Francisco Paulino Hermenegildo Teódulo Franco y Bahamonde (4 tháng 12 năm 189220 tháng 11 năm 1975), thường được gọi là Francisco Franco phát âm: [fɾanˈθisko ˈfɾaŋko], phiên âm tiếng ViệtPhơ-ran-xít-cô Phơ-ran-cô) hay Francisco Franco y Bahamonde là một nhà hoạt động chính trị, quân sự và nhà lãnh đạo tối cao của Tây Ban Nha từ năm 1936 đến 1975.


Francisco Franco
Franco năm 1964.
Quốc trưởng Tây Ban Nha
Nhiệm kỳ
1 tháng 10 năm 1936 – 20 tháng 11 năm 1975
39 năm, 50 ngày
Tiền nhiệmMiguel Cabanellas
Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kỹ thuật Quốc gia phe Chủ nghĩa dân tộc
José Miaja
Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng phe Cộng hoà
Kế nhiệmRodríguez de Valcárcel
Chủ tịch Nhiếp chính
Juan Carlos I
Vua của Tây Ban Nha
Chủ tịch Chính phủ Tây Ban Nha
Nhiệm kỳ
30 tháng 1 năm 1938 – 8 tháng 6 năm 1973
35 năm, 129 ngày
Phó Tổng thốngĐại tướng El Conde de Jordana
Đại tướng Agustín Muñoz Grandes
Đô đốc Luis Carrero Blanco
Tiền nhiệmĐại tướng El Conde de Jordana
Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kỹ thuật Quốc gia phe Chủ nghĩa dân tộc
José Miaja
Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng phe Cộng hoà
Kế nhiệmĐô đốc Luis Carrero Blanco
Thông tin cá nhân
Sinh
Francisco Franco Bahamonde

4 tháng 12 năm 1892
Ferrol, Galicia, Tây Ban Nha
Mất20 tháng 11 năm 1975 (82 tuổi)
Madrid, Tây Ban Nha
Nơi an nghỉValle de los Caídos, Tây Ban Nha
Đảng chính trịFalange Española Tradicionalista y de las JONS
Phối ngẫuCarmen Polo
Con cáiMaría del Carmen
Cư trúCung điện Hoàng gia El Pardo, Madrid
Alma materHọc viện bộ binh Toledo
Chữ ký
Phục vụ trong quân đội
ThuộcTây Ban Nha Vương quốc Tây Ban Nha (1907–1931)
Đệ nhị Cộng hòa Tây Ban Nha Đệ nhị Cộng hoà Tây Ban Nha (1931–1936)
Tây Ban Nha Francoist (1936–1975)
Phục vụ Lực lượng Vũ trang Tây Ban Nha
Năm tại ngũ1907–1975
Cấp bậc Tổng tham mưu trưởng
Chỉ huyTất cả (Đại thống tướng)
Tham chiếnChiến tranh Rif
Nội chiến Tây Ban Nha
Chiến tranh Ifni

Giai đoạn nắm quyền của ông được xem là một trong những giai đoạn chia rẽ nhất trong lịch sử Tây Ban Nha thời hiện đại. Những người cánh tả coi Franco là một nhà độc tài, trong khi những người ủng hộ Franco ca tụng công lao to lớn của ông trong việc giữ Tây Ban Nha trung lập trong thế chiến thứ 2, loại bỏ ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở trong nước, duy trì các giá trị truyền thống của quốc gia cũng như xây dựng và phát triển Tây Ban Nha trở thành một cường quốc về kinh tế ở châu Âu.

Trước khi trở thành Quốc trưởng sửa

Thời trẻ, Franco là một chàng trai tràn đầy lý tưởng. Ông đã tình nguyện đi chiến đấu từ năm 18 tuổi. Đây là một việc làm dũng cảm, tuy nhiên, mùi tanh của máu và cái lạnh của súng đạn chính là những thứ đã biến Franco thành một con người khác. Trên con đường binh nghiệp, ông - một người ranh mãnh có vẻ ngoài vô cùng điềm đạm - thăng tiến rất nhanh. Từ năm 1923 đến năm 1927, ông là người chỉ huy đạo quân lê dương tại xứ Maroc. Năm 33 tuổi, trong tay ông nắm gần như tất cả mọi quyền hành về quân sự. Năm 1933, ông trở thành Tổng tham mưu trưởng quân đội Tây Ban Nha. Sau chiến thắng của Mặt trận nhân dân, Franco rời bỏ chức này, và tiến hành đảo chính năm 1936. Ông đã thực hiện nội chiến chống những người cộng hoà.

