Lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam

quân chủng tác chiến trên bộ của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ phận chính cấu thành nên Quân đội Nhân dân Việt Nam. Lục quân có quân số khoảng từ 400-500 ngàn người và lực lượng dự bị khoảng gần 5 triệu người chiếm đến trên 80% nhân lực của Quân đội nhân dân Việt Nam. Lục quân chiếm vị thế hết sức quan trọng trong quân đội. Do vậy, Lục quân Việt Nam đã không được tổ chức thành 1 bộ tư lệnh riêng mà đặt dưới sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, sự chỉ đạo chuyên ngành của các tổng cục và cơ quan chức năng khác. [1]

Lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam
Bộ Quốc phòng Việt Nam
Quốc gia Việt Nam
Bộ phận của Bộ Quốc phòng

Đến năm 2030, Quân đội nhân dân Việt Nam dự kiến lấy cấp sư đoàn làm đơn vị cơ bản để xây dựng và chính thức thành lập Quân chủng Lục quân, có thể xây dựng theo các mô hình: sư đoàn mạnh, tăng thêm về tăng thiết giáp, pháo binh, phòng không, có thể biên chế trung đoàn bộ binh cơ giới; sư đoàn nhẹ, tổ chức như sư đoàn hiện nay biên chế ở cấp quân khu, nhất là quân khu ở địa hình rừng núi. Tổ chức Bộ Tư lệnh Lục quân chỉ huy lực lượng cơ động chiến lược gồm các sư đoàn mạnh và các lữ đoàn binh chủng hiện đại.[2]

Tổ chức sửa

Tổ chức của lục quân theo binh chủng gồm có bộ binh, bộ binh cơ giới, pháo binh, đặc công, công binh, thông tin-liên lạc... Lục quân được phân làm hai lực lượng cơ bản.

Lục quân chủ lực bao gồm lực lượng lục quân trực thuộc bộ và lục quân các quân khu:

- Lục quân trực thuộc bộ: gồm 4 quân đoàn bộ binh hợp thành được đánh số thứ tự 1,2,3,4, các lữ đoàn trực thuộc các binh chủng của Lục quân.

- Lục quân trực thuộc quân khu gồm 7 quân khu, mỗi quân khu có từ 2 - 4 sư đoàn bộ binh, một vài trung đoàn bộ binh độc lập, các trung - lữ đoàn binh chủng lục quân.

Lục quân địa phương: tại các địa phương, lục quân gần như đơn thuần là bộ binh, lực lượng binh chủng chủ yếu báo vệ địa phương. Lục quân địa phương cũng được chia làm hai bộ phận căn bản:

- Lực lượng trực thuộc các tỉnh thành: Mỗi tỉnh có từ 1 - 2 trung đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo và các đại đội binh chủng.

- Lực lượng trực thuộc các quận huyện: gồm các ban chỉ huy quân sự các quận huyện, 1 - 2 tiểu đoàn dự bị động viên, 1 trung đội - 1 đại đội bộ binh thường trực.

Lục quân Việt Nam không tổ chức thành bộ tư lệnh riêng mà đặt dưới sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị; sự chỉ đạo chuyên ngành của các tổng cục và cơ quan chức năng khác. Khi mới thành lập, Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ có lục quân với bộ binh là chính. Qua quá trình xây dựng, Lục quân đã từng bước phát triển cả về quy mô tổ chức và lực lượng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phương thức tác chiến của chiến tranh nhân dân Việt Nam.[1]

Quân khu sửa

Quân khu là tổ chức quân sự có nhiệm vụ trấn giữ một địa bàn trên lãnh thổ Việt Nam. Mỗi quân khu có một số đơn vị gồm các sư đoàn và trung đoàn chủ lực. Quân khu cũng tổ chức và chỉ huy các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân tự vệ trên địa bàn quân khu.

 
Bản đồ phân bố các quân khu ở Việt Nam.

Quân đoàn sửa

Quân đoàn là đơn vị cơ động chiến lược của Lục quân trực thuộc Bộ Quốc phòng được bố trí để bảo vệ các vùng trọng yếu của quốc gia và thực hiện các nhiệm vụ quân sự theo sự điều động của Bộ Quốc phòng. Quân đoàn bao gồm các sư đoàn và các đơn vị nhỏ hơn.

