Sân bay quốc tế Phú Bài
Sân bay quốc tế Phú Bài là sân bay phục vụ thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Mã của sân bay Phú Bài trong hệ thống du lịch IATA là HUI. Năm 2011, sân bay này đã phục vụ 5800 lượt chuyến bay hạ và cất cánh với tổng số 780.000 lượt khách[3]. Năm 2015, sân bay này phục vụ 1,3 triệu lượt khách[4]
Cảng hàng không quốc tế Phú Bài | |||
---|---|---|---|
Cảng hàng không quốc tế Phú Bài | |||
![]() | |||
| |||
Vị trí | |||
Thành phố | Huế, Việt Nam | ||
Độ cao | 14.65 m (48 ft) | ||
Tọa độ | 16°24′2″B 107°42′23″Đ / 16,40056°B 107,70639°ĐTọa độ: 16°24′2″B 107°42′23″Đ / 16,40056°B 107,70639°Đ | ||
Thông tin chung | |||
Kiểu sân bay | dân dụng | ||
Chủ | Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam | ||
Cơ quan quản lý | Tổng công ty Cảng hàng không Miền Trung | ||
Trang mạng | |||
Các đường băng | |||
Thống kê (2018) | |||
Số lượt khách | 1,830,000 | ||
ACV[1], sân bay[2] |
Lịch sửSửa đổi
Sân bay quốc tế Phú Bài được xây dựng từ thời còn thực dân Pháp, người Pháp xây dựng sân bay này nhằm phục vụ kinh thành Huế. Nó được sửa chữa nâng cấp nhiều lần như kéo dài đường băng để tiếp nhận các máy bay lớn; hệ thống đường lăn, sân đỗ, hệ thống thoát nước, hệ thống đèn dẫn đường.
Vị trí địa lýSửa đổi
Nằm ở phía nam thành phố Huế cách trung tâm thành phố 15 km, (thuộc phường Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ - tỉnh Thừa Thiên - Huế), Việt Nam. Tọa độ: 16°24′06″N, 107°42′10″E.
Sân bay quốc tế Phú Bài hiện có đường băng dài 2700 m, rộng 45 m, có đèn chiếu sáng phục vụ các chuyên bay đêm.[5]
Năng lực phục vụSửa đổi
Sân bay này có thể tiếp nhận các máy bay tầm trung như Airbus A320, Airbus A321. Năm 2006, có 2.327 lượt chuyến bay cất, hạ cánh tại sân bay Phú Bài, với 428.000 lượt hành khách.[6]
Năm 2007, số lượng khách đạt hơn 500.000.[5] Sân bay này xếp thứ 5 tại Việt Nam về số lượng khách. Năm 2008, Sân bay quốc tế Cam Ranh đã phục vụ 683.000 lượt khách, vượt Sân bay Phú Bài để thành sân bay lớn thứ 4 Việt Nam tính theo số lượng khách thông qua. [7] Năm 2014, sân bay này phục vụ 1.159.000 lượt khách, so với mức 2.062.000 lượt khách của sân bay Cam Ranh
Các điểm đến và các hãng hàng không hoạt độngSửa đổi
Tin tứcSửa đổi
- Ngày 30/10/2005, sân bay này đón chuyến bay quốc tế đầu tiên kể từ 1975. Đây là chuyến bay thuê bao của hãng hàng không Áo (Austrian Airlines) bằng máy bay B737 chở khách đi và đến cố đô Luang Prabang (Lào).
- Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/8/2007, sân bay Phú Bài trở thành sân bay quốc tế thứ 4 tại Việt Nam (chính thức công bố vào ngày 01/9/2007), cùng với sân bay Cam Ranh - Nha Trang sẽ là sân bay quốc tế thứ 5 tại Việt nam.[8]
- Ngày 20/08/2008, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lãnh đạo thành phố Huế và thành phố Shizuoka (Nhật Bản), vừa bàn kế hoạch hợp tác mở đường bay nối hai thành phố. Dự tính đường bay sẽ mở trong thời gian tới.[9]
- Năm 2013, sân bay này sẽ được đóng cửa từ tháng 20 tháng 3 đến tháng 20 tháng 9 để sửa chữa đường băng.
- Ngày 20/9/2013, sân bay quốc tế Phú Bài chính thức hoạt động trở lại.
Quy hoạchSửa đổi
Theo quy hoạch, đến năm 2020, Cảng hàng không đạt chỉ tiêu cấp 4E, tại giờ cao điểm có thể tiếp nhận 20 máy bay và 5 triệu hành khách/năm. Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1029, phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Phú Bài giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Cảng hàng không Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ trở thành cảng hàng không quốc tế có khả năng tiếp nhận các loại máy bay Airbus A320/Airbus A321 tương đương. Theo quy hoạch, đến năm 2020, Cảng hàng không đạt chỉ tiêu cấp 4E, tại giờ cao điểm có thể tiếp nhận 20 máy bay và 5 triệu hành khách/năm. Đến năm 2030 sẽ nâng cấp thành sân bay quân sự cấp 2, tiếp nhận 26 máy bay vào giờ cao điểm và 9 triệu hành khách/năm... Xây dựng nhà ga hành khách 2, cao trình đạt công suất 2 nghìn hành khách/giờ cao điểm, khu nhà ga hàng hóa đạt công suất 100 nghìn tấn/năm. Dự kiến đến năm 2030 mở rộng nhà ga hành khách đạt công suất 4 nghìn hành khách/giờ cao điểm và tiếp nhận 200 nghìn tấn hàng hóa/năm... Tổng diện tích đất quy hoạch Cảng hàng không Phú Bài là trên 500 héc ta, vốn đầu tư hơn 12 nghìn 500 tỷ đồng được huy động từ nhiều nguồn khác nhau.[1]
Thống kêSửa đổi
Năm | Số hành khách thông qua |
---|---|
2011 | 780.000 |
2012 | |
2013 | |
2014 | 1.159.260 |
2015 | 1,3 triệu[4] |
2018 | 1,830,000 |
Các điểm đến trong vài năm tớiSửa đổi
Nội địaSửa đổi
- Sân bay quốc tế Cam Ranh, Nha Trang
- Sân bay Cần Thơ, Cần Thơ
- Sân bay Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
- Sân bay Pleiku, Gia Lai
- Sân bay quốc tế Vân Đồn , Quảng Ninh
Quốc tếSửa đổi
Tham khảoSửa đổi
- ^ “CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ PHÚ BÀI”. ACV. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2016.
- ^ “Giới thiệu tổng quan”. Sân bay Phú Bài. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2016.
- ^ Trang mạng chính thức
- ^ a ă “Đề xuất mở rộng sân bay quốc tế Phú Bài, TP. Huế”. Thời báo tài chính. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2016.
- ^ a ă “Sân bay Quốc tế Phú Bài trước vận hội mới”. Công an Nhân dân. Ngày 26 tháng 2 năm 2008.
- ^ “Phú Bài sẽ trở thành cảng hàng không quốc tế”. Vietnamnet. Ngày 3 tháng 9 năm 2007.
- ^ “Nước ngoài muốn mở đường bay thẳng đến Cam Ranh”. 4 tháng 1 năm 2009.
- ^ Báo Thanh Niên
- ^ Báo pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh