Thành viên:Baoothersks/Danh sách địa danh được phiên âm sang tiếng Việt

Dưới đây là danh sách các địa danh trên thế giới được phiên âm thành tiếng Việt. Phần lớn là phiên âm trung gian qua tiếng Trung, bằng cách dùng âm đọc của tiếng Trung (chủ yếu là âm Quan thoại) phiên âm từ gốc, viết chữ Hán theo âm tiếng Trung đó và đọc âm Hán Việt của chữ Hán đó. Một số là phiên âm trực tiếp từ âm gốc, viết kiểu phiên âm Việt thay vì viết theo từ gốc. Một số khác là dịch nghĩa. Cách gọi này áp dụng cho các thành phố khác nhau và các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong lịch sử và hiện tại. Danh sách này không bao gồm các khu vực và thành phố nói tiếng Việt, bao gồm cả bản thân Việt Nam. Các thành phố in đậm là thành phố thủ đô của quốc gia tương ứng của nó. Phiên âm tiếng Việt đặt ngay sau khi tên của các thành phố trong tiếng Anh (ngôn ngữ quốc tế). Dấu (*) là tên không còn phổ biến ngày nay ở Việt Nam nữa.

Afghanistan (A Phú Hãn*, Áp-gan-nít-xtan) sửa

Argentina (Á Căn Đình*, Ác-hen-ti-na) sửa

Armenia (Á Mỹ Ni Á*, Ác-mê-ni-a) sửa

Australia (Úc, Úc Đại Lợi*, Ốt-xtrây-li-a) sửa

Austria, Autriche (Áo Địa Lợi*, Áo) sửa

  • Wien - Viên ("Viên" là tên phiên âm từ gốc tiếng Pháp "Vienne" nhưng viết theo âm đọc tiếng Việt)

Belgium, Belgique (Bỉ Lợi Thời*, Tỷ Lợi Thì*, Biên Xích*[2], Bỉ) sửa

  • Brussels, Bruxelles - Bức San* Brúc-xen

Brazil (Ba Tây*, Bi Lê Diên Lô*[3], Bra-xin) sửa

Bulgaria, Bulgarie (Bảo Gia Lợi Á*, Bảo Lợi Gia*, Bun-ga-ri) sửa

Cambodia, Cambodge (Cam Bốt*, Cao Miên, Cao Man*, Trấn Tây Thành*, Chân Lạp*, Campuchia) sửa

Canada, Canada (Gia Nã Đại*, Can-na-da) sửa

  • Ottawa - Ốt-ta-oa, Ốc Đa Hoa*
  • Montréal - Môn-rê-an, Mông Triệu*, Ngự Sơn*, Mộng Lệ An*
  • Toronto - Tô Luân*
  • Québec - Kê Bích*, Quế Bích*, Quê Béc
  • Vancouver - Văn Cầu*

Chad (Sát) sửa

China (Trung Hoa*, Trung Quốc) sửa

Ngoại trừ Hồng Kông, Ma Cao là đọc từ tiếng Anh và tiếng Bồ Đào Nha, các địa danh ở Trung Quốc thường đọc theo âm Hán Việt của chữ Hán cho địa phương đó mà chính phủ Trung Quốc sử dụng. Một số địa danh có tên chính thức vốn không phải tiếng Trung như Harbin (tiếng Mãn), Tibet và Lasha (tiếng Tạng).

