Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi điều 20 Quy chế Biểu quyết

Biểu quyết:SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 20 QUY CHẾ BIỂU QUYẾT WIKIPEDIA TIẾNG VIỆT


04 thành viên đã tham gia các hoạt động thảo luận, hỏi đáp hoặc biểu quyết, chúng tôi vẫn đang chờ ý kiến và lá phiếu của bạn!
Gia hạn thêm 10 ngày(các đề mục thiếu phiếu cần thiết). Thời gian gia hạn: 7 giờ 00 ngày 31 tháng 5 năm 2020 đến 6 giờ 59 phút ngày 9 tháng 6 năm 2020.

  • Lý do biểu quyết: Điều 20 Quy chế Biểu quyết trên Wikipedia gặp nhiều vấn đề: về tính hợp quy với quy định toàn cầu về bầu chọn kiểm định viên; cách trình bày đề mục thiếu nhất quán và gây khó hiểu; câu từ và văn phong chưa sáng rõ. Chính vì vậy, tôi mở lại biểu quyết này nhằm chỉnh lại điều 20 vốn có nhiều bất cập và thiếu tính thực tiễn khi áp dụng trong thời gian qua. Tôi cũng bổ sung một số quy định mới, quy định hóa các tiền lệ tồn đọng,.. Vì hai vấn đề có liên quan với nhau, tôi khai mở biểu quyết này cùng với biểu quyết xây dựng điều lệ mới cho ứng viên giữ công cụ kiểm định viên. Đây là các quy định quan trọng và có tầm ảnh hưởng dài lâu đến dự án, mong mọi người tích cực tham gia, cho ý kiến.
  • Thời gian biểu quyết:
  • Theo giờ chuẩn quốc tế (UTC): 00 giờ, thứ Sáu, ngày 1 tháng 5 năm 2020 đến hết 23 giờ 59 phút, thứ Bảy ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  • Theo giờ Việt Nam (UTC+7): 07 giờ, thứ Sáu, ngày 1 tháng 5 năm 2020 đến hết 06 giờ 59 phút, Chủ Nhật, ngày 31 tháng 5 năm 2020
  • Thời gian gia hạn nếu có, sẽ kéo dài đúng 10 ngày và sẽ thông cáo tại trang này. Kết quả sẽ cố gắng công bố trong thời gian sớm nhất.
Lịch trình cụ thể của Biểu quyết
  • Trước 0h ngày 1/5 (UTC), 7h ngày 1/5 (giờ Việt Nam): Hiệu chỉnh, thống nhất một số nội dung trong biểu quyết.
  • Ngày 29 và 30 tháng 5 năm 2020: Thảo luận, căn cứ tình hình thực tế để thống nhất có tiếp tục gia hạn biểu quyết thêm 10 ngày hay không.
Trường hợp không gia hạn
  • Ngày 31 tháng 5 năm 2020, sau khi đóng biểu quyết, tiến hành rà soát kết quả bỏ phiếu đối với các đề xuất ở dưới, thẩm định lá phiếu và kết luận kết quả biểu quyết. Trong trường hợp thành công, tiến hành soạn thảo quy định chính thức, rà soát, hiệu chỉnh các quy định liên quan, hội ý thành viên kỳ cựu về mức khóa quy định... để áp dụng từ 0h ngày 1 tháng 6 năm 2020 (UTC).
Trường hợp gia hạn thêm 10 ngày (kết thúc biểu quyết ngày 9 tháng 6)
  • Ngày 10 tháng 6 năm 2020, sau khi đóng biểu quyết, tiến hành rà soát kết quả bỏ phiếu đối với các đề xuất ở dưới, thẩm định lá phiếu và kết luận kết quả biểu quyết. Trong trường hợp thành công, tiến hành soạn thảo quy định chính thức, rà soát, hiệu chỉnh các quy định liên quan, hội ý thành viên kỳ cựu về mức khóa quy định... để áp dụng từ 0h ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC).
  • Tư cách thành viên bỏ phiếu: Theo quy chế Wikipedia tiếng Việt, thành viên này cần thỏa mãn một trong hai điều kiện sau:
  1. Đã mở tài khoản ít nhất 30 ngày và có ít nhất 300 sửa đổi, đồng thời có 50 sửa đổi trong 30 ngày gần nhất.
  2. Đã mở tài khoản ít nhất 90 ngày và có ít nhất 3000 sửa đổi.
  • Lưu ý:

Khái niệm chung

sửa

Các điều đề cập trong biểu quyết đều thuộc Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt:

  • Biểu quyết Cộng đồng (gồm các biểu quyết thuộc điều 4,5)
  • Biểu quyết xóa, phục hồi và đánh giá dịch thuật (gồm các biểu quyết thuộc điều 6; gọi chung là Biểu quyết xóa)
  • Biểu quyết bình chọn bài viết (gồm các biểu quyết điều 9,10,11)
  • Biểu quyết Nhân sự (gồm các biểu quyết thuộc điều 7,8)
  • Cụm biểu quyết: Trang biểu quyết gồm nhiều biểu quyết thành phần nói về từng đề xuất có chung một chủ đề.
  • Biểu quyết thành phần: Là một biểu quyết con trong một cụm biểu quyết.

