Học viện Quốc phòng (Việt Nam)

học viện tại Việt Nam
(Đổi hướng từ Học viện Quân sự Cấp cao)

Học viện Quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, là Học viện huấn luyện và đào tạo tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp, cán bộ khoa học nghệ thuật quân sự đầu ngành của Quân đội nhân dân Việt Nam; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và đoàn thể. Hầu hết các tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam đều phải qua học viện này. Học viện được thành lập ngày 21 tháng 2 năm 1976 theo quyết định số 38/QP của Bộ Quốc phòng Việt Nam. Từ năm 1994 trực thuộc Chính phủ và Chính phủ giao cho Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý.[1]

Học viện Quốc phòng
Bộ Quốc phòng Việt Nam
Biểu trưng
Chỉ huy
từ tháng 4 năm 2016
Quốc gia Việt Nam
Thành lập21 tháng 2 năm 1976; 48 năm trước (1976-02-21)
Phân cấpHọc viện (Nhóm 2)
Nhiệm vụĐào tạo tướng lĩnh, sĩ quan chỉ huy cấp cao
Quy mô11.000 người
Bộ phận củaBộ Quốc phòng
Bộ chỉ huy93 đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Lễ kỷ niệm03 tháng 1 năm 1977
Thành tíchAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Huân chương Hồ Chí Minh Huân chương Hồ Chí Minh
Huân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Nhất
Huân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Nhất ×2
Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba ×3
Tên gọiNăm 1976: Học viện Quân sự cao cấp
Năm 1981: Học viện Quân sự cấp cao
Năm 1994: Học viện Quốc phòng
Websitehttp://www.nda.edu.vn
Chỉ huy
Giám đốc
Chính ủy
Chỉ huy nổi bật

Lịch sử

sửa

Ngày 25 tháng 7 năm 1975, Quân ủy Trung ương họp tại Đà Lạt đã ra nghị quyết về việc thành lập Học viện Quân sự Cao cấp. Chấp hành Nghị quyết của Quân ủy Trung ương, ngày 21 tháng 2 năm 1976, Bộ Quốc phòng đã ra Quyết định số 38/QĐ–BQP thành lập Học viện Quân sự Cao cấp do Thượng tướng Hoàng Văn Thái, Thứ trưởng ký.[2]

Ngày 25 tháng 2 năm 1976, Tổng Tham mưu trưởng ra Quyết định số 28/QĐ–TM lâm thời quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế Học viện Quân sự Cao cấp gồm 6 cơ quan và 16 khoa giảng viên với quân số 234 người. Ngày 24 tháng 5 năm 1976, Liên chi ủy cơ quan đã họp ra nghị quyết lãnh đạo việc kiện toàn biên chế tổ chức của Học viện. Ngày 25 tháng 6 năm 1976, Tổng Tham mưu trưởng ra Quyết định số 146/QĐ–TM ban hành biên chế chính thức cho Học viện Quân sự Cao cấp gồm Ban Giám đốc, 6 cơ quan, 16 khoa giảng viên, bổ sung các khung Học viên, tổng biên chế 400 người.[3]

Để hoàn chỉnh hệ thống tổ chức đảng ngang tầm với nhiệm vụ, ngày 16 tháng 10 năm 1976, Quân ủy Trung ương ra Quyết định số 55/QĐ–QUTW thành lập Đảng ủy Học viện Quân sự Cao cấp đặt dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương. Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Đảng ủy Học viện tiến hành hội nghị đầu tiên dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Trọng Tấn, Bí thư Đảng ủy, ra nghị quyết lãnh đạo xây dựng Học viện và tích cực chuẩn bị mọi mặt cho khóa học đầu tiên theo quyết định của Bộ Quốc phòng.

Ngày 3 tháng 1 năm 1977, Học viện Quân sự Cao cấp đã tổ chức trọng thể Lễ khai giảng khóa đầu tiên gồm 94 học viên. Đây là khóa học bổ túc cán bộ cao cấp toàn quân đầu tiên trong 10 tháng. Ngày 20 tháng 10 năm 1977, Viện trưởng Học viện Quân sự Cao cấp ra quyết định thành lập lớp nghiên cứu sinh tại Học viện và tổ chức thành nhiều đợt.[4]

Ngày 20 tháng 2 năm 1978, Học viện tổ chức trọng thể Lễ Khai giảng khóa 2, có 121 học viên trong đó có 9 đồng chí là Thiếu tướng.Tháng 8 năm 1978, để tiếp tục kiện toàn tổ chức các học viện, viện nghiên cứu, Thường vụ Quân ủy Trung ương ra Quyết định số 297/QĐ–QUTW hợp nhất Học viện Quân sự Cao cấp và Viện Khoa học quân sự.[5] Ngày 15 tháng 9 năm 1978, Học viện tổ chức trọng thể Lễ Khai giảng khóa 1, với mục tiêu đào tạo Sư đoàn trưởng binh chủng hợp thành, khóa học có 90 học viên, thời gian 2 năm.

