Thảo luận:Lịch sử thiên văn học

Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi Băng Tỏa trong đề tài fact
Dự án Thiên văn học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Thiên văn học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Thiên văn học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CLBài viết này đạt chất lượng chọn lọc.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.

Chưa có tiêu đề sửa

Các thảo luận cũ Lưu01

Hỏi sửa

Toàn bộ thảo luận dưới đây là của bài viết cũ (đã bị xóa đi) nên có thể tẩy trống được không nhỉ? tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 07:58, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đã lưu. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 21:42, ngày 22 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đề cử chọn lọc? sửa

Tôi thấy bài này viết khá chi tiết, có vẻ là đủ để đề cử bài viết chọn lọc rồi đấy.:D.Tran Quoc123 (thảo luận) 16:11, ngày 9 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bài chỉ cần tạo thêm các liên kết cho các thuật ngữ thiên văn học trong bài, ngoài ra tôi thấy đây là một bài rất tốt. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 16:54, ngày 9 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ứng cử viên bài viết chọn lọc sửa

Tôi nghĩ hình trên cùng nên thay thế. Dùng hình nào khác mang tính biểu tượng cao hơn, minh họa một bước tiến nào đó của lịch sử thiên văn học. --Paris (thảo luận) 22:06, ngày 9 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Paris nói rất đúng, hồi viết bài tôi cũng nghĩ thế nhưng lục lọi trên commons mãi chưa ra, mong cộng đồng giúp cho. 203.160.1.51 (thảo luận) 16:06, ngày 10 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nghĩa sửa

  • gần điểm chính Bắc nhất trong câu Vào ngày hạ chí, khi Mặt Trời mọc ở hướng Đông Bắc gần điểm chính Bắc nhất thì nó mọc lên ở đúng đỉnh Cột Đá Gót có nghĩa là gì nhỉ? Thaisk (thảo luận, đóng góp) 18:16, ngày 9 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
  • Nhờ bổ sung chú thích (bằng tiếng Anh chẳng hạng) cho những từ:
    nhà tư tế
    lịch lược đồ

Thaisk (thảo luận, đóng góp)

Nhà tư tế thì chẳng qua là tu sĩ/thầy tu thôi (priest), lịch lược đồ thì tên thông dụng là lịch Ai Cập cổ đại (ancient Egyptian calendar), trong đó một năm bị ngắn đi chừng 1/4 ngày nên gọi là năm lược đồ (Annus Vagus - Wandering Year). RBD (thảo luận) 18:41, ngày 9 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thaisk (thảo luận, đóng góp) 22:18, ngày 9 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xin giải thích với Thaisk như sau:

  • "Gần điểm chính Bắc nhất": vào ngày hạ chí, ở vị trí của ngôi đền Stonehenge, Mặt Trời mọc ở hướng Đông Bắc và ngả sang phía Bắc nhiều nhất.
  • Quân sai: còn gọi là "mất cân bằng" - inequality.
  • Xuất sai: evection, có gốc từ tiếng Latin evehere (nâng lên).
  • Nhị quân sai: variation.
  • Chu niên sai: annual equation.

Tôi cũng đã thêm luôn vào bài viết để ai muốn tra cứu thì thuận tiện hơn. 203.160.1.51 (thảo luận) 16:04, ngày 10 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đã tìm được nhị quân sai (variation), nhưng chưa tìm được tài liệu của quân sai, inequality; xuất sai, evection và chu niên sai, annual equation. Lại phải nhờ tiếp vậy. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 17:19, ngày 12 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tra từ tiếng Anh thì thấy những từ này đúng là thuật ngữ thiên văn học và mô tả hiện tượng như trong bài viết đã nói:

nhưng tìm thử trên google những từ Hán-Việt tương ứng thì chưa thấy. Tuy nhiên những thuật ngữ này tôi dùng nguyên văn như cuốn tài liệu tham khảo của ông Nguyễn Việt Long đã dẫn (Tr. 208-209), trong cuốn sách đó, chúng đều được in nghiêng và có giải thích kèm từ tiếng Anh mà tôi đã trích trong bài viết. Chắc trên mạng chưa có từ điển chuyên ngành thiên văn học và những thuật ngữ nêu trên ít được dùng ở các bài viết trên web. 203.160.1.59 (thảo luận) 14:06, ngày 14 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Khái niệm inequality và variation đều tồn tại với nhiều thiên thể trong vũ trụ, không chỉ riêng Mặt Trăng. Không hiểu là các cụm từ như quân sai, nhị quân sai là dành chu lunar inequality, lunar variation hay là inequality, variation nói chung? RBD (thảo luận) 14:27, ngày 14 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tuy trong đoạn văn ở bài viết, công trình của Clairaut chỉ xoay quanh lý thuyết chuyển động của Mặt Trăng nhưng tôi nghĩ những khái niệm đó vẫn là chung cho các thiên thể. 203.160.1.59 (thảo luận) 15:14, ngày 14 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi kiếm được một ít tài liệu về evection, bài này ở de:Evektion viết khá chi tiết, có nguồn tài liệu, nhưng không biết dịch:(Thaisk (thảo luận, đóng góp) 22:39, ngày 15 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Sắc / Tửu / Cà phê đổi bài viết mới, Dzô đi! sửa

 
Tuan

Bài này có hơn 200 liên kết đỏ, một mỏ vàng lộ thiên khá lớn, mờ bà con vô đào. Xin chào giá thu mua cao, còn có thể thỏa thuận:) cho những bài khởi đầu với:

  • hơn 1500 chữ đổi "sắc" [[Hình:Chọn tùy ý]]
  • hơn 600 chữ đổi tửu  
  • hơn 300 chữ đổi cà phê  

Thaisk (thảo luận, đóng góp) 19:24, ngày 9 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thống kê kiểu gì ra 200 liên kết đỏ nhanh vậy. Không phải Thaisk đếm thủ công đấy chứ?:D. Còn nữa, sao lại sắc tức thị cơm, cơm tức thị sắc đó? Việt Hà (thảo luận) 19:35, ngày 9 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đếm tay đấy, hơn 200 là chắc. Có bà xã kè kè một bên thì chỉ dám dùng sắc này với tửu thôi. Mời Việt Hà làm vài bát. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 19:50, ngày 9 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Hì, chủ đề này thì chịu rùi, muốn kiếm cơm quá mà lực bất tòng tâm! Việt Hà (thảo luận) 19:52, ngày 9 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Oài, trò này hay thế ạ!:D. Em mới viết bài Buzz Aldrin đấy, chắc là được hơn 300 từ. Bác Thaisk định trả công kiểu gì đây?:D Tran Quoc123 (thảo luận) 14:41, ngày 14 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Phải tính hết chứ, inter wiki, thể loại, chú thích v.v. Bia của Tran Quoc123 kia kìa. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 23:17, ngày 14 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Sao Bắc Đẩu sửa

