Thái Hựu

sửa

Thái Hựu (1914 - 1973) là một nhà hoạt động cách mạng và cựu tù chính trị của nhà đày Buôn Mê Thuột, nguyên ủy viên Thường Vụ Ban Chấp hành đảng bộ Đảng Lao Động Việt Nam tỉnh Bình Thuận. Ông từng giữ các vị trí trưởng ban Giao Thông tỉnh Bình Thuận, Phó ban Giao bưu vận tải Quân khu 5, Ủy viên Hội Đồng chi viện tiền phương ( thuộc Bộ Chính Trị ).

Thái Hựu là Tiểu đoàn trưởng đầu tiên của Tiểu Đoàn Vận Tải Biển 248 đóng quân tại Tuy Hòa Phú yên, đảm nhiệm vận chuyển vũ khí, thuốc men, hàng quân dụng chi viện cho các mặt trận ở Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ bằng đường biển. Ông tham gia trong việc tổ chức hành lang liên tỉnh Thống Nhất Bắc - Nam để nối liên lạc từ Trung Ương xuống Liên Khu 5 và các tỉnh trong Liên khu.

Tiểu sử và quê quán

sửa

Thái Hựu (bí danh Thái Quyền) tên đầy đủ là Thái Bá Hựu ,nguyên quán xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Đà.

Cha ông là Thái Quỳ (1892 - 1946) mẹ ông là Lê Thị Huyễn (1894-1950). Dòng họ Thái Bá là dòng họ phổ biến ở Điện Bàn, Quảng Nam.

Quá trình hoạt động cách mạng

sửa
  • Năm 1930 - 1931: Tham gia Phong Trào Thanh Niên Cách Mạng
  • Năm 1936: tham gia Đoàn Thanh Niên phản đế - Thanh Niên Dân Chủ
  • Năm 1937: ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tại thôn La Thọ, xã Điện Hòa, huyện Điện bàn, tỉnh Quảng Nam.
  • Tháng 06/1939: Huyện Ủy Viên Điện Bàn
  • Tháng 08/1939 : Bị địch bắt và kết án 2 năm tù tại nhà lao Quảng Nam
  • Tháng 04/1941: Ra tù và tiếp tục hoạt động, trở thành Bí thư Huyện Ủy Điện Bàn
  • Tháng 02/1943: Thoát ly khỏi địa phương và bị địch bắt kết án 15 năm đày đi nhà đày Ban Mê Thuột.
  • Trong quá trình bị giam giữ tại nhà đày Buôn Mê Thuột ông tiếp tục kết nối và hoạt động bí mật với các bạn tù là Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Kim Thành ( Tố Hữu ) ...
  • Năm 1945: Nhật đảo chính Pháp, ông cùng các đồng chí được ra tù và trở về Bình Thuận hoạt động.
  • Tháng 06/1945: ông là Tỉnh Ủy Viên Tỉnh Ủy Bình Thuận và là Thường Vụ Việt Minh Tỉnh, phụ trách phong trào công nhân tỉnh Bình Thuận.
  • Tháng 04/1946: Trưởng ban Giao Thông Tỉnh Bình Thuận
  • Tháng 03/1952: Ủy Viên ban các sự vận tải Liên Khu 5, Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn vận tải 248 tại Cực Nam - Trung Bộ.
  • Năm 1954: Phó Ban giao bưu vận tải liên khu 5
  • Năm 1964: ra Bắc học trường đảng Nguyễn Ái Quốc
  • Năm 1970: Ủy viên Hội Đồng Chi Viện tiền phương (đơn vị thuộc Bộ Chính Trị thành lập để chi viện cho chiến trường Miền Nam)
  • Ngày 18 tháng 08 năm 1973: ông hy sinh trên đường đi công tác và được công nhận là Liệt Sĩ. Được truy tặng Huân Chương Độc Lập hạng II, Huân chương Kháng chiến hạng I.

Tang lễ của ông được tổ chức tại Hà Nội do ông Lê Đức Thọ là trưởng ban lễ tang. Các lãnh đạo nhà nước như Tổng Bí Thư Lê Duẩn, phó thủ tướng Nguyễn Duy Trinh và các đồng đội chiến đấu nhiều năm của ông như Trưởng ban tuyên giáo trung ương Nguyễn Kim Thành ( Tố Hữu ), chính Ủy bộ tư lệnh mặt trận Tây Nguyên Trương Chí Cương cũng xuất hiện để tiễn đưa.

Khen Thưởng và Phong tặng

sửa

- Được Nhà Nước trao tặng Huân Chương Giải Phóng Hạng I, Huân chương chiến thắng hạng I.

- Được Nhà Nước truy tặng Huân chương Độc Lập Hạng II, Huân chương Kháng Chiến hạng I

Gia Đình

sửa

Vợ ông là Nguyễn Thị Bé (1925-1978) người gốc Phan Thiết, Bình Thuận là thành viên Đảng Lao động Việt Nam. Sau khi cưới nhau bà cùng ông chuyển ra miền bắc sinh sống và làm việc. Bà từng có thời gian công tác tại Bộ Nội Vụ và Phân Ban Kinh Tế Cực nam - Trung Bộ.

Ông có con trai là Thái Sơn (1953 - 1996) là một kỹ sư.

Ông có hai cháu nội là Thái Lam Hương (1982) là một Kiến Trúc sư, Thái Bá Thiên Sơn (1989)

Hình ảnh tang lễ

sửa
 
 
 
 

Tham khảo

sửa

Ký Ức Về tiểu đoàn cảm tử 248

Có một Tiểu đoàn vận tải biển cảm tử ở Liên khu 5

Nhân dân Bình Thuận nổi dậy giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945

Hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trước 1965

Nghị quyết số 397 NQ/TVQH ngày 29-11-1973 quyết nghị truy tặng 2 Huân chương Kháng chiến hạng nhất