Ngày 4 tháng 12 năm 1979, Bộ Quốc phòng ra Quyết định điều động Cục Điều lệnh thuộc Học viện Quân sự Cao cấp về trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu.[6] Năm 1980, thực hiện Nghị quyết của Bộ chính trị và Thường vụ Quân ủy Trung ương, Học viện đã xây dựng đề án cải cách giáo dục, xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu từ 10 đến 15 năm. Được sự ủy quyền của Bộ, ngày 18 tháng 10 năm 1980, Học viện tổ chức Hội nghị khoa học kỹ thuật quân sự toàn quân lần thứ nhất.

Ngày 28 tháng 5 năm 1981, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 172/QĐ–BQP thành lập Viện Lịch sử quân sự Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng, trên cơ sở Ban Tổng kết kinh nghiệm chiến tranh và Phân viện Lịch sử thuộc Học viện Quân sự Cao cấp. Tổ chức của Học viện thường xuyên thay đổiː Năm 1978, hợp nhất với Viện Khoa học quân sự; cuối năm 1979 điều Cục Điều lệnh về Bộ Tổng Tham mưu và thành lập thêm Khoa Chiến lược, Khoa Lịch sử chiến tranh nghệ thuật quân sự, Ban nghiên cứu quân sự nước ngoài.[7]

Từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 7 năm 1981, Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện tổ chức lần thứ 2. Ngày 26 tháng 12 năm 1981, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ra quyết định đổi tên Học viện Quân sự Cao cấp thành Học viện Quân sự Cấp cao trực thuộc Bộ Quốc phòng. Ngày 16 tháng 2 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ký tên gọi và bậc học thuộc hệ thống các học viện, trường sĩ quan, trường đại học, cao đẳng quân sự trong quân đội; nhiệm vụ của Học viện Quân sự Cấp cao là đào tạo sĩ quan chỉ huy – tham mưu cấp chiến dịch, chiến lược.[8] Cũng từ thời gian này trở đi, tổ chức của Học viện có biến động lớn, Học viện được nâng cấp ngang hàng tương đương với Quân khu, Tổng cục; các cơ quan, các Khoa trực thuộc Học viện được nâng thành cấp Cục trực thuộc Học viện. Ngày 9 tháng 4 năm 1982, Học viện bàn giao Phân viện Thông tin khoa học quân sự thuộc Học viện về Trung tâm Thông tin khoa học và kỹ thuật quân sự trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu và ngày 29 tháng 6 năm 1982, Học viện bàn giao Phòng Thuật ngữ quân sự về Cục Khoa học quân sự thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Cùng thời gian này, Học viện gửi logo mẫu biểu trưng phù hiệu của Học viện lên Bộ Quốc phòng và được phê duyệt vào ngày 26 tháng 6 năm 1982.[9]

Ngày 1 tháng 3 năm 1983, Học viện khai giảng lớp Đào tạo Chỉ huy – tham mưu chiến dịch chiến lược Khóa 5, thời gian 2 năm rưỡi. Ngày 30 tháng 8 năm 1983, Học viện đã báo cáo lên Bộ thực hiện việc rút gọn biên chế tổ chức của Học viện từ 18 khoa xuống còn 12 khoa, các Cục rút xuống còn cấp Phòng. Ngày 10 tháng 11 năm 1983, Viện trưởng Học viện quyết định thành lập bộ phận biên soạn tài liệu Chiến dịch phòng ngự chiến lược và Chiến dịch phản công chiến lược.[10]

Ngày 1 tháng 8 năm 1985, Tổng Tham mưu trưởng ra Quyết định điều chỉnh cơ cấu tổ chức của Học viện Quân sự Cấp cao. Tách Khoa Quân chủng thành 3 khoa (gồm Khoa Không quân, Khoa Phòng không, Khoa Hải quân); tách Khoa Binh chủng thành 4 khoa (gồm Khoa Pháo binh, Khoa Công binh, Khoa Hóa học, Khoa Thông tin); tách Khoa Nghệ thuật Chiến dịch thành 3 khoa (gồm Khoa Nghệ thuật Chiến dịch, Khoa Chiến thuật, Khoa TTG). Như vậy, cơ cấu của Học viện có 19 Khoa và Bộ môn. Ngày 26 tháng 8 năm 1985, thành lập Đảng ủy Học viện Quân sự Cấp cao và chỉ định 11 đồng chí vào Đảng ủy Học viện.[11] Tháng 3 năm 1987, Học viện mở lớp đào tạo nghiên cứu sinh khoa học quân sự.

