Thảo luận:Trận Austerlitz

Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi TRMC trong đề tài Chúc mừng
Dự án Quân sự
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Quân sự, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Quân sự. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BVTBài viết đạt chất lượng bài viết tốt.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.
Dự án Áo
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Áo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Áo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BVTBài viết đạt chất lượng bài viết tốt.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.
Dự án Pháp
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Pháp, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Pháp. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BVTBài viết đạt chất lượng bài viết tốt.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.
Dự án Nga
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nga, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nga. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BVTBài viết đạt chất lượng bài viết tốt.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.
Dự án Lịch sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Lịch sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Lịch sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BVTBài viết đạt chất lượng bài viết tốt.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Nội dung bài sửa

Bài này viết buồn cười quá, đây là một chiến thắng vĩ đại bậc nhất của Napoleon, được coi là khuôn vàng thước ngọc về chiến thuật quân sự cho các tướng lĩnh về sau, mà lại viết như một bài luận văn khen Kutuzov đánh giỏi, còn Napoleon chỉ ăn may vậy Rotceh (thảo luận) 03:28, ngày 2 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hay là Rotceh viết lại bài này đi.--203.160.1.56 (thảo luận) 06:56, ngày 2 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Mời Rotceh viết lại bài này cho đỡ "buồn cười" nếu bạn muốn. Nhưng, "khuôn vàng thước ngọc" gì thì đó là chiến thuật trong trận Austerlitz, rõ ràng đây là phần thiếu sót của bài viết và mình thừa nhận việc đó. Còn trước đó, tài năng của Kutuzov phải được trân trọng, một sự thật là nếu Nga hoàng chịu nghe Kutuzov thì sẽ không có trận Austerlizt nào dành cho Napoleon, mà ngược lại quân Pháp sẽ vùi xương ở Galicia. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 07:31, ngày 2 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi sẽ tham gia sửa một chút, thực ra cấu trúc bài thì tốt, có điều tôi đoán tài liệu tham khảo là sách Nga hoặc sách xuất bản ở VN nên thiên vị Kutuzov, sự thực là liên quân bị đánh tơi bời, còn nói là "nếu"... thì vô cùng, lịch sử có biết bao nhiêu là "nếu" Rotceh (thảo luận) 18:03, ngày 2 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Hơi hướng thì chắc là Almanach Những nền văn minh thế giới. Trận này nếu ai có thời gian viết cho thật hay thì tốt, niềm tự hào của Napoléon, ông có bài diễn văn đọc lúc cuối trận đánh rất cảm động. GV (thảo luận) 18:13, ngày 2 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Sao sách gì của mình nó cũng có hơi hướm Alamanach nhỉ ? D:
Cái này đồng ý là liên quân bỏ chạy rất thê thảm, ông hoàng Nga thì ôm đầu khóc rống rất thảm hại, đồng ý luôn trận này là thể hiện tuyệt đỉnh tài năng của Napoleon. Mình đồng ý ổng là thiên tài quân sự, nhưng chỉ muốn nói thêm một số ttin về một khía cạnh khác mà ít có tài liệu khác nhắc tới mà thôi. Nếu Rotceh thấy bài vẫn còn "buồn cười" thì bạn cứ việc chỉnh trang lại thôi, wiki mà. Sửa lại cho nó đỡ "buồn cười" thì cũng đáng được ủng hộ. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 18:40, ngày 2 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Sholokhov cần phải chua nguồn cho bài này. Còn theo quan điểm của tôi, Kutuzov là một vị tướng giỏi, tôi ko bao giờ nghĩ ông kém hơn Napoléon cả. Nói thêm, truyện Chiến tranh và hoà bình đã cho ta thấy tình yêu nước vĩ đại của nhân dân Nga. --Ti2008 (Thảo luận · Đóng góp) 15:56, ngày 12 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ngoài ra, còn có cuốn "Napoleon Bonapart" của E. Tarlé. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 1982. Ông này đánh giá tương đối khác quan cả về Napoléon cũng như Kutuzov. --Двина-C75MT 07:42, ngày 13 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Truyện "Chiến tranh và hòa bình" tôi chỉ nói nó thể hiện tình yêu nước lớn lao của nhân dân Nga, tôi ko nói nó là nguồn đáng tin cậy. "Chiến tranh và hòa bình" chỉ là một tiểu thuyết của Lev Tolstoi, như vậy dĩ nhiên nó ko đáng tin cậy vì không phải là sử sách!--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 04:51, ngày 17 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Xin được phép đại tu cho bài này (chắc mai xong). Bài còn ngắn và miêu tả về quân Nga còn nhiều hơn quân Pháp. Trong phần viết chính mình sẽ dịch từ wiki Anh + sách sử, và chỉ nêu những gì thuộc về sự kiện, tức những cái thực sự xảy ra ở trận đánh thôi, còn các giả thuyết, phân tích chiến thuật và hư cấu sẽ để xuống phần đánh giá bên dưới.Annguyen1988 (thảo luận) 12:08, ngày 31 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bạn cứ đại tu đi, phần lớn bài này đều được viết từ cách đây ba năm, tôi cũng chỉ mới góp phần bối cảnh mà thôi.--The Monarch (thảo luận) 12:14, ngày 31 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời
Hoan nghênh thành viên Annguyen1988 đã tu bổ bài này ! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:27, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có một số từ nghe hơi Tàu quá, như Thiết kỵ binh (cuirassier), Khinh kỵ binh (hussar), Nguyên soái (Marshall, trước giờ hình như vẫn quen gọi là Thống chế hơn thì phải?). Theo mình nên để nguyên (như kỵ binh hussar, kỵ binh dragoon) hoặc mở ngoặc đơn ghi thêm tên tiếng Anh của mấy từ này, để ai thích tìm hiểu thêm về các binh chủng này có thể Google. Thật sự Việt hóa 100% như vậy nghe khá lạ tai. Một số bình luận về trận chiến ngoài chêm nguồn thì có thể viết theo kiểu: Nhà sử học A nghĩ là ABC, nhưng nhà sử học B nghĩ là XYZ, v.v..., nghe nó khách quan hơn.Annguyen1988 (thảo luận) 08:52, ngày 17 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thống chế thì OK, xem bài Thống tướng sẽ rõ ! Về Long Kỵ Binh, Thiết Kỵ Binh thì nó cũng giống như những từ ngữ kiểu Ngự Lâm Quân, Vệ binh,... và mình cho rằng từ Hán - Việt là tiếng Việt chứ ko hẳn là tiếng Hán ! Chưa kể, những từ này ko phải là không thông dụng và để thế nghe thân quen và dễ nghe hơn là hussar, cuirasser,... (theo cảm tính và cách nhìn nhận của tôi) Còn nghĩ thế này thế nọ thì những nguồn mình đọc họ có những luận điểm như vậy, ko phải là họ tán thành và áp dụng nó ! Chưa kể dragoon, hussar, cuirasser đều là từ ngữ tiếng Anh mà trận chiến này (cũng như biết bao trận chiến lừng danh khác cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19), hoàn toàn ko có phe nào là nước Anh cả ! Thân ! --The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:32, ngày 17 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Khi sửa bài cần giữ nguồn cơ bản sửa

