VietJet Air

Hãng hàng không tư nhân tại Việt Nam

Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (tiếng Anh: Vietjet Aviation Joint Stock Company), thường được biết đến với các thương hiệu Vietjet Air hay Vietjet, là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ vận chuyển hàng không, Vietjet còn cung cấp các nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ thông qua các ứng dụng công nghệ thương mại điện tử. Vietjet là thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) với Chứng nhận An toàn Khai thác (IOSA).

VietJet Air
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet
IATA
VJ
ICAO
VJC
Tên hiệu
VIETJETAIR
Lịch sử hoạt động
Thành lậptháng 11 năm 2007; 15 năm trước (2007-11)
Hoạt động25 tháng 12 năm 2011
Sân bay chính
Trạm trung
chuyển chính
Sân bay quốc tế Nội Bài
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Sân bay quốc tế Đà Nẵng
Sân bay quốc tế Cam Ranh
Sân bay quốc tế Cát Bi
Thông tin chung
CTHKTXSkyJoy
Công ty mẹSovico
Công ty conThai VietJet Air
Số máy bay77 (+320 đặt hàng)
Điểm đến103
Khẩu hiệu"Bay là thích ngay!" (tiếng Việt)
"Enjoy Flying!" (tiếng Anh)
Trụ sở chínhKhu Đoàn ngoại giao Vạn Phúc, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội
Nhân vật
then chốt
Nguyễn Thị Phương Thảo (CEO)
Nhân viên2000
Trang webhttp://www.vietjetair.com
Tài chính
Doanh thuTăng 39.342 tỷ VNĐ (2022)
Lợi nhuậnGiảm - 2.171 tỷ VNĐ (2022)
Tổng số
tài sản
Tăng 67.000 tỷ VNĐ (2022)
Airbus A320 của Vietjet Air tại nhà máy Toulouse-Blagnac của Airbus

Vietjet đang khai thác 78 tàu bay A320, A321 và A330, thực hiện hơn 400 chuyến bay mỗi ngày và đã vận chuyển hơn 100 triệu lượt hành khách, với 139 đường bay gồm 48 đường nội địa phủ khắp tại Việt Nam và 95 đường bay quốc tế đến Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Campuchia,… Vietjet có kế hoạch phát triển mạng bay rộng khắp khu vực Châu ÁThái Bình Dương, đang nghiên cứu tiếp tục mở rộng các đường bay trong khu vực và đã ký kết hợp đồng mua sắm tàu bay thế hệ mới, hiện đại với các nhà sản xuất máy bay lớn trên thế giới.

Lịch sửSửa đổi

Bước đầuSửa đổi

VietJet Air được thành lập từ 3 cổ đông chính là Tập đoàn T&C, Sovico HoldingsHDBank với vốn điều lệ ban đầu là 600 tỷ VND (tương đương 37.5 triệu USD tại thời điểm góp vốn). Hãng được Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam phê duyệt cấp giấy phép vào tháng 11 năm 2007[1] và trở thành hãng hàng không thứ tư của Việt Nam, chỉ sau Vietnam Airlines, Jetstar Pacific,Công ty Bay Dịch vụ Hàng không (VASCO) và là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam[2]. Ngày 20 tháng 12 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng đã trao giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho VietJet Air[3].

Theo kế hoạch ban đầu, VietJet Air dự tính chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm 2008 nhưng do biến động làm giá xăng, dầu tăng cao nên VietJetAir quyết định hoãn lại đến tháng 11 năm 2009[4]. Cuối tháng 4 năm 2009, Sovico Holdings đã mua lại toàn bộ số cổ phần của Tập đoàn T&C và trở thành cổ đông lớn nhất, sở hữu 70% cổ phần của VietJetAir. Tháng 2 năm 2010, hãng Air Asia mua lại 30% cổ phần của VietJetAir[5][6]. Air Asia là một hãng hàng không giá rẻ khác có trụ sở ở Kuala Lumpur, Malaysia, chuyên cung cấp những chuyến bay nội địa và quốc tế và là hãng có giá vé thấp hàng đầu châu Á.[7]

Rắc rối về thương hiệuSửa đổi

Ngay từ khi thành lập vào năm 2007, Vietjet Air đã đăng ký độc quyền thương hiệu "VietAir" cho dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường hàng không và các dịch vụ khác liên quan đến lĩnh vực hàng không. Đến tháng 11 năm 2008, Vietnam Airlines gửi kháng nghị đến Cục Sở hữu Trí tuệ đề nghị không cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu VietAir cho Vietjet. Lý do đưa ra là Vietnam Airlines đã sử dụng về mặt thực tế từ tháng 9 năm 1992 thương hiệu Viet Air trên các chuyến bay quốc tế đến Đài Loan. Bên cạnh đó, Vietnam Airlines từng trình đề án tái tổ chức một hãng con là VASCO trở thành một hãng hàng không cổ phần mang tên Viet Air[3].

