Nguyễn Bá Phát (2 tháng 5 năm 1921 – 1993) là một tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Chuẩn Đô đốc, nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Hải sản. Ông đã được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Nguyễn Bá Phát
Chức vụ
Thứ trưởng thường trực kiêm Bí thư Ban Cán sự
Bộ Thủy sản
Nhiệm kỳ1976 – 1986
Nhiệm kỳ1964 – 1976
Chủ tịch Quốc hộiTrường Chinh
Đại diệnHải Phòng (1964–1971)
Quảng Ninh (1971–1975)
Thanh Hóa (1975–1976)
Ủy banHội đồng khoa học quân sự Bộ Quốc phòng
Chức vụUỷ viên
Thông tin chung
Danh hiệuAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (2010)
Quốc tịch Việt Nam
Sinh(1921-05-02)2 tháng 5, 1921
Hòa Vang, Quảng Nam, Liên bang Đông Dương
Mất1993 (71–72 tuổi)
Đà Nẵng, Việt Nam
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Giải thưởngGiải thưởng Hồ Chí Minh (1996)
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1945 – 1976
Cấp bậc
Chỉ huy Việt Minh
Quân đội nhân dân Việt Nam
Tham chiếnSự kiện vịnh Bắc Bộ
Chiến dịch Hồ Chí Minh
Chiến tranh biên giới Tây Nam
Khen thưởngHuân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Nhất
Huân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Nhất
Huân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Ba
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhất
Huân chương Chiến thắng Huân chương Chiến thắng hạng Nhất
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất

Tiểu sử

sửa

Nguyễn Bá Phát, còn gọi là Bảy Phát, bí danh Hồng Hải, sinh ngày 2 tháng 5 năm 1921 tại làng Trung Sơn, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng),[1][2] trong một gia đình nghèo có truyền thống cách mạng.[3] Cha của ông là một nhà Nho yêu nước và là một thầy giáo dạy chữ Hán có tiếng. Năm 18 tuổi, Phát bỏ nhà đi đăng kí lính thủy thủ vào các tàu Pháp (1939). Ông đã đi đến nhiều bờ biển tại châu Á, châu Phi trong 6 năm hoạt động trên biển. Năm 1947, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.[1]

Tham gia cách mạng

sửa

Tháng 7 năm 1945, Nguyễn Bá Phát tham gia đội tự vệ bí mật của Việt Minh, chuẩn bị cướp chính quyền ở Đà Nẵng. Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, ông được cử làm Ủy viên Ủy ban nhân dân lâm thời xã Trung Sơn. Ngày 25 tháng 5 năm 1947, Nguyễn Bá Phát đã chỉ huy trận phục kích trên đường đèo Hải Vân lần thứ hai, diệt hơn 100 lính lê dương, trong đó có Rôgiê, đại tá, chỉ huy quân đội Pháp ở miền Trung Đông Dương.[3] Từ năm 1945–1949, ông gia nhập quân đội và lần lượt giữ các chức vụ: đội trưởng thủy đội Bạch Đằng đánh Pháp ở Khánh Hòa; Chi đội phó Chi đội Phan Đình Phùng; Chỉ huy trưởng mặt trận Buôn Ma Thuột và đường 14; Phó chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng; Trung đoàn trưởng các trung đoàn 96, trung đoàn 73, rồi trung đoàn 126.[3]

Từ năm 1950, ông lần lượt giữ các chức vụ Trung đoàn trưởng trung đoàn 108; Tham mưu trưởng mặt trận Bắc Tây Nguyên; Chỉ huy trưởng sư đoàn 305; Tham mưu phó, rồi Tham mưu trưởng Liên khu 5.[4] Năm 1954, sau khi hiệp định Giơnevơ được kí kết, ông tập kết ra Bắc và được cử vào chức vụ Phó sư đoàn trưởng Sư đoàn 308.[1] Ông còn được điều về Ban nghiên cứu thủy quân, giữ chức vụ Trưởng ban.

