Thảo luận:Tây Nguyên

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Lương Đức Mến trong đề tài Cần bổ sung phần lịch sử

Thiếu tên đề mục sửa

Có cần thêm "Việt Nam" vào trong ngoặc không, bởi vì trong tiếng Việt, Tây Nguyên hình như chỉ duy nhất nghĩa là Tây Nguyên của Việt Nam? Avia (thảo luận) 15:52, ngày 18 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Không cần chữ VN. Tây Nguyên là đủ.--An Apple of Newton 16:06, ngày 18 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Theo tôi,ngoài Tây Nguyên còn có vùng Tây Bắc cũng không giáp biển mà. thảo luận quên ký tên này là của 222.253.232.53 (thảo luận • đóng góp) vào lúc 20:21, ngày 11 tháng 4 năm 2006 (UTC).Trả lời

Nếu người mở bài Nguyễn Thanh Quang không có ý kiến khác thì phải sửa lại chi tiết này Lê Thy 03:37, ngày 12 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cứ 60 năm lại có một năm Kỷ Dậu. Nên chăng nói rõ năm Kỷ Dậu mà Quang Trung tiến quân ra Bắc là năm 17.. gi đó không. Vì chắc cũng có nhiều người như tôi không rõ đấy là năm 17 bao nhiêu.Bình Giang 16:14, 24 tháng 9 2006 (UTC)

Phần nội dung không trung lập sửa

Phần Vấn nạn ở Tây nguyên có vẻ không giữ được sự trung lập theo quan điểm của Wiki, đề nghị xóa?Dotuanhungdaklak 11:34, ngày 22 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Phần vấn nạn phản ánh theo quan điểm cá nhân của một ai đó, đề nghị xem lại sửa lại cho đúng Wiki, hay là xóa đi--Dangvanhong 11:53, ngày 22 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đề nghị đưa ra dẫn chứng cho một số nhận định trong phần nội dung này.--Bình Giang 15:01, ngày 22 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ sẽ rất khó vì có nhiều quan điểm khác nhau về cùng một vấn đề, chúng ta coi chừng lại cãi nhau to, tốt nhất Wiki nên treo bảng Không chính trị là hay nhấtDotuanhungdaklak 15:17, ngày 22 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Chắc bác này chỉ muốn nói đến những mặt tích cực mới là trung lập ? Nếu chủ trương không chính trị, chắc Wiki phải xóa hoặc sửa rất nhiều bài viết ở đây. Con người có thể sống không va chạm đến chính trị (và luật pháp, chế độ, bảo tồn môi trường... là phần trong đó) được không ? Wiki có chủ trương bàn về nhiều mặt của 1 vấn đề, cả tích cực và tiêu cực. Tây Nguyên là vùng có nhiều biến động nên vấn đề tất nhiên là có, sao tránh né nó ? Leedmi 23:38, ngày 30 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trong phần "Vấn nạn Tây Nguyên" bài này đưa ra 8 điểm vấn nạn và 1 điểm nhận định của Nguyễn Tấn Dũng. Trong 9 điểm đó thì có 2 điểm cần dẫn chứng và cả hai nói về vấn đề sinh ra khi hai văn hóa khác nhau sống tại cùng một địa bàn (nhất là khi có một trong hai trở nên mạnh hơn).

Vấn đề đụng nhau giữa hai nền văn hóa là vấn đề từ ngày loài người xuất hiện và vẫn đang xảy ra, không có gì ngoài bình thường khi nó xảy ra. Do đó không thể vì 2 điểm đó mà xóa toàn thể phần "Vấn nạn Tây Nguyên" -- sự treo tiêu bản "Cần dẫn chứng" như Bình Giang đã làm là đúng nhất.

Mekong Bluesman 19:02, ngày 22 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ngoài ra còn vấn đề suy đoán:
Rừng Tây Nguyên sẽ sớm bị phá trụi.
...Người Việt lên Tây Nguyên ngày càng đông (78-80%) đã và sẽ chiếm hết những vùng đất thuận lợi ...
Wikipedia không được suy đoán về tương lai, các "tiên đoán" trên cần có dẫn chứng. Nếu không, cần xóa khỏi bài hoặc sửa để không nói về tương lai.
Tmct 22:35, ngày 22 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Người dân tộc chỉ còn chiếm 25,3 % dân số Tây Nguyên (năm 1976 là chiếm 69,7%) [1] nên chuyện Người Việt lên Tây Nguyên ngày càng đông (78-80%) là có cơ sở. Đông người hơn, không chiếm hết thì chắc cũng chiếm phần lớn đất đai ? Leedmi 23:38, ngày 30 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Có lẽ khi các bạn khi đọc về phần Vấn nạn với những điểm trên, đã không để ý đó là ý kiến riêng của ông Nguyễn Từ Chi, đã ghi ngay từ đầu và có link chú thích nguyên bài viết. Để tránh những nhận định mang tính cách cá nhân, nên tôi đã đưa ý kiến của ông Chi là một nhà dân tộc học danh tiếng và những ý kiến (có ý kiến mang tính dự báo) của ông ta đã có phần đúng so với thực tế (được viết rải rác trong bài). Bài của ông Chi chỉ nhấn mạnh về những tiêu cực, nhưng tôi đã tóm lược và viết phần tích cực tương xứng và dài bằng phần tiêu cực [2] và những vấn nạn như việc gia tăng dân số người Kinh đông gấp 4 lần người dân tộc (với số liệu cụ thể trong phần Dân cư) và nạn phá rừng... là những điều đã được nói nhiều trên báo chí, tôi không hiểu sao có người lại cho đó là không trung lập. Không lẽ những vấn đề đó không nên nhắc đến ? Temely (thảo luận) 01:14, ngày 12 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ là thành viên Dotuanhungdaklak, người hỏi về việc này, đã hài lòng với những lời giải thích bên trên rồi. Mekong Bluesman (thảo luận) 03:14, ngày 12 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bổ sung bài viết sửa

Theo tôi có một số điểm sau đề nghị cộng đồng xem và cùng bổ sung bài viết:

  • Phần địa lý tự nhiên: theo tôi nhớ ngày xưa đi học thì đặc điểm địa hình của Tây Nguyên là các cao nguyên xếp tầng và có 5 cao nguyên chính (hình như là Kontum, Đắk Lắk, Pleiku, Lâm Viên, Di Linh), các cao nguyên khác chắc là nhỏ hơn nên trong bài viết cần nhấn mạnh ý này.
  • Phần dân cư: SGK địa lý ngày trước cũng có nói dân cư ở đây ngoài các dân tộc bản địa cư trú từ lâu đời còn có một số dân tộc thiểu số khác di cư đến theo cái gọi là "Đi xây dựng vùng kinh tế mới" như Tày,...
  • Phần văn hóa: có lẽ cần phát triển thêm, ít nhất là đưa vào nhà rông, lễ hội đâm trâu, cúng cơm mới, đua voi, tục lệ mai táng người chết.
  • Thêm một vài mục về Kinh tế, Giao thông - Vận tải chẳng hạn cho đầy đủ các lĩnh vực chính.

Cuối cùng, theo tôi nên bỏ ý kiến đánh giá của ông Nguyễn Tấn Dũng đi vì cả nước Việt Nam này đang phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và những lời như thế được nhiều nhà lãnh đạo nói về đủ các vùng, địa phương.

tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 02:10, ngày 29 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cao nguyên sửa

Tìm cao nguyên lại ra Tây Nguyên tôi nghĩ không đúng. Tây Nguyên chỉ Việt Nam có (Tên riêng) còn cao nnguyên là tên chung Dotuanhungdaklak (thảo luận) 07:48, ngày 18 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cần bổ sung phần lịch sử sửa

Bổ sung 1 sửa

Trước khi có ảnh hưởng của Chăm PaChân Lạp vùng này còn bị một quốc gia vùng ven biển Trung bộ đánh chiếm. Vương quốc đó là: Lâm Ấp Quốc 林邑國 đã tồn tại từ khoảng năm 192 đến khoảng năm 605, tại vùng đất từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Vương quốc này được coi là giai đoạn khởi đầu cho lịch sử Chăm Pa độc lập. Người Chăm chỉ thực sự đánh chiếm vùng này từ năm 1149.

