Thù lù lông

Loài thực vật thuộc họ Cà
(Đổi hướng từ Physalis peruviana)

Thù lù lông (hay thù lù tây; danh pháp hai phần: Physalis peruviana) là loài thực vật có hoa trong họ Cà, là loài bản địa của ChilePeru.[1][2][3][4] Có chỗ còn gọi là tầm bóp Nam Mỹ, mặc dù tầm bóp là tên gọi khác của thù lù cạnh (Physalis angulata) chứ không phải thù lù lông. Tên gọi bản xứ ở vùng Nam Mỹaguaymanto, uvillauchuva,... Tên tiếng Anh phổ biến là Cape gooseberry, goldenberryPeruvian groundcherry.[4][1] [2][3]

Thù lù lông
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Solanales
Họ (familia)Solanaceae
Chi (genus)Physalis
Loài (species)P. peruviana
Danh pháp hai phần
Physalis peruviana
L., 1763

Loài này có lịch sử trồng trọt từ thời Đế quốc Inca.[5][6] Cuối thế kỷ 18, nó được trồng tại Anh, và trồng tại Nam Phi ở vùng mũi Hảo Vọng ít nhất là từ đầu thế kỷ 19.[1] Tới thế kỷ 20, thù lù lông được trồng hay mọc hoang dã khắp các miền ôn đớinhiệt đới trên thế giới.[2]

Miêu tả sửa

Thù lù lông có họ hàng gần với thù lù cạnh (tức tầm bóp, Physalis angulata), thù lù nhỏ (Physalis minima), Physalis philadelphica[1],... hay xa hơn nữa là cà chua, cà tímkhoai tây.[1]

Thù lù lông là thực vật hàng năm ở vùng ôn đới nhưng lại là thực vật lâu năm ở vùng nhiệt đới.[1] Khi là cây lâu năm, thù lù lông có kiểu hình cây bụi phân nhánh rải rác, cành xòe, chiều cao đạt tới 1–1,6 m (3 ft 3 in–5 ft 3 in), lá hình trái tim mềm như nhung.[2] Hoa có hình chuông và rủ xuống, chiều rộng 15–20 mm (5834 in), có màu vàng với các đốm màu nâu tím bên trong hoa. Sau khi hoa rụng, đài hoa nở ra, khi chín biến thành lớp áo màu be bao bọc hoàn toàn quả.[1][2] Để phân biệt, mép lá tầm bóp có răng cưa, trong khi mép lá thù lù lông không có răng cưa.

Quản ăn được, có hình tròn, nhẵn, giống như quả cà chua thu nhỏ, có màu vàng sáng hay màu cam, to cỡ 1,25–2 cm (1234 in).[2] Bao bọc xung quanh quả là một lớp áo, bóc ra sẽ thấy một quả mọng mà khi chín có vị ngọt, chua nhẹ đặc trưng giống quả nho.[1]

Đặc điểm nổi bật nhất của quả cây này là lớp áo (calyx phồng lên như cái lồng đèn, sờ vào giống như giấy, bao kín từng quả mọng. Đây thực chất chính là phần đài hoa, lúc đầu có kích thước bình thường, nhưng sau khi cánh hoa rụng đi thì đài hoa tiếp tục phát triển cho đến khi tạo thành lớp vỏ bảo vệ xung quanh quả đang phát triển. Nếu quả còn nguyên vỏ đài hoa thì thời hạn sử dụng ở nhiệt độ phòng là khoảng 30–45 ngày. Đài hoa không ăn được.

Dinh dưỡng sửa

Thù lù lông
 
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng222 kJ (53 kcal)
11.2 g
0.7 g
1.9 g
VitaminLượng
%DV
Vitamin A equiv.
4%
36 μg
Thiamine (B1)
9%
0.11 mg
Riboflavin (B2)
3%
0.04 mg
Niacin (B3)
18%
2.8 mg
Vitamin C
12%
11 mg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
1%
9 mg
Sắt
6%
1 mg
Phosphor
3%
40 mg
Other constituentsQuantity
Nước85.4 g

Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[7] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[8]

Quả thô có 85% là nước, 11% carbohydrat, 2% protein và 1% chất béo. 100 gam (3,5 oz) quả cung cấp 53 Ca-lo và cung cấp mức độ vừa phải (chiếm 10–19% lượng tiêu thụ hàng ngày tham khảo) thiamin, niacinvitamin C.

