Lan Châu

(Đổi hướng từ Lanzhou)

Lan Châu (giản thể: 兰州; phồn thể: 蘭州; bính âm: Lánzhōu; Wade-Giles: Lan-chou; bính âm bưu chính: Lanchow) là tỉnh lỵ tỉnh Cam Túc của Trung Quốc.

Lan Châu
兰州
Bính âm: Lánzhōu
—  Địa cấp thị  —
兰州市
Cảnh quan trên sông Hoàng Hà nhìn từ công viên Bạch Tự
Cảnh quan trên sông Hoàng Hà nhìn từ công viên Bạch Tự
Vị trí trong tỉnh Cam Túc
Vị trí trong tỉnh Cam Túc
Lan Châu trên bản đồ Trung Quốc
Lan Châu
Lan Châu
Vị trí tại Trung Quốc
Tọa độ: 36°02′B 103°48′Đ / 36,033°B 103,8°Đ / 36.033; 103.800
Quốc giaTrung Quốc
TỉnhCam Túc
Cấp huyện8
Trụ sở hành chínhThành Quan
Chính quyền
 • KiểuĐịa cấp thị
 • Thị trưởngTrương Tân Lương (张津梁)
Diện tích
 • Tổng cộng13.100 km2 (5,100 mi2)
Dân số (2004)
 • Tổng cộng3.200.000
 • Mật độ240/km2 (630/mi2)
 • Các dân tộc chínhHán, Hồi, Tạng, Bảo An
Múi giờGiờ chuẩn Trung Quốc (UTC+8)
Mã bưu chính730000
Mã điện thoại931
Thành phố kết nghĩaAlbuquerque, Akita, Christchurch, Nouakchott, Alba Iulia, Penza, Ulan-Ude, Hachinohe sửa dữ liệu
Biển số xe甘A
GDP (2007)CNY 73,3 tỷ
 - trên đầu ngườiCNY 22.243
Trang webwww.lz.gansu.gov.cn (tiếng Trung)
Cây biểu trưng
Hòe (Styphnolobium japonicum)
Hoa biểu trưng
Mân khôi (Rosa rugosa)

Lịch sử

sửa

Nguyên thủy, vùng đất này là lãnh thổ Tây Khương. Lan Châu sau đó trở thành một phần lãnh thổ của nước Tần từ thế kỷ 6 TCN. Năm 81 TCN, trong thời kỳ nhà Hán (206 TCN-220), Lan Châu thuộc quận Tấn Thành. Thành phố này còn được gọi là Kim Thành do nó là một điểm dừng chân trên Con đường tơ lụa phía bắc[1][2] và là điểm vượt qua Hoàng Hà có tầm quan trọng lịch sử. Để bảo vệ thành phố, Vạn lý trường thành được mở rộng đến Ngọc Môn. Sau khi nhà Hán sụp đổ, Lan Châu trở thành kinh đô của các tiểu quốc bộ lạc ở đây. Do sự giao lưu của các nền văn hóa khác nhau, khu vự của tỉnh Cam Túc ngày nay từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 11 đã trở thành trung tâm nghiên cứu Phật giáo. Trong thế kỷ 4, trong một thời gian ngắn nó đã là kinh đô của Tiền Lương. Nhà Bắc Ngụy (386-534) tái lập quận Tấn Thành, đổi thành huyện Tự Thành. Dưới thời nhà Tùy (581-618), Lan Châu lần đầu tiên trở thành thủ phủ của quận Lan Châu và duy trì tên gọi này cho tới nhà Đường (618-907). Năm 763, người Tạng đã tàn phá khu vực này và nhà Đường chỉ giành lại vào năm 843. Sau đó Lan Châu thuộc quyền kiểm soát của Tây Hạ (thịnh vượng tại khu vực Thanh Hải từ thế kỷ 11 tới thế kỷ 13). Nhà Bắc Tống (960-1126) giành lại Lan Châu năm 1041. Tên gọi Lan Châu được tái thiết lập. Sau năm 1127, Lan Châu rơi vào tay nhà Kim. Sau năm 1235, nó thuộc quyền quản lý của người Mông Cổ. Dưới thời nhà Minh (1368-1644) Lan Châu là một huyện thuộc châu Lâm Thao nhưng sau đó vào năm 1477 thì Lan Châu lại tách ra như một châu tách biệt. Thành phố được đặt tên như ngày nay từ năm 1656 dưới thời nhà Thanh. Khi Cam Túc trở thành một tỉnh tách biệt vào năm 1666 thì Lan Châu trở thành thủ phủ của tỉnh này.

Địa lý

sửa

Khí hậu và ô nhiễm

sửa

Khí hậu nửa khô nằm trong vùng ôn đới.

Lan Châu được xem là một trong những thành phố ô nhiễm nhất Trung Quốc, nếu không muốn nói là nhất thế giới. Chất lượng không khí quá tệ đến mức nhiều khi không thể nhìn rõ núi Lan Sơn phía nam thành phố. Thành phố nằm trong một khu thung lũng sông hẹp bị bao bọc bởi những dãy núi cong làm cho nó thành nơi nhốt không khí, không thông gió tốt nên nhiều cơ sở chế biến dầu khí và bão cát từ sa mạc Gobi khiến cho không khí ở đây tệ hại hơn, đặc biệt vào mùa đông và mùa xuân.

Phân chia hành chính

sửa
 
Thành phố Lan Châu

Cơ cấu dân số

sửa

Kinh tế

sửa
 
Cảnh quan khu vực trung tâm thành phố Lan Châu

GDP đầu người là 15.051 NDT (tương đương 1820 USD) năm 2003, xếp thứ 134/659 thành phố của Trung Quốc.

Tài nguyên thiên nhiên

sửa

Công nghiệp

sửa

Cam Túc là một trong những tỉnh lọc hóa dầu lớn nhất Trung Quốc và là trung tâm năng lượng nguyên tử của Trung Quốc.

Nông nghiệp

sửa

Giao thông vận tải

sửa
 
Lan Châu nhìn từ vệ tinh

Lan Châu có một đường sắt, một đường cao tốc và sân bay và nơi giao lộ giữa Tân Cương và tây bắc Trung Quốc.

Các địa điểm tham quan

sửa

Truyền thông

sửa

Lan Châu Radio phục vụ cho Lhasa và khu vực Lan Châu.

Văn hóa

sửa
  • Nghệ thuật vũ đạo Đôn Hoàng
  • Ẩm thực: Lạp miến thịt bò Lan Châu

Các trường đại học và cao đẳng

sửa

Cấp quốc gia

sửa

Các trường đại học, cao đẳng

sửa

Lưu ý: Chỉ liệt kê các trường có chương trình đào tạo cấp bằng cử nhân toàn thời gian.

Thành phố kết nghĩa

sửa

Xem thêm

sửa

Ghi chú

sửa

Liên kết ngoài

sửa

36°03′B 103°48′Đ / 36,05°B 103,8°Đ / 36.050; 103.800