Lập luận bác bỏ của Vietjet Air đưa ra là tuy Vietnam Airlines sử dụng từ lâu nhưng hãng này đã không tiến hành các thủ tục để đảm bảo quyền sở hữu thương hiệu tại Việt Nam. Theo luật pháp Việt Nam, thì đơn vị đăng ký trước có ưu thế trong việc đăng ký thương hiệu. Hơn nữa, thương hiệu VietAir và Viet Air mặc dù chữ viết có khác nhau (ở dấu cách) nhưng phát âm hoàn toàn giống nhau, nên dễ gây hiểu nhầm. Do đó, thương hiệu Viet Air của đối thủ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu của hãng.

Vụ tranh chấp này được cho là bắt nguồn từ thế mạnh gần như độc quyền của hãng hàng không quốc gia mà Vietnam Airlines nắm giữ. Hãng này từng lên tiếng phản đối các vụ mua bán cổ phần cho các đối tác hàng không nước ngoài của Pacific Airlines và sau là Vietjet Air[8]. Vì vậy, dù đã qua 2 năm, tranh chấp vẫn chưa kết thúc.

Một rắc rối khác về thương hiệu là có sự hiện diện của cổ đông nước ngoài AirAsia. Hãng mong muốn hợp tác khai thác thị trường nội địa Việt Nam dưới thương hiệu "Vietjet AirAsia". Tuy nhiên, ý định này không nhận được sự chấp thuận của Bộ Giao thông Vận tảiCục Hàng không Dân dụng Việt Nam. Vì vậy, trong tháng 3 năm 2011, hãng đã ngỏ ý muốn rút vốn khỏi VietjetAir[9]. Tháng 10 năm 2011, AirAsia làm thủ tục rút vốn khỏi Vietjet Air[10].

Quá trình hoạt độngSửa đổi

Tháng 6 năm năm 2010, Vietjet Air thông báo hoãn thời gian cất cánh cho đến tận tháng 10 năm 2010. Lý do là hãng cần có thời gian để giải quyết một số vấn đề phát sinh liên quan đến chuyện mua bán cổ phần, xây dựng thương hiệu, nhân sự và đội bay... Đây là lần thứ 5 hãng thông báo lùi thời gian cất cánh. Nhiều nhà phân tích cho rằng nguyên nhân chính ngoài biến động về giá nhiên liệu, còn có sự tranh chấp về thương hiệu Viet Air và những quy định hạn chế của chính phủ Việt Nam nhận diện thương hiệu trong khai thác vận tải hàng không nội địa mà hãng chưa có đủ thời gian để xử lý.

Đầu tháng 12 năm 2010, hãng một lần nữa có văn bản gửi Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam báo cáo tình hình tài chính, công tác chuẩn bị, đồng thời xin hoãn thời điểm bay thêm một thời gian không xác định nữa với lý do tranh chấp thương hiệu.

 
Tàu bay đầu tiên của hãng, một chiếc Airbus A320-214 mang số đăng bạ VN-A666.

Sau nhiều lần trì hoãn, Vietjet Air đã hoàn tất các khâu cuối cùng để chuẩn bị bay chuyến thương mại đầu tiên theo đúng yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải, trước tháng 6 năm 2011.

 
Một chiếc Airbus A320-214 của Thai VietJet Air.

Sau những động thái chuẩn bị, ngày 5 tháng 12 năm 2011, hãng phát hành đợt vé đầu tiên. Ngày 25 tháng 12 năm 2011, hãng đã thực hiện chuyến bay đầu tiên từ Tân Sơn Nhất đi Nội Bài.[11]

Năm 2012, hãng ra mắt slogan: Bay là Thích ngay! (Tiếng Việt); Enjoy Flying! (Tiếng Anh)

Ngày 10 tháng 2 năm 2013, VietjetAir chính thức mở đường bay đi Bangkok, Thái Lan. Đây cũng là đường bay thứ 10 và cũng là đường bay quốc tế đầu tiên của hãng.[12] Ngày 23/5/2016, hãng hàng không VietJet đã ký thỏa thuận thuê mua 100 chiếc Boeing 737 MAX 200 của tập đoàn đến từ nước Mỹ trị giá 11,3 tỷ USD.[13]

Năm 2014:

  • Ra mắt công ty cổ phần VietJet Air Cargo và công ty cổ phần Thai VietJet Air.
  • Khai thác dịch vụ Skyboss.

Năm 2016: Tổ chức concert Sky Connection với các khách mời nổi tiếng như Michael Learns to Rock, Wonder Girls, Ca sĩ Thu Minh, Ca sĩ Sơn Tùng M-TP.

Năm 2017:

Năm 2018:

  • Hãng kí biên bản ghi nhớ cho dịch vụ hỗ trợ bảo dưỡng động cơ dài hạn với CFM International.
  • Khai trương Học viện Hàng không VietJet (VietJet Aviation Academy) tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • AirFinance Journal bình chọn hãng thuộc top 50 Hãng hàng không dẫn đầu thế giới về chỉ số tài chính.