Quả có một số axit béoacid linoleicacid oleic; ngoài ra còn có các phytosterolbeta-sitosterolcampesterol, cùng với vitamin KΒ-Carotene.[9]

Gieo trồng sửa

Người ta trồng rộng rãi thù lù lông ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới như Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, MalaysiaPhilippines.[1][2][10] Thù lù lông mọc rất tốt ở nhiệt độ trung bình hàng năm từ 13 đến 18 °C (55 đến 64 °F), chịu được nhiệt độ cao tới 30 °C (86 °F).[2] Cây mọc tốt ở vùng khí hậu Địa Trung Hải và có độ cứng USDA bằng 8, nghĩa là cây có thể bị sương muối gây hại.[2] Cây phát triển tốt với mưa vào khoảng 800–4.300 mm (31–169 in) với điều kiện đất phải thoát nước tốt. Cây ưa nắng hoặc bóng râm một phần, mọc rất mạnh trên đất cát.[1][2]

Cây dễ trồng từ hạt. Mỗi quả có 100 đến 300 hạt nhưng tỷ lệ ủ mầm thấp, cần hàng nghìn hạt để gieo một hecta.[1] Cây trồng từ cành giâm một năm tuổi sẽ ra hoa sớm và cho năng suất tốt, nhưng sức sống kém hơn cây trồng từ hạt.[1]

Công năng sửa

Theo Đông y, thù lù lông có vị đắng, tính hàn, không độc, có khả năng thanh nhiệt giải độc và lợi niệu tiêu thũng. Quả của cây có vị chua, tính bình, và có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu. Rễ của cây có tác dụng làm co rút tử cung.

Về công dụng và chỉ định, thù lù lông được sử dụng trong điều trị sốt, ho sưng họng, phiền nhiệt, và nôn nấc. Liều dùng thường là từ 20-40g, được sắc uống. Ngoài ra, thù lù lông cũng được sử dụng ngoại ô để điều trị mụn lở, với liệu pháp sử dụng 40-80g cây tươi, giã vắt lấy nước cốt uống, và bã cây thì có thể đắp hoặc xoa. Cũng có thể sử dụng nấu nước tắm rửa. Quả thù lù lông thích hợp cho trẻ em có triệu chứng nóng âm, gầy khô, cũng như cho phụ nữ trong giai đoạn sinh đẻ khó.

Ở Ấn Độ, lá thù lù lông được sử dụng để điều trị bệnh giun và đau ruột, trong khi cả cây được sử dụng làm thuốc lợi tiểu. Ở Trung Quốc, thù lù lông được ứng dụng để điều trị mụn, bệnh lỵ amip, bạch hầu, bệnh quai bị và viêm tinh hoàn. Quả của cây cũng được sử dụng trong trường hợp ho nóng và đau khi nuốt.[11]

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d e f g h i j k l Morton JF (1987). “Cape gooseberry, Physalis peruviana L. in Fruits of Warm Climates”. Purdue University, Center for New Crops & Plant Products.
  2. ^ a b c d e f g h i j Physalis peruviana (Cape gooseberry)”. Invasive Species Compendium, CABI. 2018. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2018.
  3. ^ a b Ad Hoc Panel of the Advisory Committee on Technology Innovation, Board on Science and Technology for International Development, National Research Council (1989). Lost Crops of the Incas: Little-Known Plants of the Andes with Promise for Worldwide Cultivation. Washington, D.C.: The National Academies Press. tr. 249–50. doi:10.17226/1398. ISBN 978-0-309-07461-2.
  4. ^ a b Physalis (TSN 30587) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
  5. ^ (Cailes 1952; Legge 1974a)
  6. ^ New Zealand Journal of Agricultural Research (bằng tiếng Anh). The Royal Society Te Apārangi. 1986. tr. 425.
  7. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  8. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ Ramadan MF, Mörsel JT (2003). “Oil goldenberry (Physalis peruviana L.)”. Journal of Agricultural and Food Chemistry. 51 (4): 969–74. doi:10.1021/jf020778z. PMID 12568557.
  10. ^ “Fr. Visminlu Vicente L. Chua, S.J., Trái cây Philippines. Xuất bản trực tuyến: ngày 1 tháng 9 năm 2015”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2018. Truy cập 6 tháng 12 năm 2017.
  11. ^ Hồ Đình Hải (23 tháng 2 năm 2014). “Cây thù lù (các loại)”. Rau rừng Việt Nam.

Liên kết ngoài sửa