Bài viết Vào thế kỷ 11 TCN, người Trung Quốc chia bầu trời sao vào hệ thống "tam viên nhị thập bát tú" với 28 chòm sao dựa theo 28 vì sao ở gần hoàng đạo và ba nhóm sao Tử Vi, Thái Vi, Thiên Thi (tam viên) ở xung quanh sao Bắc Đẩu trong chòm Đại Hùng ở thiên cầu bắc., trong khi sao Bắc Đẩu là một chòm sao không chính thức rất lớn (mảng sao) chứ không phải là một ngôi sao. Tôi hơi bất ngờ với thông tin này vì như thế, ba chòm sao cổ tam viên sẽ rất lớn nên hỏi lại cho chắc. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 17:14, ngày 12 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cuốn sách tham khảo của ông Nguyễn Việt Long nói đúng như vậy. Ta sẽ xem kỹ hơn sau vậy. Thân mến. TNGH (tôi xin lỗi vì không đăng nhập). 203.160.1.59 (thảo luận) 08:27, ngày 13 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Không hề gì. Trong giao tiếp tôi trân trọng người dùng IP như thành viên khác, điều thiệt thòi (cho tôi) trong việc này là không thể theo dõi các đóng góp cá nhân đó, việc mà tôi hay làm. Thân mến. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 10:14, ngày 13 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi đọc được chỗ này một đoạn về các chòm sao tam viên. Theo tôi hiểu thì hệ thống tam viên nhị thập bát tú chia toàn bộ thiên cầu bắc vào hệ thống này. Về logic thì ngôi sao trung tâm của hệ thống sẽ là sao Bắc Cực trong chòm Tiểu Hùng ngày nay. Giá gì kiếm được bản đồ sao này thì tốt biết mấy. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 10:31, ngày 13 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xin lỗi Thaisk lần nữa, tôi chính là người viết bài này và mấy hôm nay đang tập trung hoàn thiện nó nhưng vì lý do cá nhân, tôi không đăng nhập. Một vài tài liệu nhưng độ tin cậy không ở mức cao tôi đọc được cũng dẫn đến kết luận là "tam viên" nằm trong mảng sao Bắc Đẩu và quanh sao Bắc Cực thì đúng hơn là "quanh sao Bắc Đẩu". Có thể cách nói dân gian "sao Bắc Đẩu" thường được hiểu là "sao Bắc Cực" và một vài tài liệu tuy có tính hàn lâm nhưng vẫn dùng cách đó cho dễ hiểu chăng? Về vấn đê này nếu anh Việt Long, tác giả cuốn tài liệu tham khảo cho ý kiến thì hay biết mấy. 203.160.1.59 (thảo luận) 14:21, ngày 13 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bạn cứ nhắn cho Thành viên:VietLong:-D Avia (thảo luận) 03:42, ngày 15 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cảm ơn anh Việt Long đã cho ý kiến bằng cách tạo ra mấy mục từ Tử Vi, Thái Vi, Thiên Thị. 203.160.1.59 (thảo luận) 16:29, ngày 16 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xin đính chính một chút: cuốn sách bạn TNGH đã nêu nhưng trích dẫn chưa chính xác, đúng ra phải là "... xung quanh chòm sao Bắc Đẩu (gồm 7 sao hình cái gàu sòng thuộc chòm Gấu Lớn theo cách chia hiện nay) và thiên cực bắc". (Sđd, trang 348).--Nguyễn Việt Long (thảo luận) 17:03, ngày 16 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xin cảm ơn anh Việt Long, tôi đã chỉnh lại trong bài viết. 203.160.1.59 (thảo luận) 01:40, ngày 17 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bôi đen chữ ra đời sớm nhất? sửa

Trước nay chỉ thấy bôi đen tên của sự kiện, nhân vật, sự vật được đề cập trong bài, sao bài này lại bôi đen cụm từ kia? Phải chăng để nhấn mạnh? sự nhấn mạnh như vậy có thích hợp với một cuốn từ điển? Tran Quoc123 (thảo luận) 09:42, ngày 5 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

118.71.181.152 sửa

Chuyển thảo luận trong bài viết của thảo luận quên ký tên này là của 118.71.181.152 (thảo luận • đóng góp). Thaisk (thảo luận, đóng góp) 14:08, ngày 16 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thời gian trôi đi, dần dần con người nhận ra rằng Mặt Trời, Mặt Trăng và những vì sao di chuyển theo một đường nhất định trên trời còn những hành tinh lại không như vậy. Vậy các hành tinh chuyển động biểu kiến như thế nào trên bầu trời? thảo luận quên ký tên này là của 118.71.181.152 (thảo luận • đóng góp). Bản hiện tại lúc 03:29, ngày 5 tháng 10 năm 2008)


fact sửa

Bài viết CL mà sao bị fact kinh thế.  Wikipedia Expert  Talk - Help 17:44, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

@Alphama: Tôi mới thấy rằng bản ngày 11 tháng 5 năm 2014 có 14 biển "fact". Qua 7 năm có vẻ như bài bị sửa khá nhiều, giờ còn 10 biển "fact", nhưng con số này vẫn rất khó chấp nhận đối với một BVCL. Có lẽ sau khi biểu quyết rút sao bài Carrefour đủ phiếu, tôi sẽ đi rút sao bài này. Thuyhung2112 (thảo luận) 12:58, ngày 25 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời
Vâng sau 7 năm cảm ơn bạn đã trả lời, may không phải là 17 năm hay 77 năm.  A l p h a m a  Talk 13:08, ngày 25 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Thuyhung2112: Tôi nghĩ là nên chờ cho đợt biểu quyết rút sao hiện nay kết thúc xong rồi hẵng làm đợt mới. Tôi cũng cần phải phải rút sao một bài.  Băng Tỏa  16:25, ngày 26 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Lịch sử thiên văn học”.