Bổ sung 2 sửa

Ngày 3 tháng 6 năm 1888, vương quốc Sedang được thành lập với Charles-Marie David de Mayréna (nguyên là nhân viên nhà băng ở Pháp rồi thành nhà thám hiểm tại Sài Gòn từ 1886) là vua, lấy hiệu là Vua Marie thứ nhất, vua của người Xơ Đăng. Thủ đô được lập tại làng Kon Gung, hiện nay là làng Kon Gung, xã Đăk Mar, tỉnh Kon Tum, lấy tên là Pelei Agna hay thành phố vĩ đại, một số nguồn nói rằng tên thủ đô của vương quốc Sedang là Maria Pelei. Hai ngày sau, Mayréna hoàn thành Hiến pháp cho vương quốc Sedang. Sau khi kế hoạch đưa vũ khí từ Bỉ về bị Hải quân Pháp chặn lại và tịch thu, Mayréna cải đạo thành đạo Hồi, cưới một phụ nữ người Malaya (nay là Malaysia) và định cư tại đảo Siribua. Sau đó ông đến đảo Tioman, Malaya với hai người bạn là Horace Villeroi và Harold Scott và mất ở đây ngày 11 tháng 11 năm 1890 không rõ lý do. Vương quốc Sedang coi như không còn tồn tại.

Năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin mở cuộc thám hiểm và phát hiện ra cao nguyên Liang Biang. Ông đã đề nghị với chính phủ thuộc địa xây dựng một thành phố nghỉ mát tại đây. Nhân dịp này, người Pháp bắt đầu chú ý khai thác kinh tế đối với vùng đất này. Tuy nhiên, về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc quyền kiểm soát của triều đình Đại Nam. Vì vậy, năm 1896, Khâm sứ Trung kỳ Boulloche đề nghị Cơ mật viện triều Nguyễn giao cho Pháp trực tiếp phụ trách an ninh tại các vùng cao nguyên Trung kỳ. Năm 1898, vương quốc Sedang chính thức bị giải tán.

Bổ sung 3 sửa

Ngày 27-5-1946 chính quyền thuộc địa Pháp thành lập một lãnh thổ tự trị , gọi là "Pays Montagnard du Sud Indochinois" (Xứ Thượng Miền Nam Đông Dương), viết tắt là PMSI, đặt dưới quyền cai trị trực tiếp của người Pháp, biệt lập với người Kinh ở đồng bằng. Khi Quốc gia Việt Nam thành lập, Quốc trưởng Bảo Đại đã đổi tên đơn vị hành chính cấp Bộ thành cấp Phần. Riêng khu vực cao nguyên, được sự đồng ý của Cao ủy Pignon, Bảo Đại tách ra và được hưởng quy chế hành chính đặc biệt có tên là Hoàng triều cương thổ (皇朝疆土,Domaine de la Couronne) để tránh bị Pháp sáp nhập vào lãnh thổ Nam Kỳ (Sắc luật số 6 ký ngày 15/4/1950). Tại vùng này Quốc trưởng Bảo Đại vẫn giữ vai trò là Hoàng đế. Ngày 21-5-1951, "Xứ Thượng Miền Nam Đông Dương" được Pháp nhìn nhận trực thuộc Triều đình Huế nhưng được hưởng một qui chế đặc biệt : "không ai có quyền sang nhượng lãnh thổ này cho một quốc gia khác nếu không có sự đồng ý của nhà vua và cộng đồng người Tây Nguyên được xác nhận không phải là người Kinh" (non-annamites).

Bổ sung 4 sửa

Khi hiệp định Genève, ký ngày 21-7-1954, bắt đầu có hiệu lực, định chế Hoàng Triều Cương Thổ bị giải tán và "Xứ Thượng Miền Nam Đông Dương" được giao lại cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, cộng đồng người ở đây được đổi tên thành người Thượng. Đến năm 1955, Ngô Đình Diệm truất phế Bảo Đại và thành lập nền Đệ nhất Cộng hòa. Hoàng triều cương thổ lại được sát nhập vào Trung phần và được gọi là vùng Cao nguyên Trung phần. Tên gọi này được chế độ Việt Nam Cộng hòa sử dụng mãi cho đến năm 1975 và chính quyền ban hành những biện pháp khắc khe hơn đối với người Tây Nguyên: thực hiện chính sách "Cải cách điền địa", phủ nhận quyền sở hữu đất đai cổ truyền; bãi bỏ các tòa án phong tục; cấm dạy thổ ngữ; đưa hàng trăm ngàn người Kinh lên Tây Nguyên khai thác các vùng đất mới.

