “Armenia, Azerbaijan and Russia sign Nagorno-Karabakh peace deal”. BBC News. 10 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2020.
  257. ^ “Ilham Aliyev and First Lady Mehriban Aliyeva met with servicemen undergoing treatment at Clinical Medical Center 1”. President.az (bằng tiếng Anh). Presidential Administration of Azerbaijan. ngày 11 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2020.
  258. ^ “Vətən Müharibəsində qələbə münasibətilə Azərbaycan Respublikasının orden və medallarının təsis edilməsi ilə əlaqədar "Azərbaycan Respublikasının orden və medallarının təsis edilməsi haqqında" Azərbaycan Respublikasının Qanununda dəyişiklik edilməsi barədə AZƏRBAYCAN RESPUBLİKASININ QANUNU” [LAW OF THE REPUBLIC OF AZERBAIJAN on amendments to the Law of the Republic of Azerbaijan "On the establishment of orders and medals of the Republic of Azerbaijan" in connection with the establishment of orders and medals of the Republic of Azerbaijan on the occasion of victory in the Great Patriotic War] (bằng tiếng Azerbaijan). Quốc hội Azerbaijan. ngày 20 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2020.
  259. ^ “Парламент Азербайджана утвердил в первом чтении законопроект об учреждении новых орденов и медалей Отечественной войны” [The Parliament of Azerbaijan approved in the first reading the bill on the establishment of new orders and medals of the Patriotic War]. Armiya.az (bằng tiếng Nga). ngày 20 tháng 11 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2020.
  260. ^ “Şuşa Polis Şöbəsi Şuşa şəhərinə köçürülüb, komendant təyin olunub”. Azeri Press Agency (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 12 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2020.
  261. ^ “MES takes Sugovushan Reservoir under protection”. News.az (bằng tiếng Anh). ngày 14 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2020.
  262. ^ Heintz, Jim (ngày 15 tháng 11 năm 2020). “Azerbaijan delays takeover, denounces fleeing Armenians”. AP News. AP. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
  263. ^ Perelman, Marc (ngày 1 tháng 12 năm 2020). “Nagorno-Karabakh: Christian sites 'not in danger of destruction,' says Azerbaijan minister”. France24 (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2020.
  264. ^ “Anar Kərimov: "Qarabağdakı xristian mədəni və dini abidələr bizə əcdadlarımızdan qalıb və onları qoruyuruq". BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 2 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2020.
  265. ^ a b Babayev, Tofik (ngày 19 tháng 11 năm 2020). “Azerbaijan's Fizuli a ghost town after Karabakh battles”. Agence France-Presse (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2020.
  266. ^ Mehdiyev, Mushvig (ngày 19 tháng 11 năm 2020). “Azerbaijani President Visits Liberated Districts, Vows to Rebuild Damaged Villages and Cities”. Caspian News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2020.
  267. ^ “Victory monuments will be erected in all cities and life will return here – President of Azerbaijan”. Trend News Agency (bằng tiếng Anh). ngày 17 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2020.
  268. ^ “Ilham Aliyev and First Lady Mehriban Aliyeva visited liberated from occupation Fuzuli and Jabrayil districts, as well as Fuzuli and Jabrayil cities”. President.az (bằng tiếng Anh). Văn phòng Tổng thống Azerbaijan. ngày 16 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2020.
  269. ^ a b Natiqqizi, Ulkar (ngày 19 tháng 11 năm 2020). “Azerbaijan starts rebuilding in newly won territories”. Eurasianet (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2020.
  270. ^ Veliyev, Huseyn (ngày 18 tháng 11 năm 2020). “Azerbaijan signs contracts for drilling operations at gold deposits in Zangelan and Kalbajar”. Azeri Press Agency (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2020.
  271. ^ Lmahamad, Ayya (ngày 17 tháng 11 năm 2020). “More banks to open branches on Azerbaijan's liberated territories”. AzerNews (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2020.
  272. ^ “FHN: "Dövlət Yanğın Nəzarəti Xidmətinin yerli strukturları işğaldan azad olunmuş ərazilərdə fəaliyyətə başlayıb". BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 23 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  273. ^ “Azıx mağarasına aid arxeoloji tapıntıların Bakıya gətirildiyi bildirilib”. BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 24 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  274. ^ “Ağdam, Fizuli və Xankəndi aeroportları beynəlxalq məkan indeksləri kataloquna daxil ediləcək”. BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 25 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  275. ^ “Füzulidə minaya düşən 4 nəfər ölüb”. BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 28 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2020.
  276. ^ “Füzulidə həlak olanlardan biri baş redaktordur”. Report Information Agency (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 28 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2020.
  277. ^ “Baş Prokurorluq və Daxili İşlər Nazirliyi vətəndaşlara müraciət edib”. BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 28 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2020.
  278. ^ “Hər il sentyabrın 27-si Azərbaycanda Anım Günü kimi qeyd olunacaq”. BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 2 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2020.
  279. ^ “10 noyabr – Azərbaycanda Zəfər Günü kimi təsis olunub”. BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 2 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2020.
  280. ^ “Azərbaycanda Zəfər Gününün vaxtı dəyişdirilib”. BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 3 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2020.
  281. ^ “İlham Əliyev yaralıların və həlak olanların ailələrinə dəstək üçün YAŞAT Fondu yaradıb”. BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 8 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2020.
  282. ^ “Azərbaycanda həlak olmuş hərbçilərin və mülki şəxslərin bank borcları tam silinəcək”. BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 1 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2020.
  283. ^ “Patriotic War Memorial Complex and Victory Museum to be established in Baku”. MINISTRY OF DEFENCE OF THE REPUBLIC OF AZERBAIJAN (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2020.
  284. ^ “Azerbaijan commemorates bright memory of martyrs with minute of silence (VIDEO)”. Trend News Agency (bằng tiếng Anh). ngày 4 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2020.
  285. ^ “Azerbaijan observes minute of silence to honor Martyrs of Patriotic War”. Azeri Press Agency (bằng tiếng Anh). ngày 4 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2020.
  286. ^ “İkinci Qarabağ Müharibəsində həlak olanların xatirəsi bir dəqiqəlik sükutla anılıb”. BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 4 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2020.
  287. ^ “Azərbaycandə məscid, sinaqoq və kilsələrdə anım mərasimləri keçirilib”. BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 4 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2020.
  288. ^ “Ağdamda zərər dəymiş 1260 obyektə baxış keçirilib, 94 mülkiyə şəhid statusu verilib, Alban-udi dini icması Kəlbəcərdəki Xudavəng monastırını ziyarət edib”. BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 5 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2020.
  289. ^ “Bu hərbçilərə Vətən Müharibəsi Qəhrəmanı adı verildi”. Axar.az (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 9 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2020.
  290. ^ “Silahlı Qüvvələrin hərbi qulluqçuları təltif edilib – SİYAHI”. Azeri Press Agency (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 9 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2020.
  291. ^ “Silahlı Qüvvələrin bir sıra hərbi qulluqçuları təltif olunub”. Trend News Agency (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 9 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2020.
  292. ^ “Azərbaycanda hərbi vəziyyət ləğv edilir, İlham Əliyev azad edilmiş ərazilərdə bərpa işləri ilə bağlı: "Artıq bəzi ölkələrin şirkətlərinə dəvət göndərilib". BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 7 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2020.
  293. ^ “Baku preparing for grandiose Victory Parade – VIDEO”. www.azerbaycan24.com (bằng tiếng Anh). 3 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2020.
  294. ^ “Zəfər paradında əsgərlərin marşı, yeni silah və hərbi texnika – şəkillərdə”. BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 10 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020.
  295. ^ “Bakıda "Zəfər Paradı" keçirildi”. Amerikanın Səsi (bằng tiếng Azerbaijan). Voice of America. ngày 10 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020.
  296. ^ “Türkiyə Prezidenti Azərbaycana səfərə gəlib”. Amerikanın Səsi (bằng tiếng Azerbaijan). Voice of America. ngày 9 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020.
  297. ^ “Armenians flee homes as Azerbaijan takeover looms”. France24. ngày 13 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
  298. ^ Borges, Anelise (ngày 14 tháng 11 năm 2020). “Nagorno-Karabakh: Ethnic Armenians set fire to their homes rather than hand them to Azerbaijan”. Euronews. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
  299. ^ Krüger, Heiko (2010). The Nagorno-Karabakh Conflict: A Legal Analysis. Berlin London: Springer. tr. 102. ISBN 978-3-642-11787-9. OCLC 665817577.
  300. ^ “Azerbaijan Extends Deadline For Armenia To Withdraw From Key District Under Karabakh Truce”. Radio Free Europe/Radio Liberty. ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
  301. ^ “Armenians residents in Kalbajar burn their homes before Azerbaijan handover”. The Guardian. ngày 14 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
  302. ^ “Armenians set fire to homes before handing village over to Azerbaijan”. Reuters. ngày 14 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
  303. ^ “Live updates: Some Armenian residents of Kalbajar burn homes”. OC Media. ngày 13 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
  304. ^ Wendik, Yuri; Shaim, Gabriel (ngày 13 tháng 11 năm 2020). “Новый исход. Армяне бегут из Карабаха, сжигая свои дома”. BBC Russian Service. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2020.
