Dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam

Dự án đường sắt ở Việt Nam

Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam là một trong những dự án chiến lược của Đường sắt Việt Nam (ĐSVN). Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt trong quy hoạch tổng thể phát triển ĐSVN đến năm 2020 và cho phép chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Tư vấn, Đầu tư và xây dựng Giao thông vận tải - TRICC lập báo cáo đầu tư và lựa chọn tư vấn. Hiện cả phía Nhật BảnHàn Quốc đều tham gia khảo sát, nghiên cứu lập báo cáo đầu tư. Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam dài 1,508.6 km, ngắn hơn đường sắt Bắc Nam (1,730 km) là 221.4 km.[1] Toàn tuyến có 70 ga (trong đó 50 ga hành khách và 20 ga hàng hóa). Khởi điểm từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), nguồn vốn đầu tư cho dự án này lên tới 61,67 tỷ USD (tương đương 1.4 triệu tỉ đồng).[2]

Dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam
Tổng quan
Tình trạngÝ tưởng
Sở hữuTổng Công ty Đường sắt Việt Nam
Vị tríViệt Nam
Ga đầuGa Ngọc Hồi
(Hà Nội)
Ga cuốiGa Thủ Thiêm
(Thành phố Hồ Chí Minh)
Nhà ga70 ga (50 ga hành khách, 20 ga hàng hóa)
Dịch vụ
Hệ thốngĐường sắt cao tốc
Số lượt chạyChưa hoạt động
Điều hànhTổng Công ty Đường sắt Việt Nam
Trạm bảo trì5 depot (3 depot lớn: Ngọc Hồi, Đà Nẵng, Long Thành - 2 depot nhỏ: Hà Tĩnh, Nha Trang)
Lịch sử
Hoạt độngGiai đoạn 1: 2031, thông tuyến năm 2041
Thông tin kỹ thuật
Chiều dài tuyến1.508,6 km (937,4 mi)
Đặc điểm của nhà gaĐường sắt trên cao
Khổ đường sắt1.435 mm (4 ft 8 12 in) 
Khổ tiêu chuẩn
Điện khí hóa25 kV 50 Hz AC
Tốc độ180–225 km/h (110–140 mph)

Cục Đường sắt Việt Nam đã đưa ra kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc xuyên Việt: Năm 2010 sẽ hoàn thành báo cáo khả thi; từ năm 2011- 2020 sẽ xây dựng khu đoạn Hà Nội - VinhTP Hồ Chí Minh - Nha Trang; năm 2030 sẽ đưa vào khai thác tuyến Vinh - Nha Trang; năm 2035 sẽ hoàn thành tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh; năm 2050 sẽ hoàn thành toàn tuyến Lạng Sơn - Cà Mau và đi song song với tuyến . Sau này các tuyến đường sắt cao tốc sẽ được xây dựng dựa theo và chạy song song các tuyến đường bộ cao tốc ở nước ta.

Theo phương án của nhà Tư vấn Hàn Quốc, nếu xây dựng đường sắt cao tốc, đường đôi, điện khí hóa, khổ 1435mm, với tốc độ 200 km/h thì từ tàu khách Lạng Sơn đến Cà Mau mất 11 giờ 58 phút. Với vận tốc đạt 300 km/giờ, tàu sẽ chạy trong 5 giờ 38 phút để đi từ Hà Nội đến TP HCM đối với tàu nhanh, chỉ đỗ các ga Vinh, Đà Nẵng, Nha Trang và 6 giờ 52 phút với tàu thường, đỗ ở tất cả các ga.[3]

Đại diện chủ đầu tư cho biết dự án sẽ thu hồi 4.173 ha đất, 16.529 hộ gia đình có thể sẽ bị ảnh hưởng. Trong đó, thu hồi đất ở 9.480 hộ gia đình và thu hồi đất sản xuất 7.049 hộ.