Năm 2020:

  • Tạp chí vận tải hàng không Payload Asia vinh danh là Hãng hàng không vận chuyển hàng hóa trong khoang hành khách tốt nhất của nămHãng hàng không chi phí thấp có hoạt động vận chuyển hàng hóa tốt nhất năm.
  • AirlineRatings đánh giá 7/7★ về phòng chống Covid-19.

Năm 2021:

  • Vận chuyển các lực lượng vào chi viện cho Thành phố Hồ Chí Minh trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư.
  • Chào đón máy bay Airbus A330-300 thân rộng đầu tiên trong đội bay.

Năm 2022:

  • Tập đoàn Sovico dành tặng một năm bay không biên giới trên tất cả các đường bay nội địa và quốc tế cho Đội tuyển bóng đá Nam U-23 Việt NamĐội tuyển bóng đá Nữ quốc gia Việt Nam sau khi giành được tấm huy chương vàng tại Seagames 31.
  • Tạp chí The Global Economics Times Anh quốc trao giải Sản phẩm Fintech mới tốt nhất 2022 - Best New Fintech Product cho "Bay trước - Trả sau", một sản phẩm công nghệ kết hợp giữa Hãng hàng không thế hệ mới Vietjet và giải pháp tài chính tiêu dùng MOVI.
  • Giải thưởng: "Hãng hàng không mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng toàn cầu - Value Airline of the Year" và "Top 10 hãng hàng không chi phí thấp tốt nhất thế giới - Top 10 Best Low-cost Airlines" do AirlineRatings bình chọn.

Mở rộng hoạt độngSửa đổi

Ngày 26 tháng 6, 2013, tại trung tâm hội nghị quốc gia Plaza Athenée, Bangkok, VietJet Air công bố thành lập Thai VietJet Air[14]. Thai VietJet Air thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 29 tháng 3 năm 2015 và bắt đầu các chuyến bay quốc tế từ ngày 5 tháng 12 cùng năm.[15].

Cấu trúc Tập đoànSửa đổi

Tính đến đầu hết năm 2022, VietJet có 9 công ty con và 2 công ty liên kết:[16]

Tên doanh nghiệp Quốc gia đăng ký Lĩnh vực kinh doanh Ngày thành lập Tỷ lệ sở hữu Ghi chú
Các công ty con sở hữu trực tiếp
Công ty Cổ phần Swift247   Việt Nam Cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa và các dịch vụ hỗ trợ liên quan. 23/02/2019 67% Bao gồm VietjetAir Cargo.
Vietjet Air IVB No. I Limited   Quần đảo Virgin thuộc Anh Kinh doanh và cho thuê tàu bay và các bộ phận tàu bay. 27/05/2014 100%
Vietjet Air IVB No. II Limited Kinh doanh và cho thuê tàu bay.
Vietjet Air Singapore Pte. Ltd   Singapore Kinh doanh tàu bay. 27/03/2014 100%
Vietjet Air Ireland No. 1 Limited   Ireland Kinh doanh và cho thuê tàu bay. 03/06/2014 100%
Công ty TNHH Galaxy Pay   Việt Nam Cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. 08/07/2020 100%
Công ty TNHH MTV Phục vụ mặt đất Vietjet   Việt Nam Cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không. 19/10/2021 100%
Các công ty con sở hữu gián tiếp
Công ty Cổ phần VietjetAir Cargo   Việt Nam Cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách và các dịch vụ liên quan khác. 27/08/2014 64% Từ năm 2021, VietJet tiến hành tái cấu trúc và đổi mới hoạt động vận tải hàng không thông qua sáp nhập VietjetAir Cargo và Swift247. Sau đó, Swift 247 được góp vốn bổ sung bởi VietJet và một số cổ đông khác. Sau các giao dịch tái cơ cấu này, VietjetAir Cargo trở thành công ty con gián tiếp của Vietjet Air.
Skymate Limited   Quần đảo Cayman Kinh doanh tàu bay. 15/09/2017 100%
Các công ty liên kết
Thai Vietjet Air Joint Stock Co. Ltd.   Thái Lan Cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách và các dịch vụ liên quan khác. 25/06/2013 9% Có thỏa thuận về quyền tăng tỷ lệ sở hữu lên 38%.
CTCP Nhà ga Quốc tế Cam Ranh   Việt Nam Cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không. 05/02/2016 100%

Tuyến baySửa đổi

 
Một chiếc A321-200 với màu sơn vinh dự được làm chiếc máy bay thứ 9000 được xuất xưởng bởi Airbus.
Sân bay căn cứ (Hub)
Điểm đến theo mùa (Seasonal)
Điểm đến trong tương lai (Future)
Điểm đến quan trọng (Focus City)
Điểm đến chỉ có trong chuyến bay thuê chuyến (Charter)

Vận hành bởi Vietjet AirSửa đổi

Tuyến bay quốc nộiSửa đổi

Thành phố Quốc gia
Tỉnh/Thành2
Mã IATA Mã ICAO Sân bay Khởi hành từ
Buôn Ma Thuột   Đắk Lắk BMV VVBM Sân bay Buôn Ma Thuột Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Vinh
Cần Thơ   Cần Thơ VCA VVCT Sân bay quốc tế Cần Thơ Đà Lạt, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Phú Quốc, Thanh Hóa,VInh
Chu Lai   Quảng Nam VCL VVCI Sân bay Chu Lai Hà Nội, Hồ Chí Minh
Đà Nẵng   Đà Nẵng DAD VVDN Sân bay quốc tế Đà Nẵng Buôn Ma Thuột, Cần Thơ, Đà Lạt, Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Nha Trang, Phú Quốc, Thanh Hóa, Vinh
Đà Lạt   Lâm Đồng DLI VVDL Sân bay Liên Khương Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Vinh
Đồng Hới   Quảng Bình VDH VVDH Sân bay Đồng Hới Hồ Chí Minh, Hà Nội
Hạ Long   Quảng Ninh VDO VVVD Sân bay quốc tế Vân Đồn Hồ Chí Minh
Hà Nội   Tp. Hà Nội HAN VVNB Sân bay quốc tế Nội Bài Buôn Ma Thuột, Cần Thơ, Chu Lai, Đà Nẵng, Đồng Hới, Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Lạt, Huế, Pleiku, Phú Quốc, Quy Nhơn, Tuy Hòa
Hải Phòng   Tp. Hải Phòng HPH VVCI Sân bay quốc tế Cát Bi Buôn Ma Thuột, Cần Thơ, Đà Lạt, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Nha Trang, Phú Quốc, Pleiku, Quy Nhơn
Hồ Chí Minh   Tp. Hồ Chí Minh SGN VVTS Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Buôn Ma Thuột, Chu Lai, Đồng Hới, Đà Nẵng, Đà Lạt, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Phú Quốc, Pleiku, Quy Nhơn,Thanh Hóa, Tuy Hòa, Vinh, Vân Đồn
Huế   Thừa Thiên Huế HUI VVPB Sân bay quốc tế Phú Bài Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc
Nha Trang   Khánh Hòa CXR VVCR Sân bay quốc tế Cam Ranh Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Vinh, Đà Nẵng, Phú Quốc
Phú Quốc   Rạch Giá PQC VVPQ Sân bay quốc tế Phú Quốc Cần Thơ, Đà Lạt, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Hồ Chí Minh, Nha Trang, Thanh Hóa, Vinh
Pleiku   Gia Lai PXU VVPK Sân bay Pleiku Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh
Quy Nhơn   Bình Định UIH VVPC Sân bay Phù Cát Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh
Thanh Hóa   Thanh Hóa THD VVTX Sân bay Thọ Xuân Cần Thơ, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Nha Trang, Phú Quốc
Tuy Hòa   Phú Yên TBB VVTH Sân bay Tuy Hòa Hà Nội, Hồ Chí Minh
Vinh   Nghệ An VII VVVH Sân bay quốc tế Vinh Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Hồ Chí Minh, Cần Thơ

Tuyến bay quốc tếSửa đổi

Thành phố Quốc gia Mã IATA Mã ICAO Sân bay Khởi hành từ
Ahmedabad - Gandhinagar   Ấn Độ AMD VAAH Sân bay quốc tế Sardar Vallabhbhai Patel Đà Nẵng, Hà Nội, Hồ Chí Minh
Almaty   Kazakhstan ALA UAAA Sân bay quốc tế Almaty Nha Trang
Astana   Kazakhstan NQZ UACC Sân bay quốc tế Nursultan Nazarbayev Nha Trang
Bali   Indonesia DPS WADD Sân bay quốc tế Ngurah Rai Hà Nội, Hồ Chí Minh
Bangkok   Thái Lan BKK VVBS Sân bay quốc tế Suvarnabhumi Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng
Bengaluru   Ấn Độ BLR VOBL Sân bay quốc tế Kempegowda Đà Nẵng, Hà Nội, Hồ Chí Minh
Busan   Hàn Quốc PUS RKPK Sân bay quốc tế Gimhae Đà Nẵng, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nha Trang
Brisbane   Úc BNE YBBN Sân bay Brisbane Hồ Chí Minh
Cao Hùng   Đài Loan KHH RCKH Sân bay quốc tế Cao Hùng Hà Nội, Hồ Chí Minh
Chiang Mai   Thái Lan CNX VTCC Sân bay quốc tế Chiang Mai Hồ Chí Minh
Daegu   Hàn Quốc TAE RKTN Sân bay quốc tế Daegu Đà Nẵng (tạm dừng khai thác)

