Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Phú Cường (tiếng Latin: Dioecesis Phucuongensis) là một giáo phận Công giáo Rôma tại Việt Nam. Địa giới giáo phận rộng 9.543 km², tương ứng các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương (trừ thành phố Dĩ An), thị xã Bình Long, huyện Hớn Quản, Chơn Thành và Lộc Ninh, 1 phần huyện Bù Đốp của tỉnh Bình Phước, và huyện Củ Chi của Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2017, giáo phận có khoảng 157.008 giáo dân (chiếm khoảng 3,9% dân số) trong tổng số dân trên địa bàn là 3.997.581 người, 163 linh mục và 105 giáo xứ, 07 giáo họ và 13 giáo điểm.[1]
Giáo phận Phú Cường Dioecesis Phucuongensis | |
---|---|
![]() | |
Vị trí | |
Địa giới | Phần lớn Bình Dương, Tây Ninh, một phần Bình Phước, và Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh |
Giáo tỉnh | Giáo tỉnh Sài Gòn |
Thống kê | |
Dân số - Địa bàn - Giáo dân | 3.997.581 (2017) 157.008 (2017) |
Giáo xứ | 105 (2017) |
Thông tin | |
Thành lập | 14 tháng 10 năm 1965 |
Nhà thờ chính tòa | Nhà thờ chính tòa Phú Cường |
Toà giám mục | 104 Lạc Long Quân, Phường Phú Cường, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương |
Linh mục đoàn | 163 (2017) |
Linh mục triều | 136 (2017) |
Linh mục dòng | 27 (2017) |
Lãnh đạo hiện tại | |
Giáo hoàng | Giáo hoàng Phanxicô |
Trưởng giáo tỉnh | ![]() |
Giám mục | ![]() |
Tổng Đại diện | ![]() |
Nguyên giám mục | ![]() |
Trang mạng | |
https://giaophanphucuong.org |
Giám mục quản lý giáo phận từ năm 2012 là Giuse Nguyễn Tấn Tước.
Lịch sử Sửa đổi
Lịch sử giáo phận ghi nhận lần đầu với ghi chép của linh mục Adrien Launay "Tại Lai-thiu (Lái Thiêu), năm 1747 có 400 giáo hữu". Khoảng 40 năm sau, tháng 7 năm 1789, Giám mục Bá Đa Lộc chuyển Chủng viện ở Chantaburi (Thái Lan) về Lái Thiêu (chừng 40 chủng sinh) và cử thừa sai Boisserand làm giám đốc. Sự kiện này có thể xem như ở vùng địa phận Phú Cường thời bấy giờ đã có nhiều họ đạo thuộc Giáo phận Đàng Trong. Sau gần 100 năm phát triển, vùng Phú Cường đã thành lập nhiều cơ sở, giáo xứ như Lái Thiêu, Búng, Tân Quy, Tha La, Brơ-Lam… thuộc Giáo phận Tây Đàng Trong.
Ngày 14 tháng 10 năm 1965, Giáo hoàng Phaolô VI ra Sắc chỉ "In Animo Nostro", cắt năm tỉnh Bình Dương, Bình Long, Phước Thành, Hậu Nghĩa và Tây Ninh thuộc Tổng giáo phận Sài Gòn để thành lập Giáo phận mới Phú Cường và đặt Giám mục Giuse Phạm Văn Thiên làm giám mục tiên khởi.
Địa giới giáo phận: phía bắc và phía tây giáp Hạt Phủ doãn Tông tòa Kampong Cham (Campuchia), phía nam giáp giáo phận Mỹ Tho và tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, phía đông bắc giáp giáo phận Ban Mê Thuột, phía đông giáp giáo phận Xuân Lộc.