Biểu quyết Dự thảo điều 20 khoản 1 (về tỉ lệ đồng thuận)

sửa
Chỉnh lý điều 20 Quy chế Biểu quyết
Quy chế Biểu quyết, điều 20 cũ Quy chế Biểu quyết, dự thảo điều 20 mới (20.1) Giải thích điểm thay đổi
Công thức tính số phiếu để một biểu quyết thành công là Số phiếu thuận(Tổng số phiếu thuận + chống) x 100 (đơn vị:%) (trừ biểu quyết bầu chọn bài viết)

a) Nếu tổng số phiếu thuận chiếm từ 1/2 trở lên (trên 50%) trong tổng số phiếu thì biểu quyết được xem như là thành công. Đối với biểu quyết chọn thành viên quản trị, số phiếu thuận phải chiếm từ 2/3 tổng số phiếu (trên 66,(6)%) (ĐPV, BQV, HCV) và từ 4/5 tổng số phiếu (trên 80%) (KĐV).

  1. Tỷ lệ đồng thuận để biểu quyết thành công

a. Tỷ lệ đồng thuận để một biểu quyết Cộng đồng, biểu quyết Xóa thành công là số phiếu thuận chiếm vượt mốc 50% tổng số phiếu hợp lệ. Các biểu quyết có nhiều lựa chọn, đề xuất nào đạt được sự ủng hộ lớn nhất sẽ được thông qua.

b. Tỷ lệ đồng thuận để một biểu quyết bình chọn bài viết (điều 9) thành công là phải đạt 100% đồng thuận, trừ các biểu quyết giáng sao, rút sao (điều 10, 11) chỉ cần tỉ lệ đồng thuận vượt mốc 50% tổng số phiếu hợp lệ.

c. Tỷ lệ đối với một biểu quyết nhân sự:

- Đối với bầu chọn thành viên giữ công cụ: Số phiếu thuận phải đạt tối thiểu 2/3 tổng số phiếu hợp lệ (66,(6)%), áp dụng cho các bình chọn nhân sự là điều phối viên, bảo quản viên và hành chính viên.

- Đối với bất tín nhiệm thành viên giữ công cụ: Số phiếu thuận phải đạt tối thiểu trên 50% tổng số phiếu hợp lệ, áp dụng cho các bình chọn nhân sự là điều phối viên, bảo quản viên và hành chính viên.

- Đối với biểu quyết chọn kiểm định viên, tuân theo điều lệ bầu chọn kiểm định viên.

  • Ghép điều 20 khoản 2 cũ vào điều 20 khoản 1b dự thảo.
  • Nhắc đến các biểu quyết đa lựa chọn.
  • Chỉnh sửa điều lệ tỉ lệ KĐV, tuân theo quy định riêng của bầu chọn KĐV
  • Làm rõ tỉ lệ thành công các biểu quyết, giữ quy định rút sao cũ, áp dụng cho biểu quyết giáng sao.
  • Đưa ra các thông tin và phân chia đề mục cho rõ theo từng loại biểu quyết.
  • Nêu rõ và lấy lại nội dung cũ về bất tín nhiệm nhân sự
Đối với các cuộc biểu quyết ở điều 9 phải không có một phiếu chống nào thì mới được tính là thành công. Gộp vào điều 20, khoản 1b
  • Cân đối các điều khoản của Điều 20 Quy chế.
Đồng ý
  1.   Đồng ý Đồng ý thay đổi này. The order of the EZIC star - V.A.V.I 😍😍 (J = J. Smile 💚💚💚) 06:04, ngày 5 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ý kiến
  1.   Ý kiến cần hạ tỉ lệ đồng thuận trong các biểu quyết bất tín nhiệm xuống còn 50% tương tự như ở các biểu quyết giáng sao, rút sao, vì bị quá nửa cộng đồng bất tín nhiệm đã là quá đủ để được rút công cụ. Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 09:24, ngày 30 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Ý kiến này chuẩn, đã thêm vào quy định. ✠ Tân-Vương  15:23, ngày 30 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Biểu quyết Dự thảo điều 20 khoản 2 (về số phiếu tối thiểu)

sửa

10% số phiếu cần thiết để kết luận trong 30 ngày

   

Chỉnh lý điều 20 Quy chế Biểu quyết
Quy chế Biểu quyết, điều 20 cũ Quy chế Biểu quyết, dự thảo điều 20 mới (20.2) Giải thích điểm thay đổi
b) Tùy từng loại biểu quyết, các biểu quyết sau đây:

– Tổng số phiếu trong tất cả các loại biểu quyết nên có tối thiểu 10 phiếu;

– Các biểu quyết ở điều 9, 10, 11 chỉ cần tối thiểu 3 phiếu;

– Ở điều 6 nên có tối thiểu 5 phiếu; riêng biểu quyết dịch thuật chỉ cần 2 phiếu.[1]

Riêng bầu chọn kiểm định viên phải có tối thiểu 25 phiếu thuận và ít nhất 70% số người tham gia biểu quyết đồng ý.[2]

2. Số thành viên tham dự tối thiểu trong trường hợp biểu quyết đóng đúng thời hạn:

a. Tổng số thành viên tham gia trong các loại biểu quyết Cộng đồng (các cụm biểu quyết được tính là một biểu quyết) tối thiểu là 10 thành viên. Các biểu quyết thành phần trong một cụm biểu quyết cũng cần đạt được sự tham gia biểu quyết của tối thiểu 10 thành viên.

b. Tổng số phiếu trong các biểu quyết Nhân sự tối thiểu là 15 phiếu, đại diện cho 15 thành viên. Riêng bầu chọn kiểm định viên phải tuân theo quy định bầu chọn KĐV được cộng đồng quyết định.

c. Tổng số thành viên bỏ phiếu trong các loại biểu quyết Bình chọn bài viết (điều 9,10,11) tối thiểu là 3 thành viên, đại diện bằng 3 lá phiếu.

d. Tổng số thành viên tham gia bỏ phiếu biểu quyết thuộc điều 6 tối thiểu là 5; riêng biểu quyết dịch thuật chỉ cần 2.[3]

e. Các điều kiện đóng biểu quyết đúng thời hạn trên đây sẽ bị vô hiệu trong các biểu quyết đa lựa chọn có số phiếu bằng nhau giữa 2 hoặc nhiều lựa chọn (tức bắt buộc phải gia hạn).

  • Bỏ điều quy định về kiểm định viên, buộc áp dụng quy định bầu chọn kiểm định viên.
  • Chỉnh lại các động từ trong biểu quyết quy chế cũ đã thông qua.
  • Hiệu đính số phiếu biểu quyết nhân sự bị điều chỉnh lỗi trong đợt biểu quyết trước từ 10 thành 15.
  • Loại trừ đóng biểu quyết trong trường hợp các đề xuất có số phiếu ngang nhau trong biểu quyết.
  1. ^ Trường hợp này cần thảo luận kỹ hơn vì vấn đề phát sinh tại các biểu quyết dạng này là phiếu phản tác dụng'
  2. ^ Khoản quy chế này bị sửa lại so với biểu quyết ban đầu theo yêu cầu của Ủy ban Thanh tra.
  3. ^ Trường hợp này cần thảo luận kỹ hơn vì vấn đề phát sinh tại các biểu quyết dạng này là phiếu phản tác dụng'
Đồng ý
  1.   Đồng ý Quy định này thống nhất và tốt hơn, không nên đóng BQ khi số phiếu ngang nhau vì khi đó tức là "cán cân" về phe trung lập không biết nên theo cái nào. thảo luận quên ký tên này là của J. Smile (V.A.V.I) (thảo luận • đóng góp).
Phản đối (giữ nguyên phần quy chế cũ)
Ý kiến
  1.   Ý kiến Các quy định về số phiếu tối thiểu này là thừa. Vì sao? Vì đạt hay không đạt mức tối thiểu thì biểu quyết cũng phải diễn ra trong ít nhất 30 ngày. Theo quy định này + với cái quy định "hết thời gian gia hạn, biểu quyết thành công nếu không đạt đủ phiếu, nhưng đủ tỉ lệ ủng hộ" (mục 5.1 ở dưới) thì thậm chí còn có lợi hơn nếu không đạt mức tối thiểu, vì sau 30 ngày + gia hạn nếu không đủ phiếu và chỉ lẻ tẻ vài phiếu ủng hộ là biểu quyết sẽ thành công. Tức càng ít phiếu thì càng tốt! Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 09:41, ngày 30 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Quy định này là để đóng chính xác trong 30 ngày thì cần bao nhiêu phiếu? Gián tiếp xác nhận là chưa đủ bao nhiêu phiếu thì phải gia hạn? Một biểu quyết đạt được một số lượng phiếu thuận, không hoặc ít chống + các thành viên bàng quan không tham gia bỏ phiếu thì biểu quyết lại không thông qua. Vấn đề này là quan trọng cần giải quyết, các thành viên không tham gia là họ chọn "biểu quyết sao cũng được", tại sao lại phải mở lại các biểu quyết vốn tốn nhiều thời gian, công sức, gây phiền hà đủ điều (chạy bot, mời thư, treo biển,...) trong khi dự án cần mở rất nhiều biểu quyết để cập nhật hệ thống quy định lỗi thời? Từ đâu những người bàn quan với cộng đồng lại quyền có tiếng nói thông qua việc "lười" tham gia biểu quyết? Các quy định này nhằm mục đích để họ - những người không còn mặn mà tham gia biểu quyết phải lên tiếng, phải tham gia biểu quyết. Đây chính là kiểu gây sức ép để họ đi bầu nhiều hơn, điển hình có thể thấy là BQ chống rối đang mở, rất đông đúc và nhiều ý kiến từ các thành viên kỳ cựu mà nếu không có quy tắc đóng theo tỷ lệ này, chưa chắc gì họ đã tham gia biểu quyết. Càng nhiều người tham gia, càng nhiều ý kiến thì dự thảo biểu quyết càng thành công và sâu sát hơn, đó là cái cùng đích của quy định "kỳ lạ" này, như tôi đã từng tuyên bố với CVQT tại trang cá nhân. ✠ Tân-Vương  15:32, ngày 30 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Biểu quyết Dự thảo điều 20 khoản 3 (về việc mời biểu quyết)