Bài này đang được đề cử làm bài chọn lọc. Vì vậy, cần hạn chế những lỗi kỹ thuật phát sinh khi sửa bài. Thành viên:RobertJordan "chém" bài mà không để ý đến trong các đoạn chém đó có hai nguồn cơ bản. Mất nó là một số đoạn khác mất mã nguồn, dẫn đến lỗi thẻ "ref name" bị sai. Tôi đã tìm lại được và khôi phục. Đề nghị các thành viên khi sửa bài cần chú ý giữ nguồn cơ bản để tránh lỗi này. --Двина-C75MT 06:53, ngày 12 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Lưu trữ các phần được cắt bớt sửa

Những quan điểm về trận chiến

Mặt khác, có ý kiến khác cho rằng chiến thắng hiển hách của Napoléon I và tham vọng bá quyền của ông là hoàn toàn đáp ứng ao ước của hàng triệu con người Pháp, chứ không phải chỉ riêng gì cá nhân ông.[1] Dầu sao đây nữa, bên cạnh mọi vinh quang to lớn của chiến thắng Austerlitz đập nát khối Liên minh thứ ba, sự đại bại của Hải quân Pháp đồng nghĩa với việc Napoléon I sẽ không thể nào đánh bại nước Anh - ông đã thất bại ngay từ khi ảo vọng bá quyền cuả ông lên tới đỉnh điểm. Sự cơ động mang tính chiến thuật của quân Pháp trong trận chiến này là gần như hoàn hảo - dựa theo kẻ thù và địa hình, giống như chiến thắng rực rỡ của nhà vua Friedrich II Đại Đế nước Phổ trong trận đánh Leuthen vào năm 1757.[2] Đường lối của Napoléon I đã mang lại cho ông chiến thắng Austerlitz là tiến công trung quân địch, chia cắt chúng và tiêu diệt tả quân địch (trong đó phải dùng kế nghi binh và chuyển động thật táo bạo), đã thành công to lớn.[3][4] Tài năng chiến thuật của ông đã thể hiện rõ qua việc phản công mang lại chiến thắng toàn diện và quyết định cho Quân đội Pháp.[4][5] Với chiến thắng vinh quang tại Austerlitz của Napoléon, ngày 2 tháng 12 đã trở thành một cái ngày đáng nhớ trong sự nghiệp của ông. Đại thắng này được coi là một lễ kỷ niệm xứng đáng của ông cho ngày ông đăng ngôi Hoàng đế.[6] Qua ý nghĩa trọng đại ấy, Napoléon đã đem lại cho nước Pháp một thắng lợi mà vua Louis XIV trước kia không thể làm được dù trị vì lâu dài.[7] Tuy các nhà sử học đều xem trận Austerlitz là chiến thắng vẻ vang nhất của ông, Hoàng đế Napoléon không hề đề cập đến đại thắng này với một số cận thần của mình. Sau khi bị lưu đày ra đảo Saint Helena vào năm 1815, Napoléon cũng có những bình luận rải rác về trận đánh vang danh này. Tuy nhiên, có lẽ ông nghĩ về chiến thắng lừng lẫy của mình theo một lối khác: sau này, cứ mỗi khi lâm nguy, thí dụ như là trong trận Borodino khi xâm lược nước Nga vào năm 1812, ông thường nói với các cận tướng là ông có thể nhìn thấy "Mặt trời của Austerlitz".[8] (trước khi trận huyết chiến giữa quân Pháp và quân Nga ở Borodino bùng nổ, Napoléon I nói với vua Joachim Murat xứ Napoli: "Ngày mai, Aí Khanh sẽ thấy rõ Mặt Trời của Austerlitz". Khi Mặt Trời bắt đầu mọc thì ông cũng kêu gọi tướng sĩ Pháp "Nhìn về Mặt trời của Austerlitz".)[9]). Chưa kể, bài Tuyên cáo thứ 30 của ông thể hiện sâu sắc niềm vui thắng trận của ông hơn bất kỳ một tác phẩm văn học nào.[10] Napoléon I từng đề cập đến đường lối chiến thuật của ông là : '"Anh tham chiến, anh đứng chờ và nhìn thấy". Trận Austerlitz là một khuôn vàng thước ngọc về kiểu chiến thuật này. Ông chạm trán với liên quân Nga - Áo trong khi để lại một lực lượng quân Dự Bị (đội Cận vệ Hoàng gia, Kỵ binh của Murat và trong nhiều tiếng đồng hồ, Kỵ binh của Bernadotte), chờ cho Aleksandr I làm nên những sai lầm tệ hại, để rồi biểu hiện tài năng của mình, tung quân Dự Bị ra đánh cho quân thù tan nát.[11][12] Điều này có ý nghĩa quan trọng giống như sai lạc của quân La Mã dẫn đến chiến thắng to lớn của Hannibal. [12]