Thủ lĩnh tối cao sửa

Đối nội sửa

Vào năm 1939, Franco lên làm quốc trưởng Tây Ban Nha và là tổng tư lệnh quân đội của nước này, được gọi là "lãnh tụ tối cao" (Caudilo, đọc là Cao-đi-lô).

Là một nhà độc tài, Franco đã thành lập một quốc gia dựa trên những thế lực của quân đội, Giáo hội và địa chủ. Nhà nước này kết hợp chủ nghĩa nghiệp đoànchủ nghĩa dân tộc đầu thế kỷ XX và tập trung vào các giá trị truyền thống. Từ năm 1947, ông khôi phục chế độ quân chủ, trở thành nhiếp chính vương trên thực tế của Tây Ban Nha. Năm 1969, tướng Franco chọn Juan Carlos làm người nối ngôi. Sau khi ông qua đời năm 1975, Juan Carlos I lên ngôi vua Tây Ban Nha.

Theo ước tính, khoảng từ 500.000 đến 1.000.000 người đã bị sát hại dưới chế độ Franco. Chế độ của ông còn hạ sát nhiều nghệ sĩ, trí thức và nhà chính trị người Tây Ban Nha, hoặc đày ải họ ở những nơi xa. Phần lớn trong số họ đến từ xứ Catalonia.

Đối ngoại sửa

Franco đã ký kết hiệp ước chống lại tổ chức Đệ Tam Quốc tế của những người cộng sản vào năm 1939.

Mặc dù trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945), ông tuyên bố Tây Ban Nha là nước trung lập, nhưng quốc gia này lại phái một sư đoàn tham gia cùng quân đội Đức Quốc xã tấn công vào lãnh thổ Liên bang Xô viết vào năm 1941.

Năm 1956, nền thống trị của Tây Ban Nha tại Morocco (Bắc Phi) đã kết thúc. Đến năm 1968, đến lượt Guinea thuộc Tây Ban Nha tuyên bố độc lập, trở thành một quốc gia mới với tên gọi Guinea Xích Đạo.

Trong Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ đã thành lập liên minh với Tây Ban Nha, vì Tây Ban Nha đã thể hiện thái độ chống cộng rõ rệt. Tổng thống Hoa Kỳ khi ấy là Richard Nixon đã ăn lát bánh mì nướng với Franco,[1] và, sau khi Franco qua đời, Nixon chia buồn và tuyên bố rằng: "Tướng Franco mãi mãi là một người bạn và là một đồng minh trung thành của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ."[2]

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Tây Ban Nha về mặt chính trị và kinh tế khá tách biệt so với thế giới bên ngoài cho đến tận năm 1955. Trong thập niên 1960, Tây Ban Nha đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế chưa từng thấy và được gọi Phép màu Tây Ban Nha, giúp chuyển đổi nước này thành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại. Từ năm 1959 đến 1974, Tây Ban Nha là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới nếu không tính Nhật Bản. Các chính sách tự do hóa chính trị và kinh tế trong những năm cuối cầm quyền của Franco được thực hiện khiến cho ngành du lịch hết sức phát triển, mức sống của người dân Tây Ban Nha được nâng cao rõ rệt.

Sau khi chết sửa

Mặc dù sau cái chết của Franco quá trình chuyển đổi hòa bình cho dân chủ đã thành công, nhưng gần cả 30 năm mà không có một đánh giá tận gốc thời đại Franco.

Vì vậy, mãi đến đêm ngày 17 tháng 3 năm 2005 bức tượng cao bảy mét Franco tại Plaza de San Juan de la Cruz, tại Madrid mới bị dời bỏ. Trong đêm và ngày sau đó, cảnh sát đã phải can thiệp đối phó với một số đối thủ phản đối hành động này. Đại diện của phe đối lập, Đảng Partido Popular của cựu Thủ tướng José María Aznar đã chỉ trích chính sách này. Họ cho là với việc loại bỏ những "biểu tượng lịch sử trên đường phố" chỉ "mở lại những vết thương".

Tham khảo sửa

  1. ^ John T. Woolley and Gerhard Peters, Toasts of the President and General Francisco Franco of Spain at a State Dinner in Madrid, The American Presidency Project. Santa Barbara, California: University of California (hosted), Gerhard Peters (database). Truy cập 24 tháng 5 năm 2008.
  2. ^ New York Times. "Nixon Asserts Franco Won Respect for Spain." 21 tháng 11 năm 1975, Friday, page 16.

Liên kết ngoài sửa

  • Tường Vy (30 tháng 7 năm 2006). “Bản sao đã lưu trữ”. Báo Tuổi Trẻ online. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2013. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)