sửa

10% số phiếu cần thiết để kết luận trong 30 ngày

   

Chỉnh lý điều 20 Quy chế Biểu quyết
Quy chế Biểu quyết, điều 20 cũ Quy chế Biểu quyết, dự thảo điều 20 mới (20.3) Giải thích điểm thay đổi
c) Các biểu quyết ở điều 3 khoản 1, 2, 4, 5 bắt buộc phải mời tay số lượng lớn các thành viên tích cực (50 sửa đổi trong 30 ngày gần nhất, có thể là từ 10, 30 tùy ý người mời) hoặc chạy bot gửi thư mời thông báo đến cộng đồng.

Sau nửa thời gian biểu quyết nhưng chưa hội đủ số phiếu, được quyền chạy thư mời thêm một lần nữa đối với các thành viên có hoạt động nhưng chưa tham gia cho ý kiến. Việc này cũng có thể được thực hiện một lần nữa 5 ngày trước khi biểu quyết kết thúc.

3. Về việc mời cộng đồng tham gia biểu quyết:

a. Các biểu quyết thuộc nhóm Biểu quyết Cộng đồng và Biểu quyết Nhân sự:

- Bắt buộc phải mời số lượng lớn các thành viên tích cực (trên 30 thành viên) bằng cách mời thư tay, chạy bot, hoặc dùng tính năng Đặc biệt:Nhắn tin cho nhiều người gửi thư mời thông báo đến cộng đồng.

- Sau nửa thời gian biểu quyết nhưng chưa hội đủ số phiếu, được quyền mời thêm một lần nữa đối với các thành viên có hoạt động nhưng chưa tham gia biểu quyết.

- Việc chạy thư mời riêng với các thành viên có hoạt động nhưng chưa tham gia biểu quyết cũng có thể được thực hiện một lần nữa vào thời điểm 5 ngày trước khi biểu quyết kết thúc.

- Cho phép gửi thư mời với các thành viên có hoạt động nhưng chưa tham gia biểu quyết nếu biểu quyết đi đến thời gian gia hạn.

b. Các biểu quyết khác (biểu quyết thuộc nhóm Biểu quyết Xóa và nhóm Biểu quyết bình chọn bài viết):

- Cho phép mời một số thành viên thường tham gia loại biểu quyết bằng cách hình thức trung lập hoặc qua các bản mẫu thư mời có sẵn.

- Cho phép gửi thư mời với các thành viên có hoạt động và thường tham gia biểu quyết trong hạng mục đang biểu quyết nếu thành viên này chưa tham gia biểu quyết khi biểu quyết đi đến thời gian gia hạn.

  • Chuyển điều 20 khoản 1c thành điều 20 khoản 3
  • Thay đổi và cấu trúc hóa đề mục, minh bạch hóa nội dung quy định.
  • Luật hóa tiền lệ gửi thư mời tham gia các lọai biểu quyết khác (bình chọn bài viết...)
  • Cập nhật các hình thức gửi thư mời
Đồng ý
  1.   Đồng ý Đồng ý việc thay đổi này. J. Smile (EZIC & V.A.V.I) (thảo luận) 10:18, ngày 30 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Phản đối (giữ nguyên phần quy chế cũ)|
  1.   Chưa đồng ý Không cần thiết vì quy chế cũ tốt hơn, quy chế mới để BQ trở nên lỏng lẻo :) J.Smile (love you) thảo luận 12:50, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Xin lỗi bạn Jsmile0209 nhưng tôi phải tạm gạch phiếu của bạn, biểu quyết chính thức mở lúc 0 giờ ngày 1 tháng 5 bạn ơi! (Lúc đó bạn xác nhận bằng cách xóa gạch nhé). ✠ Tân-Vương  05:41, ngày 30 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đã xác nhận lại và tái ký tên. J.Smile (love you) thảo luận 12:50, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ý kiến

Biểu quyết Dự thảo điều 20 khoản 4 (về việc gia hạn biểu quyết)

sửa

Về mục này có hai đề cử, phiền các bạn xem và chọn một trong hai.