Vốn Aleksandr I là một vị Hoàng đế không hề có kinh nghiệm quân sự nhưng lại tài lanh, do đó chiến bại thê thảm của ông đã làm tổn hại đến chức Tổng chỉ huy quân đội của ông.[13] Thảm họa này trở nên cuộc thử lửa của ông trong cuộc đời mình. Chính do đó, sau này ngay cả trong trận Leipzig (1813) mà Liên minh thứ sáu đại thắng Napoléon I, ông cũng không dám lãnh đạo ba quân nữa.[14] Ngoài ra, theo tác giả Mikhail Bragin trong cuốn Field Marshal Kutuzov: a short biography thì chiến bại bi đát này là hậu quả là sự áp dụng những chiến thuật của Quân đội Phổ một cách phiến diện của Hoàng đế Pavel I - phụ hoàng của Aleksandr I.[15] Trong trận thắng "kiệt tác" này, Napoléon I đã nắm bắt mọi vận động của kẻ thù.[7] Kế hoạch và thực hiện của Napoléon I trong trận đánh này đều được xem là hoàn hảo, cho dầu vẫn có thể lập luận rằng chiến công rực rỡ của ông trong trận Ulm bắt sống cả đội quân Áo là một thắng lợi vĩ đại hơn.[6][8] Đây là chiến công của một nhà chiến thuật bậc thầy, nhưng đồng thời cho thấy sự trông cậy của ông vào những vị dũng tướng như Soult và Davout, và vào những dũng sĩ tinh nhuệ của ông - họ sẵn sàng tuân lệnh ông mà không hề có chút chần chờ gì. Thống chế Davout để lại dấu ấn đặc sắc của ông trong chiến thắng vẻ vang này: trước trận đánh, dù quân lệnh của Hoàng đế rất trễ nãi, với tinh thần kỷ cương cao độ, ông đã hành binh suốt đêm, để rồi có thể họp binh được với Napoléon I mà góp phầm lập nên chiến công hiển hách.[11] Ông luôn luôn tuyệt đối tuân thủ huấn lệnh của vị Hoàng đế, nên vừa nghe thì lập tức triển khai quân sĩ ngay, do đó, trận đánh vinh quang này đã thể hiện rằng ông là một trong những Thống chế xuất sắc hơn cả của Napoléon I.[16][17] Ngoài ra, Vương công Thống chế Murat cũng ngập tràn niềm vinh quang trong chiến trận. Là người chỉ huy đội tả quân Pháp được hỗ trợ tích cực từ Thống chế Lannes, ông đã tung lực lượng Kỵ binh của mình ra đánh quân Nga, thể hiện sức mạnh uy vũ của Kỵ binh liên tiếp tấn công và bẻ gãy Bộ binh địch, và là bài học quý giá cho việc tập hợp lực lượng Kỵ binh ô hợp mà Murat đã hoàn tất rất xuất sắc, cùng với sự tận dụng của ông đối với lực lượng Bộ binh kiên cường của Lannes để mà đập tan nát quân Nga. Trận chiến Austerlitz có lẽ là chiến công lớn nhất của Murat khi ông đã hoàn toàn quên đi nỗi ganh tỵ đối với Lannes để mà hợp tác chặt chẽ. Sự tiến quân thần tốc và niềm vững tin thắng lợi luôn là yếu tố quyết định cho chiến thắng của Murat: cuộc tấn công của đội Kỵ binh tả quân của ông đóng góp rất lớn cho chiến thắng quyết định của quân Pháp.[18] Trong lịch sử Pháp, trận Austerlitz được xem là một chiến thắng quân sự hùng tráng. Trong thế kỷ thứ XIX, khi sự đam mê về nền Đế chế thứ nhất lên tới đỉnh điểm, những người như đại văn hào Victor Hugo cũng đã có không ít lời tán tụng về trận đánh này. Theo Hugo, ông "đăm chiêu suy nghĩ" khi nghe "tiếng trọng pháo nã thẳng về phía làng Austerlitz".[19] Gần đây, Tổng thống Pháp Jacques ChiracThủ tướng Dominique de Villepin đã gây nhiều tranh cãi khi không tham dự buổi lễ kỷ niệm chiến thắng này.[20] Nhiều người dân Pháp ở hải ngoại cũng phản đối việc kỷ niệm chiến thắng vì cho là Napoléon phạm tội diệt chủng đối với nhân dân các nước thuộc địa. [20]

Những kết quả quân sự và chính trị

Trước đó, đầu ngày 3 tháng 12 năm 1805, 3 giờ sáng, Hoàng đế nước Pháp bị đánh thức. Vị Tham mưu trưởng của ông là Thống chế Berthier xin thứ lỗi vì đánh thức ông. Ông chỉ mới ngủ có vài tiếng và nhanh chóng xuống lầu, khi ấy Vương công Johann xứ Liechtenstein đã đến đại bản doanh của Napoléon. Vốn đã chiến đấu dũng mãnh trong trận chiến, thất bại trong tư thế ngửng cao ấy đã khiến Liechstenstein yết kiến được Napoléon I trong danh dự.[21] Sau đó, Liechtenstein đã trao cho Napoléon tờ quốc thư của Hoàng đế Franz I mà ông đang cầm trên tay, và Napoléon liền đọc. Hoàng đế Pháp đã tiếp đãi nồng hậu Liechtenstein và ông cũng cho rằng ông thực sự mong muốn thái bình.[22] Mặt khác, Napoléon I không tổ chức thiết đãi 2 ngày cho vị sứ thần.[23] Cuộc gặp gỡ giữa hai vị Hoàng đế Áo và Pháp cuối cùng đã được dàn xếp.[6] Trong khi đó, quân Áo vẫn tiếp tục lui binh.[24] Nga hoàng Aleksandr I còn dậy trước cả Napoléon I, sau một giấc ngủ ngon, và khi đó ông trở nên thân thiết và gắn bó với các chiến binh bái chào ông. Trước đó đã có tin đồn rằng ông bị thương, thậm chí là bị bắt làm tù binh. Nhưng dầu sao chăng nữa thì những lời tán tụng của quân sĩ Nga không làm cho vị Hoàng đế quên đi nỗi nhục thất bại của mình.[25] Cũng chính vào hôm ấy Talleyrand hay tin và lan truyền tin tức về chiến thắng Austerlitz ra khắp châu Âu: [26]

