Minh Đức (sinh ngày 5 tháng 9 năm 1943) là nữ diễn viên điện ảnh người Việt Nam, bà được biết đến với vai diễn cô Thoan trong phim Người chiến sĩ trẻ, bà được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 2019.

Nghệ sĩ Nhân dân
Minh Đức
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Đỗ Thị Đức
Ngày sinh
5 tháng 9, 1943 (80 tuổi)
Nơi sinh
Hoài Đức, Hà Tây
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Gia đình
Chồng
Nguyễn Quang Bích
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Danh hiệuNghệ sĩ nhân dân (2019)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1962 – nay
Đào tạoTrường Điện ảnh Việt Nam
Vai diễnThoan trong Người chiến sĩ trẻ

Cuộc đời sửa

Minh Đức tên thật là Đỗ Thị Đức, sinh ngày 5 tháng 9 năm 1943 tại Hoài Đức, Hà Tây.[1] Năm 16 tuổi, bà bắt đầu học lớp diễn xuất khóa đầu tiên tại trường Điện ảnh Việt Nam cùng với Trà Giang, Tuệ Minh, Thụy Vân, Đức Lưu, Lịch Du,... Sau khi tốt nghiệp, bà về công tác tại Xưởng phim truyện Việt Nam và được đạo diễn Nguyễn Tiến Lợi mời đóng vai Biển trong phim Khói trắng (1962).[2] Đây cũng là vai diễn đầu tiên của bà.[3] Một số phim khác mà bà đã tham gia có thể kể đến như: Người chiến sĩ trẻ (1964), Bình minh trên rẻo cao (1970), Những ngôi sao biển (1973), Dòng sông âm vang (1974), Những người đã gặp (1979).[1][4]

Sau năm 1975, Minh Đức chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống, bà tham gia đóng nhiều phim truyền hình. Năm 2019, bà được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.[5]

Tác phẩm sửa

Điện ảnh sửa

Năm Tên Vai Đạo diễn Chú Nguồn
1962 Khói trắng Biển NSƯT Nguyễn Tiến Lợi, Lê Thiều [2][6]
1964 Người chiến sĩ trẻ Thoan NSND Hải Ninh [a] [7]
1966 Bình minh trên rẻo cao Sim NSND Trần Đắc [8]
1969 Tiền tuyến gọi Vân NSND Phạm Kỳ Nam, Quốc Long [b] [9]
1971 Đường về quê mẹ Huế NSND Bùi Đình Hạc [c] [10][11]
1972 Truyện vợ chồng anh Lực NSND Trần Vũ [d] [12][13]
1973 Những ngôi sao biển Nga NSND Đặng Nhật Minh [14][15]
1974 Dòng sông âm vang Phương Nguyễn Đỗ Ngọc [16]
1979 Những người đã gặp Giang NSND Trần Vũ, NSND Trần Phương [e] [17][18]
1980 Thời gian gần gũi Danh Tấn
Tội và tình Châu Huế
1989 Biệt ly trắng Chị Lài NSND Đào Bá Sơn
1990 Lấy nhau vì tình Bà phán Hòa NSƯT Hà Văn Trọng
1996 Hạ sĩ quan Mẹ Long Lê Dũng
Lời thề Bà Thông Nguyễn Tường Phương
2002 Mê Thảo, thời vang bóng Vợ cụ Thượng Việt Linh
2008 Nụ hôn thần chết Mẹ Phương Nguyễn Quang Dũng
2015 Em là bà nội của anh Bà Đại Phan Gia Nhật Linh
2019 Hạnh phúc của mẹ Bà Giáo Phạm Huỳnh Đông

Truyền hình sửa

Năm Tên Vai Kênh Ghi chú
1990 Nơi ấy có dòng sông chảy HTV
1993 Đứa con rơi
1994 Áo trắng bụi đời
Tình yêu tốc độ
Trái tim sỏi đá
1995 Mãi mãi tình hồng Mẹ Bích Ngọc
1998 Gió qua miền tối sáng Cô Tâm VTV
Chú bé rắc rối Má An HTV
2000 Giao thời Bà Lân
2002 Người đàn bà yếu đuối Bà Lợi
Chuyện tình biển xa Bà Tư Đích
2004 Hướng nghiệp Bà Nguyên
2006
2007 Ghen Mẹ Hương
Giọt đắng Hường
2008 Cô gái xấu xí Bà Tuyết Mai VTV3
Cỏ đuôi gà HTV
2009 Taxi Bà Xuân
Chuyện tình đảo ngọc Mẹ Phong
2010 Yêu từ thuở nào Bà nội của Tuấn Anh
Đại gia đình Bà Mai
Cocktail cho tình yêu Bà Huyền
Tóc rối Bà Cẩm Lệ
Vật chứng mong manh Mẹ của Chí Cùa
2011 Đồng tiền muôn mặt Bà Tâm
Vòng tròn cạm bẫy Bà Ba
2012 Cuộc đối đầu hoàn hảo Bà Ngoại
Hoa cúc xanh Bà Hoàng Long
Hạnh phúc mong chờ Bà Vy
2013 17 tuổi rưỡi Bà Thảo
2014 Độc thân tuổi 30 Bà Hiền TodayTV
Hạnh phúc của người khác Mẹ Trang
2016 Trận đồ bát quái Bà Nguyệt THVL
Xúc xắc xúc xẻ Bà Nội
2018 Gạo nếp gạo tẻ Bà Đào HTV2
Quý cô thừa kế Bà của Nhung
2019 Bến bờ yêu thương Bà Cẩn
Nước mắt loài cỏ dại Bà Hai Đài VTV3
2020 Gạo nếp gạo tẻ 2 Bà Hạ Lan HTV2
2024 Ước mình cùng bay Bà Song

Đời tư sửa

Minh Đức kết hôn với diễn viên Lân Bích. Họ sinh được 4 người con.[1]

Chú thích sửa

Ghi chú sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c “Diễn viên, NSND Minh Đức (Đỗ Thị Đức) - hoidienanhtphcm.vn”.
  2. ^ a b Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 211.
  3. ^ “Tuổi xế chiều của 'Hoa khôi màn ảnh đen trắng' NSND Minh Đức”. VietNamNet. 8 tháng 1 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  4. ^ “Minh Đức - hoa khôi của màn ảnh đen trắng”. VnExpress. 9 tháng 12 năm 2002. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2024.
  5. ^ “Danh sách nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng danh hiệu NSND, NSƯT”. Báo điện tử Chính phủ. 31 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2022.
  6. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 823.
  7. ^ Trung Sơn (2004), tr. 161.
  8. ^ Nguyễn Mạnh Lân, Trần Duy Hinh & Trần Trung Nhàn (2002), tr. 262.
  9. ^ “LIÊN HOAN PHIM VIỆT NAM LẦN THỨ II- NĂM 1973”. Liên hoan phim Việt Nam. 18 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  10. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 119.
  11. ^ Lê Minh (1995), tr. 139.
  12. ^ Hồng Lực (2000), tr. 58.
  13. ^ Yip (2019), tr. 20.
  14. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 861.
  15. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 159.
  16. ^ Yip (2019), tr. 16.
  17. ^ Yip (2019), tr. 17.
  18. ^ Ngô Phương Lan (1998), tr. 18.

Nguồn sửa