10% số phiếu cần thiết để kết luận trong 30 ngày

   


1. Sau khi gia hạn, nếu không đủ phiếu, vẫn có thể thành công nếu đạt tỉ lệ ủng hộ

sửa
  • Diễn giải: Vấn đề biểu quyết đóng theo tỷ lệ là một vấn đề quan trọng cần giải quyết:
  1. Các biểu quyết công khai, đều bắt buộc chạy thư mời toàn bộ cộng đồng, vì thế các thành viên đã nhận thư mà không tham gia là họ chọn "biểu quyết sao cũng được". Càng nhiều thành viên "sao cũng được" gây nên tình trạng thiếu phiếu dẫn đến gia hạn, nhưng có khi gia hạn cũng không ai tham dự thêm để hội đủ số phiếu, câu hỏi ở đây là tại sao lại phải mở lại các biểu quyết vốn tốn nhiều thời gian, công sức, gây phiền hà đủ điều (chạy bot, mời thư, treo biển,...)với nguyên do chính là sự bàng quan của một số nhóm thành viên cộng đồng, trong khi dự án cần mở rất nhiều biểu quyết để cập nhật hệ thống quy định lỗi thời, các thành viên cần thời gian viết bài hơn là đi bầu đi bầu lại các biểu quyết cùng chủ đề?
  2. Quy định cũ về đầu phiếu gây nên tình trạng theo tôi là "im lặng đồng lõa", tại sao một dự án ưa tìm đồng thuận lại có phương thức không mấy tốt đẹp này? Từ đâu những thành viên "sao cũng được chi phối một biểu quyết do nhiều người khác tham dự thông qua việc "lười" tham gia biểu quyết, rồi các biểu quyết sau này với tình trạng Wikipedia:Con lười Wiki sẽ đi về đâu? Các quy định này nhằm mục đích để họ - những người không còn mặn mà tham gia biểu quyết phải lên tiếng, phải tham gia biểu quyết nhằm tìm kiếm được một quy tắc, một vấn đề được đông đảo thành viên tham dự chứ không phải của một nhóm người. Đây chính là kiểu gây sức ép để họ đi bầu nhiều hơn, điển hình có thể thấy là BQ chống rối đang mở, rất đông đúc và nhiều ý kiến từ các thành viên kỳ cựu mà nếu không có quy tắc đóng theo tỷ lệ này, chưa chắc gì họ đã tham gia biểu quyết. Càng nhiều người tham gia, càng nhiều ý kiến thì dự thảo biểu quyết càng thành công và sâu sát hơn, đó là cái cùng đích của quy định "kỳ lạ" này.

 ✠ Tân-Vương  15:43, ngày 30 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Chỉnh lý điều 20 Quy chế Biểu quyết
Quy chế Biểu quyết, điều 20 cũ Quy chế Biểu quyết, dự thảo điều 20 mới (20.4) Giải thích điểm thay đổi
d) Gia hạn và đóng biểu quyết sau gia hạn:

- Đối với biểu quyết về nhân sự (trừ biểu quyết bầu chọn kiểm định viên có yêu cầu bắt buộc như trên) sau thời gian gia hạn thêm khoảng thời gian 15 ngày mà chưa hội tụ đủ số phiếu, bỏ qua quy tắc số phiếu tối thiểu, ứng viên đắc cử tính theo tỷ lệ ủng hộ.[1]

- Đối với biểu quyết khác (các biểu quyết trừ bầu chọn và đánh giá bài viết), có thể gia hạn tối đa 10 ngày nếu không hội đủ số phiếu cần thiết. Quá thời gian này, đóng biểu quyết tính theo tỷ lệ ủng hộ trong biểu quyết.

- Đối với các biểu quyết bầu chọn, đánh giá bài viết và các hạng mục liên quan (điều 6,9,10,11); sau khi thời gian biểu quyết kết thúc mà chưa hội đủ số phiếu tối thiểu thì kết quả là Cộng đồng chưa thống nhất.

4. Gia hạn và đóng biểu quyết sau gia hạn:

a. Đối với biểu quyết nhân sự (trừ biểu quyết chọn kiểm định viên) sau thời gian gia hạn thêm là đúng 15 ngày mà chưa hội tụ đủ số phiếu, bỏ qua quy tắc số phiếu tối thiểu, ứng viên đắc cử nếu đạt được tỷ lệ ủng hộ đã quy định ở khoản 1.[2]

b. Đối với biểu quyết khác (thuộc các nhóm biểu quyết cộng đồng, bình chọn bài viết và biểu quyết xóa):

  • Sau khi hết thời gian tối đa của từng loại biểu quyết, được gia hạn thêm đúng 10 ngày (tự động gia hạn nếu người mở biểu quyết không có yêu cầu đóng biểu quyết). Các biểu quyết đa lựa chọn có số phiếu bằng nhau giữa các đề xuất có thể gia hạn lâu nhất 30 ngày (có thể đóng biểu quyết ở các mốc ngày gia hạn 15, 20, 25, 30 khi tình trạng số phiều bằng nhau đã giải quyết) để mời cộng đồng tham gia biểu quyết và giải quyết tình trạng số phiếu bằng nhau giữa đề xuất.
  • Quá thời gian gia hạn:

– Đóng biểu quyết tính theo tỷ lệ ủng hộ trong biểu quyết (quy định ở khoản 1), trong đó không tính lá phiếu của người đề cử (và/hoặc người viết chính của bài viết đối với biểu quyết bầu chọn bài viết và biểu quyết xóa).

– Đối với các biểu quyết bầu chọn bài viết và biểu quyết xóa:

+ Nếu không có lá phiếu nào khác người đề cử (và/hoặc) người viết chính bài viết (hoặc người tải lên tập tin), biểu quyết đóng lại với kết luận: Cộng đồng chưa tham gia đánh giá bài viết/tập tin.

+ Riêng đối với biểu quyết bầu chọn bài viết, nếu biểu quyết kết thúc với kết quả Cộng đồng chưa tham gia đánh giá bài viết thì chấp nhận cho ứng cử lại bài viết sau 10 ngày kể từ ngày kết thúc ứng cử cũ.[3]

c. Thời gian gia hạn biểu quyết chọn kiểm định viên tuân theo quy định riêng được cộng đồng thông qua.

  • Cho phép gia hạn thời gian biểu quyết bài viết.
  • Luật hóa quy định bầu chọn KĐV về gia hạn thời gian biểu quyết.
  • Cho phép mở biểu quyết thất bại với lý do không đủ phiếu trong thời gian ngắn là 10 ngày.
  • Cập nhật quy định biểu quyết đa lựa chọn.
  1. ^ Tránh tình trạng không tham gia biểu quyết để lợi dụng quy định "đếm số phiếu" khiến ứng viên thất cử vì lý do "không đủ phiếu".
  2. ^ Tránh tình trạng không tham gia biểu quyết để lợi dụng quy định "đếm số phiếu" khiến ứng viên thất cử vì lý do "không đủ phiếu".
  3. ^ Mâu thuẫn với Điều 12 và 13 Quy chế, sẽ cập nhật lại nếu được thông qua.
Đồng ý
  1.   Đồng ý BQXB nên cho thời gian gia hạn và nếu sau thời gian đó mà không thể nhận đủ phiếu thì nên kết luận theo tỷ lệ luôn, tránh việc phải đưa ra BQ nhiều lần. J.Smile (love you) thảo luận 12:51, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
BQ chưa bắt đầu. E = mc2 06:32, ngày 30 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đã tái xác nhận bỏ phiếu. J.Smile (love you) thảo luận 12:51, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Bạn Jsmile0209 nếu không đồng ý với chỉnh lý vừa rồi của tôi về cập nhật phương án cho biểu quyết có nhiều lựa chọn thì xin hủy phiếu, trường hợp đồng ý thì bạn giữ nguyên lá phiếu nhé. Cảm ơn bạn rất nhiều. ✠ Tân-Vương  00:24, ngày 5 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ý kiến
  1.   Ý kiến Lưu ý với các bạn là quy định này sẽ cho phép đóng theo tỉ lệ ủng hộ, không phải theo số phiếu nếu như không đủ phiếu. Một trường hợp rất tai hại của quy định này là biểu quyết bình chọn bảo quản viên: chỉ với 1, 2 phiếu thuận, nếu trong vòng 30 ngày + gia hạn mà không có phiếu chống thì biểu quyết thành công do tỉ lệ ủng hộ 100%!Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 09:58, ngày 30 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Về cơ bản thì đúng, và quy định dự thảo đợt này có thông qua hay không cũng sẽ có tình trạng này (do quy chế cũ đã thông qua). Điều thay đổi ở đây không nằm ở đề mục này. Tôi không thể tin với quy định chạy bot mời tất cả mọi người mà không có ai tham gia bỏ phiếu, đâu phải biểu quyết lén đâu mà lo ngại điều này. Vì chưa có ai bỏ phiếu, tôi sẽ thêm việc buộc đăng tại tại trang Thay đổi gần đây và buộc đăng thông tin trên Advance Sitenotice, trang thảo luận chung và trang BQV. ✠ Tân-Vương  15:12, ngày 30 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2.   Ý kiến Cần sửa văn phong điều 4a cho gồm cả các biểu quyết bất tín nhiệm. Hiện bản nháp này chưa đả động gì tới việc gia hạn các biểu quyết bất tín nhiệm Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 09:30, ngày 30 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Khủng Long nhầm rồi, Biểu quyết Nhân sự gồm điều 7 và 8 của Quy chế hiện hành, tức đã có quy định về bất tín nhiệm. ✠ Tân-Vương  15:12, ngày 30 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

2. Sau khi gia hạn, nếu không đủ phiếu, biểu quyết thất bại

sửa
Chỉnh lý điều 20 Quy chế Biểu quyết
Quy chế Biểu quyết, điều 20 cũ Quy chế Biểu quyết, dự thảo điều 20 mới (20.4) Giải thích điểm thay đổi
d) Gia hạn và đóng biểu quyết sau gia hạn:

- Đối với biểu quyết về nhân sự (trừ biểu quyết bầu chọn kiểm định viên có yêu cầu bắt buộc như trên) sau thời gian gia hạn thêm khoảng thời gian 15 ngày mà chưa hội tụ đủ số phiếu, bỏ qua quy tắc số phiếu tối thiểu, ứng viên đắc cử tính theo tỷ lệ ủng hộ.[1]

- Đối với biểu quyết khác (các biểu quyết trừ bầu chọn và đánh giá bài viết), có thể gia hạn tối đa 10 ngày nếu không hội đủ số phiếu cần thiết. Quá thời gian này, đóng biểu quyết tính theo tỷ lệ ủng hộ trong biểu quyết.

- Đối với các biểu quyết bầu chọn, đánh giá bài viết và các hạng mục liên quan (điều 6,9,10,11); sau khi thời gian biểu quyết kết thúc mà chưa hội đủ số phiếu tối thiểu thì kết quả là Cộng đồng chưa thống nhất.

4. Gia hạn và đóng biểu quyết sau gia hạn:

a. Đối với biểu quyết nhân sự (trừ biểu quyết chọn kiểm định viên) nếu chưa hội đủ số phiếu, gia hạn thêm đúng 15 ngày.

b. Đối với biểu quyết khác (thuộc các nhóm biểu quyết cộng đồng, bình chọn bài viết và biểu quyết xóa):

- Sau khi hết thời gian tối đa của từng loại biểu quyết, gia hạn thêm đúng 10 ngày (tự động gia hạn nếu người mở biểu quyết không có yêu cầu đóng biểu quyết).

c. Quá thời gian gia hạn, nếu chưa đủ phiếu, biểu quyết thất bại. Nếu đã đủ phiếu, đóng biểu quyết tính theo tỷ lệ trong biểu quyết.

d. Đối với các biểu quyết bầu chọn bài viết, quá thời gian gia hạn, nếu không có lá phiếu nào khác của người đề cử (và/hoặc) người viết chính của bài viết, biểu quyết đóng lại với kết luận: Cộng đồng chưa tham gia đánh giá bài viết.

- Với biểu quyết bầu chọn bài viết, nếu biểu quyết kết thúc với kết quả Cộng đồng chưa tham gia đánh giá bài viết thì chấp nhận cho ứng cử lại bài viết sau 10 ngày kể từ ngày kết thúc ứng cử cũ, nhưng vẫn phải thỏa với quy định chỉ ứng cử cùng lúc tối đa 2 BVCL/BVT/DSCL.

  • Hủy bỏ việc đóng biểu quyết theo tỉ lệ sau thời gian gia hạn bất kể số phiếu là bao nhiêu
Đồng ý
  1.   Đồng ý nếu như không đủ phiếu thì tốt nhất là đóng lại và mở biểu quyết mới, chứ chỉ có lẻ tẻ 1, 2 phiếu mà thông qua thì rất là tai hại. Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 14:35, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Khủng Long: Các biểu quyết công khai, đều bắt buộc chạy thư mời toàn bộ cộng đồng, vì thế các thành viên đã nhận thư mà không tham gia là họ chọn "biểu quyết sao cũng được". Càng nhiều thành viên "sao cũng được" gây nên tình trạng thiếu phiếu dẫn đến gia hạn, nhưng có khi gia hạn cũng không ai tham dự thêm để hội đủ số phiếu, câu hỏi ở đây là tại sao lại phải mở lại các biểu quyết vốn tốn nhiều thời gian, công sức, gây phiền hà đủ điều (chạy bot, mời thư, treo biển,...)với nguyên do chính là sự bàng quan của một số nhóm thành viên cộng đồng, trong khi dự án cần mở rất nhiều biểu quyết để cập nhật hệ thống quy định lỗi thời, các thành viên cần thời gian viết bài hơn là đi bầu đi bầu lại các biểu quyết cùng chủ đề. Đấy là giải thích cho bạn tại sao lại nên cho phép đóng BQ theo tỉ lệ ủng hộ. Nếu bạn thích thì có thể gạch phiếu của mình đi, còn không thì cứ giữ. Cảm ơn bạn. J. Smile (EZIC & V.A.V.I) (thảo luận) 10:20, ngày 30 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ý kiến

Các câu hỏi để tìm hiểu thêm Dự thảo (Q&A)

sửa
Cùng nhau hỏi và trả lời các vấn đề về dự thảo.
Chào Tranminh360, đây là một bản thảo do thành viên này có ý định dịch từ tiếng Anh sang phiên bản tiếng Việt nhưng chưa bao giờ hoàn tất. Về quy chế hiện hành, điều khoản thi hành có câu Với những quy định chi tiết trong quy chế này đã được thông qua thì tất cả những chi tiết và nội dung của các quy định khác nếu có sự khác biệt cần phải chỉnh lý cho đúng nội dung và phù hợp với quy chế mới này. Do đó, dù quy định này trên danh nghĩa là có hay là không, nó cũng đã bị phủ quyết bởi quy chế. Hàng loạt các cuộc biểu quyết được mọi người tham dự, công rất lớn thuộc về bot của Alphama, do bot này chạy thư diện rộng thư mời đến các thành viên, tiền lệ này cũng đã diễn ra vài năm nay. Cảm ơn bạn đã nêu ra một vấn đề khá thú vị, nằm trong nội dung liên quan đến dự thảo đổi mới này. ✠ Tân-Vương  04:35, ngày 3 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@ThiênĐế98: Khủng Long tạo bản mẫu {{Dịch quy định}} với nội dung Bản dịch này chưa thông qua thảo luận hay biểu quyết, và do đó không phải là một quy định hay thậm chí đề xuất quy định rồi chèn vào đầu trang Wikipedia:Kêu gọi thảo luận với mục đích dàn xếp đồng thuận. Nhưng theo tôi biết thì các quy định dịch từ Wikipedia tiếng Anh sang đều được áp dụng luôn chứ có thấy thảo luận, biểu quyết gì đâu nhỉ? Tranminh360 (thảo luận) 05:09, ngày 3 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Cộng đồng chúng ta có tiền lệ "ngầm" là dịch từ enwiki qua là áp dụng ngay. Tuy vậy, tôi nhận thấy việc này không ổn, vì cần biểu quyết đánh giá các bản dịch, do có thể người dịch hiểu chưa đến, hiểu sai hay thậm chí là cố ý tinh chỉnh vài điểm nhỏ trong quy định. Nếu được, vài tháng nữa tôi sẽ mở biểu quyết về vấn đề này, song song với 1 BQ khác, do các biểu quyết gần đây quá nhiều và BQV Alphama đã nhận xét về sự lo lắng về chất lượng biểu quyết. Như bạn Tranminh360 đã biết, các quy định của dự án lỗi thời, không theo kịp sự phát triển của dự án, dẫn đến có nhiều điều tiền lệ "ngầm", xử lý bất nhất giữa các thành viên bảo trì. Tôi cũng mong các thành viên khác quan tâm có thể mở các biểu quyết về các vấn đề khác nhau của dự án, sao cho dự án phát triển và nhộn nhịp, chứ tình trạng hiện nay gần như chỉ có mình tôi trình các quy tắc cộng đồng, gây nhàm chán cho mọi người, trong khi tôi không mở các biểu quyết thì dự án này còn nhiều bất cập, ví dụ: nạn dịch máy tràn lan, quy tắc gỡ công cụ không bao quát các thành viên nhóm bảo trì, nạn rối chính trị lộng hành tại dự án, các lá phiếu "tử huyệt" (2019) và gần đây là hai biểu quyết hiện mở, rất quan trọng: điều lệ kiểm định viên mới và sửa quy chế điều 20, với nhiều cải tiến và cập nhật sửa đổi quy định cũ... ✠ Tân-Vương  05:20, ngày 3 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đã chạy thư mời 1 lần Q.Khải. Theo quy định hiện tại, có 1 phiếu cũng đóng theo tỷ lệ sau thời gian gia hạn, nhưng tôi sẽ trình cộng đồng hủy bỏ kết quả biểu quyết này nếu có quá ít người tham dự. ✠ Tân-Vương  03:41, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  1. ^ Tránh tình trạng không tham gia biểu quyết để lợi dụng quy định "đếm số phiếu" khiến ứng viên thất cử vì lý do "không đủ phiếu".