Trong điều kiện đó, ngày 1-5-1958, Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Cao Nguyên cho ra đời tổ chức Bajaraka (chữ viết tắt của bốn sắc tộc lớn : Bahnar, Jarai, Radé và Kaho). Đây là tổ chức chính trị đầu tiên của người Tây Nguyên chủ trương đấu tranh bất bạo động, yêu cầu tái lập lại quy chế "Hoàng Triều Cương Thổ".

Bổ sung 5 sửa

Sau 11/1963, các chính quyền Việt Nam Cộng hòa tiếp nối đã đưa ra những chính sách khôn khéo hơn[cần dẫn nguồn], thành lập "Bộ Phát triển sắc tộc", quyền sở hữu đất đai và phong tục tập quán của người Thượng được tôn trọng[cần dẫn nguồn].

Ngày 20-9-1964, một số sĩ quan gốc Chăm và Khmer Krom thuộc quân đội hoàng gia Campuchia, do Les Kosem đứng đầu, tập trung một số cán bộ hành chánh và quân sự thành lập một mặt trận chung gọi là Front Unifié de Lutte des Races Opprimées, viết tắt là FULRO (Mặt Trận Thống Nhất Đấu Tranh Các Chủng Tộc Bị Áp Bức). Trong suốt quá trình đấu tranh bằng vũ lực, mặt trận Fulro đã không đạt được mục tiêu đề ra là xây dựng một lãnh thổ "Tây Nguyên-Champa tự trị". Mặt trận này tan vỡ phần lớn sau 30/4/1975. Nhưng một bộ phận vẫn còn hoạt động. Khi FULRO hồi phục, năm 1974 Enuol bổ nhiệm Ksor Kok (sinh năm 1943 tại làng Bon Broai, xã Yatul, huyện Ayun Pa, tỉnh Gia Lai, học tại trường sĩ quan tình báo MỹOkinawa và trường đào tạo sĩ quan phiên dịch tại Mỹ) làm Tổng tham mưu trưởng FULRO[cần dẫn nguồn].

Bổ sung 6 sửa

Từ khi nước Việt Nam thống nhất, nhà nước đã có một "Chương trình chiến lược phát triển toàn diện Tây Nguyên"[cần dẫn nguồn]. Trong đó có vấn đề di dân có kế hoạch từ đồng bằng lên khai hoang. Bên cạnh đó có cả luồng di dân tự do đến làm Nhà nước và chính quyền địa phương khó kiểm soát[cần dẫn nguồn].

Lợi dụng những hệ lụy của tình hình đó, một bộ phận mặt trận FULRO được sự hứa hẹn của nước ngoài (nhưng không thực hiện) đã tiếp tục tổ chức chống lại chính quyền.

Năm 1992, 407 binh sĩ FULRO cuối cùng ra giao nộp vũ khí cho Quân đội Gìn giữ Hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Campuchia. Nhưng trong ban lãnh đạo FULRO là Ksor Kok còn sống, không trở về Việt Nam mà tiếp tục “đấu tranh” từ… "Hải ngoại"! Chính Ksor Kok là người tuyên bố lập ra cái gọi là Nhà nước Đề Ga.

Thực chất đây chỉ là một tổ chức dự tính của người Thượng tại vùng này với ý tưởng ly khai khu vực các sắc tộc thiểu số Tây Nguyên thành một quốc gia riêng rẽ độc lập theo đạo Tin Lành. Tổ chức này được sự hỗ trợ của Tổ chức Quỹ người Thượng thành lập tại Mỹ do Ksor Kok là một người sắc tộc Gia Lai đứng đầu đã tiến hành một số chiến dịch biểu tình, bạo loạn đòi tự do tôn giáo và trả lại đất đai vào đầu năm 2001, 2004. Các cuộc biểu tình này đã bị chính quyền thiết lapạ lại trật tự. Từ sự trấn áp này dẫn tới việc hàng trăm người Thượng đã bỏ chạy qua biên giới Campuchia hy vọng được tỵ nạn tại một nước thứ ba. Hầu hết họ đều bị đưa trở lại Việt Nam. Do sự quan tâm quốc tế nên hầu như không bị chính quyền Việt Nam đấu tố tra xét, ngược lại một số điều kiện vật chất được chính quyền quan tâm hơn trước.

Nhờ sự cố gắng của cộng đồng thế giới, của nhà nước Việt Nam, tình hình đã dần trở lại ổn định từ 2007.

--Luongducmen (thảo luận) 10:38, ngày 25 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Tây Nguyên”.