Hoàng kim thời đại[1] (tiếng Trung: 黃金時代, tiếng Anh: The golden era) là một phim truyện ký do Hứa An Hoa đạo diễn, xuất phẩm ngày 01 tháng 10 năm 2014 tại Hoa lục13 tháng 02 năm 2015 tại Đài Loan.[2]

Hoàng kim thời đại
黃金時代
Cửa sổ căn gác trọ của Tiêu QuânTiêu Hồng hồi lưu trú Bắc Kinh, nay là khu lưu niệm Tiêu Hồng Tiêu Quân, được chọn làm bối cảnh phim.
Thể loạiTruyện ký
Định dạngPhim màu
Sáng lậpHứa An Hoa
Phát triểnHai Zhao
Kịch bảnLý Tường
Đạo diễnHứa An Hoa
Nhạc phimEli Marshall
Quốc gia Hồng Kông
 Trung Quốc
Ngôn ngữQuan Thoại
Sản xuất
Giám chếQiang Li
Hong Qin
Mei Yuan
Nhà sản xuấtXiaoqing Chen
Sanping Han
Shen Hao
William Kong
Victor Koo
Peikang La
Tit Kwan Tsui
Tiejun Xu
Biên tậpManda Wai
Địa điểm Trung Quốc
Kỹ thuật quay phimVương Dục
Bố trí cameraYou Li
Thời lượng179 phút
Đơn vị sản xuấtStellar Mega Films
China Film Group Corporation (CFGC)
Edko Films
Cheerland Entertainment Organization
J.Q. Pictures
21st Century Media Corporation
Beijing CAISSA Culture Communication
Beijing Spring Film & TV Culture
Youku Tudou Co.
Nhà phân phốiStellar Mega Films
Cathay-Keris Films
China Film Group Corporation (CFGC)
China Lion Film Distribution
Clover Films
J.Q. Pictures
Edko Films
GEM Entertainment
Pancinema
3H Sound Studio Ltd.
Cinerent
Trình chiếu
Định dạng hình ảnh1080p
Định dạng âm thanhDolby Digital
Quốc gia chiếu đầu tiên Trung Quốc
 Hồng Kông
 Đài Loan
Việt Nam
 Hàn Quốc
 Nhật Bản
 Ý
 Hoa Kỳ
 Canada
 Singapore
 Úc
 Hà Lan
 Ba Lan
 Thụy Điển
 Đức
 Nga
Phát sóng01 tháng 10, 2014
Phát sóng tại Việt Nam2015

Lịch sử sửa

Ngữ cảnh Hoàng kim thời đại từ lâu được giới điện ảnh Hoa ngữ coi là sự mô tả con người và lối sống Thượng Hải thập niên 1930[3] (上海黃金時代), khi thành thị này là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa Á châu (đương thời được Phan Bội Châu tiên sinh mệnh danh Âu phong Á vũ), cũng là chốn xa hoa vào bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, nhan đề phim còn phiếm chỉ giai đoạn khai phóng và phát triển vô cùng sôi động của phong trào văn bút cánh tả, mà chủ soái là văn hào Lỗ Tấn.[4][5][6]

Nội dung sửa

Truyện phim dàn dựng theo thi pháp tường thuật phi tuyến tính, xoay quanh đời lưu lạc của nữ văn sĩ Tiêu Hồng. Lối sống và tính cách cô được thể hiện dưới dòng hồi tưởng của các bạn văn cùng thời.

Bối cảnh thập niên 1930-40 vẫn thường được gọi hoàng kim thời đại của văn nghệ Trung Hoa đại lục thế kỷ XX, mà trung tâm của nó lại không phải Bắc Bình, Nam Kinh mà là Thượng Hải. Tuy nhiên giai đoạn đó, ngay đến Quách Mạt Nhược cũng không phải tác gia nổi trội giữa rừng văn nghệ sĩ như Lỗ Tấn, Tiêu Hồng, Tiêu Quân, Đoan Mộc Hống Lương, Đinh Linh, Lạc Tân Cơ, Nhiếp Cám Nỗ, Thư Quần, La Phong, Tương Tích Kim, Hồ Phong, Châu Kình Văn, Mao Thuẫn, Vu Nghị Phu, Ngải Thanh, Bạch Lãng... hay thậm chí Kim Kiếm Khiếu.

Thời này Thượng Hải là thương cảng hưởng quy chế đặc thù nhất ở Á châu. Thành phố chia thành nhiều tô giới mà mỗi khu như vậy do một nước quản lí, trừ Phố Đông tạm được coi là chung vì làm trung tâm tài chính. Sự phân liệt này khiến Thượng Hải có thời kì thăng hoa rực rỡ về toàn diện, dù xưa kia chỉ là cái xóm chài xơ xác, đồng thời nó hội tụ về toàn tinh hoa văn nghệ Á châu. Đương thời Thượng Hải chia ra rất nhiều văn phái, nhưng mạnh nhất là Tả dực tác gia liên minh (chính là tổ chức văn nghệ có ảnh hưởng sâu sắc đối với Tự Lực văn đoànĐông Dương) do Lỗ Tấn tiên sinh làm thống soái (hội trưởng danh dự), còn có một nhánh phụ là Đông Bắc tác gia quần do Tiêu Quân chủ trương - gồm những tác gia quê ở Mãn Châu tự coi là lưu vong sau khi đất nước bị Nhật thuộc, quyết tâm kháng chiến bằng ngòi bút.

Các tổ chức văn học này vừa cộng tác vừa tương tranh rất quyết liệt trên báo chí, văn đàn và cả... tiệm cà phê lẫn phòng hút, thậm chí có lúc gây thành ẩu đả không khác gì phường du đãng. Tuy nhiên dù yêu hay ghét nhau tới mấy, họ đều suy tôn văn hào Lỗ Tấn làm lĩnh tụ, dù hồi này ông đã bớt sáng tác đi nhiều. Trong khoảng chục năm cuối đời, Lỗ Tấn là nhân vật duy nhất đủ tư cách đứng ra giải quyết mọi ơn cừu trên văn đàn Thượng Hải. Trong hồi kí, Tiêu Hồng kể lại tâm sự của Lỗ Tấn tiên sinh như sau : "Bà Hứa nhà tôi có tội tình gì mà họ cũng lôi vào truyện tranh chấp giữa các nhà văn với nhau, rồi thì truyện bé xé ra to, đơm đặt đủ điều. Họ làm thế là vì động cơ gì ?". Quả thật vì thế nên ông nghiện thuốc lá rất nặng và ra đi năm 1936 vì bệnh lao.

Sinh thời, lúc biết truyện Tiêu Quân thường hành hung Tiêu Hồng, Lỗ Tấn khuyên Tiêu Hồng nên lánh sang Nhật ít bữa. Bẵng đi một thời gian, lúc cô vẫn đang ở Nhật, hay tin Lỗ Tấn tiên sinh đã từ trần. Tròn một năm sau khi vị thống soái văn nghệ mất, chiến tranh Tùng Hỗ sảy ra khiến Thượng Hải không sao hồi phục được nữa, phong trào văn học cánh tả cũng vì thế mà... gãy cánh : Một số đi xuống miền Nam (Hương Cảng) hoặc sang Sài GònPháp, số khác nhảy tầu lên Diên An.

Kĩ thuật sửa

Phim được thực hiện chủ yếu tại Cáp Nhĩ Tân, Vũ Hán, Thượng Hải, Sơn Tây, Bắc Kinh, Thanh Đảo từ ngày 12 tháng 12 năm 2012 đến tháng 05 năm 2013[7].

Sản xuất sửa

  • Tuyển trạch: Jie Cheng, Yoko Sha Liu
  • Phục trang: Lim Chung Man
  • Hòa âm: Shu-Yu Chen, Yu-Chieh Chen, Lien-Chen Chiang, Yi-Ching Du, Li Chi Kuo, Agnes Liu, Ning Tseng, Duu-Chih Tu, Tse Kang Tu, Shu-yao Wu

cùng Đoàn Hợp Xướng London

Diễn xuất sửa

Tài tử Vai trò Chú
Thang Duy Tiêu Hồng
Phùng Thiệu Phong Tiêu Quân
Vương Chí Văn Lỗ Tấn
Chu Á Văn Đoan Mộc Hống Lương
Hoàng Hiên Lạc Tân Cơ
Hác Lôi  Đinh Linh
Viên Tuyền Mai Chí Hồ Phong phu nhân
Điền Nguyên Bạch Lãng La Phong phu nhân
Đinh Gia Lệ Hứa Quảng Bình Lỗ Tấn phu nhân
Vương Thiên Nguyên Nhiếp Cám Nỗ
Sa Dật Thư Quần
Tổ Phong La Phong
Trương Dịch Tương Tích Kim
Phùng Lôi Hồ Phong
Viên Văn Khang Uông Ân Giáp Tiêu Hồng hôn phu
Trần Nguyệt Mạt Kim Kiếm Khiếu
Vương Tử Dật Trương Mai Lâm
Trương Gia Dịch Châu Kình Văn
Vương Cảnh Xuân Lão Hoàng
Dương Tuyết Hứa Việt Hoa Hoàng Nguyên phu nhân
Tiêu Cương Hoàng Nguyên
Trương Bác Bào huynh Uông Ân Giáp
Trương Dao Châu Dĩnh Nhiếp Cám Nỗ phu nhân
Khương Tư Kì Tiêu Hồng thuở nhỏ
Bạch Đức Chương Ông nội Tiêu Hồng
Lăng Chính Huy Trương Tú Kha Bào đệ Tiêu Hồng
Chu Vũ Lục Triết Thuấn Biểu ca Tiêu Hồng
Tiền Ba Lão Phỉ
Hồ Thế Quần Vương Ngọc Tường Bào đệ Vương Lâm
Khuất Tinh Tinh Vương Lâm
Đường Nghệ Hân Trình Quyên
Lữ Tứ Duệ Châu Hải Anh Con Lỗ Tấn
Trương Lỗ Nhất Mao Thuẫn
Vương Khải Cận Dĩ
Dương Ba Vũ Phi
Lý Thần Sâm Trương Mộ Đào
Tào Vệ Hoa Vu Nghị Phu
Mã Đạt Lý Thụ Bồi Y sinh Dưỡng Hòa y viện

