Cúp bóng đá U-23 châu Á

Giải bóng đá

Cúp bóng đá U-23 châu Á (tiếng Anh: AFC U-23 Asian Cup) là giải bóng đá quốc tế do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức dành cho độ tuổi từ 23 trở xuống. Giải lần thứ nhất dự kiến được tổ chức vào năm 2013 nhưng đã bị hoãn sang tháng 1 năm 2014 do trùng thời điểm diễn ra Cúp bóng đá Đông Á 2013.[1][2][3]

Cúp bóng đá U-23 châu Á
Thành lập2013 (với tên gọi Giải vô địch bóng đá U-22 châu Á)
Khu vựcChâu Á (AFC)
Số đội16
Đội vô địch
hiện tại
 Ả Rập Xê Út
(Lần thứ 1)
Đội bóng
thành công nhất
 Iraq
 Nhật Bản
 Uzbekistan
 Hàn Quốc
 Ả Rập Xê Út
(mỗi đội 1 lần)
Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024

Giải đấu được tổ chức 2 năm một lần. Giải đấu diễn ra vào các năm nhuận ví dụ như năm 2016, 2020, 2024,... đồng thời đóng vai trò là vòng loại châu Á của Thế vận hội (bóng đá nam Thế vận hội thuộc cấp độ U-23), trong đó 3 đội bóng dẫn đầu sẽ giành quyền tham dự nội dung môn bóng đá.[2], các giải đấu năm 2018, 2022, 2026....không phải vòng loại của Thế vận hội.

Giải đấu từng có tên gọi là Giải vô địch bóng đá U-22 châu Á (năm 2013), Giải vô địch U-23 châu Á (2016–2020) Trước đây, các giải đấu trẻ của AFC, bao gồm U-17 châu Á, U-20 châu Á và U-23 châu Á được gọi là "Giải vô địch" (Championship); kể từ năm 2021, các giải đấu này được thêm chữ châu Á (Asian) vào trong tên gọi, trở thành các "Cúp châu Á" (U-Asian Cup).[4]

Vào tháng 7 năm 2023, AFC quy định các vòng chung kết Cúp bóng đá U-23 châu Á nào không phải vòng loại Thế vận hội sẽ do nước chủ nhà của kỳ Cúp bóng đá châu Á được tổ chức ngay năm tiếp theo đăng cai. Do Ả Rập Xê Út là nước chủ nhà của Cúp bóng đá châu Á 2027, họ sẽ đăng cai Cúp bóng đá U-23 châu Á 2026, coi như đó là một giải đấu chuẩn bị cho Cúp bóng đá châu Á 2027.[5]

Thể thức thi đấu sửa

Dưới đây là tổng quan về thể thức thi đấu năm 2016.[6] Các giải lần sau hầu như đều dựa trên thể thức này:

  • 16 đội thi đấu ở vòng chung kết, bao gồm cả chủ nhà (mặc định là vượt qua vòng loại).
  • Các đội được xếp hạt giống dựa trên kết quả của giải vô địch bóng đá U-22 châu Á 2013.
  • Giải được tổ chức trong 18 ngày.
  • Ba hoặc bốn sân vận động tại ít nhất hai thành phố là đủ để tổ chức giải.

Ngoài ra, các cầu thủ tham gia vào giải đấu ở nhóm tuổi cao hơn (giải đấu này và/hoặc Cúp bóng đá U-20 châu Á) không đủ điều kiện để tham dự Cúp bóng đá U-17 châu Á (mặc dù trên thực tế điều này rất hiếm khi xảy ra).[6]

Kết quả sửa

Lần thứ Năm Chủ nhà Chung kết Tranh hạng ba
Vô địch Tỷ số Á quân Hạng ba Tỷ số Hạng tư
1 2013   Oman  
Iraq
1–0  
Ả Rập Xê Út
 
Jordan
0–0 (s.h.p.)
(3–2 p)
 
Hàn Quốc
2 2016   Qatar  
Nhật Bản
3–2  
Hàn Quốc
 
Iraq
2–1 (s.h.p.)  
Qatar
3 2018   Trung Quốc  
Uzbekistan
2–1 (s.h.p.)  
Việt Nam
 
Qatar
1–0  
Hàn Quốc
4 2020   Thái Lan  
Hàn Quốc
1–0 (s.h.p.)  
Ả Rập Xê Út
 
Úc
1–0  
Uzbekistan
5 2022   Uzbekistan  
Ả Rập Xê Út
2–0  
Uzbekistan
 
Nhật Bản
3–0  
Úc
6 2024   Qatar
7 2026   Ả Rập Xê Út

Các đội đạt được tốp 4 sửa

Đội tuyển Vô địch Á quân Hạng ba Hạng tư Tổng số (Tốp 4)
  Ả Rập Xê Út 1 (2022) 2 (2013, 2020) 3
  Hàn Quốc 1 (2020) 1 (2016) 2 (2013, 2018) 4
  Uzbekistan 1 (2018) 1 (2022)* 1 (2020) 3
  Iraq 1 (2013) 1 (2016) 2
  Nhật Bản 1 (2016) 1 (2022) 2
  Việt Nam 1 (2018) 1
  Qatar 1 (2018) 1 (2016)* 2
  Jordan 1 (2013) 1
  Úc 1 (2020) 1 (2022) 2