  305. ^ Bar, Hervé (ngày 15 tháng 11 năm 2020). “Azerbaijan Extends Armenian Pullout Deadline From Disputed Area”. The Moscow Times. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
  306. ^ 'Ecological terror': Azerbaijan delays takeover, Armenians torch homes”. Brisbane Times. ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
  307. ^ “Armenia hands over Aghdam to Azerbaijan as part of Nagorno-Karabakh ceasefire”. France24. ngày 20 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2020.
  308. ^ “Azerbaijan extends Armenian pullout deadline from Kalbajar”. Al Jazeera. ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
  309. ^ a b “Azerbaijan enters Nagorno-Karabakh district after peace deal”. Al Jazeera. ngày 20 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2020.
  310. ^ “Azerbaijan enters land ceded by Armenia”. The Canberra Times (bằng tiếng Anh). Australian Associated Press. ngày 20 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  311. ^ “The story of FK Qarabag: How a team born from war now prepares to host Chelsea in the Champions League”. The Independent. ngày 22 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2020.
  312. ^ Musayelyan, Lusine. “Life Among Ruins of Caucasus' Hiroshima”. Institute for War and Peace Reporting. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2020.
  313. ^ “Azerbaijani Troops Take Control Of Agdam As Armenians Flee”. Radio Free Europe/Radio Liberty. ngày 20 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2020.
  314. ^ “Azerbaijani military defuses more than 150 mines in Agdam”. Al Jazeera. ngày 22 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2020 – qua Yahoo News.
  315. ^ “Ermənistan hərbçiləri Kəlbəcər rayonunu qaytarmazdan əvvəl ordakı erməni hərbi qərargahını partladıblar”. BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 24 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  316. ^ “Azerbaijani army enters Kalbajar, region returned by Armenia”. Al Jazeera (bằng tiếng Anh). ngày 25 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  317. ^ “Azerbaijani leader vows to revive region ceded by Armenia”. Associated Press (bằng tiếng Anh). ngày 25 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  318. ^ “Kəlbəcərin qaytarılması Bakıda avtoyürüşlə qeyd olunub”. BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 25 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  319. ^ “Azerbaijan to monitor fields in Kalbajar – Head of National Geological Exploration Service”. AzerNews. ngày 27 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  320. ^ “Kelbajar gold deposits to remain on territory of Azerbaijan”. Vestnik Kavkaza. ngày 27 tháng 11 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  321. ^ “Azərbaycan MN Zod mədəni ilə bağlı yayılan xəbərlərə şərh verməyib”. BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 27 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  322. ^ “Глава общины Гегамасар: "Азербайджанские ВС отошли назад в районе Сотка в Армении". ArmenianReport. ngày 27 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  323. ^ “В Генштабе ВС Армении не видят поводов для волнения из-за появления азербайджанских солдат в Сотке”. ArmenianReport. ngày 27 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  324. ^ Ghazanchyan, Siranush (ngày 26 tháng 11 năm 2020). “Azerbaijani troops have not entered the area of Sotk gold mine – Defense Ministry”. Public Radio of Armenia. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  325. ^ Aghalaryan, Kristine (ngày 26 tháng 11 năm 2020). “Azerbaijani troops have not entered the area of Sotk gold mine – Defense Ministry”. Hetq.am. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  326. ^ Ghukasyan, Seda (ngày 27 tháng 11 năm 2020). “Half of Sotk Gold Mine Now in Azerbaijan, Says Armenian Military Official”. Hetq.am. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  327. ^ “Laçın – məğrur rayonun hekayəsi”. BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 1 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2020.
  328. ^ Vendik, Yuri (ngày 17 tháng 11 năm 2020). “Армяне оставляют Лачин, несмотря на конец войны в Карабахе и прибытие российских миротворцев”. BBC Russian Service (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2020.
  329. ^ “Rusiya Müdafiə Nazirliyi: Laçın dəhlizində hərəkətə sülhməramlılar nəzarət edir”. BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 1 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2020.
  330. ^ “Azerbaijani troops enter Lachin district in Nagorno-Karabakh”. TASS. ngày 30 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2020.
  331. ^ “Laçın şəhəri ermənilərdəmi qalır? Ermənilərə belə deyilib, amma onlar şəhəri tərk edir”. BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 30 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2020.
  332. ^ “Azərbaycan Müdafiə Nazirliyi Laçında dövlət bayrağının asılması barədə video yayıb”. BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 1 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2020.
  333. ^ “Азербайджан взял под контроль Лачин спустя 28 лет”. Caucasian Knot (bằng tiếng Nga). ngày 1 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2020.
  334. ^ “İlham Əliyev: "Yeni dəhliz hazır olandan sonra Laçın şəhəri bizə qaytarılacaq". BBC Azerbaijani Service (bằng tiếng Azerbaijan). ngày 1 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2020.