Thảo luận Wikipedia:Cẩm nang biên soạn
Thảo luận với các bạn!
sửaTrước hết trong phép tôi được đi từ dưới lên:
1. Về từ "liên hệ" và "liên lạc", theo tôi hai từ này được dùng với một chút khác biệt và có thể giải thích như sau: "liên hệ" thường được dùng khi muốn nhấn mạnh tới mối quan hệ (relation)giữa hai chủ thể, vd: "Nếu bạn quan tâm, xin liên hệ số máy xxxxx" ở đây người nói muốn nhấn mạnh tới việc tạo dựng quan hệ. Còn từ "liên lạc" thường được dùng khi muốn nhấn mạnh tới việc truyền thông giữa hai chủ thể, vd: "Số máy quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được, xin vui lòng gọi lại sau!". Tuy nhiên trong thực tế sử dụng, ý nghĩa trên đôi khi không được phân biệt rõ ràng ( lỗi do người dùng ?).
- "Tôi liên lạc với cô ấy qua phone."
- "Còn sự liên hệ giữa cô ấy và tôi thì không phải là một việc ông phải quan tâm!"
2. Chuyện "Combining diacritics", ý kiến cá nhân tôi ủng hộ việc dùng "precombined characters"; thực tế thì vấn đề này đã được tranh cãi trong nhiều năm qua (bảng mã tiêu chuẩn quốc gia chỉ quy định các mẫu tự, không quy định cách xử lý - chấp nhận cả hai). Tuy nhiên, một vài năm gần đây, việc dùng precombined characters ngày càng chiếm ưu thế đặc biệt là các trang Web (dùng combined characters thì một số browser như firefox (gecko-based) hiện thị không đẹp - chữ, dấu tách rời).
3. "Chủ tịch hay tổng thống", tôi cũng hiểu như bạn DHN, tuy nhiên cách giải thích của bạn là dựa trên hiện tượng, còn tôi nghĩ nên giải thích dựa theo thể chế chính quyền ( cài này tôi không rõ lắm).
4. Cách dùng "f" thay cho "ph" và ý kiến của Mekong Bluesman: tôi nghĩ cần phân biệt từ và chữ(ký tự), về chữ (ký tự): vi.wikipedia.org nên dùng thống nhất chữ viết hiện đại, và phải trình bầy rõ các lối viết cổ trong phần tiếng Việt (vd: ký tự "f" không có trong bảng chữ cái tiếng Việt, nhưng đã có thời gian...); về từ cổ như "Gia Nã Đại",...thì nên để chú thích (và redirect), về từ đồng nghĩa như "quả đất" và "địa cầu" (thuần việt và hán việt) thì như thông thường là dùng cả hai ( tất nhiên là redirect về cùng một trang, và dùng từ phổ biến hơn làm từ chính). Điều này cũng tương tự đối với từ địa phương như "mãng cầu" (miền nam) và "na" (miền bắc)...
5. "Nên nhớ là hai thanh âm hỏi và nặng không được phân biệt trong các lối phát âm của tiếng Trung hoa" nhưng lối phát âm Việt thì phân biệt rất rõ khó có thể nhầm được(ít nhất là giọng bắc), đúng thất là bạn nói mình mới biết là électricité có thể dịch là "điển" :(. "tự" và "từ" có lẽ chung một gốc nhưng "từ" có vẻ Việt hơn và nó là âm bằng nên hiện được chuộng hơn, dùng từ "tự" nghe có vẻ hán quá và nặng nề.
6. "i" vs "y", tôi không có ý kiến gì! vì tôi viết kỹ thuật, Hoa Kỳ và sĩ diện, thế bí, :-)
tuanndh - viết xong mới biết là đã bị out :(
i-ngắn, y-dài
sửaSorry for the English text, I'm using a public computer with no access to a Vietnamese keyboard. My question is regarding long-i and short-i: where I live (California), I never saw any publication using the short i for words like the^' ky?, ky~ thua^.t, Hoa Ky`, nu+o+'c My~, my~ nha^n, v.v. I don't remember seeing them in Vietnam when I was living there either (up to 1994). This summer, I returned to Vietnam, and I saw the spelling used mostly in textbooks for schoolchildren. For the most part, publications aimed at an older audience still used the old spellings. My question is, who dictated that we should use the new spelling conventions? And why should we follow it? While most Vietnamese speakers live in Vietnam, we must realize that the audience of this Wikipedia are overwhelmingly overseas. I doubt the government grant anyone access to these articles anyways. I, as an overseas Vietnamese speaker, tend to be put off by this convention, and I believe that others might be as well. DHN 23:25, 14 tháng 2 2005 (UTC)
- Hi DHN. Những thắc mắc của DHN thực sự đã là đề tài tranh luận như NOB đã nói trong bài viết đó. Có nghĩa là đấy cũng là những khúc mắc về chính tả tiếng Việt từ đó đến giờ. Để giải thích cho vấn đề này, DHN nên tham khảo bài viết sau thì sẽ thấy những quy tắc NOB đưa ra là có tham khảo nhiều nguồn thông tin và có cơ sở lí luận.Bài Viết của nhà nghiên cứu ngôn ngữ Đoàn Xuân Kiên 1, 2.... (tạm thời đưa ra 2 bài viết này thôi).
- Hơn nữa, DHN nên tách rời vấn đề chính tả tiếng Việt và the government theo cách hiểu của DHN. Chúng ta không nên có thành kiến bias khi đánh giá vấn đề vì nó sẽ giới hạn tư tưởng mình, cái rất nguy hiểm. DHN còn hỏi "why should we follow ...?", thì như NOB đã nói ở đầu bài viết rồi. Mong DHN đọc kĩ lại hơn.
- Một điểm cuối cùng nên thảo luận với DHN là "While most Vietnamese speakers live in Vietnam, we must realize that the audience of this Wikipedia are overwhelmingly overseas.". Xin nói một câu tiếng Anh để trả lời bạn. "Can you prove your statement with concrete figure?". Thân ái.NOB 01:17, 15 tháng 2 2005 (UTC)
Cám ơn cho NOB viết bài này. Những Wikipedia phải có những trang về chính sách. Tuy nhiên, Wikipedia thường thường đâu buộc những kiểu viết đâu; chúng tôi chỉ recommend là viết như thế nào. Lối wiki là để mọi người sửa đổi thoải mái và tự do. :)
Chúng tôi chỉ định ra vài nguyên tắc, như là phải viết dùng Unicode, để làm dễ đọc, mà về những vụ khác nhau nhỏ, như là i hay y, thì nếu bạn theo một bộ nguyên tắc nào thì good lắm rồi.
Wikipedia có nhiều chính sách không chính thức, mà không phải trang luận về nó. Một trong những chính sách chính thức là phải tránh khỏi tranh luận ("be non-confrontational"). Này quan trọng hơn ở phiên bản tiếng Việt, tại vì nhiều người ở bên nước Mỹ chưa thoải mái với chính phủ Việt Nam. Xin DHN và NOB hiểu đó nhé. – Nguyễn Minh (thảo luận, blog) 02:06, 15 tháng 2 2005 (UTC)
- Cảm ơn anh Cường đã làm sáng tỏ việc này. Hồi DHN về Việt Nam, đọc các sách giáo khoa của bà cô thấy rất là ngộ. Tại vì mình quen cách viết kia, cho nên đọc bằng cách này thì mình khó hiểu hơn, phải ngừng lại mỗi khi vấp phải một từ như vậy. Mình không biết gì nhiều về ngôn ngữ học Việt Nam, nhưng trong ngôn ngữ học tiếng Anh có hai lập trường, prescriptive và descriptive: một phía cho rằng vai trò ngôn ngữ học là đưa ra các quy tắc để mọi người tuân theo, trong khi phía kia cho rằng vai trò ngôn ngữ học là việc mô tả cách người ta dùng ngôn ngữ trong đời thường. Mình nghĩ rằng nếu phần đông người dùng tiếng Việt dùng một cách viết nào đó, mình không nên sửa nó. Còn việc khán giả của Wiki này là người ở Việt Nam hay không, thì mình không có bằng chứng cụ thể, nhưng phần lớn những người dùng có User page ở đây ở ngoài Việt Nam.
- Thành thật mà nói thì mình có thành kiến đối với nhà cầm quyền Việt Nam, nhưng mình tin rằng những bài mình viết có tính chất trung lập, và mình mong các anh chị em sửa đổi mình nếu các bài mình viết có gì sai. Cảm ơn. DHN 02:19, 15 tháng 2 2005 (UTC)
Hi hai bạn Minh Nguyễn va DHN. Về ý kiến của Minh cho rằng;
- để mọi người sửa đổi thoải mái và tự do.
:)
Chúng tôi chỉ định ra vài nguyên tắc, như là phải viết dùng Unicode, để làm dễ đọc, mà về những vụ khác nhau nhỏ, như là i hay y, thì nếu bạn theo một bộ nguyên tắc nào thì good lắm rồi.