Thuê chuyến: Đà Lạt (tạm dừng khai thác)

Đài Bắc   Đài Loan TPE RCTP Sân bay quốc tế Đào Viên Đài Loan Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội, Hồ Chí Minh
Đài Nam   Đài Loan TNN RCNN Sân bay Đài Nam Hồ Chí Minh
Đài Trung   Đài Loan RMQ RCMQ Sân bay Đài Trung Hồ Chí Minh
Delhi   Ấn Độ DEL VIDP Sân bay quốc tế Indira Gandhi Đà Nẵng, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc
Fukuoka   Nhật Bản FUK RJFF Sân bay Fukuoka Hà Nội
Hồng Kông   Hồng Kông HKG VHHH Sân bay quốc tế Hồng Kông Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng
Hyderabad   Ấn Độ HYD VOHS Sân bay quốc tế Rajiv Gandhi Đà Nẵng, Hà Nội, Hồ Chí Minh
Jakarta   Indonesia CGK WIII Sân bay quốc tế Soekarno-Hatta Hồ Chí Minh (tạm dừng khai thác)
Kirishima   Nhật Bản KOJ RJFK Sân bay Kagoshima Hà Nội (tạm dừng khai thác)
Kuala Lumpur   Malaysia KUL WMKK Sân bay quốc tế Kuala Lumpur Hồ Chí Minh
Ma Cao   Ma Cao MFM VMMC Sân bay quốc tế Ma Cao Thuê chuyến: Đà Nẵng (tạm dừng khai thác)
Melbourne   Úc MEL YMML Sân bay Melbourne Hồ Chí Minh
Mumbai   Ấn Độ BOM VABB Sân bay quốc tế Chhatrapati Shivaji Đà Nẵng, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc
Nagoya   Nhật Bản NGO RJGG Sân bay quốc tế Chubu Đà Nẵng, Hà Nội, Hồ Chí Minh
Nga   Liên Bang Nga SVO UUEE Sân bay quốc tế Sheremetyevo Hà Nội, Nha Trang, Hồ Chí Minh
Osaka   Nhật Bản KIX RJBB Sân bay quốc tế Kansai Hà Nội, Hồ Chí Minh
Pattaya   Thái Lan UTP VTBU Sân bay quốc tế U-Tapao Hồ Chí Minh (tạm dừng khai thác)
Phnôm Pênh   Campuchia PNH VDPP Sân bay quốc tế Phnôm Pênh Hồ Chí Minh (tạm dừng khai thác)
Phuket   Thái Lan HKT VTSP Sân bay quốc tế Phuket Hồ Chí Minh
Seoul   Hàn Quốc ICN RKSI Sân bay quốc tế Incheon Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Nha Trang, Phú Quốc, Đà Lạt, Cần Thơ
Siem Reap   Campuchia REP VDSR Sân bay quốc tế Angkor Hà Nội (tạm dừng khai thác)
Singapore   Singapore SIN WSSS Sân bay quốc tế Changi Singapore Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
Sydney   Úc SYD YSSY Sân bay Sydney Hồ Chí Minh
Tokyo  Nhật Bản HND RJTT Sân bay quốc tế Haneda Đà Nẵng
Tokyo   Nhật Bản NRT RJAA Sân bay quốc tế Narita Hà Nội, Hồ Chí Minh
Yangon   Myanmar RGN VYYY Sân bay quốc tế Yangon Hà Nội, Hồ Chí Minh (tạm dừng khai thác)

Vận hành bởi Thai Vietjet AirSửa đổi

Thành phố Quốc gia Mã IATA Mã ICAO Sân bay Khởi hành từ
Bangkok  Thái Lan BKK VTBS Sân bay quốc tế Suvarnabhumi Chiang Mai, Chiang Rai, Đài Trung, Fukuoka, Hat Yai, Khon Kaen, Krabi, Nakhon Si Thammarat, Phnôm Pênh, Phuket, Singapore, Surat Thani, Ubon Ratchathani, Udon Thani, Đà Lạt, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Phú Quốc
Chiang Mai  Thái Lan CNX VTCC Sân bay quốc tế Chiang Mai Bangkok (Suvarnabhumi), Nakhon Si Thammarat, Phuket
Chiang Rai  Thái Lan CEI VTCT Sân bay quốc tế Chiang Rai Bangkok (Suvarnabhumi), Hat Yai, Pattaya, Phuket
Côn Minh   Trung Quốc KMG ZPPP Sân bay quốc tế Trường Thủy Côn Minh Bangkok (Suvarnabhumi)
Fukuoka   Nhật Bản FUK RJFF Sân bay Fukuoka Bangkok (Suvarnabhumi)
Hat Yai   Thái Lan HDY VTSS Sân bay quốc tế Hat Yai Bangkok (Suvarnabhumi), Chiang Rai
Khon Kaen   Thái Lan KKC VTUK Sân bay Khon Kaen Bangkok (Suvarnabhumi)
Krabi   Thái Lan KBV VTSG Sân bay Krabi Bangkok (Suvarnabhumi)
Nakhon Si Thammarat   Thái Lan NST VTSF Nakhon Si Thammarat Bangkok (Suvarnabhumi)
Phnôm Pênh   Campuchia PNH VDPP Sân bay quốc tế Phnôm Pênh Bangkok (Suvarnabhumi)
Phuket  Thái Lan HKT VTSP Sân bay quốc tế Phuket Bangkok (Suvarnabhumi), Chiang Mai, Chiang Rai
Phunphin   Thái Lan URT VTSB Sân bay Surat Thani Bangkok (Suvarnabhumi)
Singapore   Singapore SIN WSSS Sân bay Changi Singapore Bangkok (Suvarnabhumi)
Ubon Ratchathani   Thái Lan UBP VTUU Sân bay Ubon Ratchathani Bangkok (Suvarnabhumi)
Udon Thani   Thái Lan UTH VTUD Sân bay quốc tế Udon Thani Bangkok (Suvarnabhumi)
Gaya  Ấn Độ GAY VEGY Sân bay Gaya Bangkok (Suvarnabhumi)
Đà Lạt  Việt Nam DLI VVDL Sân bay Liên Khương Bangkok (Suvarnabhumi)
Đà Nẵng  Việt Nam DAD VVDN Sân bay quốc tế Đà Nẵng Bangkok (Suvarnabhumi)
Hà Nội  Việt Nam HAN VVNB Sân bay quốc tế Nội Bài Bangkok (Suvarnabhumi)
Hải Phòng  Việt Nam HPH VVCI Sân bay quốc tế Cát Bi Bangkok (Suvarnabhumi)
Hồ Chí Minh  Việt Nam SGN VVTS Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Bangkok (Suvarnabhumi)
Phú Quốc  Việt Nam PQC VVPQ Sân bay quốc tế Phú Quốc Bangkok (Suvarnabhumi)

Đội baySửa đổi

 
Airbus A320ceo
 
Airbus A321ceo
 
Airbus A321neo

Độ tuổi trung bình của đội bay tính đến tháng 2 năm 2023 là 6.7 năm.

Từ tháng 2 năm 2023, đội bay của Vietjet bao gồm các máy bay sau:

Đội bay Vietjet Air
Máy bay Đang hoạt động Đặt hàng Hành khách Ghi chú
C Y Tổng
Airbus A320-200 8 180 180
10 Được trang bị Winglets
Airbus A321-200 5 220 220
31 230 230
Airbus A321neo 11 98
7 240 240 Được trang bị Airbus Cabin Flex[17]
Airbus A321XLR 20[18] TBA TBA TBA
Airbus A330-300 5 2[19] 12 365 377[20]
Boeing 737 MAX 8 66[21] TBA TBA TBA 50 chiếc trong đơn hàng này sẽ được chuyển giao cho Thai VietJet[22]
Boeing 737 MAX 8-200 28[21] TBA TBA TBA
Boeing 737 MAX 10 106[21] TBA TBA TBA
Tổng cộng 77 320

^ Loại ghế SkyBoss và Economy của Vietjet là giống nhau, đều là xếp loại Y.

Ngày 26 tháng 2 năm 2019, Vietjet đã ký biên bản ghi nhớ với Boeing mua 100 máy bay Boeing 737 MAX 200 tại Phủ chủ tịch, dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Phú TrọngTổng thống Mỹ Donald Trump trong dịp ông đến Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên-Hoa Kỳ.

Toàn bộ tàu bay của Boeing và Airbus đều được các nhà sản xuất trang bị bộ lọc không khí HEPA từ thời điểm tiếp nhận, giúp giảm xuống tối thiểu nguy cơ lây lan vi khuẩn, virus trên chuyến bay.

Tháng 12 năm 2019, những bức ảnh chụp chiếc Boeing 737 MAX 200 đầu tiên của hãng tại nhà máy Renton của Boeing đã xuất hiện. Đáng chú ý, hãng đã tránh sử dụng thương hiệu "MAX" đầy tai tiếng và chỉ sơn "Boeing 737-8" lên thân máy bay của hãng.[23]

Thống kêSửa đổi

Năm Số lượng hành khách Số lượng chuyến bay
2016 14.051.360 84.455
2017 17.110.207 98.805
2018 23.061.936 118.923
2019 24.900.000 138.952
2020 15.000.000 78.000
2021 5.400.000 42.000

Tai nạn, tai tiếng và sự cốSửa đổi

  • Ngày 19/6/2014, chuyến bay 8861 của VietJet Air có hành trình từ Hà Nội đi Đà Lạt đã đáp nhầm tới Nha Trang. Lý do sau khi điều tra là có 2 chuyến bay từ Hà Nội đi Cam Ranh và Đà Lạt diễn ra ở gần thời điểm, có cùng lượng khách. Do một máy bay bị trục trặc kỹ thuật nên VietJetAir buộc phải đổi tàu bay, đổi lịch khai thác. Tất cả mọi bộ phận đều được thông báo về sự thay đổi này, ngoại trừ cơ trưởng của chuyến bay. Do đó, trong khi toàn bộ hành khách, hành lý có vé đi Đà Lạt, cơ trưởng lại theo lộ trình cũ là Hà Nội đến Cam Ranh. Toàn bộ cá nhân có liên quan như cơ trưởng, cơ phó, tiếp viên, kiểm soát không lưu đã bị đình chỉ công tác có thời hạn.[24]
  • Ngày 16/10/2014, chuyến bay 8856 của VietJetAir, khởi hành từ thành phố Hồ Chí Minh đi Nha Trang đã hạ cánh nhầm đường băng, mặc dù tổ lái đã được đài kiểm soát không lưu nhắc lại huấn lệnh nhiều lần là đáp xuống đường băng 02L và phi công đã nhắc lại đúng. Nhưng sau đó phi công lại hạ cánh xuống đường băng 20R. Toàn bộ tổ lái sau đó đã bị đình chỉ để điều tra.
  • Ngày 2/4/2015, hai nhân viên của Vietjet đã từ chối phục vụ người khuyết tật tại sân bay Đà Nẵng. Cụ thể, hành khách bị liệt 2 chân, trước đó đã đáp chuyến bay từ Hà Nội đi Đà Nẵng. Sau đó một ngày, hành khách đáp chuyến bay về lại Hà Nội thì bị nhân viên Vietjet từ chối phục vụ vì lý do "Hành khách không tự di chuyển được", vi phạm nghiêm trọng quy định chất lượng dịch vụ hành khách và chính sách của hãng. Sau đó, Vietjet đã công khai xin lỗi hành khách và phạt tiền hai nhân viên trên, đồng thời xử phạt trưởng và phó đại diện hãng tại sân bay Đà Nẵng.
  • Ngày 28/1/2018, chuyên cơ chở đội tuyển bóng đá quốc gia U23 Việt Nam có sự xuất hiện của những người mẫu mặc bikini đã gây nhiều ý kiến trái chiều từ phía dư luận. Bị kiến nghị vì hành động phản cảm, giám đốc hãng hàng không Vietjet, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã lên tiếng xin lỗi vì sự cố này.[25]
 
Tàu bay Airbus A321-211 của VJ mang số đăng bạ VN-A657 trong sự cố trượt đường băng tại SGN.
  • Ngày 29/11/2018, chuyến bay 356 của VietJetAir có hành trình từ thành phố Hồ Chí Minh đi Buôn Ma Thuột chở 207 hành khách tiếp đất trong tình trạng mất cân bằng do rơi mất 2 bánh đáp ở càng trước tạo ra tiếng động lớn. Vụ việc khiến 6 hành khách bị thương nhập viện, nhiều hành khách bị xây xát nhẹ. Tàu bay VN-A653 mới tiếp nhận được 2 tuần đã bị cho ngừng bay đề phục vụ công tác điều tra và sửa chữa.
  • Ngày 14/6/2020, chuyến bay 322 của VietJetAir bay từ Phú Quốc, khi hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 12h10, được cho là bị ảnh hưởng của thời tiết mưa gió lớn nên máy bay đã trượt ra khỏi đường băng duy nhất đang hoạt động (đường băng còn lại đang đóng cửa để khảo sát). Tuy không có người bị thương nhưng sự cố đã làm sân bay Tân Sơn Nhất tê liệt khoảng 6 tiếng để khắc phục sự cố[26].
  • Tối 27/11/2021, máy bay Airbus A321 (VN-A544) thực hiện chuyến bay 404 từ Đà Lạt hạ cánh xuống Hà Nội lúc 18h09. Trong quá trình di chuyển vào vị trí số 52C, máy bay đã va chạm đầu mút cánh (winglet) với máy bay Airbus A321 (VN-A636) cùng hãng đang đỗ tại vị trí 52D. Sau sự việc, Ông Trần Hoài Phương, Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Bắc, cho biết toàn bộ 120 hành khách và 7 thành viên tổ bay an toàn. Tất cả được rời khỏi máy bay theo lịch trình. Tuy nhiên, một đoạn mút cánh của máy bay VN-A544 bị gãy và rơi xuống sân đỗ. Hai máy bay sau đó dừng khai thác để kiểm tra kỹ thuật. Đánh giá sự việc, ông Phương cho biết do cơ trưởng điều khiển máy bay lăn bánh lệch vị trí. Sân bay đã lập biên bản, tịch thu bằng lái của phi công và làm việc với nhân viên đánh tín hiệu đường băng (signalman). Vietjet Air cũng tạm thời đình chỉ tổ bay để điều tra nguyên nhân và rà soát quy trình khai thác máy bay.[27]