Tư lệnh quân chủng Hải quân

sửa

Năm 1955, Nguyễn Bá Phát giữ chức Phó cục trưởng Cục Phòng thủ bờ biển (sau là Cục Hải quân) vừa mới thành lập, lúc này ông được phong quân hàm Đại tá.[5] Ông sống và làm việc tại Thành phố Hải Phòng.[1] Trong giai đoạn từ 1964–1970, ông đã lần lượt giữ chức Phó tư lệnh rồi Tư lệnh quân chủng Hải quân, trụ sở Hải quân nhân dân Việt Nam đặt tại Hải Phòng.[1][6] Năm 1964, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa III và thuộc đoàn đại biểu Hải Phòng.[7]

Ngày 9 tháng 5 năm 1972, Không quân Hải quân Mỹ đánh vào Cảng Hải Phòng, thả bom từ trường phong tỏa vùng sông biển Hải Phòng.[1][8] Để chống lại sự phong tỏa của Mỹ, chính phủ thành lập Ban chống phong tỏa trực thuộc chính phủ do Phó thủ tướng chính phủ Lê Thanh Nghị làm trưởng ban, Tư lệnh Hải quân Nguyễn Bá Phát, Tư lệnh quân khu Tả ngạn Đặng Kinh, Cục trưởng cục đường biển Lê Văn Kỳ, Chủ tịch Ủy ban hành chính Hải Phòng Lê Đức Thịnh đều là ủy viên. Ban đã giúp đảng, nhà nước đề xuất nhiều chủ trương, biện pháp hữu hiệu rà phá thủy lôi, bom từ trường góp phần đánh bại kế hoạch phong tỏa của Mỹ.[1][8]

Trong năm 1975, ông là Tư lệnh Hải quân tiền phương trong chiến dịch tổng tiến công 1975, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân quản Đà Nẵng. Đến tháng 4 cùng năm, ông được phong quân hàm Thiếu tướng Hải quân (từ năm 1981, quân hàm này gọi là quân hàm Chuẩn đô đốc Hải quân); Tư lệnh Hải quân Nhân dân; Ủy viên Hội đồng khoa học Bộ Quốc phòng. Từ năm 1976, ông chuyển ngành sang Bộ Thủy sản vừa mới thành lập. Ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng thường trực Bộ, Bí thư Ban Cán sự Bộ Thủy sản. Ông tiếp tục làm đại biểu Quốc hội ở các khóa các khóa V, VI (1971–1976).[9][10]

Năm 1986, Nguyễn Bá Phát nghỉ hưu, ông trở về thành phố Đà Nẵng sinh sống và qua đời vào năm 1993. Năm 1996, ông cùng nhóm tác giả quân sự được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Công nghệ cho công trình Nghiên cứu chống phá thủy lôi từ tính và bom từ trường đảm bảo giao thông những năm 1967–1972.[11] Ngày 23 tháng 2 năm 2010, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.[8] Để tưởng nhớ những công lao của ông, Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng đã thống nhất đặt tên cho con đường từ đường Nguyễn Lương Bằng vào khu dân cư đến giáp xã Hòa Liên (quê hương Nguyễn Bá Phát) là đường Nguyễn Bá Phát.[12]

Gia đình

sửa

Khen thưởng

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e f g “Nguyễn Bá Phát (1921 – 1993)”. Cổng thông tin điện tử Thành phố Hải Phòng. 25 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ Trần Trung Sáng (3 tháng 2 năm 2012). “Thiếu tướng Nguyễn Bá Phát: "Phải gìn giữ lấy biển quê hương". Công an Thành phố Đà Nẵng. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  3. ^ a b c Lê Năng Đông (21 tháng 12 năm 2014). “Nguyễn Bá Phát, vị tướng tài trí”. Báo Quảng Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ L.X.B (6 tháng 7 năm 2017). “Anh hùng, Thiếu tướng Nguyễn Bá Phát - Dương Xuân Bình”. Văn nghệ Đà Nẵng. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  5. ^ Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam. “Quá trình hình thành lực lượng và sự ra đời của Cục Phòng thủ bờ biển”. Hải Quân Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  6. ^ “Chủ tịch Hồ Chí Minh dự lễ tuyên dương các đơn vị lập chiến công trong chiến thắng trận đầu (tháng 8/1964)”. Báo Quảng Ninh. 9 tháng 9 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ “Van kien Quoc hoi toan tap”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2024.
  8. ^ a b c Trịnh Văn Dũng (12 tháng 11 năm 2012). “Những câu chuyện cảm động về Thiếu tướng Nguyễn Bá Phát”. Báo Quân đội nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  9. ^ “Thông tin Đại biểu Quốc hội khóa IV: Nguyễn Bá Phát”. Văn phòng Quốc hội. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  10. ^ “Thông tin Đại biểu Quốc hội khóa V: Nguyễn Bá Phát”. Văn phòng Quốc hội. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  11. ^ Lam Hạnh (3 tháng 5 năm 2017). “Tướng Anh hùng biển đảo đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh”. Báo Pháp Luật. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
  12. ^ Xuân Ba (3 tháng 8 năm 2009). “Có một con đường mang tên Nguyễn Bá Phát”. Báo Tiền Phong. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.

Liên kết ngoài

sửa