Thực sự, NOB có lí do của mình khi quyết định phải có một sự thống nhất về chính tả trong Wikipedia Tiếng Việt này. Như các bạn cũng biết, nếu vấn đề chính tả ở sách giáo khoa hay sách báo thì khác, nhưng khi vấn đề có liên quan đến xử lí thông tin, trường hợp này là thông tin ngôn ngữ thì vấn đề chính tả đặc biệt quan trọng. Ví dụ như khi bạn nhìn mặt chữ hoả và hỏa hoặc quý và quí thì thấy khá giống nhau và có thể hiểu được. Nhưng đó chỉ là cách thủ công phân biệt bằng mắt. Vấn đề là ở cách xử lí tự động qua máy móc. Sự khác nhau vị trí của dấu hỏi ở /a/ hay /o/ hoặc i-ngắn hay i-dài này sẽ làm chương trình tìm kiếm trong máy vi tính trở nên ngây ngô không biết phân biệt. Vì thế, khi ta không thống nhất chính tả, sẽ làm giảm hiệu quả của Wikipedia Tiếng Việt một cách không đáng có. Vấn đề chính tả trong quá trình xử lí thông tin quan trọng là vậy. Không phải NOB cố tình bày vẽ làm khó dễ người sử dụng Wikipedia Tiếng Việt nên đưa ra những quy rắc rườm rà này đâu ! Vấn đề ở đây là NOB muốn nâng cao hiệu quả của Wikipedia Tiếng Việt một cách tối đa thôi. Đây thực sự là thiện chí của tôi. Để tham khảo thêm về vấn đề xử lí tiếng Việt trong môi trường công nghệ thông tin, các bạn có thể tham khảo ở đây; Bài viết của nhà nghiên cứu Vũ Xuân Lương.P.S. Từ non-confrontational có thể tạm dịch là không đối chọi', tránh đối lập...tuỳ vào ngữ cảnh (context). Còn tranh luận, thảo luận có nghĩa là debate, discuss trong tiếng Anh. Nền văn hoá Tây phương rất tôn trọng sự tranh luận, thảo luận với nhau theo như tôi được biết. Có trải qua những giai đoạn này, mọi người thẳng thắn với nhau để tìm một hướng giải pháp tối ưu cho vấn đề không phải là một trong những giá trị của nền văn minh tiến bộ hay sao? Thân ái. NOB 04:08, 15 tháng 2 2005 (UTC)
- Very interesting subject vis-à-vis i versus y in ending of Viet words...
- Tôi có hai câu hỏi: 1. Hy Lạp hay Hi Lạp? và 2. Ng Cao Kì hay Ng Cao Kỳ? (Nên nhớ đây đều là hai tên riêng.)
- Còn về vấn đề descriptive vs. perscriptive, tôi nhớ hai chuyện (or is it truyện?) xưa. Trong thập niên 1950 có hai phái, một dùng chữ (or is it từ?) điển và một dùng chữ điện. Cả hai đều ám chỉ nguồn năng lượng làm cho bóng đèn sáng. Nay còn bao nhiêu người dùng điển? Trong hai thập niên 1960 và 1970, đại, đại, đại đa số người Bắc dùng f để thay thế ph. Nay còn bao nhiêu người dùng f? Điều này làm nhiều người phải tự đặt câu hỏi là phong trào thay đổi hoàn toàn y bằng i sẽ thọ bao lâu?
Trả lời cho Mekong Bluesman. Rất tiếc là bạn đã không đọc kĩ bài viết nên đã có những câu hỏi mà câu trả lời đã hàm chứa trong bài viết Cẩm nang về văn phong. Nhưng tôi cũng xin trả lời đơn giản cho bạn.
1. Sử dụng Hi Lạp thay cho Hy Lạp. Còn tên riêng cá nhân thì vẫn giữ nguyên "Nguyễn Cao Kỳ" chiếu theo quy tắc "ngoại lệ về tên riêng cá nhân" đó. Nên nhớ, quy tắc này không phải của cá nhân tôi đưa ra, mà chỉ là thông tin, tổng kết lại từ nhiều nguồn sách vở đã tham khảo...(tên riêng có nhiều loại, tên riêng nhân xưng, tên riêng địa danh,....)
- Tôi dùng hai chữ Hy Lạp và Ng Cao Kỳ làm thí dụ vì có mục đích. Đây là hai chữ được chuyển ngữ từ tiếng khác (chữ Nho). Khi xưa, người Việt đâu có tên cho xứ Greece, phải mượn chữ Nho để viết. Tên người cũng vậy, các sổ sách trong làng đều viết bằng chữ Nho (hay chữ Nôm). Khi đổi sang Quốc ngữ thì vấn đề 'phiên âm' (transliteration) từ các ideogram sang mẫu tự Latin mới xẩy ra: y hay i, âm dấu hỏi hay âm dấu nặng... và một vài vấn đề khác. Vì sao đó, không ai nhớ và ít ai giải thích được, một số người dùng ký/kỳ/kỹ/kỷ, một số dùng kí/kì/kĩ/kỉ và đại đa số dùng Hy Lạp. Hy Lạp, do đó, trở thành danh từ riêng. Chẳng lẽ bây giờ lại thay đổi cả danh từ riêng. Đó là câu hỏi của tôi.
- Về các danh từ riêng khác, như tên người, tôi nhận thấy có hai loại: thuần Việt và Hán-Việt. Tên, hay các danh từ, thuần Việt như Trần văn Út, Phạm thị Ba (hai chữ văn và thị không có tương đương trong chữ Nho), Lê văn Kỳ..., nếu muốn, nên thống nhất hóa theo đề nghị của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Các danh từ Hán-Việt riêng có từ lâu thì không nên, vì chẳng lẽ chúng ta viết lại các sách về sử!!!
