Thảo luận:Trung Quốc

Bình luận mới nhất: 3 tháng trước bởi Thành Liên Sơn trong đề tài Nội dung dài dòng

Không có tiêu đề

sửa

Đề nghị sửa lại, Hà nam Trung Háng lại link sang Hà nam Việt nam

OK, bạn chỉ cần viết như thế này: [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]] để link dẫn đến Hà Nam ở Trung Quốc. Dung Nguyen 01:34, 24 tháng 4 2005 (UTC)

Lịch sử

sửa

Phần lịch sử có vài điều cần chỉnh lại:

  • "Bè lũ bốn bên" có lẽ nên sửa lại nó có vẻ... dùng từ của chính phủ dành cho chính sách đàn áp "tứ nhân bang" và không trung lập.
  • không thấy đề cập tới sự kiện "Thiên An Môn" nổi tiếng, lúc đó, hàng chục ngàn SV biểu tình đòi dân chủ và đã bị đàn áp dã man tại Thiên An MÔn... cho đến nay có thể vẩn còn người bị giam cầm vì vụ này. Hệ quả rất lớn: ông đương nhiệm tổng bí thư ĐCS tên Triệu Tử Dương trung quốc bị cách chức và bị giam lỏng.
  • Chính Dảng CS Trung Quốc đã điều chỉnh lại điều lệ Đảng cho phép các nhà tư bản là Đảng viên CS. Đây là một điều quan trọng không thấy nhắc tới ?

Làng Đậu 15:01, 4 tháng 8 2005 (UTC)

Thay đổi quá nhanh

sửa

Bài Trung Quốc trong anh ngữ đã thay đổi liên tục và quá nhiều. Có lẽ, không thể "rượt theo" mãi.

Có bao nhiêu người Trung Hoa và ngưòi dùng Anh ngữ điều chỉnh bài đó ? (50?)... do vậy có lẽ sẽ không bao giờ có một phiên bản tạm gọi là "stable". Theo tôi chỉ cần giữ 1 bản nào đó tưong đối đủ và dịch lại chứ không thể cứ mỗi thay đổi bên Anh ngữ là phải thay đổi bên Việt ngữ (làm vậy thì có đến thế kỉ tới cũng không xong vì họ "keep changing the article forever".


Bốn phát minh

sửa

Bốn phát minh quan trọng của người Trung Quốc là:

  1. Công nghệ in ấn
  2. Thuốc súng
  3. La bàn
  4. Kỹ thuật sản xuất giấy

Về com-pa (công cụ để vẽ đường tròn) thì không được coi là phát minh quan trọng nhất của họ (và tôi chưa kiểm tra được nó là phát minh của ai). Xem thêm ở en:Four Great Inventions of ancient ChinaVương Ngân Hà 11:08, ngày 08 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Xin lỗi tôi nhầm với la bàn vì không xem kỹ, bây giờ hiện làm từng phần sau đó sẽ điều chỉnh lại toàn bộ bài. Nguyễn Thanh Quang 13:28, ngày 08 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Dịch bản đồ ra tiếng Việt

sửa

Chúng ta nên dịch các tên trong bản đồ en:Image:China administrative.png ra tiếng Việt để người vẽ bản đồ dễ Việt hoá:

  1. Tibet A.R.; Khu tự trị Tây Tạng
  2. Xīnjiāng Uyghur A.R.: KTT Duy Ngô Nhĩ Tân Cương
  3. Qinghai: Thanh Hải
    1. Xining: Tây Trữ
  4. Gansu: Cam Túc
    1. Lanzhou: Lan Châu
  5. Sichuan: Tứ Xuyên
    1. Chengdu: Thành Đô
  6. Yunnan: Vân Nam
    1. Kunming: Côn Minh

Nguyễn Hữu Dng 01:47, ngày 10 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi tạm dịch như sau, mọi người cho ý kiến và Nguyễn Hữu Dụng Việt hóa bản đồ nhé.
  1. Xinjiang Uyghur A.R/Urumqi:Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương Uây-ua/Urumxi
  2. Tibet A.R/Lhasa:Khu tự trị Tây Tạng/Lasa
  3. Gansu/Lanzhou:Cam Túc/Lan Châu
  4. Qinghai/Xining:Thanh Hải/Tây Ninh
  5. Sichuan/Chengdu:Tứ Xuyên/Thành Đô
  6. Yunnan/Kunming:Vân Nam/Côn Minh
  7. Guizhou/Guiyang:Quý Châu/Quý Dương
  8. Chongquing:Trùng Khánh (Thành phố trực thuộc trung ương)
  9. Guangxi Zhuang A.R/Nanning:Khu tự trị Choang Quảng Tây/Nam Ninh
  10. Guangdong/Guangzhou:Quảng Đông/Quảng Châu
  11. Hainan/Haikou:Hải Nam/Hải Khẩu
  12. Macau:Ma Cao (đặc khu hành chính)
  13. HongKong:Hồng Kông (đặc khu hành chính)
  14. Fujian/Fuzhou:Phúc Kiến/Phúc Châu
  15. Jiangxi/Nanchang:Giang Tây/Nam Xương
  16. Hunan/Changsha:Hồ Nam/Trường Sa
  17. Hubei/Wuhan:Hồ Bắc/Vũ Hán
  18. Anhui/Hefei:An Huy/Hợp Phì
  19. Zhejiang/Hangzhou:Chiết Giang/Hàng Châu
  20. Shanghai:Thượng Hải (Thành phố trực thuộc trung ương)
  21. Jiangsu/Nanjing: Giang Tô/Nam Kinh
  22. Shandong/Jinan:Sơn Đông/Tế Nam
  23. Henan/Zhengzhou:Hà Nam/Trịnh Châu
  24. Hebei/Shijiazhuang:Hà Bắc/Thạch Gia Trang
  25. Shaanxi/Xi'an:Thiểm Tây/Tây An
  26. Shanxi/Taiyuan:Sơn Tây/Thái Nguyên
  27. Tianjin:Thiên Tân (Thành phố trực thuộc trung ương)
  28. Beijing:Bắc Kinh (Thành phố trực thuộc trung ương/Thủ đô)
  29. Ningxia Hui A.R/Yinchuan:Khu tự trị Hồi Ninh Hạ/Ngân Xuyên
  30. Inner Mongolia A.R/Hohhot:Khu tự trị Nội Mông/Huhơhớt
  31. Liaoning/Shenyang:Liêu Ninh/Thẩm Dương
  32. Jilin/Changchun:Cát Lâm/Trường Xuân
  33. Heilongjiang/Harbin:Hắc Long Giang/Cáp Nhĩ Tân
  34. Taiwan/Taipei:Đài Loan/Đài Bắc

Vương Ngân Hà 04:51, ngày 10 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Người tạo ra hình đã có ý định dịch hình đó ra nhiều ngôn ngữ khi có các từ dịch, và anh Quang đã yêu cầu người này tạo ra một phiên bản tiếng Việt. Tôi chắc rằng hình của họ sẽ tốt hơn là mình tự sửa. Nguyễn Hữu Dng 05:24, ngày 10 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Đúng như anh Dụng nói, tôi đã dịch sang tiếng Việt và nhờ người tạo bản đồ này tạo ra bản tiếng Việt. Người này đã đồng ý, tôi đang chờ trả lời. Hình của họ chắc sẽ tốt hơn vì có bản gốc từ Photoshop. Có một vài điểm tôi dịch khác anh Hường và anh Dụng: Xinjiang Uyghur A.R là Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Hohhot là Hô Hòa, Inner Mongolia A.R là Khu tự trị Nội Mông Cổ, Lhasa là Lhasa. Ran cũng vừa email nói là Dụng cũng vừa nhắn cho người này các nội dung dịch (en:User_talk:Ran#Map_translation_request) nhưng có một vài điểm khác so với nhưng chỗ dịch trong email của tôi gửi Ran. Vậy chúng ta nên thống nhất những điểm khác biệt này sớm, tôi hiện có bản gốc có thể tự sửa được. Nguyễn Thanh Quang 16:55, ngày 10 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Theo tôi Inner Mongolia AR -> KTT Nội Mông (ko thấy ai gọi Nội Mông Cổ), Uyghur -> Duy Ngô Nhĩ thay vì Uây-ua. --Avia (thảo luận) 09:30, ngày 10 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Nội Mông chắc là cách gọi tắt trong tiếng Việt, Nội Mông Cổ mới là tên chính thức. Nguyễn Thanh Quang 12:59, ngày 10 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Ai giỏi máy tính sửa giúp phần lời phía dưới bản đồ này, không để thừa lề trắng bên phải trong khi mục "Phân chia hành chính bị kéo xuống phía dưới quá dài. Bản tiếng Anh không bị lỗi này.--Nguyễn Việt Long 13:44, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Thủ phủ Nội Mông Cổ dịch đầy đủ phải là Hô Hòa Hạo Đặc. Bản đồ tiếng Trung ghi rõ như vậy. Tên gọi này gốc tiếng Mông Cổ, nghĩa là Thành phố Xanh Da Trời. Một số địa danh khác ở Nội Mông cũng có đuôi là Hạo Đặc (=Thành phố). Phiên âm sang tiếng Anh có nhiều version: Hohhot, Huhehot, Hohohoto (thời Nhật chiếm đóng), Hu-ho-hao-t'e (phiên theo tiếng Hán), xem Encarta. Tách từng từ phiên như sau: Ho/Hu=Hô; h/he=Hòa; ho=Hạo; t/to=Đặc. Tiếng Nga phiên là Khukh-Khoto.--Nguyễn Việt Long 14:07, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Không cần thiết phải thêm vào trong bản đồ vì Hạo Đặc không phải danh từ riêng, trong bài viết Hô Hoà sẽ giải thích rõ hơn. Nếu thêm vào thì các địa danh nào gốc/của Mông Cổ cũng sẽ rất dài. Nguyễn Thanh Quang 14:39, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tất nhiên có thể không thêm vào vì rất dài. Tuy nhiên đây chắc chắn là danh từ riêng nằm trong tổng thể, giống như Leningrad, Ho Chi Minh City, Mexico City...--Nguyễn Việt Long 11:27, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC) PS. Bản đồ tiếng Hán cũng luôn luôn ghi đầy đủ, chứng tỏ nó là danh từ riêng.Trả lời

Các thành phố Leningrad, Ho Chi Minh City lấy từ tên người nên phải có suffix để phân biệt rõ ràng. Wiki Trung văn ghi là 呼和浩特(蒙古语köke qoto“青色城市”) = Hô Hòa hạo đặc (Mông Cổ ngữ köke qoto "thanh sắc thành thị"), nghĩa là "đạo hặc" là phiên âm tiếng Hán, trong tiếng Mông Cổ là "thành thị". Còn "Hô Hoà" là phiên âm tiếng Hán, trong tiếng Mông Cổ là "màu xanh". Do đó "đạo hặc" không phải danh từ riêng. Nguyễn Thanh Quang 11:47, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Một tiêu chí quan trọng để xác định tên riêng của 1 địa điểm dân cư là nó được ghi như thế nào trên bản đồ (trên đó không ghi chữ thành phố, thủ phủ, thủ đô v.v.). Trong tất cả mấy thứ tiếng mà ta đang xét, Hô Hòa Hạo Đặc được ghi đầy đủ là 呼和浩特, Hohhot, Khukh-Khoto (tiếng Nga, tôi phiên Latinh cho tiện)... do đó nó phải là tên riêng của địa điểm đó, mặc dù bao gồm những từ có nghĩa của ngôn ngữ gốc. Bắc Kinh cũng vậy, không thể bảo rằng kinh = kinh đô, thủ đô mà bỏ chữ kinh đi. Thành phố Nizhni Novgorod ở Nga, không thể bảo rằng gorod = thành phố mà bỏ chữ này đi, chỉ để Nizhni Nov lại! Mexico City cũng vậy. Ngay sa mạc Gobi thì tiếng Mông Cổ Gobi = sa mạc, nhưng người ta vẫn lấy nó làm tên riêng để gọi chính sa mạc đó chứ không phải sa mạc khác. Còn rất nhiều ví dụ khác: Puerto Rico (Puerto=cảng), Port-au-Prince (Port=cảng), Thái Lan (Lan gốc tiếng Anh land= đất nước)... kể không xiết.--Nguyễn Việt Long 11:51, ngày 23 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tách riêng "Trung Quốc" và "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa"

sửa

Tôi đề nghị có bài riêng về nói về khái niệm "Trung Quốc"; còn bài này chủ yếu chỉ nói về nhà nước hiện nay tại Trung Quốc là "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa". Nguyễn Thanh Quang 21:54, ngày 12 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ khái niệm đó nên để ở Trung Hoa. Nguyễn Hữu Dng 23:04, ngày 12 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Ngày nay "Trung Quốc" hoàn toàn đồng nghĩa với "Trung Hoa nhân dân cộng hoà quốc", tôi nghĩ chúng ta không nên tách ra nữa. (Theo tôi biết thì ngày trước "Trung Hoa dân quốc" cũng viết tắt là Trung Quốc. Trước kia nữa, họ cũng tự xưng là "trung quốc" nghĩa là quốc gia ở trung tâm, nhưng không phải là quốc hiệu.) --Avia (thảo luận) 02:16, ngày 13 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi đọc bài này và thấy nó chủ yếu nói về giai đoạn từ 1949 đến nay của nước này là chính, cho nên tiêu đề đúng của nó nên là Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Khái niệm Trung Quốc (中國/中国) (bao gồm lịch sử, nền văn minh v.v) rộng hơn khái niệm Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, nên có thể tách riêng ra. Khái niệm Trung Hoa (中華/中华) thì tôi thấy trong cả Wiki tiếng Trung/tiếng Anh đều thấy được định hướng tới trang Trung Quốc, như vậy có lẽ nó chỉ là một cách dùng khác và hẹp nghĩa hơn Trung Quốc và gắn với dân tộc Hoa Hạ (tổ tiên của người Hán) nhiều hơn? Vương Ngân Hà 07:43, ngày 13 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Vậy tôi sẽ tách Trung Quốc ra khỏi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nếu không có ai phản đối. Đồng thời tôi sẽ tiếp tục sửa bài Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (thêm vào phần về quân sự, tôn giáo; chuyển phần khoa học kỹ thuật thời cổ đại sang bài Trung Quốc). Dụng khoan cho vào các bài chọn lọc vì còn chưa ổn định hẳn. Trung QuốcTrung Hoa sẽ có bài riêng. Nguyễn Thanh Quang 10:25, ngày 13 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

sửa

Theo tên gốc tiếng Anh là "People's Republic of China". Thế cho nên, tôi nghĩ nên chuyển lại cho đúng là "Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa". Như vậy sẽ hợp lí và đầy đủ hơn.

minhtuanht 05:54, ngày 23 tháng 11 năm 2005.
People = Nhân dân
Republic = Cộng hòa
China = Trung Hoa, Trung Quốc
Như vậy thì "Dân chủ" đến từ đâu?
Mekong Bluesman 06:30, ngày 23 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tên gốc là 中华人民共和国 Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc. Nguyễn Hữu Dng 06:34, ngày 23 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Đại Nhảy Vọt?

sửa

Cách lập danh từ như vậy - thậm chí dùng làm thuật ngữ lặp đi lặp lại - mà không ai ngoài tôi thấy lạ sao?

Thành ngữ Great Leap Forward dịch là Bước Nhảy Lớn hoặc Bước Nhảy Vọt, chữ Vọt có thể thế chút ít chữ Đại của Trung Hoa trong từ Đại Dược Tiến. Nhưng không bao giờ là Đại Nhảy Vọt. --Baodo 21:16, ngày 16 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Ở trong nước hay dùng chữ Đại Nhảy Vọt nên tôi lấy theo, gọi là Bước Nhảy Lớn thì thuần Việt hơn nhưng sợ mọi người nghe không quen. Nguyễn Thanh Quang 21:34, ngày 16 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Đại Nhảy Vọt mà trong nước hay dùng theo tôi không phải là không có lý: Dược Tiến = nhảy vọt, vọt tiến, tiến vọt, tiến nhanh vượt bậc = make /take a leap; leap forward thì Đại Dược Tiến mạnh hơn nên = Đại Nhảy Vọt = Great Leap Forward. Ở đây Dược mạnh hơn nghĩa nhảy thông thường (=khiêu,...= jump, step).--Nguyễn Việt Long 13:42, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Điểm tranh luận ở đây không phải là ngữ nghĩa mà là ngữ pháp. Tiếng Việt đặt định ngữ ở đâu, trước hay sau?. Tôi nói Hán-Nôm lẫn lộn Tái đói 再𩛜 bác nghe có được không? Việt ra Việt, Tàu ra Tàu, không nên tạp nhạp trong văn phạm như vậy? Tôi đổi vì nó có nguy cơ được dùng như thuật ngữ lặp đi lặp lại cho người bắt chước theo. Chữ Vọt đủ mạnh. Dũng dược có nghĩa nhảy cẫng lên/vọt lên vì vui mừng, vậy mạnh đủ rồi. Nếu không chuyển thành lớn --Baodo 14:04, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Theo tôi, "Đại Nhảy Vọt" không hẳn là vô lý vì pha trộn Hán Nôm lẫn lộn. Đã "nhảy vọt" rồi sao còn "đại": việc thêm chữ đại đằng trước nhóm từ thuần Việt thể hiện thuật ngữ này có gốc từ Trung Quốc đồng thời thể hiện tính châm biếm trong đó (người Trung Quốc hay ăn to nói lớn, hay dùng đại ngôn). Trong Wikipedia nên dùng từ Bước Nhảy Lớn trung tính và thuần Việt hơn. Nguyễn Thanh Quang 14:33, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
"Đại" ở đây có thể đuợc xem là tiếp đầu ngữ, cho nên cách kết hợp của nó sẽ thoáng hơn trong cấu tạo từ (ở mức từ, không phải ngữ pháp). Trong một số trường hợp động từ vẫn có thể sử dụng như danh từ. Theo tôi, "đại nhảy vọt" là chấp nhận được, không cần e dè thay nó bằng từ "có nói ra cũng không ai biết". --Á Lý Sa (thảo luận) 14:17, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Cách lập/phái sinh danh từ đã thuộc về ngữ pháp. Nhưng Wiki tiếng Việt đã bắt đầu có khuynh hướng tạo mục từ, thuật ngữ rất ngoạn mục: Đại Thung Lũng ở bài Hồng HảiBiển Chết. Tôi không muốn tranh luận nhiều về vấn đề này vì xưa nay nghĩ là vấn đề cơ bản nằm ngoài tranh luận. Chỉ muốn hỏi giản đơn: Đại Thung Lũng bên trên có đúng tiếng Việt? Nếu ai xác nhận giúp là đúng tiếng Việt với giải thích ngữ học thì tôi sẽ rút lui không thảo luận vấn đề này nữa. --Baodo 15:57, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Theo tôi, ngoài việc xét về các khía cạnh thuần ngôn ngữ cũng cần để ý đến các yếu tố ngoài ngôn ngữ (extralinguistic) khác: lịch sử, tâm lý, xã hội, chính trị, euphony. Cái này chắc ngành ngữ dụng học (pragmatics) nghiên cứu. Hơn nữa, ngữ pháp đâu phải là bất di bất dịch vì nó do con người tạo ra. Ngữ pháp hôm này có thể = ngữ pháp hôm qua + quy luật hay ngoại lệ mới. Nếu đơn thuần xét trên khía cạnh ngôn ngữ thì ngôn ngữ sẽ chỉ tồn tại trong phòng thí nghiệm mà không ra ngoài cuộc sống được. "Đại Thung Lũng" thì tôi chưa xem nên chưa có ý kiến. Nguyễn Thanh Quang 19:18, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Nếu chỉ dịch Great Leap Forward=Bước Tiến Vọt thì big /Great jump hoặc big /Great step dịch là gì, cũng là Bước Tiến Vọt, Bước Tiến Lớn?--Nguyễn Việt Long 11:56, ngày 23 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Xếp hạng diện tích

sửa

Để tránh bút chiến, đề nghị bạn đã xếp hạng diện tích của Trung Quốc là thứ ba xin cung cấp số liệu và nguồn tham khảo về diện tích của các nước lớn nhất thế giới. Nguyễn Thanh Quang 09:57, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

2000 đặc khu kinh tế???

sửa

Lấy đâu ra lắm đặc khu kinh tế vậy? Hóa ra sai từ bản tiếng Anh. Chỉ có 5 đặc khu kinh tế: Thâm Quyến, Chu /Châu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn và tỉnh Hải Nam thôi. Còn lại là các khu kinh tế mở. Xem [[1]]. Tôi đã sửa bản tiếng Anh. --Nguyễn Việt Long 13:23, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tàu đỏ, Trung Cộng

sửa

Những chữ này đã có từ trước 1975, dùng để gọi cái nước này lúc ở dưới chế độ nọ, không có lý gì để loại ra Xiaoao (thảo luận) 09:24, ngày 15 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cấu trúc dân số

sửa

Tôi tình cờ thấy số liệu này về Trung Quốc trên cia.gov, mọi người xem có nên đưa vào phần "Con người" không? Theo tôi nó phản ánh phần nào kết quả của quy định "một con" của TQ.

0-14 years: 19.8% (male 140,877,745/female 124,290,090)

15-64 years: 72.1% (male 495,724,889/female 469,182,087)

65 years and over: 8.1% (male 51,774,115/female 56,764,042) (2009 est.)

goodluck 21:55, ngày 19 tháng 4 năm 2010 (UTC)

Xã hội

sửa

Tôi treo biển POV ở phần Xã hội vì nói tới xã hội Trung Quốc không thể chỉ nói đến mỗi phần tranh chấp đất đai trong vài năm gần đây. Dung005 (thảo luận) 18:07, ngày 26 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Không có vấn đề POV, mà đúng ra là treo biển "cần khai triển", để ai đó có thể phát triển thêm các phần khác cho mục Xã hội. Mục tranh chấp đất đai không thể là nhỏ, khi có đến 43% nông dân bị trưng thu đất và 180 ngàn biểu tình 1 năm. Nhưng Wiki là sự hợp tác, mỗi người góp 1 phần, tôi góp phần đó thôi, mục XH này cần triển khai thêm các phần khác. 72.15.59.162 (thảo luận) 18:40, ngày 26 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời
TQ có quá nhiều vấn đề xã hội không thể kể hết cụ thể trong bài chính. Bạn có thể tạo, phân chia và hoàn thiện thêm bài mới chi tiết hơn theo bản mẫu này. Một số bài đã được tạo sẵn. ~ Violet (talk) ~ 05:34, ngày 27 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tên bài

sửa

Hiện nay mục từ Trung Quốc được đổi hướng đến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong tiếng Việt hiện hai mục từ này là đồng nhất, ngay cả trong trang tuyên truyền tiếng Việt của Đài Loan cũng vậy, ví dụ "Chiến cơ Trung Quốc bay vào khu nhận dạng phòng không Đài Loan bị chiến cơ Đài Loan trục xuất" [2], đề nghị đổi tên bài thành "Trung Quốc" giống như các bài viết về các quốc gia khác.--CNBH (thảo luận) 05:08, ngày 30 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bài Đài Loan và Trung Hoa Dân quốc đã hợp làm một và lấy tên là Đài Loan thì bài này sau khi hợp nhất cũng nên lấy tên bài là Trung Quốc như Wikipedia tiếng Anh. YufiYidoh (thảo luận) 09:29, ngày 6 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôn giáo

sửa

Bài này có cái gì đặc biệt, nó đã viết được hơn 10 năm rồi, mà không thấy ai viết về phần tôn giáo? DanGong (thảo luận) 08:42, ngày 3 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôn giáo của trung quốc là vô thần Nguyenducluan28012007 (thảo luận) 13:42, ngày 29 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Lịch sử giết người của Đảng CSTQ

sửa

Tóm tắt Lịch sử giết người của Đảng CSTQ do báo Trí thức Việt Nam phát hành : https://m.trithucvn.net/trung-quoc/tom-tat-lich-su-giet-nguoi-cua-dang-cong-san-trung-quoc.html Peace9299 (thảo luận) 21:46, ngày 3 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời

Nơi nào người cộng sản nắm quyền họ đều phá trước xây sau. Từ Liên Xô đến Việt Nam đều thế. Đó là bọn cuồng tín và ngạo mạn luôn cho mình nắm được chân lý và muốn áp đặt cái chân lý đó lên xã hội nên mới hành động cực đoan thế. Đám người tự xưng dân chủ ở VN hiện nay cũng giống y chang cộng sản hồi xưa. Cũng cuồng tín và ngạo mạn, tin rằng mình nắm được chân lý và muốn áp đặt cái chân lý đó lên xã hội.Hamloi23 (thảo luận) 14:37, ngày 22 tháng 6 năm 2019 (UTC)Trả lời

Viết tâng bốc thái quá

sửa

Viết đoạn dạo đầu tôi thấy tâng bốc quá thể. Nhất hay tài nhất thì tự người ta biết. Chứ tự dưng bốc là nhất thế ? Mất hay.

Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành một trong số nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, đặc trưng bởi hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành), các thành tựu khoa học kỹ thuật nổi bật (phát minh ra giấy, la bàn, thuốc súng, địa chấn kế, kỹ thuật in ấn...), hoạt động giao thương xuyên châu Á với nhiều quốc gia (Con đường tơ lụa) và những đô thị có quy mô dân số và trình độ kiến trúc hàng đầu thế giới vào thời trung cổ.

Văn hóa thâm sâu, nhất thế thì hẳn phải khách quan, khiêm tốn chứ ai lại viết thế này. Càng giỏi, càng giàu thì người ấy càng khiêm tốn. Tôi đoán ko 1 người Tàu có học vấn nào mà biên soạn theo kiểu này. Cần xem lại. Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 14:01, ngày 5 tháng 2 năm 2020 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa ngày 31 tháng 3 năm 2020

sửa

Mở đi cần sửa gấp về tiêu ngữ của Trung Quốc Marie Gulleya (thảo luận) 13:39, ngày 31 tháng 3 năm 2020 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa ngày 26 tháng 4 năm 2020

sửa

Hết hạn rồi còn dề mở đi Marie Gulleya (thảo luận) 09:39, ngày 26 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế sửa đổi ngày 17 tháng 6 năm 2020

sửa
58.187.171.242 (thảo luận) 13:37, ngày 17 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời

Liên kết trong danh sách đen

sửa

Bài hiện đang chứa một số liên kết trong danh sách đen (vừa rồi tôi lùi sửa phá hoại thì thấy hiện thông báo). B nhắn gửi 08:20, ngày 28 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Đã sửa. Tuanminh01 (thảo luận) 10:04, ngày 28 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 6 tháng 4 năm 2021

sửa

Tôi xin sửa lại vì một số sai sót


Tôi yêu cầu mở khoá trang để tôi chỉnh sửa Nico trương cute (thảo luận) 14:44, ngày 6 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế sửa đổi ngày 10 tháng 3 năm 2022

sửa

Tôi xin yêu cầu là hãy đổi tên “Cộng hòa Nhân dân Tàu Khựa” thành “cộng hoà nhân dân Trung Quốc” nó rất xúc phạm với người dân trung hoa 117.4.89.191 (thảo luận) 01:25, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời

   Đã sửa, do có đứa phá hoại. NguyễnQuangHải19💬 01:29, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời

Yêu cầu thay đổi bản đồ Trung Quốc - gỡ "đường lưỡi bò" ra khỏi bản đồ

sửa

Trong phần bản đồ của Trung Quốc, ở góc dưới bên trái của bản đồ có gắn kèm hình ảnh "đường lưỡi bò" bao trọn cả Biển Đông.

Việt Nam kiên quyết phản đối việc sử dụng những hình ảnh sai lệch, không chính xác để thể hiện chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông thông qua hình ảnh "đường lưỡi bò". – Yusaku Sasaki 135 (thảo luận) 07:59, ngày 30 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

@Yusaku Sasaki 135 đây là Wikipedia tiếng Việt, không phải Wikipedia Việt Nam. Chính quyền Việt Nam tuyên bố thế nào thì liên quan gì đến nội dung ở đây? – STAIDCONTEXT (thảo luận) 13:18, ngày 23 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Nội dung dài dòng

sửa

Tôi thấy rằng chúng ta chỉ cần để 04 chức danh cao nhất bên Đảng lẫn Nhà nước Trung Quốc là: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Quốc vụ và Chủ tịch Quốc hội. Các chức danh đề cập trên hiện tại là quá thừa thải khi nhắc đến các chức danh khác của Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc. – Thành Liên Sơn (thảo luận) 19:52, ngày 8 tháng 8 năm 2024 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Trung Quốc”.