Các giáo hạt Sửa đổi
- Hạt Bến Cát :11 giáo xứ (TX. Bến Cát, Bàu Bàng, Dầu Tiếng)
- Giáo xứ Bến Cát
- Giáo xứ Cây Trường
- Giáo xứ Dầu Tiếng
- Giáo xứ Hưng Hòa
- Giáo xứ Lai Khê
- Giáo xứ Lai Uyên
- Giáo xứ Long Hòa (Thị Tính)
- Giáo xứ Minh Hòa
- Giáo xứ Minh Thạnh
- Giáo xứ Rạch Kiến
- Giáo xứ Thới Hòa
- Hạt Bình Long :28 giáo xứ (TX. Bình Long, TX. Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh)
- Giáo xứ An Khương
- Giáo xứ Bình Long
- Giáo xứ Chơn Thành
- Giáo xứ Đồng Tâm
- Giáo xứ Lộc Hiệp
- Giáo xứ Lộc Hòa
- Giáo xứ Lộc Ninh
- Giáo xứ Lộc Quang
- Giáo xứ Lộc Tấn
- Giáo xứ Lộc Thạnh
- Giáo xứ Lộc Thiện
- Giáo xứ Minh Đức
- Giáo xứ Minh Hưng
- Giáo xứ Minh Long
- Giáo xứ Minh Lập
- Giáo xứ Mỹ Hưng
- Giáo xứ Nha Bích
- Giáo xứ Phú Lương
- Giáo xứ Phước An
- Giáo xứ Quản Lợi
- Giáo xứ Tân Châu
- Giáo xứ Tân Hiệp
- Giáo xứ Tân Hưng
- Giáo xứ Tân Khai
- Giáo xứ Tân Quan
- Giáo xứ Tân Thành
- Giáo xứ Thanh An
- Giáo xứ Tích Thiện
- Hạt Củ Chi : 13 giáo xứ (toàn huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh)
- Giáo xứ Bắc Đoàn
- Giáo xứ Bắc Hà
- Giáo xứ Bình Nguyên
- Giáo xứ Củ Chi
- Giáo xứ Lô 6
- Giáo xứ Mỹ Khánh
- Giáo xứ Phú Hòa Đông
- Giáo xứ Sơn Lộc
- Giáo xứ Tân Quy
- Giáo xứ Tân Thạnh Đông
- Giáo xứ Tân Thông
- Giáo xứ Tha La
- Giáo xứ Trảng Bàng
- Hạt Lạc An: 12 giáo xứ (TX. Tân Uyên, Bắc Tân Uyên)
- Giáo xứ Biên Hà
- Giáo xứ Cảnh Lâm
- Giáo xứ Hiếu Liêm
- Giáo xứ Hoàng Châu
- Giáo xứ Hội Nghĩa
- Giáo xứ Lực Điền
- Giáo xứ Mỹ Vân
- Giáo xứ Ngọc Đồng
- Giáo xứ Tân Kim Bảng
- Giáo xứ Tân Lập
- Giáo xứ Thượng Phúc
- Giáo xứ Võng Phan
- Hạt Phước Thành: 10 giáo xứ (Phú Giáo)
- Giáo xứ An Linh
- Giáo xứ Bào Ao
- Giáo xứ Cây Cam
- Giáo xứ Kỉnh Nhượng
- Giáo xứ Lễ Trang
- Giáo xứ Nước Vàng
- Giáo xứ Phước Hòa
- Giáo xứ Phước Vĩnh
- Giáo xứ Tân Hiệp
- Giáo xứ Vĩnh Hòa
- Hạt Phú Cường: 16 giáo xứ (TP. Thủ Dầu Một, TP. Thuận An)
- Giáo xứ An Phú
- Giáo xứ Bà Lụa
- Giáo xứ Bà Trà
- Giáo xứ Bến Sắn
- Giáo xứ Bình Hòa
- Giáo xứ Bình Sơn
- Giáo xứ Búng
- Giáo xứ Chánh Thiện
- Giáo xứ Chánh Tòa
- Giáo xứ Lái Thiêu
- Giáo xứ Mỹ Hảo
- Giáo xứ Phú Long
- Giáo xứ Phú Lợi
- Giáo xứ Tân Định
- Giáo xứ Thánh Giuse
- Giáo xứ Vinh Sơn
- Hạt Tây Ninh: 22 giáo xứ (toàn tỉnh Tây Ninh)
- Giáo xứ Bến Trường
- Giáo xứ Cao Xá
- Giáo xứ Gò Dầu
- Giáo xứ Hảo Đước
- Giáo xứ Hiệp Thạch
- Giáo xứ Hòa Thạnh
- Giáo xứ Kiên Long
- Giáo xứ Long Bình
- Giáo xứ Phong Cốc
- Giáo xứ Phú Ninh
- Giáo xứ Phước Điền
- Giáo xứ Phước Minh
- Giáo xứ Suối Dây
- Giáo xứ Suối Đá
- Giáo xứ Tân Hội
- Giáo xứ Tân Nghĩa
- Giáo xứ Tây Ninh
- Giáo xứ Thánh Linh
- Giáo xứ Thánh Mẫu
- Giáo xứ Thánh Mẫu Hòa Bình
- Giáo xứ Thánh Tuân
- Giáo xứ Vinh Sơn
Các danh địa giáo phận Sửa đổi
Nhà thờ chính tòa và Tòa Giám mục Sửa đổi
Nhà thờ Trái tim Đức mẹ Cực sạch ở Thủ Dầu Một được chỉ định là Nhà thờ chính tòa của giáo phận này[2].
Tòa giám mục giáo phận đặt tại số 104 Lạc Long Quân, Phường Phú Cường, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Thánh địa hành hương Sửa đổi
Các nhà thờ và tu viện lớn Sửa đổi
Các đời giám mục quản nhiệm Sửa đổi
STT | Tên | Thời gian quản nhiệm | Ghi chú |
---|---|---|---|
1 † | Giuse Phạm Văn Thiên | 1965-1993 | |
2 † | Giacôbê Huỳnh Văn Của | 1976-1982 | |
3 † | Louis Hà Kim Danh | 1982-1993 1993-1995 |
Giám mục phó Giám mục chính tòa |
* | Trống tòa | 1995-1998 | Linh mục Micae Lê Văn Khâm giám quản. |
4 | Phêrô Trần Đình Tứ | 1998-2012 | |
5 | Giuse Nguyễn Tấn Tước | 2011-2012 2012-nay |
Giám mục phó Giám mục chính tòa |
Ghi chú: