Tên gọi của Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử
Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. |
Từ lúc hình thành cho đến nay, Thăng Long - Hà Nội có nhiều tên gọi. Ở đây chia các tên gọi thành hai loại: Chính quy và không chính quy, theo thứ tự thời gian như sau (mời xem chi tiết tại các bài liên quan):
Tên gọi | Người đặt tên | Thời gian | Khoảng thời gian tồn tại | Đơn vị hành chính | Tên nước | Tên khác, ý nghĩa | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Long Đỗ | theo sự tích | 866 - | Không rõ | Không rõ | Văn Lang | Rốn rồng | Tên chính quy |
Tống Bình | Thời Tùy, Đường | 454 - 767 | 313 | Huyện, trị sở | Giao Châu | Không rõ | Tên chính quy |
Đại La | Trương Bá Nghi,Cao Biền | 767-866 866 -1010 |
? | Kinh đô | Tĩnh Hải quân, Đại Cồ Việt | Đại La Thành,Thành Đại La | Tên chính quy |
Thăng Long (升龍) | Lý Công Uẩn | 1010 -1397 | 387 | Kinh đô | Đại Cồ Việt, Đại Việt | Rồng bay lên[1] | Tên chính quy |
Đông Đô | Hồ Quý Ly [2] | 1397 - 1407 | 10 | ? | Đại Việt, Đại Ngu | Kinh đô phía Đông (phân biệt với Tây Đô ở Thanh Hóa) | Tên chính quy |
Đông Quan | Nhà Minh | 1408 -1427 | 19 | ? | Thuộc Minh | Cửa phía Đông | Tên chính quy |
Đông Kinh | Lê Lợi | 1427 - 1787 | 360 | Kinh đô | Đại Việt | Kinh đô phía Đông | Tên chính quy |
Bắc Thành | Quang Trung | 1787 - 1802 | 15 | ? | nhà Tây Sơn | Thành trì ở phía Bắc | Tên chính quy |
Thăng Long (升隆) | Gia Long | 1805 - 1831 | 26 | Trấn thành miền Bắc | Việt Nam | Thịnh vượng lên[3] | Tên chính quy |
Hà Nội | Minh Mạng | 1831 - 1902 | 71 | Trấn thành miền Bắc, tỉnh lỵ | Việt Nam, Đại Nam | Bên trong sông[4] | Tên chính quy |
Hà Nội | Toàn quyền Đông Dương | 1902 - 1945 | 43 | Thủ đô của toàn Đông Dương | Đông Dương thuộc Pháp | Bên trong sông | Tên chính quy |
Hà Nội | Quốc hội Việt Nam | 1945 - nay | ? | Thủ đô | Việt Nam | Bên trong sông | Tên chính quy |
Tràng An | Nhà nho Việt Nam | ? | ? | Kinh đô | ? | Trường An, Trường Yên, yên bình mãi mãi | Tên không chính quy |
Phượng Thành | Nguyễn Giản Thanh | Thế kỷ XVI, đời Lê | ? | Kinh đô | ? | Phụng Thành[5] | Tên không chính quy |
Long Biên | Nhà Hán, Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều | Thế kỷ III, IV, V, và VI | ? | Trị sở | Giao Châu | Không có[6] | Tên không chính quy |
Long Thành | ? | ? | ? | Kinh đô | ? | Tên gọi tắt của Kinh thành Thăng Long | Tên không chính quy |
Hà Thành | ? | ? | ? | Kinh đô | ? | Tên gọi tắt của Thành phố Hà Nội | Tên không chính quy |
Thành Hoàng Diệu | Nhân dân Việt Nam | ? | ? | Kinh thành | ? | Tên gọi theo tên người[7] | Tên không chính quy |
Kẻ Chợ | Nhân dân Việt Nam | ? | ? | ? | ? | Vùng đất buôn bán phát triển[8] | Tên không chính quy |
Thượng Kinh | Nhân dân Việt Nam | ? | ? | ? | ? | Chỉ Kinh đô Thăng Long | Tên không chính quy |
Tham khảoSửa đổi
- ^ Thăng Long 昇龍 (rồng thăng).
- ^ Ép Trần Thiếu Đế
- ^ Vua Gia Long đổi tên chữ Hán của Thăng Long 昇龍 (rồng bay lên) thành Thăng Long 昇隆 mang nghĩa là "thịnh vượng".
- ^ Hà Nội 河內: nằm trong sông.
- ^ Phụng thành 凤城: thành hình con chim phụng/phượng. Thành Gia Định sau này cũng có biệt danh Phượng thành.
- ^ Long Biên 龍邊: biên giới của thành Thăng Long?
- ^ Hoàng Diệu là vị quan trấn thủ thành Hà Nội, đã tự vẫn khi thất thủ trước thực dân Pháp.
- ^ Kẻ Chợ: Vùng đất của những người làm nghề buôn bán.