Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh
Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (tiếng Anh: Ho Chi Minh City Metro - HCMC Metro) là hệ thống những tuyến đường metro đang được lên kế hoạch và xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bao gồm 8 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài là 169 km, 1 tuyến xe điện 12,8 km và 2 tuyến đường ray đơn dài 43,7 km. Đây là hệ thống đường sắt đô thị thứ 2 tại Việt Nam sau Hà Nội.
Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh | |||
---|---|---|---|
![]() | |||
Tổng quát | |||
Chủ | Ban Quản lý Đường sắt đô thị | ||
Địa điểm | Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam | ||
Loại tuyến | Tàu điện ngầm | ||
Số tuyến | 2 (đang thi công) 10 (kế hoạch) | ||
Số nhà ga | 25 (đang thi công) 171 (kế hoạch) | ||
Website | http://maur.hochiminhcity.gov.vn/ | ||
Hoạt động | |||
Sẽ bắt đầu vận hành | 2021 | ||
Headway | 4 phút | ||
Kỹ thuật | |||
Chiều dài hệ thống | 225,5 km (140,1 dặm) | ||
Khổ đường sắt | 1.435 mm (4 ft 8 1⁄2 in) | ||
Điện khí hóa | Đường dây trên cao[cần dẫn nguồn] | ||
Tốc độ cao nhất | 80 km/h (50 mph) | ||
|
Tuyến đầu tiên của hệ thống là tuyến số 1 (Tuyến Sài Gòn): Bến Thành - Suối Tiên được khỏi công vào năm 2013 và hiện tại đã gần hoàn thành phần đi trên cao dự kiến toàn tuyến sẽ vận hành vào năm 2021. Tuyến tiếp theo là tuyến số 2 (Tuyến Bà Quẹo): Bến Thành - Tham Lương, cũng được khởi công vào năm 2013 nhưng do gặp nhiều khó khăn nên dự án đã bị trì hoãn đến năm 2020, dự kiến tuyến số 2 sẽ đưa vào vận hành năm 2024.
Mạng lướiSửa đổi
Theo quyết định số 568/QĐ-TTg được phê duyệt ngày 8 tháng 4 năm 2013, hệ thống đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm:[1]
Biểu tượng[cần dẫn nguồn] | Số hiệu | Tên tuyến | Nhà ga | Số nhà ga | Chiều dài km |
Depot | Dự kiến
vận hành | |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đang thi công | ||||||||
S | 1 | Sài Gòn | Bến Thành | Bến xe Miền Đông | 14 | 19,7 | Long Bình | 2021 |
B | 2 | Bà Quẹo | Bến Thành | Tham Lương | 11 | 11,3 | Tham Lương | 2026 |
Trên kế hoạch | ||||||||
B | 2 | Bà Quẹo | Tham Lương | Bến xe An Sương | 3 | 3,3 | Tham Lương | Không có |
Bến Thành | Thủ Thiêm | 6 | 5,8 | Tham Lương | Không có | |||
Bến xe An Sương | Củ Chi | 22 | 27,6 | Tham Lương, Phước Hiệp | Không có | |||
K | 3A | Tân Kiên | Bến Thành | Tân Kiên | 17 | 19,8 | Tân Kiên | 2026 |
N | 3B | Thị Nghè | Cộng Hòa | Hiệp Bình Phước | 11 | 12,2 | Hiệp Bình Phước | Không có |
G | 4 | Gò Vấp | Thạnh Xuân | Hiệp Phước | 32 | 35,7 | Thạnh Xuân, Hiệp Phước | Không có |
T | 4B | Tân Sơn Nhất | Gia Định | Lăng Cha Cả | 3 | 3,4 | Gia Định | Không có |
T | 4B-1 | Tân Sơn Nhất | Hoàng văn Thụ | Sân bay Tân Sơn Nhất | 2 | 1,5 | Gia Định | 2024 |
C | 5 | Cần Giuộc | Cầu Sài Gòn | Bến xe Cần Giuộc | 22 | 23,4 | Đa Phước | 2025 |
Đ | 6 | Đầm Sen | Phú Lâm | Bà Quẹo | 7 | 6,8 | Tham Lương | Không có |
Kế hoạch cũng bao gồm 3 tuyến đường xe điện và đường ray đơn:
Biểu tượng, số hiệu | Nhà ga | Số nhà ga | Chiều dài km |
Depot | Hoàn thành | |
---|---|---|---|---|---|---|
T1 Tramway 1 | Ba Son | Bến xe Miền Tây | 23 | 12,8 | Bến xe Miền Tây | không có |
M2 Monorail 2 | Thanh Đa | Bình Hưng | 17[2] | 27,2 | Phong Phú | không có |
M3 Monorail 3 | Gò Vấp | Tân Chánh Hiệp | 8[2] | 16,5 | Tân Chánh Hiệp | Không có |
Quá trình thi côngSửa đổi
Đang xây dựngSửa đổi
S Tuyến số 1 (Tuyến Sài Gòn): Bến Thành - Suối TiênSửa đổi
Tuyến số 1 có tổng chiều dài là 19,7 km được khởi công vào 2013 và dự kiến hoàn thành và đưa vào vận hành năm 2021.[3][4]
Điểm đầu của tuyến tại chợ Bến Thành, đi ngầm từ ga Bến thành đi qua các điểm ga Nhà hát Thành phố, ga Ba Son, đi ngang qua sông Sài Gòn sau đó chạy dọc theo xa lộ Hà Nội và kết thúc tại Depot Long Bình.[5]
Toàn tuyến bao gồm 14 nhà ga và 1 nhà Depot, trong đó có 3 ga ngầm là Bến Thành, Nhà hát Thành phố và Ba Son. Còn 11 ga còn lại là ga trên cao (từ ga Văn Thánh đến ga bến xe Miền Đông mới). Dự kiến tuyến số 1 sẽ được kéo dài từ ga Suối Tiên đến Bình Dương và đến thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trong tương lai.[5]
Depot của tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên được đặt tại phường Long Bình, thành phố Thủ Đức, đây là khu trung tâm điều khiển và bảo dưỡng tàu tuyến số 1 đến năm 2040.
B Tuyến số 2 (Tuyến Bà Quẹo): Củ Chi – Thủ ThiêmSửa đổi
Tuyến tàu điện ngầm số 2 giai đoạn 1 là Bến Thành - Tham Lương và giai đoạn 2 là Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi - Thủ Thiêm có tổng chiều dài khoảng 48 km, được phê duyệt vào năm 2010. Nhưng do ảnh hưởng các yếu tố như trượt giá, chi phí tài chính, xây dựng,... mà dự án đã tăng mức vốn đầu tư giai đoạn 1 lên 48.000 tỉ đồng. Dự kiến, tuyến số 2 (giai đoạn 1) sẽ hoàn thành vào năm 2026.
Tuyến số 2 sẽ được chia làm 3 giai đoạn:[6]
- Giai đoạn 1 (Bến Thành – Tham Lương) có điểm đầu là ga Bến Thành đi ngầm theo đường Phạm Hồng Thái đến Ngã sáu Phù Đổng thì đi theo đường Cách mạng tháng 8, tiếp đó là đường Trường Chinh và kết thúc tại ga Depot Tham Lương.
- Giai đoạn 2 (Bến Thành – Thủ Thiêm và Tham Lương – Bến xe Tây Ninh) có điểm bắt đầu ở phía Nam giai đoạn 2 là ga Bến Thành, đi theo đường Hàm Nghi chạy ngang qua sông Sài Gòn rồi đi tiếp theo đường Mai Chí Thọ và kết thúc tại ga Thủ Thiêm. Còn ở phía Bắc là ga Tân Bình, đi dọc theo đường Trường Chinh và ga cuối là Bến xe Tây Ninh.
- Giai đoạn 3 (Bến xe Tây Ninh – Khu Tây Bắc Củ Chi).
Tuyến sẽ có 42 nhà ga, trong đó có khoảng 16 nhà ga ngầm và hơn 10 nhà ga trên cao. Tuy nhiên, trong 42 nhà ga, hiện chỉ mới có 26 nhà ga được quy hoạch còn 16 nhà ga còn lại vẫn chưa được đưa vào bản vẽ.
Depot của tuyến số 2 được đặt tại phường Tân Thới Nhất, quận 12 có diện tích khoảng 25,47 ha; cao 8 tầng và có 1 hầm.
Đang lên kế hoạchSửa đổi
K Tuyến số 3A (Tuyến Tân Kiên): Bến Thành - Tân KiênSửa đổi
Tuyến số 3A có chiều là 19,8 km và 17 nhà ga.
Trong đó dự án sẽ được chia làm 2 giai đoạn
- Giai đoạn 1 (Bến Thành - Bến xe Miền Tây) có chiều dài 9,89 km gồm 10 nhà ga, tổng chi phí dự kiến khoảng 1,82 tỷ USD.
- Giai đoạn 2 (Bến xe Miền Tây - Tân Kiên) có chiều dài 9,69 km gồm 7 nhà ga, tổng chi phí dự kiến khoảng 1 tỷ USD.
JICA đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi đã được tư vấn của JICA hoàn tất vào tháng 5/2017. Ban Quản lý đã tham mưu cho UBND Tp Hồ Chí Minh trình Bộ Kế hoạch và đầu tư về đề xuất dự án.[7]
G Tuyến số 4 (Tuyến Gò Vấp): Thạnh Xuân - Hiệp PhướcSửa đổi
Tuyến số 4 là tuyến metro dài nhất trong hệ thống với 35,7 km có tất cả 33 ga (gồm 2 ga trên mặt đất, 16 ga trên cao, 15 ga ngầm)[8] và có tổng chi phí dự kiền là 4,57 tỷ USD.[7]
Dự án gồm 4 giai đoạn triển khai:[8]
- Giai đoạn 1A (Gia Định - Hoàng Diệu) có chiều dài 6,375 km, bao gồm cả depot tại công viên Gia Định.
- Giai đoạn 1B (Gia Định - Thạnh Xuân) có chiều dài 6,975 km.
- Giai đoạn 1C (Hoàng Diệu - Phước Kiển) có chiều dài 6,975 km.
- Giai đoạn 2 (Phước Kiển - Hiệp Phước) có chiều dài 17,35 km.
Hiện tại, có 3 nhà đầu tư đã quan tâm đến tuyến này là: Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Công ty GS E&C và Liên doanh Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô - Công ty Mosmetrostroy. Các nhà đầu tư này hiện đang trong quá trình nghiên cứu đề xuất dự án.
T Tuyến số 4B (Tuyến Tân Sơn Nhất): Gia Định - Lăng Cha CảSửa đổi
Tuyến số 4B là một tuyến nhánh của tuyến số 4 (Gò Vấp) có chiều dài 3,4 km đi qua sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với 3 nhà ga là Gia Định (tuyến 4), Sân bay Tân Sơn Nhất, Lăng Cha Cả (tuyến 5), tổng chi phí dự kiến của dự án khoảng 0,8 USD[7]
Ngân hàng KEXIM tài trợ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại để thực hiện dự án Hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu tiền khả thi cho dự án tuyến 4B giai đoạn 1 (Lăng Cha Cả - Sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 1,7 km)
C Tuyến số 5 (Tuyến Cần Giuộc): Cầu Sài Gòn – Bến xe Cần GiuộcSửa đổi
Tuyến số 5 được phân kỳ đầu tư 2 giai đoạn
- Giai đoạn 1 (Bảy Hiền - Cầu Sài Gòn) dài 8,9 km (1,4 km đi trên cao và 7,5 km đi ngầm) và 7 nhà ga. Dự án đã thu xếp đủ vốn từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và Tây Ban Nha. Tổng chi phí dự kiến là 1,92 tỷ USD.[7]
- Giai đoạn 2 (Bảy Hiền - Bến xe Cần Giuộc) có chiều dài khoảng 14,5 km và 13 nhà ga, tổng chi phí dự kiến 2,105 tỷ USD. Hiện đã có 2 nhà đầu tư chính thức quan tâm đến dự án này, là: Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đang hoàn chỉnh hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi cho dự án; Công ty TNHH Lotte E&C (Hàn Quốc) đang thực hiện nghiên cứu đoạn từ Ga Đại học Y Dược đến Bến xe Cần Giuộc mới của dự án, theo hình thức hợp tác công - tư (PPP).[7]
Thông số kỹ thuậtSửa đổi
- Chiều dài sân ga: 125 m
- Khoảng cách trung bình giữa các ga 700 - 1.300 m
- Tốc độ vận hành: 80 km/h
- Thời gian giữa hai chuyến: 4 phút (2 phút vào giờ cao điểm)
- Khổ đường ray: 1.435 mm
- Độ rộng tàu: 3 m
Đề xuất năm 2009Sửa đổi
Tuyến đường | Chiều dài (km) | Số nhà ga | Đặc điểm | Lộ trình |
---|---|---|---|---|
1 | 19,7 (2,6 ngầm và 17,1 trên cao) | 14 (3 ngầm, 11 trên cao) | ngầm và trên cao | Bến Thành - Suối Tiên |
2 | Gđ1: 11,3 (9,5 ngầm và 1,8 trên cao)
Gđ2: 7.7 |
Gđ1: 11 (10 ngầm, 1 trên cao)
Gđ2: |
ngầm và trên cao | Gđ1: Bến Thành - Tham Lương |
3A | Gđ1: 9.7 (ngầm)
Gđ2: 6.5 |
Gđ1: 10 ngầm
Gđ2: |