Trong cuộc bỏ phiếu ngày 19 tháng 6 năm 2010, Quốc hội Việt Nam khóa XII đã bỏ phiếu bác bỏ dự án đường sắt cao tốc. Tuy nhiên đến năm 2015, Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng chỉ đạo tiếp tục lập đề án đường sắt cao tốc Bắc-Nam để trình Quốc hội trước năm 2020.[4]

Nhà ga và Depot

sửa

Nguồn [5][6]

Tên Vị trí Km Kết nối trực tiếp

đường sắt hiện hữu

Xây mới Kết nối Chú thích
Đồng Đăng - Hà Nội
Ga Hữu Nghị Cửa khẩu Hữu Nghị 0 Không
Ga Đồng Đăng Đồng Đăng, Cao Lộc, Lạng Sơn 0 Bắt đầu tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Có depot đặt tại ga

Ga Lạng Sơn thành phố Lạng Sơn, Lạng Sơn 15,54
Ga Chi Lăng Chi Lăng, Lạng Sơn 24,664
Ga Lạng Giang Lạng Giang, Bắc Giang 46,567
Ga Bắc Giang thành phố Bắc Giang, Bắc Giang 59,986
Ga Bắc Ninh thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh 80
Ga Từ Sơn thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh 99,14
Ga Trâu Quỳ Gia Lâm, Hà Nội 111,45
Ga Long Biên Long Biên, Hà Nội 129,45
Hà Nội - Vinh
Ga Ngọc Hồi Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội 145 Tuyến số 1,

Tuyến vành đai Ngọc Hồi - Thạch Lỗi,

Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Yên Viên

Có depot đặt tại ga

Ga Phủ Lý Phủ Lý, Hà Nam 191,25
Ga Nam Định Nam Định

(huyện ngoại thành phía đông TP Nam Định)

213,51 Sẽ xây ga Nam Định mới tại vị trí phía bắc ga Nam Định cũ,

huyện ngoại thành phía đông TP Nam Định,

nơi giao nhau giữa đường sắt cao tốc và đường sắt hiện hữu

Ga Ninh Bình Ninh Bình, Ninh Bình 249,38
Ga Thanh Hóa Thanh Hóa, Thanh Hóa 300,09
Depot Hoàng Mai Hoàng Mai, Nghệ An 377,56 Không Depot bảo trì trong trường hợp khẩn cấp

Sẽ cân nhắc xây dựng nhà ga tại vị trí này nếu có nhu cầu

Ga Vinh Vinh, Nghệ An 430,89 Có depot đặt gần ga Vinh
Hà Tĩnh - Huế
Ga Hà Tĩnh Hà Tĩnh, Hà Tĩnh 472,82 Không
Ga Vũng Áng Kỳ Anh, Hà Tĩnh 514,18 Không Tuyến Viên Chăn - Vũng Áng
Ga Đồng Hới Đồng Hới, Quảng Bình 600,29
Ga Đông Hà Đông Hà, Quảng Trị 697,91
Ga Huế Huế, Thừa Thiên Huế 761,54
Đà Nẵng - Tuy Hòa
Ga Đà Nẵng Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng 802,10 Nằm trong quy hoạch di dời ga Đà Nẵng
Ga Tam Kỳ Tam Kỳ, Quảng Nam 852,67
Ga Quảng Ngãi Quảng Ngãi, Quảng Ngãi 962,19
Ga Phù Mỹ TT. Phù Mỹ, Phù Mỹ, Bình Định 1061,10
Ga Diêu Trì TT. Diêu Trì, Tuy Phước, Bình Định 1107,00
Ga Tuy Hòa Tuy Hòa, Phú Yên 1198,98
Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh
Ga Nha Trang Nha Trang, Khánh Hòa 1310,9[7] Nằm trong quy hoạch di dời ga Nha Trang

Có depot đặt tại ga Nha Trang

Ga Tháp Chàm Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận 1387,6[7] Tuyến Tháp Chàm - Đà Lạt
Ga Tuy Phong Tuy Phong, Bình Thuận 1452,55[7] Không
Ga Phan Thiết Phan Thiết, Bình Thuận 1520,8[7] Có (nhánh phụ

Mương Mán - Phan Thiết)

Tuyến Phan Thiết - Gia Nghĩa
Depot Tân Nghĩa Tân Nghĩa, Hàm Tân, Bình Thuận 1560,9 Không Depot bảo trì trong trường hợp khẩn cấp

Sẽ cân nhắc xây dựng nhà ga tại vị trí này nếu có nhu cầu

Ga Long Thành Sân bay Long Thành, Long Thành, Đồng Nai 1673,34[7] Không
Depot Long Trường Long Trường, Thủ Đức, TPHCM 1700,5[7] Depot phụ trợ cho ga Thủ Thiêm
Ga Thủ Thiêm An Phú, TP Thủ Đức, TPHCM 1710 Không Tuyến Metro số 2,

Đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành

Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ
Ga Tân Kiên Tân Kiên, Bình Chánh, TPHCM 1741,78
Ga Bến Lức Bến Lức, Long An 1755,6
Ga Tân An Tân An, Long An 1770,55[7] Không
Ga Trung Lương Mỹ Tho, Tiền Giang 1787,8[7]
Ga Trung Lương Cai Lậy, Tiền Giang 1800 Không
Ga Cái Bè Cái Bè, Tiền Giang 1814,34[7] Không
Ga Mỹ Thuận Vĩnh Long 1834,45[7] Không
Ga Cái Răng Cái Răng, Cần Thơ 1867 Không
Hậu Giang - Cà Mau
Ga Ngã Bảy Ngã Bảy, Hậu Giang 1894,78
Ga Sóc Trăng Thành phố Sóc Trăng, Sóc Trăng 1918,6
Ga Bạc Liêu Thành phố Bạc Liêu, Bạc Liêu 1960,55[7] Không
Ga Giá Rai Giá Rai, Bạc Liêu 1988,8[7]
Ga Cà Mau Thành phố Cà Mau, Cà Mau 2020 Không
Ga Năm Căn Năm Căn, Cà Mau 2070 Không Kết thúc tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Tuyến đường Hà Nội - Vinh

sửa

Đây là tuyến sẽ được xây dựng là đường sắt đôi, bảo đảm cho tàu có thể chạy với tốc độ 200 km/h, nhưng cơ sở hạ tầng có thể đáp ứng tốc độ 350 km/h. Khi hoàn thành, hành trình Hà Nội - Vinh sẽ được rút xuống chỉ còn 2 giờ (nếu chạy tốc độ 200 km/h) và 1 giờ 34 phút (tốc độ 350 km/h). Chiều dài toàn tuyến là hơn 283 km gồm 6 ga chính trên.

Trong đó đoạn qua Hà Nội sẽ sử dụng đường sắt hiện tại ở phía Tây nhằm giảm thiểu được xung đột. Đoạn qua Hà Tây sẽ cách xa đường sắt hiện tại và giảm thiểu giao cắt với quốc lộ 1, khu vực đông dân cư và nhà máy. Đoạn qua Hà Nam sẽ quy hoạch hướng tuyến gần với đường bộ cao tốc và xây dựng ga mới ở phía đông ga Phủ Lý hiện tại. Đoạn qua Nam Định sẽ xây dựng ga bên ngoài phía Tây ga Nam Định.

Đoạn qua Ninh Bình sẽ chạy song song với đường bộ cao tốc về phía Đông khu quy hoạch đô thị của Ninh Bình và chạy vòng điểm du lịch hồ Đồng Thái. Đoạn qua Thanh Hóa sẽ chạy về phía Tây khu đô thị Thanh Hóa để tránh ảnh hưởng đến khu vực động dân cư và địa danh lịch sử. Đoạn qua Nghệ An sẽ chạy về phía Tây của khu quy hoạch đô thị TP Vinh. Đoạn Hà Tĩnh cũng quy hoạch hướng tuyến về phía Tây của đường vành đai đô thị Hà Tĩnh.

Tuyến đường Vinh - Nha Trang

sửa

Tuyến đường Nha Trang - TP Hồ Chí Minh

sửa

Tuyến đường sắt cao tốc Nha Trang - TP Hồ Chí Minh khởi đầu tại TP Hồ Chí Minh, đi qua các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh ThuậnKhánh Hoà. Trên toàn tuyến có 6 nhà ga và 2 ga mới đều ở tại Khánh Hoà và TP Hồ Chí Minh. Tiêu chuẩn thiết kế áp dụng đối với đường cấp 1 và đường cao tốc, có thể chạy tàu với vận tốc 350 km/h.

So với tuyến đường sắt Thống Nhất, tuyến này chạy thẳng từ Thủ Thiêm - Long Thành - Tân Nghĩa - Phan Thiết, không nối vào ga Hòa Hưng, không đi qua địa phận tỉnh Bình Dương và thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Đây là dự án hỗ trợ kỹ thuật được thực hiện từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc. Đoạn đường sắt này nằm trong tổng thể của tuyến đường sắt cao tốc từ Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các chỉ tiêu kinh tế

sửa
Tổng vốn đầu tư
  1. Phương án của Chính phủ Việt Nam: Tổng vốn đầu tư toàn Dự án là 55,853 tỷ USD, trong đó phần vốn đầu tư cho Thiết bị là 9,587 tỷ USD.
  2. Theo tính toán của các nhà kinh tế của Việt Nam không tham gia dự án: Tổng vốn đầu tư toàn Dự án là 110,157 tỷ USD.
Thời gian hoàn vốn
  1. Phương án của Chính phủ Việt Nam:
    • Vốn đầu tư cho Phần xây dựng công trình sẽ do Chính phủ chịu, không phải thu hồi.
    • Vốn thiết bị nhanh nhất là từ 10 đến 12 năm (nhà đầu tư chỉ đầu tư Phần thiết bị và tổ chức kinh doanh vận hành, nên chỉ dự kiến thu hồi vốn thiết bị).
  2. Theo tính toán của các nhà kinh tế của Việt Nam không tham gia dự án: (Thời gian thu hồi Vốn Đầu tư của Dự án)
    • Với Lợi nhuận hàng năm của toàn Dự án là 0,958 tỷ USD/năm, Thời gian thu hồi Vốn Đầu tư của Dự án sẽ là: 110,157 tỷ USD/(0,958 tỷ USD/năm) = 114,8 năm
    • Với Lợi nhuận hàng năm của toàn Dự án là 0,797 tỷ USD/năm, Thời gian thu hồi Vốn Đầu tư của Dự án sẽ là: 110,157 tỷ USD/(0,797 tỷ USD/năm) = 138 năm

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Sơ sài dự án ngàn tỉ
  2. ^ “Sẽ có đường sắt cao tốc 300km/h Hà Nội - TP HCM”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2010.
  3. ^ Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Chưa tính rủi ro kinh tế
  4. ^ “Tái khởi động dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2016.
  5. ^ “Dự án đường sắt tốc độ cao đoạn Hà Nội - Vinh (JICA)”.
  6. ^ “Dự án đường sắt tốc độ cao đoạn Nha Trang - TPHCM (JICA)”.
  7. ^ a b c d e f g h i j k l “Giá trị được ghi ở đây được tính trên cơ sở lấy tồng chiều dài đường sắt (1570km) trừ đi số km của nhà ga trên quy hoạch tuyến Nha Trang - TPHCM được ghi trong tài liệu (km 0 tính từ ga Thủ Thiêm). Xem chú thích 6”. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)

Liên kết ngoài

sửa