Kiện tụngSửa đổi

theo Telegraph, nhật báo quốc gia của Anh, VietJet đang bị kiện 155 triệu bảng Anh cộng với tiền lãi lũy kế với tỷ lệ ít nhất 31.000 bảng Anh mỗi ngày. Đơn kiện, do FW Aviation (Holdings) 1 Limited đệ trình, nêu rõ VietJet đã thuê 4 máy bay nhưng bị giữ lại để siết nợ sau khi không thực hiện một khoản thanh toán tiền thuê vào năm 2021. [28]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Vietnamese government approves country's first privately owned airline”. Forbes. ngày 30 tháng 11 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2010.
  2. ^ “Vietnam has first private owned airline”. VietnamNet. ngày 30 tháng 11 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2010.
  3. ^ a b “Đồng ý thành lập Hãng hàng không cổ phần VietAir - Kinh tế - Tuổi Trẻ Online”. Tuổi Trẻ Online. 5 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2016. Truy cập 11 tháng 10 năm 2014.
  4. ^ “Vietjet Air khởi động đường bay vào quý IV”. VnExpress. ngày 10 tháng 3 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2021.
  5. ^ “AirAsia mua 30% cổ phần của VietJet Air”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2010. Truy cập 11 tháng 10 năm 2014.
  6. ^ Leithen Francis (ngày 11 tháng 2 năm 2010). “AirAsia buying 30% of VietJet”. Flightglobal. Air Transport Intelligence news. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
  7. ^ “Lộ diện "đại gia Forbes" của Vietjet Air”. kienthuc.net.vn. ngày 10 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2021.
  8. ^ “Vietnam Airlines phản đối lập liên doanh hàng không giá rẻ - VnExpress Kinh doanh” (bằng tiếng vi_VN). VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. ngày 15 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2016.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  9. ^ Hồng Anh (ngày 31 tháng 3 năm 2011). “AirAsia muốn rút vốn khỏi Vietjet - VnExpress Kinh doanh” (bằng tiếng vi_VN). VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2016.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  10. ^ Lê Nam (ngày 13 tháng 10 năm 2011). “AirAsia rút vốn khỏi Hãng hàng không VietJet Air” (bằng tiếng vi_VN). báo Tuổi Trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2016.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  11. ^ “VietJet Air bán vé 100.000 đồng chiều Hà Nội - TP HCM - VnExpress Kinh doanh”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2012. Truy cập 11 tháng 10 năm 2014.
  12. ^ “VietJetAir chính thức bay quốc tế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2014. Truy cập 11 tháng 10 năm 2014.
  13. ^ Đơn hàng 11,3 tỷ USD của VietJet và cuộc chiến nảy lửa Boeing - Airbus, cafef.vn, 25/05/2016
  14. ^ “VietJetAir thành lập liên doanh hàng không tại Thái Lan”. VietJet Air. VietJet Air. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2016.
  15. ^ “Vietjet Thailand starts operations to India”. VietJet Air. VietJet Air. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2016.
  16. ^ “CTCP Hàng không Vietjet và các công ty con - Báo cáo tài chính hợp nhất Quý IV năm 2022” (PDF). Trang thông tin dành cho các nhà đầu tư VJ. 30 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2022.
  17. ^ “PICTURES: VietJet receives first 240-seat 'Cabin Flex' A321neo”. Flightglobal. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2019.
  18. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2021.
  19. ^ “Hàng tỷ USD thoả thuận hợp tác Việt - Pháp được ký kết”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2021.
  20. ^ “VietJet Air khai thác Airbus A330-300 thân rộng đầu tiên trong đội bay của hãng”. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2021.
  21. ^ a b c Singh, Sumit (12 tháng 9 năm 2022). “VietJet's 200 Boeing 737 MAXs Set To be Delivered From 2024”. Simple Flying (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2022.
  22. ^ “Vietjet và Boeing ký kết giao 200 tàu bay Boeing 737 Max”. Tuổi Trẻ Online. 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2022.
  23. ^ bk9sw (16 tháng 12 năm 2019). “Đây là 737 MAX 8 đổi tên thành 737-8 của Vietjet Air”. tinhte.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2020.
  24. ^ “VietjetAir xin lỗi khách vì sự cố đáp nhầm sân bay”. Vietnamnet. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2021.
  25. ^ “Vietnamnet - Xem xét phạt Vietjet vụ người mẫu bikini trên chuyên cơ chở U23”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2021.
  26. ^ “Học được gì sau sự cố máy bay Vietjet trượt khỏi đường băng?”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2021.
  27. ^ “Sự cố hai máy bay va chạm nhau khiến đầu mút cánh của cả hai máy bay bị hư hỏng”.
  28. ^ “Telegraph: Nữ tỷ phú Việt từng hứa tặng 155 triệu bảng cho Oxford bị kiện ở Anh”. VOA. 3 tháng 1 năm 2023.

Liên kết ngoàiSửa đổi