ngầm và trên cao | Gđ1: Bến Thành - Bến xe Miền Tây
Gđ2: Bến xe Miền Tây - Tân Kiên |
3B | 12,1 (9,1 ngầm và 3 trên cao). | 10 (8 ngầm, 2 trên cao) | ngầm và trên cao | Ngã 6 Cộng Hòa - Hiệp Bình Phước |
4A | 24 (19 ngầm và 5 trên cao) | 20 (15 ngầm, 5 trên cao) | ngầm và trên cao | Thạnh Xuân (Quận 12) - Nguyễn Văn Linh (Quận 7) |
4B | 5.2 | Không có | ngầm | Công Viên Gia Định - Sân bay Tân Sơn Nhất - Lăng Cha Cả |
5 | Gđ1: 8.9 (ngầm)
Gđ2: 14,8 (7,4 ngầm và 7,4 trên cao) |
Gđ1: 9 (8 ngầm, 1 trên cao)
Gđ2: 13 (7ngầm, 6 trên cao) |
ngầm và trên cao | Ngã 4 Bảy Hiền – Cầu Sài Gòn
Ngã 4 Bảy Hiền – Bx Cần Giuộc mới |
6 | 6.7 (ngầm) | 7 ngầm | ngầm | Trường Chinh - Vòng xoay Phú Lâm |
Đề xuất năm 2007Sửa đổi
Tuyến đường | Chiều dài (km) | Số nhà ga | Đặc điểm | Lộ trình |
---|---|---|---|---|
1 | 19,7 | 14 | ngầm và trên cao | Bến Thành - Suối Tiên |
2 | 11,3 | 11 | ngầm và trên cao | Bến Thành - Tham Lương |
3 | 10,4 | Không có | ngầm | Bến Thành - Bình Tân |
4 | 16 | Không có | ngầm | Lăng Cha Cả - Công viên Văn Thánh |
5 | 17 | Không có | ngầm và trên cao | Thủ Thiêm - Cần Giuộc |
6 | 6 | Không có | ngầm | Bà Quẹo - Phú Lâm |
Đề xuất ban đầu năm 2001Sửa đổi
Tuyến đường | Chiều dài (km) | Số nhà ga |
---|---|---|
Tây Bắc - Đông Nam | 46,86 | 44 |
Vành đai trong | 43,14 | 45 |
Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất | 9,3 | 9 |
Hòa Hưng - Xa lộ Hà Nội - Khu đô thị mới Thủ Thiêm | 21 | 18 |
Chợ Bến Thành - Quận 2 - Quận 9 - Thủ Đức | 27,5 | 18 |
Biên Hòa - Bình Chánh - Hòa Hưng | 46 | 42 |
Sự cố xây dựngSửa đổi
Từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 1 năm 2015, tại hạng mục thi công cọc khoan nhồi của gói thầu số 2, đã có 4 cọc để xảy ra sự cố như để rơi lồng thép, trồi lòng thép, sai lệch vị trí tim cọc 0,5m trong khi thi công cọc khoan.
Vào khoảng 14h15 ngày 30 tháng 1 năm 2016, chiếc xe cần cẩu nặng hàng chục tấn mang biển số 50LA-2135 đang đưa các khối đá bê tông lớn để thử tải tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên đã bất ngờ mất thăng bằng rồi đổ sập xuống. Sự cố khiến người điều khiển cần cẩu bị thương phải nhập viện cấp cứu.[9]
Chú thíchSửa đổi
- ^ “Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. 8 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
- ^ a ă “Bản đồ Ho Chi Minh City Metro”.
- ^ Nam Định (15 tháng 1 năm 2018). “Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bây giờ ra sao?”. Việt Nam Mới. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
- ^ H.Mai (27 tháng 4 năm 2020). “Metro TP.HCM có tuyến đầu tiên vào cuối 2021”. Báo Thanh Niên. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
- ^ a ă “Tuyến Metro số 1”. Ban Quản lý Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
- ^ “Tuyến Metro số 2”. Ban Quản lý Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
- ^ a ă â b c “Đồng loạt triển khai nhiều dự án metro khác”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. 11 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
- ^ a ă “Tuyến Metro số 4”. Ban Quản lý Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
- ^ “Sập cần cẩu thi công tuyến metro TPHCM”. ZingNews.vn. 30 tháng 1 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
Xem thêmSửa đổi
Liên kết ngoàiSửa đổi
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh. |