Quận 12
Quận 12 là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Quận 12
|
|||
---|---|---|---|
Quận | |||
![]() Biểu trưng | |||
![]() Xa lộ Đại Hàn (Quốc lộ 1) đoạn qua Quận 12 | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | ![]() | ||
Vùng | Đông Nam Bộ | ||
Thành phố | Thành phố Hồ Chí Minh | ||
Trụ sở UBND | 1 Lê Thị Riêng, phường Thới An | ||
Phân chia hành chính | 11 phường | ||
Thành lập | 1997[1] | ||
Đại biểu quốc hội | Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trần Hoàng Ngân Văn Thị Bạch Tuyết | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Lê Trương Hải Hiếu | ||
Bí thư Quận ủy | Trần Hoàng Danh | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 10°51′43″B 106°39′32″Đ / 10,86194°B 106,65889°Đ | |||
| |||
Diện tích | 52,74 km²[2] | ||
Dân số (2022) | |||
Tổng cộng | 644.146 người[3] | ||
Mật độ | 12.213 người/km² | ||
Dân tộc | Việt, Hoa,... | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 761[4] | ||
Biển số xe | 59-G1-G2-G3 | ||
Website | quan12 | ||
Quận 12 từng là một phần của huyện Hóc Môn trước kia. Quận 12 có nhiều địa điểm tham quan như: căn cứ Vườn Cau ở Thạnh Lộc, chùa Thiên Vân, chùa Quảng Đức, làng cá sấu, các vườn mai, vườn kiểng,... và cũng là địa điểm đặt trung tâm công nghệ thông tin lớn nhất nước là công viên phần mềm Quang Trung. Quận 12 nằm gần kề với khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh về phía Tây Bắc, cách trung tâm Thành phố hơn 10km theo đường chim bay, là quận cửa ngõ phía Bắc của khu vực trung tâm Thành phố.
Địa lý Sửa đổi
Quận 12 nằm ở phía tây bắc nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, nằm dọc theo Quốc lộ 1, quận là ngõ giao thông khá quan trọng của thành phố nối liền với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp thành phố Thủ Đức và thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
- Phía tây và phía bắc giáp huyện Hóc Môn
- Phía nam giáp quận Gò Vấp, quận Tân Bình, quận Bình Thạnh, quận Tân Phú và quận Bình Tân.
Quận có diện tích 52,74 km², dân số năm 2019 là 620.146 người[3], mật độ dân số đạt 11.759 người/km².
Lịch sử Sửa đổi
Trước năm 1997 Sửa đổi
Lịch sử hình thành và phát triển của quận gắn liền với lịch sử huyện Hóc Môn kể từ khi mới thành lập cho đến sau ngày giải phóng. Trước năm 1997, địa bàn quận 12 thuộc huyện Hóc Môn.
Từ năm 1997 đến nay Sửa đổi
Ngày 6 tháng 1 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 03-CP[1]. Theo đó, thành lập Quận 12 trên cơ sở tách toàn bộ diện tích và dân số 5 xã An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Hiệp, Tân Thới Nhất, Thạnh Lộc và một phần hai xã Tân Chánh Hiệp, Trung Mỹ Tây của huyện Hóc Môn.
Ngày 23 tháng 11 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 143/2006/NĐ-CP[5]. Theo đó, thành lập phường Tân Hưng Thuận trên cơ sở điều chỉnh 181,08 ha diện tích tự nhiên và 24.829 người của phường Đông Hưng Thuận.
Quận 12 có 11 phường như hiện nay.
Hành chính Sửa đổi
Quận 12 có 11 phường: An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Hiệp Thành, Tân Chánh Hiệp, Tân Hưng Thuận, Tân Thới Hiệp, Tân Thới Nhất, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, Thới An và Trung Mỹ Tây.
Giao thông Sửa đổi
Quận 12 có hệ thống đường bộ với Quốc lộ 22 (đoạn từ cầu Tham Lương đến ngã tư An Sương nay là đường Trường Chinh), xa lộ vành đai ngoài (nay là Quốc lộ 1), các Tỉnh lộ 9, 12, 14, 15, 16, hệ thống các hương lộ này khá dày, Quận 12 có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội.