2. truyện và chuyện khác nghĩa nhau. Khác như thế nào bạn có thể tự tra từ điển. Nếu bạn không có từ điển Tiếng Việt thì có tham khảo trang từ điển tiếng Việt trực tuyến miễn phí ở đây. Từ điển Tiếng Việt.
3. Tôi không biết sự kiện bạn nêu. Nhưng có phải bạn lộn giữa hai từ từ điển và tự điển không ? Nhân tiện chia sẻ thông tin luôn là hai từ này khác nhau về tính lịch sử nhưng đồng nghĩa với nhau. Hiện tại từ "từ điển" thông dụng hơn.
- Như tôi đã viết rõ ở trên, trong thập niên 1950 chữ électricité của Pháp được một số người dịch ra là điện và một số khác dịch ra là điển, cả hai dựa vào chữ Nho. Nên nhớ là hai thanh âm hỏi và nặng không được phân biệt trong các lối phát âm của tiếng Trung hoa. Tôi chỉ tiếc là tôi không giữ được quyển sách giáo khoa vật lý đệ lục in từ thời ấy của tôi để tôi có thể scan một vài trang lên đây. (Đệ lục cũng là một chữ xưa lắm rồi, nhưng điều đó có nghĩa là chúng ta phải bỏ nó đi và thay thế bằng lớp n hay năm thứ x của trung học phổ thông không?) Chính cụ giáo dậy tôi đã đích tay gạch bỏ tất cả các chữ điển trong quyển sách đó và thay bằng điện -- điều đó làm tôi nhớ cho đến ngày nay.
- Còn hai chữ từ điển và tự điển, cả hai đã có khá lâu -- ngay khi tôi còn trẻ sống tại Hà Nội tôi đã nghe nhiều người dùng cả hai. Trong các thập niên 1960, 1970 thì tự điển trở nên thông dụng hơn, bây giờ thì đến phiên từ điển. Who knows what will be next?!
- "Từ điển" (辭典, 詞典) giải thích từ; "tự điển" (字典) giải thích chữ. Hầu hết các từ điển tiếng Việt là từ điển. "Tự điển" chắc chỉ có đối với Hán tự.--Á Lý Sa 10:59, 28 tháng 7 2005 (UTC)
4. Cách dùng f thay cho ph đã là một đề tài trong giai đoạn tranh luận về vấn đề chính tả Tiếng Việt. Và sau kết quả của tranh luận đó thì quy tắc f, ph đó không được sử dụng trong việc điển chế hoá. Nếu bạn nghiên cứu tìm tòi về lịch sử Tiếng Việt thêm đôi chút, bạn sẽ tự mình giải đáp được những câu hỏi trên. NOB 05:23, 15 tháng 2 2005 (UTC)
- Tôi đã nhìn thấy nhiều sự biến hóa trong ngôn ngữ (tiếng Việt là tiếng thứ ba của tôi) nên tôi tin rằng ngôn ngữ không thể nào được diễn tả với một cách độc đoán bằng prescriptivism hay bằng descriptivism. (Tôi không dịch được hai chữ trên ngay lúc này, có ai giúp được không?) Để cho Wikipedia Tiếng Việt hoàn toàn hữu ích, tôi nghĩ là tất cả các biến dạng của một chữ nên được nêu lên -- nhất là các chữ hơi cổ vì ai ai cũng có thể hiểu các chữ mới nhiều hơn chữ cổ. Nếu cần chúng ta có thể dùng redirection giữa hai trang. Thử tưởng tượng vào vài năm tới khi một người trẻ tìm được một quyển sách nhắc đến Á Căn Đình và Gia Nã Đại, hay địa cầu thay vì quả đất, hay na thay vì mãng cầu..., hay tệ hơn nữa là quyển sách giáo khoa vật lý năm xưa của tôi, và phải dùng Wikipedia Tiếng Việt để tìm hiểu xem những thứ trên là gì. Nếu chúng ta chỉ tự hạn chế vào một loại chữ, mà không nói đến loại kia, thì tôi tin chắc rằng người trẻ đó sẽ không bao giờ dùng Wikipedia Tiếng Việt nữa.
Cho tôi hỏi lại lần nữa: Hồi nhỏ tôi học vỡ lòng (năm 1976) được dạy là nhạc sỹ, nhưng bây giờ tôi tìm trong vi.wikipedia có 143 chữ "sỹ" và 926 chữ "sĩ", trong đó có 40 từ "nhạc sỹ" và 197 từ "nhạc sĩ", đặc biệt trong bài Lê Thương có cả "nhạc sỹ" và "nhạc sĩ". Vậy tôi nên viết như thế nào đây? Newone 11:34, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Vấn đề này đã được viết ở đây rồi mà. --Tom(~.^)Boy-- (thảo luận) 05:06, ngày 11 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Làm ơn xem lại, Newone viết thảo luận này cách đây 4 năm, trong 4 năm đó nội dung bạn đưa ra đã được đưa vào sau này.--عبقور*=talk-butions 09:42, ngày 11 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Cách dùng
sửa- Dùng cả i-ngắn và y-dài nếu chúng không làm thay đổi nghĩa của từ. Ví dụ: ca sĩ hoặc ca sỹ, quí khách hoặc quý khách (nhưng Thúy và Thúi thì không được).
Tôi muốn thảo luận về vấn đề này. --Tom(~.^)Boy-- (thảo luận) 05:33, ngày 11 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Theo như cách bạn dùng thì 3 quy tắc trên chẳng có ý nghĩa gì vì nó tự mâu thuẫn với quy tắc của bạn. Đã gọi là quy tắc thì sao có thể viết thế nào cũng được. Nếu như thế thì còn cần mục đó làm gì nữa. Mấy quy tắc chính tả ở wiki tiếng Việt hầu hết đều tuân theo quy tắc của nhà ngôn ngữ học Đoàn Xuân Kiên. Và cũng là quy định của bộ giáo dục. Bạn có thể xem thêm cái này. Bongdentoiac (thảo luận) 05:41, ngày 11 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Thế theo bạn, ở Wiki chỉ có hoặc là ca sĩ hoặc là ca sỹ (và những trường hợp tương tự)? --Tom(~.^)Boy-- (thảo luận) 05:46, ngày 11 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Tôi không biết vì có rất nhiều người vào sửa đổi ở wiki với những quan điểm viết khác nhau. Còn quy định này không thể chung chung theo lối thế nào cũng được như bạn. Vì như thế nó không có ý nghĩa. Bongdentoiac (thảo luận) 05:58, ngày 11 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Chủ tịch hay tổng thống
sửaTừ President trong Anh ngữ có thể hiểu là chủ tịch hay là tổng thống. Câu hỏi của tôi là: khi nói về nhân vật đại diện quốc gia, khi nào dùng tổng thống, và khi nào dùng chủ tịch? Tôi thấy trong một số quốc gia khi mà người này có nhiều quyền hạn thật sự, thì gọi là tổng thống (như Hoa Kỳ, Pháp), còn ở các nước mà người này có quyền trong danh nghĩa thôi và thật sự dưới quyền của thủ tướng, thì gọi là chủ tịch (Việt Nam, Đức). Vậy có đúng không? DHN 03:46, 16 tháng 2 2005 (UTC)
- Không hoàn toàn như vậy. Ở Việt Nam vẫn gọi tổng thống Đức, Ấn Độ, Singapore. Thực tế thì nguyên thủ các nước xã hội chủ nghĩa được gọi là chủ tịch, còn nguyên thủ "các nước còn lại" (kể cả phương tây và các nước thế giới thứ ba) gọi là tổng thống. Riêng nguyên thủ Palestine (Arafat rồi Abbas) có báo gọi là tổng thống, có báo gọi là chủ tịch.
Tương tự, Marshall các nước XHCN dịch là nguyên soái (vd. nguyên soái Jukov), ở các nước còn lại dịch là thống chế (vd. thống chế Montgomery).
Minister of Foreign Affairs (US: secretary of state) "các nước còn lại" dịch gọn là ngoại trưởng (vd. ngoại trưởng Kissinger) (theo cách dùng ở miền nam trước 1975), nhưng đối với các nước XHCN thì vẫn viết đủ là bộ trưởng ngoại giao (vd. bộ trưởng ngoại giao Gromyko).
Avia 02:21, 5 tháng 5 2005 (UTC)
Combining diacritics
sửaSome Vietnamese language websites have opted to use combining diacritics instead of precombined characters (e.g. BBC Vietnamese). Is there a technical advantage in that? With the tone mark being a separate entity from the vowels, I think it would aid greatly in word processing. However, those pages don't display very well in some browsers. DHN 22:54, 17 tháng 2 2005 (UTC)
(I moved this comment down here, so that people won't get confused when reading Mekong Bluesman's comment.)
I would prefer to keep the precomposed characters, for a number of reasons. First of all, we already have 300+ articles using the precomposed characters. Although we could convert them all using a bot, I don't think that'd be worth the trouble. Secondly, the precomposed characters were included in Unicode precisely so that we wouldn't have to use the combining diacritics, which are sort of a fallback. Unicode includes a range of characters called Latin Extended Additional, where half of the characters are only used in Vietnamese.
The combining diacritics essentially exist for two reasons: having a set of these accent marks makes it easier for font developers to reuse their previous work to create new precomposed characters; and certain alphabets, like the IPA, include so many accent marks that there would be tens of thousands of precomposed characters to create.
Many of the newer fonts, such as Gentium, include a feature that will render most combining diacritics quite well, but Wikipedia has to be just as accessible to the users without these fonts.
Some people apparently use the Vietnamese keyboard layout that comes with Windows. That layout lets you insert combining diacritics using the row of number keys. Since some of these people might use Wikipedia, we could create lots of redirect pages that use the combining diacritics. We need to work on creating more redirect pages anyhow.
– Nguyễn Minh (thảo luận, blog) 02:44, 18 tháng 2 2005 (UTC)
Liên hệ và liên lạc
sửaTôi thấy nay ở Việt Nam người ta dùng liên hệ khi người ta muốn nói contact trong khi ở nước ngoài người ta dùng liên lạc, trong khi liên hệ được dùng trong nghĩa liên quan. Liên hệ cũng còn được dùng trong nghĩa liên quan ở Việt Nam, nhưng ít hơn. Có phải đây là một hiện tượng mới hay cách dùng này đã có từ lâu rồi? DHN 22:20, 4 tháng 3 2005 (UTC)
hoá, thuý hay hóa, thúy
sửaTôi hỏi có lẽ thừa, nhưng trong cẩm nang hướng dẫn bỏ dấu kiểu mới (oà, uý...), mà các mục từ vẫn dùng hóa học... là chính, hoá học... được redirect. Vậy nên thống nhất kiểu nào? Avia 03:35, 5 tháng 5 2005 (UTC)
- Hiện giờ chắc là...tùy tiện. Ai viết bài trước thì được đặt tên cho nó, giống như kiểu viết tiếng Anh/tiếng Mỹ tại en.wikipedia :-) Dung Nguyen 03:54, 5 tháng 5 2005 (UTC)
- Tôi vẫn quen dùng lối bỏ dấu ở ký tự giữa (vd. hóa học) và nghĩ là nó phổ biến. Vietbio 05:41, 5 tháng 5 2005 (UTC)
- Mình có nên suy nghĩ về đặt dấu thanh có khoa học và tạm quên thói quen chút được không (không có riêng đả kích Vietbio đâu nhé :D). Cách bỏ dấu sau này như uý thay úy rất chính xác. Một ví dụ nhỏ: hỏa, nếu thêm phụ âm kép -ng là hỏang? Trong khi chỗ nhấn thanh vẫn như nhau? Thế nên, hoả > hoảng, hoạ > hoạn, đúng ngay chỗ nhấn thanh khi phát âm. --Baodo 00:31, ngày 17 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Cái dấu ở nguyên âm cuối mà không có phụ âm đi theo tôi thấy thiếu thẩm mỹ như thế nào ấy. :-) Nguyễn Hữu Dụng 00:39, ngày 17 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Thêm một người nữa lấy cảm nhận, không lấy lí để giải minh :D. Nhưng nói thật với Dụng là hình như người Việt mình xưa nay (tức là từ khi bắt đầu viết chữ, chữ Nôm cũng như Quốc ngữ), chưa bao giờ họ nhất trí với nhau về chính tả. Ví dụ như chữ "cửa" viết Nôm có lẽ trên 30 cách viết (cách viết dở có, hay có, nhưng ngay nguyên tắc đã là dở!). Thêm nữa là chữ Quốc ngữ,... các bộ TĐ Tiếng Việt thật cũ như Khai Trí Tiến Đức ghi cũng không thống nhất. Tiếc thay, giá mà ghi Nôm lại hết như bên Trung Quốc ghi chữ biểu ý thì hết tranh luận :-).--Baodo 00:46, ngày 17 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Cái dấu ở nguyên âm cuối mà không có phụ âm đi theo tôi thấy thiếu thẩm mỹ như thế nào ấy. :-) Nguyễn Hữu Dụng 00:39, ngày 17 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Mình có nên suy nghĩ về đặt dấu thanh có khoa học và tạm quên thói quen chút được không (không có riêng đả kích Vietbio đâu nhé :D). Cách bỏ dấu sau này như uý thay úy rất chính xác. Một ví dụ nhỏ: hỏa, nếu thêm phụ âm kép -ng là hỏang? Trong khi chỗ nhấn thanh vẫn như nhau? Thế nên, hoả > hoảng, hoạ > hoạn, đúng ngay chỗ nhấn thanh khi phát âm. --Baodo 00:31, ngày 17 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Tôi vẫn quen dùng lối bỏ dấu ở ký tự giữa (vd. hóa học) và nghĩ là nó phổ biến. Vietbio 05:41, 5 tháng 5 2005 (UTC)
Tiêu chuẩn cho bài viết về cá nhân, nhóm người, hay đề tài xã hội nhân văn
sửaĐã di chuyển đến Thảo luận Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào
Chính tả
sửaMột câu hỏi có liên quan đến Chính tả nói chung Lý thuyết xác suất và Lí thuyết xác suất, cái nào là đúng, cái nào là sai chính tả? Wiki soạn bài nói về văn phong, chính tả, đề cao bài viết của Đoàn Xuân Kiên - đúng là một bài viết vô khiếm về mặt ngữ âm chính tả - nhưng sao không ai ở Wiki áp dụng? [1] và [2]. Và nếu không áp dụng thì sao lại lấy nó làm tiêu chuẩn? Điểm này trước đến giờ bị gạt qua vì sợ đụng chạm, nhưng cũng nên thảo luận, lấy lí lẽ và luận cứ khoa học ra để phân minh. Nhưng mong rằng các thành viên chớ có tự gọi cách xưa kia là đúng chính tả rồi đi đổi tên bài, vì như vậy sẽ phải chứng minh vì sao là đúng chính tả. Có lẽ đến lúc phân minh rõ ràng