Chile (Chí Lợi*,Chi-lê) sửa

Cuba (Quy Ba*, Cổ Ba*, Cu-ba) sửa

Czech Republic (Cộng hoà Tiệp Khắc*, Tiệp*, Cộng hòa Séc, Séc) sửa

Czechoslovakia (Tiệp Khắc) sửa

Denmark (Đa Na Mặc*[5], Đan Mạch) sửa

Egypt (Y Diệp*, Ai Cập) sửa

England (Anh Cách Lan*, Ăng Lê*, Anh Quốc) sửa

Finland (Phần Lan) sửa

France (Pháp Lan Tây*, Phú Lãng Sa*, Phú Lang Sa*, Lang Sa*, Pháp) sửa

Germany (Nhật Nhĩ Man*, An Lê Mân*, Đức Ý Chí*[9], Đức) sửa

Greece (Cự Liệt*, Cừ Sách*, Gừ Rách*[11], Hy Lạp) sửa

Iceland (Đảo Băng*, Băng Đảo*, Ai-xơ-len) sửa

India (Thiên Trúc*, Ấn Độ) sửa

Indonesia (Nam Dương*, Ấn Độ Nê Tây Á*, In-đô-nê-xia) sửa

Iran (I Răng*, Y Lang*, I-ran), Persia (Ba Tư) sửa

  • Tehran - Tề Lan*, Tê-hê-ran

Iraq (Y Lạp Khắc*, I-rắc) sửa

Ireland (Ái Nhĩ Lan*, Ai-len) sửa

  • Dublin - Đạp Lân*, Đớp-blin

Israel (Ích Diên*, Yết Linh*, Dĩ Sắc Liệt*, Do Thái*, Ít-xơ-ren) sửa

Italy (Ý Đại Lợi*, I-ta-li-a, Ý) sửa

Japan (Phù Tang*, Đông Doanh*, Oa*, Đại Hòa*, Nhật Bản) sửa

Do phần lớn địa danh của Nhật Bản trong tiếng Nhật được viết chính thức bằng Kanji (Hán tự), nên có thể đọc trực tiếp âm Hán Việt mà không cần phải trung gian qua tiếng Trung.

Kuwait (Khoa Uy Đặc*, Cô-oét) sửa

Laos (Ai Lao*, Lão Qua*, Nam Chưởng*, Lào) sửa

Luxembourg (Lục Xâm Bảo*, Lư Sâm Bảo*, Lúc-xăm-bua) sửa

Marocco (Ma Lặc Kha*, Ma-rốc) sửa

Malaysia (Mã Lai Tây Á*, Mã Lai, Ma-lai-xi-a) sửa

Mexico (Mễ Tây Cơ*, Mặc Tây Ca*, Mê-hi-cô, Mê-xi-cô) sửa

  • Thành phố México - Thành phố Mễ Tây Cơ*, Thành phố Mê-hi-cô, Thành phố Mê-xi-cô

Myanmar (Miến Điện, Mi-an-ma) sửa

Mongolia (Mông Cổ) sửa

Netherlands (Hòa Lan*, Hà Lan) sửa

New Zealand (Tân Tây Lan*, Niu Di-lân) sửa

North Korea (Bắc Hàn, Triều Tiên, Bắc Triều Tiên, Cao Ly*) sửa

Tên các địa danh của Triều Tiên thường là âm Hán-Triều nên có thể đọc trực tiếp bằng âm Hán Việt qua Hanja (Hán tự) do tiếng Triều tiên sử dụng mà không cần trung gian qua tiếng Trung.

Norway (Na Uy) sửa

Pakistan (Tây Hội*, Hồi Quốc*, Ba Cơ Tư Thản*, Pa-kít-xtan) sửa

Bangladesh (Đông Hội*, Băng-la-đét) sửa

Philippines (Phi Luật Tân*, Phi-líp-pin) sửa

  • Manila - Ma Ní*, Man-ni-la
  • Luzon - Lữ Tống*, Lu-dông

Poland (Ba Lan) sửa

Portugal (Bồ Đào Nha) sửa

Romania (Lỗ Ma Ni, La Mã Ni Á*, Rô-ma-ni, Ru-ma-ni, Rô-ma-ni-a ) sửa

Russia Federation (Nga La Tư*, Liên bang Nga) sửa

Singapore (Tân Gia Ba*, Xin-ga-po) sửa

  • Singapore - Tân Gia Ba*, Long Nha (Thế kỷ XVIII)*, Hạ Châu*, Tinh Châu*,[16] Chiêu Nam* (khoảng thế kỷ XX)

South Africa (Nam Phi) sửa

South Korea (Nam Triều Tiên*, Hàn Quốc, Nam Hàn*, Đại Hàn, Cao Ly*) sửa

Ngoại trừ Seoul là tên thuần tiếng Hàn nên không có chữ Hán (Hán Thành là tên cũ, Thủ Nhĩ là tên trung gian qua tiếng Trung), tên các địa danh của Hàn Quốc thường là âm Hán-Triều nên có thể đọc trực tiếp bằng âm Hán Việt qua Hanja (Hán tự) mà tiếng Hàn Quốc sử dụng.

Spain (Y Pha Nho*, Tây Ban Nha) sửa

Sri Lanka, Ceylon (Sai Lăng*, Tích Lan*, Tư Lý Lan Ca*, Sri-lan-ka) sửa

Sudan (Xu-đăng) sửa

South Sudan (Nam Xu-đăng) sửa

Sweden (Xu Y Đà*[22], Thụy Điển) sửa

Switzerland (Thụy Sĩ) sửa

  • Geneva - Nhật Nội Ngỏa*, Giơ-ne-vơ

Thailand (Xiêm La*, Xiêm*, Thái Lan) sửa

Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ) sửa

Taiwan (Đài Loan) sửa

  • Taipei - Đài Bắc
  • Taichung - Đài Trung
  • Tainan - Đài Nam

Timor Leste (Đông Ti-mo) sửa

Ukraine (Uy Kiên*, Ô Khắc Lan*, U-crai-na) sửa

United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland (Anh Cát Lợi*, Hồng Mao*, Anh Quốc, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland) sửa

  • London - Long Đôn*, Luân Đôn
  • Scotland - Tô Cách Lan*, Ê Cốt*
  • Wales - Uy Nhĩ Sĩ*, Huệ Châu*

United States of America (Hợp Chúng Quốc Á Mỹ Lợi Gia*, Huê Kỳ*, Mỹ Quốc*, Hợp chúng Quốc Hoa Kỳ, Mỹ, Hoa Kỳ) sửa

Uruguay (Điểu Hà*, Ô Lạp Khuê*, U-ru-guay) sửa

Vatican (Phạn Đế Cương*, Va-ti-căng) sửa

Vanuatu, New Hebrides (Tân Đảo*, Va-nu-a-tu) sửa

Vietnam (An Nam*, Đại Cồ Việt*, Đại Nam*,Đại Việt*, Đại Ngu*, Việt Nam) sửa

Yugoslavia (Nam Tư Lạp Khắc, Nam Tư) sửa

Khác sửa

Tham khảo sửa

  • Lữ-y Đoan. Sấm truyền ca Genesia. Montréal: Tập san Y sĩ, 2000.
  • Phạm Phú Thứ. Nhật ký đi Tây. HCM: Đà Nẵng, 1999.

Chú thích sửa

  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2016.
  2. ^ Phạm Phú Thứ, p 190
  3. ^ Phạm Phú Thứ. p 198
  4. ^ Lê Hương. Chợ trời biên giới Việt Nam-Cao Miên. Glendale, CA: Đại Nam, ?. p 99.
  5. ^ Phạm Phú Thứ. p 191
  6. ^ a b c Phạm Phú Thứ. p 336.
  7. ^ a b Phạm Phú Thứ. p 252.
  8. ^ Phạm Phú Thứ. p 251.
  9. ^ Phạm Phú Thứ. p 190
  10. ^ Phạ Phú Thứ. P 190
  11. ^ Phạ Phúc Thứ. p 191, 195
  12. ^ Chương Thâu. Đông Kinh nghĩa thục. Hà Nội: Hồng Đức, 2015. p 343
  13. ^ Phạm Phú Thứ. p 267.
  14. ^ a b Phạm Phú Thứ. p 250.
  15. ^ Chương Thâu. Đông Kinh nghĩa thục. Hà Nội: Hồng Đức, 2015. p 250
  16. ^ Chương Thâu. Đông Kinh nghĩa thục. Hà Nội: Hồng Đức, 2015. p 307
  17. ^ Phạm Phú Thứ. p 358.
  18. ^ a b Phạm Phú Thứ. p 233.
  19. ^ Phạm Phú Thứ. p 235.
  20. ^ Phạm Phú Thứ. p 232.
  21. ^ a b Phạm Phú Thứ. p 244.
  22. ^ Phạm Phú Thứ. p 199
  23. ^ [1]
  24. ^ "Cộng đồng người Việt ở Washington"
  25. ^ "New York Tháng Mười Một"
  26. ^ a b Lữ-y Đoan. p 9