Phong hóa sửa

Trong những năm chuyên chính vô sản thời Mao chủ tịch, văn nghệ Thượng Hải ít được nhắc, ngoại trừ một vài tác gia hoặc vở diễn có xu hướng hợp hiện thực xã hội chủ nghĩa. Phải đến cuối thập niên 1990, dòng văn nghệ này mới có cơ phục sinh trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình. Vì thế, nhóm điện ảnh Hứa An Hoa thực hiện bộ phim Hoàng kim thời đại để vinh danh các cá nhân làm nên dòng văn chương có một không hai này tại Hoa lục.[8]

Ngay sau khi đóng máy, phim được chọn trình chiếu tại Liên hoan phim Venezia[9] LXXI và Liên hoan phim quốc tế Toronto[10] 2014, đồng thời được đại diện Hồng Kông đi tranh giải Oscar phim ngoại ngữ xuất sắc nhất[11].

Nữ đạo diễn Hứa An Hoa được trao thưởng Đạo diễn xuất sắc nhất tại đồng thời Liên hoan phim Kim MãGiải Điện ảnh Á châu. Tại Giải Điện ảnh Kim Tượng XXXIV, phim được thưởng 3 hạng mục Phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhấtNhiếp ảnh xuất sắc nhất[12].

Phần thưởng Hạng mục Đề cử Kết quả
34th Hong Kong Film Awards[13]
Nhiếp ảnh xuất sắc Qin Hong Đoạt giải
Đạo diễn xuất sắc Hứa An Hoa Đoạt giải
Biên kịch xuất sắc Li Qiang Đề cử
Best Actress Tang Wei Đề cử
Nam diễn viên được yêu thích Hao Lei Đề cử
Best Cinematography Wang Yu Đoạt giải
Best Film Editing Manda Wai Đề cử
Best Art Direction Zhao Hai Đoạt giải
Best Costume & Makeup Design Man Lim Chung Đoạt giải
Best Original Film Score Eli Marshall Đề cử
9th Asian Film Awards[14]
Best Director Ann Hui Đoạt giải
Best Actress Tang Wei Đề cử
Best Supporting Actor Wang Zhiwen Đoạt giải
Best Screenwriter Li Qiang Đề cử
Best Editor Kwong Chi-leung & Manda Wai Đề cử
51st Golden Horse Film Festival Awards[15]
Best Feature Film Qi Hong Đề cử
Best Director Ann Hui Đoạt giải
Best Leading Actress Tang Wei Đề cử
Best Supporting Actress Hao Lei Đề cử
Best Original Screenplay Li Qiang Đề cử

Tham khảo sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Trailer Hán-Việt
  2. ^ Kevin Ma (9 tháng 10 năm 2014). “China's National Day B.O. biggest on record”. Film Business Asia. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2014.
  3. ^ 上海黃金時代——“遠東第一樂府”百樂門
  4. ^ “Trailer: Ann Hui's THE GOLDEN ERA Is A Tragedy Of Epic Proportions”. Twitch Film. 17 tháng 8 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
  5. ^ “黄金时代The Golden Era (2014)”. movie.mtime.com (bằng tiếng Chinese). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2014.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  6. ^ “Tang Wei's Appearance as 1930s Writer Unveiled”. China Radio International. 22 tháng 1 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2014.
  7. ^ “許鞍華新片開機 湯唯現身”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2023.
  8. ^ The film had earned ¥ 51.49 million at the Chinese box office
  9. ^ “许鞍华任威尼斯地平线主席 《黄金》成闭幕片”. 网易娱乐. 19 tháng 6 năm 2014.
  10. ^ “多伦多影展公布片单 《黄金》《我就是我》入围”. m1905电影网. 31 tháng 7 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |dead-url= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  11. ^ “《黄金时代》将角逐奥斯卡 汤唯:期待能沾光”. 网易娱乐. 25 tháng 9 năm 2014.
  12. ^ Hoàng kim thời đại thắng lớn giải Kim Tượng
  13. ^ “Winner List of The 34th Hong Kong Film Awards”. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2015.
  14. ^ “9th AFA Nominees and Winners”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2015.
  15. ^ “2015 台北金馬影展 Taipei Golden Horse Film Festival”. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2015.

Liên kết sửa