thế nào là đúng chính tả hay không rồi. Ai phản đối điểm gì trong bài viết của Đoàn Xuân Kiên, về cách đặt dấu thanh và chính tả trong đó? --Baodo 00:07, ngày 17 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Theo tôi, việc này tương tự như việc dùng tiếng Anh/tiếng Mỹ tại Wikipedia tiếng Anh: một phía thì cho rằng tiếng Anh thì phải sử dụng của Anh vì nó là gốc, còn phía kia lại cho rằng trên một nửa số người sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ trên thế giới là người Mỹ, cho nên phải dùng tiếng Mỹ. Về tiếng Việt, một phía cho rằng cách này khoa học hơn, còn phía kia thì quen với cách cũ hơn, và cho rằng cách mới không thẩm mỹ/mĩ. Theo ý kiến riêng tôi, ngôn ngữ là một cái gì sống, không phải một cái giả tạo mà có thể sửa đổi bằng luật lệ. Tôi nghĩ rất khó mà bắt mọi người tham gia vào đây phải viết theo một lối nào đó, cho nên vấn đề chính tả chắc cứ nhận cả hai cách như tại Wikipedia tiếng Anh. Nguyễn Hữu Dụng 00:28, ngày 17 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Chà, không ngờ lại phức tạp như vậy. Đơn giản là tôi đã phải cẩn thận tra từ điển (lần này là từ điển Toán học Anh-Việt của NXB Khoa học Kỹ thuật in năm 1976), thấy toàn là lý thuyết chứ không thấy lí thuyết ở đâu, rồi mới dám khẳng định là lý thuyết mới đúng chính tả.
- Thực ra, tôi đọc sách báo tiếng Việt hiện đại suốt, nhưng chưa bao giờ thấy quen mắt với lí thuyết, và quả bây giờ mới nghe nói đến quy tắc chính tả "mới" kia. Không ngờ mình lại lạc hậu đến vậy :D
- Vậy không biết Wiki tiếng Việt có định áp dụng quy tắc chính tả tại [3] không nhỉ? Nếu vậy thì quy tắc bỏ dấu làm thế nào đây? hòa hay hoà?
- (Tmct 00:58, ngày 17 tháng 2 năm 2006 (UTC))
- Bài này [4] có chỉ cách đặt dấu thanh theo luật Bình thượng khứ nhập ở đoạn dưới cùng:
- 5. Trật tự các dấu thanh điệu: không dấu, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng. Đánh dấu các dấu thanh điệu trên âm chính: hoà, thuý, quả, khoẻ, ngoằn ngoèo.
- --Baodo 01:15, ngày 17 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Chính vì có đọc đoạn đó nên tôi mới hỏi. Tôi chưa gặp bài nào của Wiki tiếng Việt dùng kiểu gõ dấu đó. Bây giờ mà cả làng cùng đổi thì các bài cũ phải sửa lại hết, không sửa thì tiền hậu bất nhất. Phiền ra phết.
- Thực ra tôi thấy quy tắc mới đó khó dùng. Nếu viết bằng tay, hoặc bộ gõ không tự động bỏ dấu đúng chỗ, thì người viết phải nghĩ xem đâu là âm chính để viết cho đúng. Khó quá!
- Chẳng hiểu ông nào tự dưng nghĩ ra quy tắc mới này, làm cho tiếng Việt đã rắc rối vì i/y lại thêm rắc rối hòa/hoà.
- (Tmct 01:29, ngày 17 tháng 2 năm 2006 (UTC))
- Xin đừng phán đoán vội. Nếu bạn xem chính tả tiếng Việt như một khoa học chính xác (ít nhất là phần viết chữ tả âm thật đúng và thống nhất) và đọc phân tích thật kĩ những bài tôi đưa bên trên thì sẽ thấy logic của chúng. Còn nếu không thấy logic, hoặc bác bỏ thì cũng nên dùng logic khoa học mà bác bỏ.
- Tôi chưa gặp bài nào của Wiki tiếng Việt dùng kiểu gõ dấu đó. Vậy thì xin xem ở đây lĩnh vực Phật giáo.
- Và một trang Ngôn ngữ học có chứng cứ khoa học xác đáng: [5] và bài của Hà Dương Tuấn [6], trình bày thêm về chính tả và bỏ dấu thanh. Tính logic của nó cũng như những bài về Toán học Tmct đang viết cho Wiki, không thua đâu :-). --Baodo 01:57, ngày 17 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Chẳng thể phàn nàn gì về tính logic trong các bài đó được. Khổ nỗi, các bác Toán không thể làm toán mà bỏ qua các loại quy tắc của toán. Còn tám mươi mấy triệu bà con khi dùng tiếng Việt thì chỉ theo thói quen chứ hầu như chẳng nghĩ đến các quy tắc này nọ bao giờ. Nên các quy tắc đó không thể cứ chứng minh là được, mà còn phải đợi "mưa dầm thấm đất". Tôi nghĩ chuyện "mỹ thuật", bảo rằng "hòa" đẹp hơn "hoà", thực ra cũng chỉ là vấn đề trông quen mắt mà thôi.