  • Quân đoàn 12 Ngày 29/11, tại Ninh Bình, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị tiếp nhận nguyên trạng các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đoàn 1, Quân đoàn 2 và Phân viện 5 (Bệnh viện 7, Quân khu 3) về Quân đoàn 12.
  • Quân đoàn 1 - Quyết Thắng (điều chuyển về Quân đoàn 12)
  • Quân đoàn 2 - Hương Giang (điều chuyển về Quân đoàn 12)
  • Quân đoàn 3 - Tây Nguyên
  • Quân đoàn 4 - Cửu Long

Binh chủng sửa

Bộ binh Tăng - Thiết giáp Pháo binh Đặc công Bộ binh cơ giới Công binh Quân y Thông tin - Liên lạc
 
 
 
 
 
 
 
 
Lái xe Quân khí - Kỹ thuật Hóa học Hậu cần - Tài chính Quân pháp Văn công Thể công Quân nhạc
 
 
 
 
 
 
 
 

Quân hàm sửa

Sĩ quan
Cấp Tướng Cấp Tá Cấp Úy
Cấp hiệu trên cầu vai
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Cấp bậc Quân hàm Đại tướng Thượng tướng Trung tướng Thiếu tướng Đại tá Thượng tá Trung tá Thiếu tá Đại úy Thượng úy Trung úy Thiếu úy
Học viên Hạ sĩ quan Chiến sĩ
Cấp hiệu trên cầu vai
 
 
 
 
 
 
Cấp bậc Quân hàm Học viên Sĩ quan Thượng sĩ Trung sĩ Hạ sĩ Binh nhất Binh nhì


Trang bị sửa

Lục quân Việt Nam được trang bị theo hướng hiện đại, gọn nhẹ, có khả năng cơ động cao, có sức đột kích và hoả lực mạnh, có khả năng tác chiến trong các điều kiện địa hình, thời tiết, khí hậu, phù hợp với nghệ thuật chiến tranh nhân dân hiện đại. Trải qua thử thách trong các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, Lục quân đã từng bước trưởng thành, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ và tạo nên truyền thống vẻ vang. Tất cả các quân đoàn, hầu hết các binh chủng và nhiều đơn vị của Lục quân đã được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.[1]

Xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành sửa

Ảnh Chủng loại Nguồn gốc Loại Phiên bản Số lượng hoạt động Chú thích
Xe tăng chiến đấu chủ lực
 
T-34   Liên Xô Xe tăng chiến đấu hạng trung T-34-85 45 Chỉ dùng để huấn luyện, một số được tháo tháp pháo và cải tạo thành pháo phòng thủ bờ biển trên các đảo của nước ta
 
T-54/55 Xe tăng chiến đấu hạng trung T-54/55
~850 Đang nâng cấp lên chuẩn T-55M
 
T-62 Xe tăng chiến đấu hạng trung T-62 ~70
 
T-90   Nga Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S/SK 64 Đã chuyển giao 64 chiếc
 
Type 59   Trung Quốc Xe tăng chiến đấu hạng trung Type 59 350
Xe tăng lội nước
 
PT-76   Liên Xô Xe tăng lội nước PT-76 300
 
PT-85   Bắc Triều Tiên PT-85 150
 
Type 62   Trung Quốc Type 62 200
 
Type 63 Type 63 320
Xe chiến đấu bộ binh
 
BMP-1   Liên Xô Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 ~300
 
BMP-2 BMP-2
Xe thiết giáp chở quân
 
BTR-40   Liên Xô Xe thiết giáp chở quân BTR-40 100
 
BTR-60 BTR-60PB 400
 
BTR-152  BTR-140 560
 
M-113   Hoa Kỳ M-113 200
 
Type 63   Trung Quốc Xe tăng hạng nhẹ kiểu 63 80
Xe thiết giáp trinh sát
 
BRDM-1   Liên Xô Xe thiết giáp trinh sát BRDM-1 50
 
BRDM-2 200
 
Cadillac Gage Commando   Hoa Kỳ Cadillac Gage Commando Chuyển giao cho Bộ Công an
Pháo mặt đất tự hành
 
SU-100   Liên Xô Pháo tự hành chống tăng SU-100 100
 
2S1 Gvozdika Pháo tự hành 2S1 Gvozdika 150
 
2S3 Akatsiya 2S3 Akatsiya SPG 50~70
Pháo tự hành M101   Việt Nam URAL M101 Không xác định
Pháo phòng không tự hành
 
ZSU-23-4 Shilka   Liên Xô Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka 100
 