(*) Chủ nhà

Vô địch theo khu vực sửa

Liên đoàn khu vực Vô địch Tổng số
EAFF (Đông Á)   Nhật Bản (1)
  Hàn Quốc (1)
2
WAFF (Tây Á)   Iraq (1)
  Ả Rập Xê Út (1)
2
CAFF (Trung Á)   Uzbekistan (1) 1
AFF (Đông Nam Á) 0
SAFF (Nam Á) 0

Các đội tuyển từng tham dự sửa

Các đội tuyển  
2013
 
2016
 
2018
 
2020
 
2022
Tổng số
  Iraq 1st 3rd QF GS QF 5
  Ả Rập Xê Út 2nd GS GS 2nd 1st 5
  Jordan 3rd QF GS QF GS 5
  Hàn Quốc 4th 2nd 4th 1st QF 5
  Nhật Bản QF 1st QF GS 3rd 5
  UAE QF QF QF GS 4
  Úc QF GS GS 3rd 4th 5
  Syria QF GS GS QF 4
  CHDCND Triều Tiên GS QF GS GS × 4
  Iran GS QF GS GS 4
  Uzbekistan GS GS 1st 4th 2nd 5
  Trung Quốc GS GS GS GS × 4
  Yemen GS GS × 2
  Oman GS GS 2
  Myanmar GS 1
  Kuwait GS × GS 2
  Qatar 4th 3rd GS GS 4
  Việt Nam GS 2nd GS QF 4
  Thái Lan GS GS QF GS 4
  Malaysia QF GS 2
  Palestine QF 1
  Bahrain GS 1
  Tajikistan GS 1
  Turkmenistan × QF 1
Tổng số 16 16 16 16 16
Chú thích

Bảng xếp hạng tổng thể sửa

Hạng Đội tuyển SL ST T H B BT BB HS Đ
1   Hàn Quốc 5 28 18 5 5 46 26 +20 59
2   Iraq 5 23 13 9 1 40 22 +18 48
3   Nhật Bản 5 23 14 4 5 42 22 +20 46
4   Ả Rập Xê Út 5 24 13 6 5 34 18 +16 45
5   Uzbekistan 5 24 12 4 8 42 24 +18 40
6   Úc 5 22 10 4 8 21 23 –2 34
7   Qatar 4 18 9 6 3 29 27 +2 33
8   Jordan 5 20 6 9 5 22 17 +5 27
9   UAE 4 15 5 5 5 14 17 –3 20
10   Việt Nam 4 16 4 5 7 17 24 –7 17
11   Iran 4 13 4 4 5 18 19 –1 16
12   Syria 4 14 4 4 6 14 18 –4 16
13   CHDCND Triều Tiên 4 13 3 4 6 15 19 –4 13
14   Thái Lan 4 13 2 4 7 16 21 –5 10
15   Palestine 1 4 1 1 2 8 6 +2 4
16   Turkmenistan 1 4 1 1 2 4 5 –1 4
17   Malaysia 2 7 1 1 5 5 15 -10 4
18   Oman 2 6 1 0 5 4 8 –4 3
19   Trung Quốc 4 12 1 0 11 10 21 -11 3
20   Bahrain 1 3 0 2 1 3 8 –5 2
21   Kuwait 2 6 0 1 5 2 10 -8 1
22   Tajikistan 1 3 0 0 3 0 10 -10 0
23   Myanmar 1 3 0 0 3 1 27 -26 0
24   Yemen 2 6 0 0 6 2 15 -13 0

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Fifteen sides storm to U-22 finals”. Asian Football Confederation. ngày 16 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2012.
  2. ^ a b “Call to improve AFC competitions”. The-AFC.com. Asian Football Confederation. ngày 27 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2011.
  3. ^ “Competitions Committee takes key decisions”. The-AFC.com. Asian Football Confederation. ngày 22 tháng 3 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2012.
  4. ^ “AFC rebrands age group championships to AFC Asian Cups”. AFC. ngày 2 tháng 10 năm 2020.
  5. ^ “AFC Competitions Committee approves key decisions on reformatted competitions”. Asian Football Confederation. 1 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2023.
  6. ^ a b “AFC announces key competition decisions”. The-AFC.com. Asian Football Confederation. ngày 2 tháng 8 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2011.

Liên kết ngoài sửa