Đường Trường Chinh, đại lộ nối từ quận Tân Bình, xuyên qua quận 12 đến tận cửa ngõ Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh đã được mở rộng đến 10 làn xe. Rất nhiều trung tâm mua sắm sầm uất, các khu cao ốc, căn hộ cao cấp cũng nhanh chóng hình thành dọc theo đại lộ này làm cho các khu dân cư của quận 12 nhanh chóng hình thành và rộng mở. Nhiều trường đại học mở thêm cơ sở đào tạo, nhiều công ty mở thêm chi nhánh, kho bãi, trạm trung chuyển,... tại khu vực này làm cho bộ mặt của quận 12 nhanh chóng thay đổi sau 15 năm thành lập quận.
Quận 12 còn có sông Sài Gòn bao bọc phía đông, là đường giao thông thủy quan trọng. Trong tương lai, nơi đây sẽ có đường sắt chạy qua. với những thuận lợi đó Quận 12 lợi để bố trí các khu dân cư, khu công nghiệp, thương mại – dịch vụ – du lịch để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế – xã hội, hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hiện nay trên địa bàn quận 12 đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị An Phú Đông Riverside, khu đô thị Senturia Vườn Lài, khu đô thị Thới An City, khu đô thị Phú Long Riverside, khu nhà phố cao cấp Golden City Hà Huy Giáp, khu đô thị Hiệp Thành City...
Đường phố Sửa đổi
Các đường đặt tên số Bùi Chu Bùi Văn Ngữ Cầu Ba Phụ Chiến Khu Chung Thị Minh Dương Thị Giang Dương Thị Mười Đình Hanh Phú Đình Qưới An Đồng Tâm Đỗ Hành Đỗ Nguyên Giang Cự Vọng |
Hà Bổng Hà Chương Hà Đặc Hà Huy Giáp Hà Nội Hà Thị Khéo Hà Thị Khiêm Hiệp Thành Hoàng Tăng Bí Hồ Ngọc Cẩn Huỳnh Thị Hai Lâm Thị Hố Lê Lợi Lê Thị Nho Lê Thị Riêng |
Lê Văn Khương Liên khu 2-5 Mỹ Huề Minh Phụng Nguyễn Ảnh Thủ Nguyễn Hữu Cầu Nguyễn Thành Vĩnh Nguyễn Thị Búp Nguyễn Thị Căn Nguyễn Thị Đặng Nguyễn Thị Gạch Nguyễn Thị Kiêu Nguyễn Thị Kiểu Nguyễn Thị Nhuần Nguyễn Thị Sáu |
Nguyễn Thị Thơi Nguyễn Thị Tràng Nguyễn Thị Xinh Nguyễn Văn Quá Phan Văn Hớn Quang Trung Quán Tre Quốc lộ 1 Quốc lộ 22 Rạch Thầy Bảo Tân Thới Hiệp Tham Lương Thái Bình Thạnh Xuân Tô Ký Tô Ngọc Vân Trần Quang Cơ |
Trần Thị Bảy Trần Thị Cờ Trần Thị Do Trần Thị Hè Trần Thị Năm Trịnh Thị Miếng Trung Mỹ Tây Trương Thị Hoa Trương Thị Ngào Trường Chinh Tuấn Ngọc Vào Chùa Pháp Thạnh Võ Thị Liễu Võ Thị Phải Võ Thị Thừa Vườn Lài |
Chú thích Sửa đổi
- ^ a b “Nghị định 3-CP năm 1997 về việc thành lập quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 7, Quận 9, Quận 12 và thành lập các phường thuộc các quận mới - Thành phố Hồ Chí Minh”.
- ^ “Niên giám thống kê năm 2020: Dân số và lao động”. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh.
- ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số Việt Nam đến ngày 01 tháng 4 năm 2019”. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Nghị định số 143/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính phường, quận; thành lập phường thuộc quận Gò Vấp, Quận 12 và quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh”.