Ngày 23 tháng 1 năm 1990, Viện trưởng quyết định thành lập Hội đồng xét đề nghị Nhà nước tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Hội đồng gồm 13 thành viên. Đến ngày 7 tháng 12 năm 1990, Học viện cũng thành lập Hội đồng xét chức danh khoa học giáo sư, Phó Giáo sư của Học viện gồm 23 thành viên.[12]

Ngày 15 tháng 5 năm 1992, tổ chức Học viện cụ thể gồmː Ban Giám đốc, 5 phòng, 3 ban, 18 khoa, 3 hệ học viên, tổng quân số là 555 người. Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định về việc thành lập Học viện Quốc phòng trên cơ sở Học viện Quân sự Cấp cao. Ngày 7 tháng 11 năm 1995, Thủ trưởng Võ Văn Kiệt ký và ban hành Quyết định về Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Quốc phòng.[13] Quy chế gồm 6 chương, 18 điều.

Ngày 19 tháng 10 năm 1999, Bộ Tổng Tham mưu ký quyết định về việc giải thể Khoa Phương pháp Tâm lý, Bộ môn Tâm lý thuộc Khoa Công tác đảng, Bộ môn Phương phấp thuộc Viện Khoa học; sáp nhập Khoa Chiến thuật vào Khoa Nghệ thuật chiến dịch thành Khoa Nghệ thuật chiến dịch; hợp nhất Khoa Phòng không và Khoa Không quân thành Khoa Phòng không – Không quân; thành lập Khoa Chỉ huy – Tham mưu, Khoa Tin học Ngoại ngữ.[14]

Ngày 18 tháng 7 năm 2003, Tổng Tham mưu trưởng Phùng Quang Thanh ký Quyết định về tổ chức biên chế của Học viện Quốc phòng. Như vậy tổ chức Học viện gồmː Ban Giám đốc, 9 cơ quan trực thuộc, 10 khoa giảng viên, 4 hệ quản lý.[15]

Chức năng, nhiệm vụ

sửa
  • Đào tạo bồi dưỡng sĩ quan chỉ huy, tham mưu cao cấp, chiến dịch, chiến lược quân sự; quân sự địa phương; cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu khoa học quân sự; đào tạo cao học, nghiên cứu sinh về khoa học quân sự theo quy chế văn bằng của Nhà nước
  • Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh và tương đương, cán bộ lãnh đạo thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể Trung ương;
  • Nghiên cứu khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự;
  • Hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cao cấp quân sự.

Tên gọi qua các thời kỳ

sửa
  • 1976–1981: Học viện Quân sự cao cấp;
  • 1981–1994: Học viện Quân sự cấp cao;
  • Từ tháng 12 năm 1994: Học viện Quốc phòng.

Ban Giám đốc

sửa

Tổ chức chính quyền

sửa
TT Đơn vị Ngày thành lập Trần quân hàm Lãnh đạo
1 Văn phòng Đại tá Ngô Văn Sáng
2 Cục Huấn luyện - Đào tạo Thiếu tướng Nguyễn Văn Đông
3 Cục Chính trị Thiếu tướng Lê Văn Hải
4 Cục Hậu cần - Kỹ thuật Đại tá Vũ Huy Khôi
5 Phòng Tài chính Đại tá Lê Văn Hồng
6 Phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lượng Đại tá
Khối Khoa, Viện đào tạo
6 Viện Khoa học và Nghệ thuật Quân sự Đại tá Vũ Ngọc Thuỷ
7 Khoa Lý luận Marx-Lenin Thiếu tướng
8 Khoa Công tác Đảng, công tác thính trị Thiếu tướng
9 Khoa Chiến lược Thiếu tướng
10 Khoa Chiến dịch Thiếu tướng Nguyễn Đức Nam
11 Khoa Chỉ huy Tham mưu Đại tá
12 Khoa Quân chủng Đại tá
13 Khoa Binh chủng Đại tá
14 Khoa Trinh sát và Quân báo Đại tá
15 Khoa Hậu cần Kỹ thuật Đại tá
16 Khoa Quân sự Địa phương Đại tá
Hệ Quản lý học viện
17 Hệ Chiến dịch – chiến lược Đại tá
18 Hệ Sau đại học Đại tá
19 Hệ Quốc tế Đại tá
20 Hệ Quốc phòng Đại tá