Thật ra bấy giờ Hoàng đế Pháp vẫn trong tình thế nguy kịch. Một đoàn quân Nga hùng mạnh khác lăm le đe dọa từ hướng Bắc, trong khi dân chúng Hungary thì nổi loạn. Ở đằng sau ông là mối hiểm họa từ 20 vạn quân Phổ. Do đó, Napoléon I luôn lo ngại về nguy cơ này và việc bảo tồn quyền bá chủ của ông.[22] Tướng Savary kể lại rằng Napoléon I hiểu rõ rằng Quân đội Phổ đã "hợp nhất với một Binh đoàn Nga tại Breslau ; thêm nữa Ngài còn biết được từ những báo cáo bị chặn lại từ Stadion rằng Đại Quận công Karl đã tới sông Danube, trong Đạo quân Ý, do Massena chỉ huy, hãy còn ở tận bên kia ở dãy Anpơ Julius". [27]

 
Cuộc tiếp kiến giữa hai Hoàng đế Napoléon I và Franz II, họa phẩm của nhà họa sĩ Antoine-Jean Gros.

Nhưng rồi thắng lợi của Napoléon I đã quyết định chiến dịch của ông với ý nghĩa to lớn.[28][29] Để cho vinh quang của chiến thắng không bị lãng phí, ông truyền lệnh cho ba quân truy đuổi tàn binh Liên minh. Đây được xem là một cuộc truy kích khéo léo, tinh xảo của ông[23]. không Đế chế Pháp và Áo đình chiến vào ngày 4 tháng 12 năm 1805 - chỉ hai ngày sau đại thắng của Napoléon tại Austerlitz, khi Hoàng đế Franz I phải thân hành tời giảng hòa tại doanh trại của Napoléon I. Đó chính là cái ngày mà tin tức về thảm họa của liên quân Nga - Áo chính thức được xác nhận.[23] Franz I đã không còn gì để mà chiến đấu. Ngay cả dù Aleksandr I vẫn có thể chưa chấm dứt cuộc chiến, và Friedrich Wilhelm III sắp đem quân vào tham chiến, sĩ khí, quân thanh của lực lượng Quân đội Áo bị suy nhụt đến mức nghiêm trọng.[30] Hoàng đế Franz I ngồi trên chiếc xe do sáu con ngựa kéo và có một nhóm Cận vệ theo hầu đến tiếp kiến Hoàng đế Napoléon I trước ánh lửa trại. Hoàng đế Pháp đứng bên một cối xay gió ; khi thấy Hoàng đế Áo xuống xe ngựa thì ông tiếp đón thân mật, và nói : [22]

"Ta tiếp nhận Ngài tại cái cung điện mà Ta chỉ mới ngự có hai tháng."

Franz I vui vẻ đáp lại : [22]

"Ngài đã ngự ở đây rất ngon lành, điều đó là đáng chấp nhận."

Hai vị Hoàng đế nói chuyện với nhau trong suốt hai tiếng đồng hồ. Họ đều tán thành với những điều kiện đặt ra, Hoàng đế Đức đâm ra nghiêng về Hoàng đế Pháp và tức giận chửi bới người Anh : "Người Anh là một dân tộc nhà buôn. Để giữ vững nền thương mại cả thế giới cho họ, họ sẵn sàng thả Âu lục này vào những cơn binh lửa". Sau khi Franz I đã đạt được những điều khoản tốt đẹp cho ông hơn là ông nghĩ, thì ông đã trung gian cho đồng minh của ông là Nga hoàng Aleksandr I giảng hòa với Napoléon I. Napoléon I phán quyết:[22]

Hoàng đế Áo liền đồng ý.[22] Và, Hiệp ước Pressburg 22 ngày sau đó đã tổng kết mọi hoạt động đàm phán của vị Hoàng đế kiêu hùng Napoléon I,[28] khiến Áo phải rút khỏi chiến tranh. Nước Áo thừa nhận các lãnh thổ của Pháp trong các Hiệp ước Campo Formio (1797) và Lunéville (1801) trước đó, buông bỏ quyền kiểm soát một số vùng ở Đức cho các đồng minh của Napoléon I (Bayern, Württemberg, và Baden), trả thành Venezia về cho Vương quốc Ý, và trả 40 triệu quan chiến phí cho Đế chế Pháp. Nước Áo như vậy đã mất đi cái vai trò đàn anh ở Đức mà họ nắm giữ trong suốt hàng thế kỷ.[31] Đó là một kết thúc khắc nghiệt cho Đế quốc phong kiến Áo, nhưng cũng không phải là một hòa ước quá thê thảm, do đó đây không hẳn là một nền hòa bình của Carthage cho dầu Napoléon I có thái độ hung hăng[30]. Dầu sao đi chăng nữa thì đây cũng là một thất bại nhục nhã đối với Nhà nước phong kiến này.[28] Có thể thấy thất bại ở Austerlitz đã hạ nước Áo xuống thành một cường quốc hạng hai.[32]

Đối với Napoléon I, chiến thắng này đã đưa một khát vọng lâu năm của ông thành hiện thực: Triều đình phong kiến Áo không còn dám gọi ông là "Bonaparte" nữa", mà thay vì đó họ phải gọi ông là "Napoléon".[30] Vả lại, Áo Quốc bị mất đến 3 triệu dân số và theo nhà sử học Paul Schroeder (người Mỹ) : "(nước Áo bị) hạ thấp thành một nền chính trị, quân sự và kinh tế yếu hèn"[33]. Do Aleksandr I từ chối đàm phán, Quân đội Nga được trở về quê nhà,[34] và quân Pháp đóng trại ở miền Nam Đức. Vài ngày sau, hai Hoàng đế Áo, Nga có cuộc hội kiến tại Holitsch và tức thì Aleksandr I kéo đoàn quân của mình về kinh thành Sankt-Peterburg. Ông còn ngự bút lá thư gửi cho Quốc vương Friedrich Wilhelm III nước Phổ : "Ở mọi tình hình và mãi mãi, Ta vẫn sẵn sàng hỗ trợ (nước Phổ) với toàn lực của Ta, và chính bản thân Tôi cũng đang nằm dưới mệnh lệnh của nước Ngài". Tuy nhiên, Friedrich Wilhelm III không ngại gì tin vào lời hứa của một kẻ bại trận, và nhanh chóng gửi điện mừng chiến thắng đến Napoléon I.[25] Như vậy, chiến thắng rực rỡ của Napoléon I đã buộc nhà vua nước Phổ - người trước đó từng ngự bút tối hậu thư gửi cho ông - phải thần phục ông.[35] Chính sau này, khi bị lưu đày ra ngoài đảo Thánh bà Helena sau chiến bại quyết định của trận huyết chiến Waterloo vào năm 1815, Napoléon I đã kể rằng ông thật dễ dãi cứ sau mỗi lần chiến thắng, trong đó có chiến thắng huy hoàng ở trận Austerlitz khi ông sẵn sàng tha thứ cho Aleksandr I và cho phép Nga hoàng được kéo quân trở về.[36] Thực chất, lúc ấy ông không muốn động thêm gì đến Đế quốc Nga để tìm kiếm liên minh với Aleksandr I. [37]

Buổi sáng sau trận chiến, Đại tướng Nga Kutuzov ngồi buồn rầu trong một túp lều. Các bạn hữu của ông đều cố gắng an ủi ông, nhưng bất thành. Ông buồn, không chỉ vì con rể của ông là Tiesenhausen hy sinh, mà còn vì vết thương của ông. "Vết thương ở đây" - ông chỉ cho các chiến sĩ Nga tháo chạy khỏi trận tiền.[15] Nga hoàng cũng giao cho ông một trách nhiệm vô thưởng vô phạt là tập hợp các tàn binh Nga qua xứ Hungary.[25] Kutuzov ôm theo vết thương của ông trong suốt thời gian sau đó, cùng với những sự thất sủng và đổ thừa vì chiến bại thảm hại ở Austerlitz, và một khi có vẻ sáng tỏ rằng lỗi lầm trong trận thua ở Austerlitz là do chính mình chứ không phải là do Kutuzov gây ra thì Nga hoàng lại càng căm giận ông thêm, vì điều này chỉ đỡ đi khi ông chỉ huy Quân đội Nga chiến đấu anh dũng trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc năm 1812 đánh bại hoàn toàn cuộc xâm lược của Napoléon I.t[15] Chính ngay từ đầu trận Borodino đẫm máu trong cuộc chiến này thì Kutuzov đã quyết tâm đánh thắng Napoléon để mà rửa hận cho chiến bại cũ của nước Nga.[38] Trận Austerlitz cùng với Hiệp định Pressburg để lại hậu quả rất xấu cho Aleksandr I, ông trở nên khó tin vào đồng minh và sau thất bại này ông còn chửi bới người Áo.[39]

Thực chất sự toàn bại của Áo trong trận Austerlitz nói riêng và cả cuộc chiến nói chung cũng là do sự trợ giúp kém cỏi của Triều đình Sankt-Peterburg và sự im hơi lặng tiếng của Triều đình Berlin.[40] Với chiến thắng của mình, Đế chế Pháp như thế là đã lên làm Bá chủ của miền TâyTrung Âu[41], nâng cao uy thế của mình trên võ đài quốc tế.[33] Vào năm 1806, Đế quốc La Mã thần thánh dân tộc Đức buộc phải chấm dứt khi Franz II từ bỏ ngôi Hoàng đế Đức và chỉ còn giữ lại ngôi Đế hiệu Franz I của Áo. Thấy Napoléon I thắng lợi vẻ vang, Franz II đã cảm nhận được sự tan vỡ của Đế quốc La Mã Thần thánh.[42] Napoléon I thành lập Liên minh sông Rhine, bao gồm các quốc gia trên đất Đức làm tấm đệm giữa Pháp và Phổ. Liên minh này có gồm 16 vua chúa trị vì.[37] Và, đại thắng Austerlitz qua đó có thể được xem là đã mang lại vương vị cho các anh em của Napoléon I.[43] Lúc này, Nga hoàng Aleksandr I tuy đã thua trận nhưng ông vẫn cho rằng những cơ hội cho Đế quốc Nga đánh hạ Napoléon I không bị mất đi. William H. C. Smith, The Bonapartes: the history of a dynasty, các trang 46-48.</ref> Quả nhiên, nước Phổ - vốn là một nước đàn anh tại Trung Âu - nhìn nhận đây là một sự xúc phạm tới uy thế của họ và gây chiến với Pháp vào năm 1806. Vốn sau đại thắng oanh liệt tại Austerlitz, Napoléon giữ lại phần lớn Đội quân vĩ đại của ông tại Đức, giờ đây ông nhanh chóng rời khỏi đế đô Paris mà phát binh xâm lược nước Phổ.[11] Nếu như đại thắng Austerlitz đã nối tiếp đại thắng Ulm thì Napoléon I đã phát huy đại thắng Austerlitz bằng những trận thắng quân Phổ.[44] Trong khi ấy, sau chiến bại thê thảm tại Austerlitz, thì Hoàng đế Franz I quyết tâm rửa hận. Do đó, ông tổ chức cải cách, thay thế những lực lượng và vũ khí bị huỷ diệt cùng với những chiến mã chết trong trận Austerlitz. Tuy nhiên, công cuộc cải tổ đã không đạt được mục tiêu của mình do Áo lại lâm chiến với Pháp vài năm 1809. [11]

Thực chất, theo Chandler, hiếm khi nào Napoléon I triệt để phát huy và hoàn tất chiến tích của mình như sau đại thắng tại Austerlitz. Với chiến thắng oai hùng này, vị Hoàng đế nước Pháp đã củng cố ngôi báu của ông, đồng thời mở rộng các giá trị của cơn bão Cách mạng Pháp.[45] Sau đại thắng, ông đã bắt đầu cho xây dựng cổng Khải hoàn môn tại thủ đô Paris.[46] Chiến thắng này đã chính thức xác nhận sự hiện diện một cách oanh liệt của ông tại châu Âu - điều mà kéo dài cho tới khi ông bị đại bại trong trận Waterloo vào năm 1815.[47] Nhưng đối với nước Nga thì chiến bại ê chề này không chỉ chấm dứt những cuộc chiến chống Napoléon I của họ, mà chỉ là sự khởi đầu cho chuỗi xung đột ấy.[25] Chiến bại này đã dạy cho Aleksandr I một bài học cay đắng và do đó ông phải trao cho các vị võ tướng Nga có năng lực thêm quyền hành điều khiển ba quân, và dốc sức tập duyệt ba quân. Những chiến thuật cũ của Đại Nguyên soái nước Nga lỗi lạc là Aleksandr V. Suvorov được hồi phục.[48]

Ngoài ra, Hoàng hậu Maria Carolina xứ Napoli - một kình địch từng gọi Napoléon là "tên Jacobin đội Vương miện", khi hay tin ông đại thắng trận Austerlitz, đã phải gửi thư xin vị "Hoàng đế của châu Âu" thứ lỗi cho. Tuy nhiên, Napoléon vẫn khăng khăng dã tâm xâm lăng xứ Napoli của mình.[11] Kể từ sau hai trận Trafalgar và Austerlitz, nước Anh phải dựa dẫm vào địa thế biển đảo và đế quốc thực dân của mình để phòng vệ khỏi sự xâm lăng của Pháp.[30] Nhưng mặt khác, tân Thủ tướng nước Anh là Charles James Fox - kình địch lớn nhất của nước Pháp vẫn còn đó, dù chỉ cầm quyền ngắn hạn - đã tiến hành đàm phán trở lại, vả lại chiến thắng hiển hách của Hải quân Anh trong trận thủy chiến Trafalgar vẫn thể hiện rằng Anh Quốc sẽ mãi mãi giữ mối hằn thù với Pháp. Suốt thời gian qua trong khi Napoléon đã đại thắng các trận đánh trên đất liền như Ulm và Austerlitz thì ông vẫn không thể đụng chạm gì đến nước Anh.[49] Ngay cả trong Tuyên cáo thứ 30 nổi tiếng của ông sau đại thắng vẻ vang trong trận chiến Austerlitz, Napoléon vẫn không thể thiếu một lời tuyên truyền chống lại Anh Quốc - mà ông gọi là "bọn Albion dối láo": [50]

Thực chất, hy vọng "đánh nhanh thắng nhanh" của Napoléon I đã thất bại với nước Anh vững tồn - khuyết điểm của chiến thắng Austerlitz dù đại thắng này cùng với thắng lợi ở Ulm trước đó là sự "phản hồi" cho trận Trafalgar. Cũng như chiến thắng tại Austerlitz đã khắc sâu vào con tim của ông, chiến thắng trên vịnh Trafalgar đã ghi dấu trong con tim nước Anh. Một khi còn vững tồn, nước Anh vẫn sẽ tiếp tục thiết lập các Liên minh chống Pháp, nên chi, cuộc chiến tranh của cả châu Âu chống vị Hoàng đế nước Pháp vẫn chỉ còn đang ở điểm khởi đầu.[45][51] Qua đó, năm 1805 trở thành một cái năm phức tạp trong lịch sử Pháp Quốc, khi mà hải quân thì bị đổ vỡ mà lục quân thì uy chấn thiên hạ, liên tiếp đại thắng ở Ulm và Austerlitz. [52]

Tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình

Trận Austerlitz là một sự kiện quan trọng trong tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình của đại văn hào nước Nga Lev Nikolayevich Tolstoy. Trận chiến được dùng như một tình tiết để ca ngợi phẩm giá của con người Nga trước sự ngạo mạn và lý trí đến mức tàn nhẫn của người Pháp. Nhà sử học quân sự người Anh là Alistair Horne có đánh giá cao đối với miêu tả của Tolstoy về trận Austerlitz này.[53] Một trong các nhân vật chính của tiểu thuyết là Công tước Andrei trước khi bước vào trận đánh rất ngưỡng mộ Napoléon và muốn lao vào chiến đấu để tìm kiếm vinh quang cho mình:

...công tước Andrey cũng ở trong hàng tuỳ tòng đông đúc của Kutuzov, lúc bấy giờ đang đứng sau lưng ông. Chàng có cái cảm giác khích động hưng phấn, nhưng đồng thời bình tĩnh, dè dặt của một con người thấy cái phút bấy lâu nay chờ đợi nay đã đến. Chàng tin chắc rằng cái giờ chiến thắng Toulon (Một tỉnh miền nam nước Pháp) hay cầu Arcole của chàng đã điểm.

Điều này gợi nhớ đến những chiến thắng ban đầu của Napoléon Bonaparte),[54] chỉ đến những chiến thắng vang lừng của Napoléon. Andrei thậm chí còn suy nghĩ: "mình giương cao lá cờ lao vào trận địa địch, đi đến đâu quét sạch đến đấy".[54] Thế nhưng, anh bị thương nặng và lòng nhiệt huyết này đã tan biến sau khi anh tận mắt gặp vị anh hùng của mình bên kia chiến tuyến.

...Napoléon nói, rồi cho ngựa đi mấy bước nữa, đứng lại sát chỗ công tước Andrey đang nằm ngửa mặt lên, chiếc cán cờ vứt lên cạnh (lá cờ đã bị quân Pháp tháo cất làm chiến lợi phẩm). Napoléon nhìn Bolkonxki nói: Một cái chết rất đẹp. Công tước Andrey hiểu rằng những lời này nói về chàng và người nói chính là Napoléon. Chàng đã nghe họ gọi người nói câu vừa rồi là Hoàng thượng. Nhưng chàng nghe những lời đó dường như chỉ là tiếng vo ve của một con ruồi. Chàng không những không lưu tâm đến câu nói đó, mà thậm chí cũng không buồn để ý tới nữa, và nghe xong là đã quên ngay. Đầu chàng nhói buốt; chàng cảm thấy máu mình đang chảy cạn dần và không thấy bầu trời ở phía trên, xa xăm, cao lồng lộng và vĩnh viễn vô tận. Chàng biết rằng đây chính là Napoléon - Vị anh hùng của chàng - Nhưng vào giờ phút này chàng thấy Napoléon sao mà nhỏ bé, vô nghĩa quá chừng so với cái gì lúc bấy giờ đang diễn ra giữa linh hồn chàng với bầu trời cao vô tận với những đám mây bay lờ lững... "À anh ta còn sống" - Napoléon nói...

Ngoài ra, nhà văn hào nước Nga cũng mô tả cảnh chiến bại thảm hại của Quân đội Nga:

...Một đám loạn quân vừa chạy vừa ùn đến bao quanh lấy Kutuzov và dồn ông về phía sau. Quân lính chạy trốn thành một đám người dày dặc đến nỗi một khi đã lọt vào giữa đám này thì khó lòng mà len ra ngoài được nữa. Có người quát: "Đi đi! Sao lại ỳ ra đấy hả!"; có người quay lại bắn chỉ thiên; có người thúc con ngựa của chính Kutuzov cưỡi. Kutuzov chật vật lắm mới len được qua dòng người mà thoát sang phía trái...[55]

Tolstoy xem thất bại của quân Nga tại trận Austerlitz là vì họ đã chiến đấu vì những mục tiêu không thích đáng, như vinh quang cá nhân và tiếng tăm, thay vì những phẩm giá cao đẹp đã mang lại cho họ chiến thắng về mặt tinh thần trong trận Borodino khi Napoléon xâm lược nước Nga vào năm 1812.

Ngày nay, nhờ có cuốn tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình mà hàng triệu con tim trên thế giới đã ghi nhớ đến trận chiến Austerlitz, đến những nhân vật chính như vị lão tướng tài năng Kutuzov, hoặc vị Hoàng đế yếu đuối và cả tin Aleksandr I, v.v... [56]

Khen thưởng sửa

Ông cho rằng trận đánh Austerlitz thể hiện sâu đậm nhất "tính thiêng liêng của chiến tranh".[35] Trong số các tù binh Áo - Nga sau trận Austerlitz có một Sĩ quan Pháo binh Nga nói giỏi tiếng Pháp. Anh cầu xin quân sĩ Pháp hãy bắn chết anh, để cho ông khỏi phải hứng chịu nỗi nhục. Tuy nhiên, binh lính Pháp khuyên anh nên im lặng, bởi lẽ "Hoàng đế sẽ nghe thấy anh nói !" Quả thật, Napoléon I nhìn thấy viên Sĩ quan này và hỏi rằng có chuyện gì không hay vậy? Thì người Sĩ quan Nga ấy đáp trả : "Muôn tâu Chúa thượng, tôi không đáng sống, do tôi đã đánh mất cả một khẩu đội pháo của tôi". Hoàng đế phán quyết: "Bình tĩnh đi nào, chàng trai trẻ. Không có gì thiếu vinh dự khi bị quân đội của Ta đánh bại".[30] Điều này đã thể hiện rõ niềm vui sướng của ông với đại thắng.[45] Và, trong ngày 10 tháng 12 năm 1805 thì Hoàng đế Pháp ngự bút thư gửi cho Hoàng hậu Josephine : [22]

Ta đã hoàn tất một Thỏa ước. Quân Nga đã phải tuân theo. Chiến thắng Austerlitz là một thắng lợi rạng rỡ nhất mà Ta đã đạt được. Chúng ta tóm gọn được 45 quân kỳ, 150 cỗ pháo, và 20 tên tướng. Hơn 2 vạn tên địch đã bị tiêu diệt. Đó là một đại thắng đáng sợ. Nga hoàng Aleksandr giờ đây đã tuyệt vọng. Hôm qua, Ta gặp Hoàng đế nước Đức bên ánh lửa trại của Ta. Hai Ta đã đàm luận trong vòng 2 tiếng, và sau cùng đã lập nên một Hòa ước. Thời tiết thật tồi tệ. Một lần nữa cả Âu lục đã được nghỉ ngơi. Hãy để cho chúng ta hy vọng rằng nền an bình này sẽ rộng mở trên toàn thế giới. Người Anh sẽ không thể đem binh đi đánh chúng ta. Ta vẫn mong chờ đến cái thời khắc thật hạnh phúc là Ta sẽ gặp lại được nàng. Xin từ biệt Ái Phi. Ta vẫn khỏe, và Ta vẫn luôn mong mỏi được đoàn tụ với nàng.

Rốt cuộc, đại thắng Austerlitz, với tiếng vang rất lớn, trở thành niềm kiêu hãnh lớn nhất của Napoléon I.[35] Mặt khác, ông cũng viết thư cho hoàng huynh Joseph: "Nền thăng bình chả có nghĩa gì cả. Đó là một cái hòa bình huy hoàng mà chúng ta cần thiết". Điều đó có nghĩa là ông sẵn sàng bác bỏ mọi lời cầu hòa của nước Anh - điều có thể xảy ra do kình địch của ông là Thủ tướng Pitt đã qua đời. Thực chất, ông đã không thể loại được Anh Quốc ra khỏi vòng chiến.[45] Do chiến đấu quả cảm trong cuộc tiến công thắng lợi của quân Pháp nhằm vào đội Kỵ binh Cận vệ Nga, các chiến binh Mamluk đã được ông ban thưởng cho bản sao của một lá quân kỳ mang hình ảnh đại bàng của Đế chế.[57] Khi có một lần Chuẩn tướng Jean Rapp thỉnh tấu Napoléon I nhằm thuyết phục ông thăng chức cho hai viên Sĩ quan. Hoàng đế phán: "Ta không thể tiến hành quá nhiều đợt thăng chức, về khoản này Berthier đã phò Ta rất nhiều" Sau đó, ông quay sang Thiếu tướng Jacques Lauriston và nói: "Chúng ta không thể thăng quan tiến chức quá nhanh trong mấy năm nay, bản thân Ta đã làm Thiếu tá trong vòng nhiều năm rồi". Tướng Rapp liền đáp lại: "Kính bẩm Thánh thượng, có nhẽ là vậy. Nhưng từ lúc đó Người đã gỡ gạc lại thật vẻ vang cho cái thời gian bị mất của Người". Napoléon I cười và chấp nhận yêu cầu của Rapp.[22] Sau một loạt chiến thắng huy hoàng, hiếm có mà điển hình là trận thắng lớn ở Austerlitz, ông ca khúc khải hoàn kéo đoàn binh thắng trận về kinh kỳ Paris vào ngày 25 tháng 1 năm 1806, trong niềm hân hoan vui sướng rạng ngời.[58] Cho đến ngày 2 tháng 12 năm 1807, khi Napoléon I xuất binh đánh quân Nga ở Ba Lan trong cuộc Chiến tranh Liên minh thứ tư, tiếng vang của chiến thắng lớn ở trận Austerlitz hãy còn tồn đọng: [59]

Vào năm 1851, nhân lễ kỷ niệm chiến thắng huy hoàng của Napoléon I tại trận Austerlitz, Tổng thống Louis Napoléon Bonaparte đã tiến hành biến pháp và lên ngôi Hoàng đế Napoléon III. [60]

Tham khảo
  1. ^ Vincent Cronin, Napoleon Bonaparte: an intimate biography, trang 174
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên thomgriess55
  3. ^ Gregory Fremont-Barnes, The encyclopedia of the French revolutionary and Napoleonic Wars: a political, social, and military history, Tập 1, trang 17
  4. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên corvisier53
  5. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên fauvelet394
  6. ^ a b c Trevor Nevitt Dupuy, The Battle of Austerlitz; Napoleon's greatest victory, các trang 75-76.
  7. ^ a b George Whitney Martin, The Red Shirt and the Cross of Savoy: The Story of Italy's Risorgimento (1748-1871), các trang 149-150.
  8. ^ a b Robert Cowley, Geoffrey Parker, The Reader's Companion to Military History, trang 2
  9. ^ John S. C. Abbott, The history of Napoleon Bonaparte: with Maps and Illustrations : in 2 Vollumes, Tập 2, các trang 222-228.
  10. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên cherodl172
  11. ^ a b c d e Owen Connelly, Blundering to glory: Napoleon's military campaigns, các trang 86-93.
  12. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên archerjones345
  13. ^ Ian Castle, Christa Hook, Austerlitz 1805: the fate of empires, các trang 15-17.
  14. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên fermontbarn57
  15. ^ a b c Mikhail Bragin, Field Marshal Kutuzov: a short biography Dù trận Austerlitz, các trang 34-39.
  16. ^ Gunther Erich Rothenberg, The art of warfare in the age of Napoleon, trang 131
  17. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên parker203
  18. ^ Richard P. Dunn-Pattinson, Napoleon's Marshals, trang 133
  19. ^ France's history wars - Le Monde diplomatique - English edition
  20. ^ a b BBC NEWS | Europe | Furore over Austerlitz ceremony
  21. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên thier174
  22. ^ a b c d e f g h Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Cabotabott77
  23. ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên volume2na
  24. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Castle8990
  25. ^ a b c d Henri Troyat, Alexander of Russia: Napoleon's Conqueror, các trang 91-93.
  26. ^ Frederick Kagan, The End of the Old Order: Napoleon and Europe, 1801-1805, trang 636
  27. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên frederkagan647
  28. ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên johlord365
  29. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên maurel13
  30. ^ a b c d e Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên englund277278
  31. ^ Christopher Duffy, Austerlitz 1805, trang 163
  32. ^ Gregorio F. Zaide, World History, trang 244
  33. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên alexande12
  34. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên tucker285
  35. ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên empressoft
  36. ^ John S. C. Abbott, The history of Napoleon Bonaparte: with Maps and Illustrations : in 2 Vollumes, Tập 2, trang 153
  37. ^ a b Phil Grabsky, Great Commanders: Alexander, Caesar, Nelson, Napoleon, Grant & Zhukov, trang 125
  38. ^ Vincent Cronin, Napoleon Bonaparte: an intimate biography, trang 314
  39. ^ Frederick Kagan, The End of the Old Order: Napoleon and Europe, 1801-1805, trang 664
  40. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên richardpattxvi
  41. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên freschneid143
  42. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên pinnow283
  43. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên kelly214
  44. ^ John Kenneth Severn, Architects of empire: the Duke of Wellington and his brothers, các trang 211-219.
  45. ^ a b c d Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên flynn2223
  46. ^ Ross Steele, When in France, do as the French do: the clued-in guide to French life, language, and culture, trang 114
  47. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên flynn12
  48. ^ Mikhail Bragin, Field Marshal Kutuzov: a short biography, trang 53
  49. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên alistairhorne173
  50. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên davidchandler439
  51. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên matthews269
  52. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên bonnechose
  53. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên alistairhornexxi
  54. ^ a b Leo Tolstoy, War and Peace. p. 317
  55. ^ Tolstoy tr. 340
  56. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên chrduffyix
  57. ^ Amcgregor, trang 50
  58. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên archalison504
  59. ^ History of France to the revolution of 1848
  60. ^ James H. Billington, Fire in the minds of men: origins of the revolutionary faith, trang 241

Chúc mừng sửa

Xin gửi lời chúc mừng nồng nhiệt đến tập thể tác giả đã soạn thảo bài viết Trận Austerlitz. Hy vọng các bạn không dừng lại, tiếp tục tu chỉnh và nâng cấp nó để có thể trở thành một Bài viết chọn lọc. --Двина-C75MT 13:05, ngày 27 tháng 3 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Nếu có gì mời bác sang viết thêm từ vài nguồn tiếng Nga--Imperator (Thảo luận · Đóng góp) 14:51, ngày 19 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Trận Austerlitz”.