ZSU-57-2 ZSU-57-2 Không xác định

Pháo - Súng cối sửa

Chủng loại Nguồn gốc Loại Số lượng hoạt động
2S1 Gvozdika   Liên Xô Pháo tự hành 122mm 100-150
2S3 Akatsiya Pháo tự hành 152mm 50-70
SU-100 Pháo tự hành chống tăng 100mm 100
ZSU-23-4 Shilka Pháo phòng không tự hành 23mm 4 nòng
ZU-23-2 Pháo phòng không 23mm 2 nòng Chưa rõ
61-K Pháo phòng không 37mm (1 hoặc 2 nòng)
S-60 Pháo phòng không 57mm
Súng cối 60mm (nhiều phiên bản)
Súng cối 82mm (nhiều phiên bản)
120-PM-38M Súng cối hạng nặng 120 mm cải tiến
120-PM-43 Súng cối hạng nặng 120mm
2B11 Súng cối hạng nặng 120 mm
M-160 Súng cối hạng nặng 160mm
SPG-9 Pháo không giật 73mm
B-10 Pháo không giật 82mm
D-44 Pháo bắn thẳng 85mm
BS-3 Lựu pháo 100mm
D-30 Lựu pháo 122 mm 450
D-74 Chưa rõ
M-46 Lựu pháo nòng dài 130mm 250
D-20 Lựu pháo 152mm 350
BM-14 Pháo phản lực phóng loạt 140mm 16 ống 400
BM-21 Pháo phản lực phóng loạt 122mm 40 ống 350
ĐKB Pháo phản lực mang vác 122mm (1 ống phóng đơn phóng đạn BM-21 để tiện mang vác) Chưa rõ
  Trung Quốc Súng cối 100mm
M107   Hoa Kỳ Pháo tự hành 175mm
M2A1 Lựu pháo 105mm
M-114 Lựu pháo 155mm 100
  Việt Nam Súng cối giảm âm 50mm Chưa rõ
EXTRA   Israel Pháo phản lực

Tên lửa mặt đất sửa

Chủng loại Nguồn gốc Loại
3M11 Falanga   Liên Xô Tên lửa chống tăng (sử dụng trên trực thăng Mi-24)
9M14 Malyutks Tên lửa chống tăng
9K11 Fagot
9M113 Konkurs
SS-1 Scud B/C/D Tên lửa đạn đạo chiến thuật

Súng bộ binh sửa

Chủng loại Nguồn gốc Loại
Súng ngắn
TT-33   Liên Xô Súng ngắn 7,62x25mm
K-67 Súng ngắn giảm thanh
PM Súng ngắn 9x18mm
Stechkin APS Súng ngắn tự động 9x18mm (trang bị cho đặc công)
K-54   Trung Quốc Phiên bản TT-33 do Trung Quốc sao chép
K-59 Phiên bản Makarov PM do Trung Quốc sao chép
MCP   Việt Nam Súng ám sát 2 nòng 7,62mm
Walther PP   Đức Súng ngắn tự động 9x18 mm
CZ 52   Tiệp Khắc Súng ngắn 7,62x25mm
CZ 83 Súng ngắn biến thể xuất khẩu của CZ 82, CZ 82 lại là phiên bản của PM nhưng tăng số đạn trong hộp tiếp đạn lên 12 viên
M1911   Hoa Kỳ Súng ngắn.45ACP
Súng trường
STV   Việt Nam Súng trường tấn công Dòng súng trường tấn công STV, viết tắt từ Súng Trường Việt Nam, là một họ súng trường tấn công được sản xuất tại Việt Nam bởi Nhà máy Z111, và tất cả các mẫu đều sử dụng cỡ đạn 7,62×39mm.

Tính đến năm 2021, các mẫu súng trường STV-215 và STV-380 được phê chuẩn là súng trường tiêu chuẩn được cấp phát cho Quân đội nhân dân Việt Nam.

AK-47   Liên Xô /   Việt Nam Súng trường tấn công
AKS Súng trường tấn công (phiên bản báng gập của AK-47, trang bị cho đặc công)
CKC Súng carbine bán tự động (trang bị cho dân quân tự vệ)
AKM   Liên Xô Súng trường tấn công
AK-103   Nga /   Việt Nam Súng trường tấn công (sản xuất có giấy phép dưới tên STL-A1), trang bị hạn chế cho một số đơn vị đặc nhiệm[cần dẫn nguồn]
APS   Liên Xô Súng trường tấn công dưới nước (trang bị cho lực lượng đặc công nước, đặc công người nhái)
Mosin Nagant Súng trường chiến đấu (mẫu K44, trang bị cho dân quân địa phương, quân chủ lực không còn sử dụng)
K-56   Trung Quốc/  Việt Nam Súng trường tấn công (phiên bản của AK-47)
K-56   Trung Quốc Là loại khác của CKC (trang bị cho dân quân tự vệ)
K-63   Trung Quốc/  Việt Nam Là loại khác của CKC (sử dụng hộp tiếp đạn 20 viên, trang bị cho dân quân tự vệ)
AMD 65   Hungary Phiên bản của AKM do Hungary sản xuất
Vz. 58   Tiệp Khắc Súng trường tấn công
Galil ACE   Israel
Tavor TAR-21 Súng trường tấn công bullpup của Israel, trang bị cho Hải quân Việt Nam
AR-15   Hoa Kỳ
M-16
XM177 Súng carbine, nhưng phân loại kỹ chiến thuật chính xác là tiểu liên (trang bị cho đặc công, cảnh sát biển, đặc nhiệm quân báo)
M4 Carbine   Hoa Kỳ/  Việt Nam Súng carbine, Súng trường tấn công, được Việt Nam cải tiến (Phiên bản Việt Nam)
M-18   Việt Nam Súng carbine, XM177E1 được Việt Nam cải tiến
Súng tiểu liên
PPSh-41   Liên Xô Súng tiểu liên (trang bị cho dân quân, lưu trữ)
PPS-43
K-50M   Việt Nam Súng tiểu liên (sao chép PPSh-41 và sử dụng phụ kiện của PPS-43, trang bị cho dân quân)
Uzi   Israel Súng tiểu liên (trang bị cho đặc công)
PM-63   Ba Lan Súng tiểu liên
MP5A3   Đức /   Việt Nam Súng tiểu liên (trang bị cho các đơn vị cảnh sátđặc công là chủ yếu)
MP5KA4   Đức /   Việt Nam Súng tiểu liên (biến thể rút ngắn của khẩu MP5, trang bị cho các lực lượng cảnh sát đặc nhiệm)
Súng bắn tỉa
Mosin Nagant   Liên Xô Biến thể bắn tỉa chuyên dụng của phiên bản M91/30, chất lượng nòng tốt hơn, tay kéo khóa nòng cong gập xuống, dùng kính ngắm PU
SVD   Liên Xô /   Nga /   Việt Nam Súng bắn tỉa 7,62mm
Súng bắn tỉa hạng nặng 12,7mm   Việt Nam Phát triển, cải tiến từ mẫu KSVK của Nga
IMI Galatz   Israel Súng bắn tỉa 7,62mm
PSG-1   Đức Súng bắn tỉa bán tự động 7,62mm (trang bị cho các đơn vị cảnh sát đặc nhiệm)
PSL   România Phiên bản SVD của Romania
Súng máy
DShK   Liên Xô Súng máy hạng nặng 12,7mm
NSV
KPV Súng máy hạng nặng 14,5 mm
PK/PKM Súng máy đa chức năng 7.62mm
RPD   Liên Xô /   Việt Nam Súng máy cá nhân 7,62mm
RPK
M2-HB   Hoa Kỳ Súng máy hạng nặng 12,7mm
M-60 Súng máy đa chức năng 7,62mm
IMI Negev   Israel Súng máy cá nhân 5,56mm (trang bị cho hải quân đánh bộ)
Súng phóng lựu
RPG-7   Liên Xô Súng chống tăng
RPG-2 Súng chống tăng (trang bị cho dân quân, lưu trữ)
AGS-17 Súng phóng lựu tự động
RPG-29   Nga Súng phóng lựu chống tăng
DP-64 Súng phóng lựu chống mục tiêu ngầm (trang bị trên Tàu tuần tra cao tốc Mirage nhằm chống tàu ngầmngười nhái)
M-72   Hoa Kỳ Súng chống tăng, hiện đã cải biến thành súng phóng đạn cháy
M79 Súng phóng lựu chống bộ binh
Milkor MGL   Việt Nam Súng phóng lựu ổ quay 6 viên, được tổng cục công nghiệp quốc phòng chế tạo theo mẫu của Nam Phi
MATADOR   Israel Súng chống tăng vác vai 90 mm (trang bị cho Hải quân Đánh bộ)
Khác
MP-133   Liên Xô Shotgun
KS-23
LPO-50 Súng phun lửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c “Lục quân”. Bộ Quốc phòng Việt Nam.
  2. ^ Trung tướng, PGS, TS. TRẦN THÁI BÌNH. “Tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội hiện đại - Tạp chí Quốc phòng toàn dân”. Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2023.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài sửa