Khen thưởng

sửa

Giám đốc qua các thời kỳ

sửa

Chính ủy qua các thời kỳ

sửa

Phó Giám đốc qua các thời kỳ

sửa
Nhiệm kỳ Tên Quân hàm Học hàm Học vị Ghi chú Nguồn
Bắt đầu Kết thúc
1976 1979 Hoàng Đan (1975)
1976 1981 Bùi Nam Hà (1983)
1977 1989 Nam Long (1981)
1978 1991 Phạm Hồng Sơn (1982) Giáo sư Tiến sĩ
1979 1981 Nguyễn Xuân Hoàng (1986)
1978 1994 Nguyễn Năng (1989) Phó Giáo sư
1980 1988 Hoàng Kiện (1977)
1984 1994 Lê Hữu Đức (1988) Phó Giáo sư
1987 1991 Đào Đình Sung (1985)
1993 2000 Lưu Sĩ Hiệp (1992) Phó Giáo sư Tiến sĩ
1994 2003 Nguyễn Hải Bằng (1992) Phó Giáo sư Tiến sĩ
1996 2006 Nguyễn Ngọc Thanh (2007) Giáo sư Tiến sĩ
1997 2003 Vũ Văn Kiểu (2006) Phó Giáo sư Tiến sĩ
1997 2005 Trần Văn Hùng
2004 2008 Trần Thái Bình Phó Giáo sư Tiến sĩ
2004 2011 Nguyễn Phú Lợi (2008) Phó Giáo sư Tiến sĩ
2006 2007 Phạm Xuân Hùng (2006)
2007 2015 Nguyễn Kim Thành (2012) Phó Giáo sư Tiến sĩ
2008 2010 Thiếu Chí Đinh (2008) nguyên Tư lệnh Quân đoàn 2 (2004–2007)
2009 2010 Võ Tiến Trung (2014) Phó Giáo sư Tiến sĩ Giám đốc Học viện Quốc phòng (2010–2016)
2010 2014 Nguyễn Văn Tuyên (2011)
2012 2014 Nguyễn Đức Hải (2014) Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng
2010 2015, tháng 5 Tô Đình Phùng (2010) nguyên Cục trưởng Cục Quân huấn Bộ Tổng Tham mưu (2007–2010)
2014, tháng 9 2016, tháng 11 Phạm Quang Xuân (2015) Phó Giáo sư Tiến sĩ nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh (2010 – 2014)
2014, tháng 12 2017, tháng 12 Nguyễn Xuân Tỷ (2015) nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 9
2015, tháng 4 2014, tháng 4 Trần Việt Khoa (2014) Phó Giáo sư Tiến sĩ nguyên Tư lệnh Quân đoàn 1;

Giám đốc Học viện Quốc phòng (2016–nay)

2015, tháng 4 2020, tháng 7 Phan Anh Việt (2017) nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo (2009–2015) [16]
2015, tháng 4 2020, tháng 4 Nguyễn Văn Sơn (2019)
2016, tháng 10 2017, tháng 6 Võ Trọng Hệ (2013) nguyên Tư lệnh Quân đoàn 4 [17]
2018, tháng 5 2022, tháng 7 Trương Đức Nghĩa (2020) nguyên Cục trưởng Cục Cứu hộ Cứu nạn (2015 – 2018);

Phó tham mưu trưởng Quân khu 5 (2014 – 2015)

2019, tháng 9 nay Đào Tuấn Anh (2018) nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 3 (2017 – 2019)
2020 nay Lê Xuân Thành (2022)
2022, tháng 6 nay Nguyễn Anh Tuấn (binh đoàn 12) (2022) nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 4. (2020 –2022 )

Phó Chính ủy qua các thời kỳ

sửa

Các tướng lĩnh khác

sửa
  • 1977–1989, Dũng Mã, Thiếu tướng (1984), nguyên Cục trưởng Cục Huấn luyện Đào tạo
  • 1993–2000, Nguyễn Tức, Thiếu tướng (1994), nguyên Trưởng khoa Trinh sát quân sự nước ngoài
  • Phạm Ngọc Hùng, Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nguyên Cục trưởng Cục Huấn luyện–Đào tạo
  • Nguyễn Văn Hãnh, Thiếu tướng, nguyên Cục trưởng Cục Huấn luyện–Đào tạo
  • Hà Quốc Hưu, TS, Thiếu tướng, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chiến dịch
  • Hoàng Quốc Trình, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thiếu tướng, Chủ nhiệm Khoa Quân chủng
  • Đậu Văn Minh, Thiếu tướng, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Nghệ thuật quân sự
  • Phạm Văn Hòe, Thiếu tướng, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chiến dịch
  • Đinh Tích Quân, Thiếu tướng, nguyên Chủ nhiệm Khoa Mác–Lênin
  • Bùi Thanh Sơn, Thiếu tướng (2006)[20], nguyên Trưởng khoa Chiến lược HVQP[21][22].
  • Phạm Thanh Sơn, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thiếu tướng, nguyên Chủ nhiệm Khoa Mác–Lênin
  • Thiếu tướng, Nhà giáo Ưu tú Lê Đình Mộng, nguyên Phó Trưởng khoa Chiến dịch, 
  • Lương Xuân Lãm , TS, Thiếu tướng, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chiến dịch
  • Nguyễn Đức Nam, TS, Thiếu tướng, Chủ nhiệm Khoa Chiến dịch
  • Mạch Quang Lợi, Thiếu tướng, nguyên Chủ nhiệm Chính trị
  • Vũ Văn Tài, Thiếu tướng, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chiến lược
  • Vũ Văn Nhiên, Thiếu tướng, Chủ nhiệm Khoa Mác–Lênin
  • Nguyễn Văn Hải, Thiéu tướng, nguyên Chủ nhiệm Khoa CH–TM
  • Nguyễn Hữu Tập, Thiếu tướng, Chủ nhiệm Khoa CTĐ, CTCT
  • Lê Văn Hải Thiếu tướng TS Chủ nhiệm Chính trị.
  • Nguyễn Văn Đông Thiếu tướng Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Cục trưởng Cục HLĐT.
  • Ngô Trọng Cường Thiếu tướng Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Chủ nhiệm Khoa Chiến lược.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Võ Văn Kiệt (7 tháng 11 năm 1995). “Quyết định Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Quốc phòng”. Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ Học viện Quốc phòng (2017). Lịch sử Học viện Quốc phòng (1976-2016). Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
  3. ^ Học viện Quốc phòng (2017), tr. 23
  4. ^ Học viện Quốc phòng (2017), tr. 42
  5. ^ Học viện Quốc phòng (2017), tr. 47
  6. ^ Học viện Quốc phòng (2017), tr. 59
  7. ^ Học viện Quốc phòng (2017), tr. 67
  8. ^ Học viện Quốc phòng (2017), tr. 80
  9. ^ Học viện Quốc phòng (2017), tr. 84
  10. ^ Học viện Quốc phòng (2017), tr. 98
  11. ^ Học viện Quốc phòng (2017), tr. 112
  12. ^ Học viện Quốc phòng (2017), tr. 145
  13. ^ Học viện Quốc phòng (2017), tr. 200
  14. ^ Học viện Quốc phòng (2017), tr. 225
  15. ^ Học viện Quốc phòng (2017), tr. 273
  16. ^ Nguyễn Linh (7 tháng 3 năm 2017). “Học viện Quốc phòng bế giảng và trao chứng nhận tốt nghiệp cho cán bộ cao cấp Quân đội Hoàng gia Cam-pu-chia”. Báo điện tử Quân đội Nhân dân. Truy cập 3 tháng 7 năm 2021.
  17. ^ Bộ Quốc phòng (18 tháng 6 năm 2017). “Đồng chí Thiếu tướng Võ Trọng Hệ”. Báo điện tử Quân đội Nhân dân. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2021.
  18. ^ “Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Sư đoàn 3 – Sao vàng”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2015.
  19. ^ “Phó Đô đốc Mai Xuân Vĩnh được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân”.[liên kết hỏng]
  20. ^ “Thăng hàm cấp tướng cho 96 sỹ quan cao cấp trong lực lượng QĐND và CAND | VGP News Mobile”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2021.
  21. ^ Tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước đi đôi với giữ nước (Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bùi Thanh Sơn)
  22. ^ Chúng tôi đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất | Việt Nam (Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bùi Thanh Sơn)

Liên kết ngoài

sửa