- Chuẩn hóa chính tả tiếng Việt là một việc rất đúng đắn, và có khi phải mạnh tay. Khi làm được rồi thì chắc "hoà" sẽ đẹp hơn "hòa" ;). Nhưng việc này cần có thời gian để toàn dân chấp nhận và quen dần. Nghe nói dạo trước ông Webster cũng làm từ điển tiếng Anh-Mỹ và chuẩn hóa tiếng Mỹ .... cho khác tiếng Anh (ấy, tôi không có ý định gây thêm một cuộc tranh luận mới đâu nhé).
- Tôi thì chưa già, nhưng cũng cứ tự nhận là bảo thủ, nên vẫn cứ viết tiếng Việt theo kiểu mà tôi thấy quen vậy. Hy vọng đến đời con cháu sẽ theo các quy tắc của tiếng Việt chuẩn hóa vậy :D
- (Tmct 10:04, ngày 18 tháng 2 năm 2006 (UTC))
Tiếng Việt phổ thông/địa phương
sửaXin hỏi có quy định nào về việc sử dụng tiếng Việt phổ thông/địa phương trong các bài viết? Có thể dùng tiếng Việt địa phương trong các trường hợp nào? Xin cảm ơn (Tmct 00:50, ngày 22 tháng 2 năm 2006 (UTC))
- Tôi nghĩ đây không phải là vấn đề lớn trong tiếng Việt như trong một số ngôn ngữ khác. Hầu hết mọi chữ đều có thể hiểu được. Dĩ nhiên ta nên dùng tiếng Việt phổ thông để nhiều người hiểu, nhưng ta nên giữ nguyên văn khi viết lại câu nói của người nào đó. Nguyễn Hữu Dụng 01:03, ngày 22 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Đã có hạ tầng cơ sở cho từ điển tiêu chuẩn cho Wikipedia
sửaTôi đã đóng góp một số bài viết và sau khi thấy những sửa chữa cùng thảo luận, có vài ý kiến.
Ví dụ 1
sửaKhi tôi sử dụng tên riêng từ một bài viết Anh ngữ, tôi thấy có những sửa chữa như:
Sử dụng ===> Sửa lại là
Alexis ===> Aleksei
Apraxin ===> Apraksin
Archangel ===> Arkhangelsk
Dnieper ===> Dnepr
Fedor ===> Feodor
Natalya ===> Natalia
St Peterburg ===> Sankt-Peterburg
Sophia ===> Sofia
Đối với tôi, “Fedor” hoặc “Feodor” cũng đều được cả, tôi có thể dùng bất kỳ từ nào. Nhưng tôi lại thấy có “Fyodor”. Vậy thì từ nào là chuẩn?
Ví dụ 2
sửaCó ý kiến đóng góp tôi đồng tình, mà ban đầu tôi cứ “tự biên” chỉ vì không được tiếp cận từ điển. Ví dụ:
“Chiến tranh Vĩ đại miền Bắc” đổi là “Đại chiến Bắc Âu”
hoặc “Đế quốc La Mã Thiêng liêng” đổi là “Thánh chế La Mã” (tôi chưa đồng ý) rồi thành “Đế quốc La Ma Thần thánh” (tôi thấy được).
Ví dụ 3
sửaKhi tôi chú thích, ví dụ “Chiến tranh Vĩ đại miền Bắc (Anh ngữ: The Great Northern War)” thì “Anh ngữ” được sửa lại là “Tiếng Anh”. Tôi nghĩ “ngữ” là ngôn ngữ nói chung, gồm có tiếng nói và chữ viết. Trong bài viết thì không có “tiếng”, nên tôi nghĩ mình dùng “ngữ” là đúng hơn.
Với cùng ý nghĩ tương tự, khi có dịp sửa bài của người khác, họ viết “nói trên” thì tôi sửa là “nêu trên” hoặc “ghi trên”, vì trong bài viết thì “nói” làm sao được?
Ví dụ 4
sửaTôi thường thấy những từ như “Sao Hỏa”, “Sao Kim”, “Sao Thổ”..., trong khi tôi học ở cấp trung học hơn 30 năm về trước, “sao” là “định tinh” (thiên thế tương đối cố định). Những thiên thể nêu trên thật ra là "hành tinh" (thiên thể chuyển động theo hành trình), nên phải được gọi là “Hỏa tinh”, “Kim tinh”, “Thổ tinh”...
- "Sao" viết hoa là tên riêng, không dùng "sao" là danh từ chung. 193.52.24.125 13:47, ngày 13 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Ta cần bàn thêm điểm này: tôi nghĩ viết chữ thường khi có nghĩa chung chung, viết chữ hoa khi gắn với tên riêng. Ví dụ thường thấy là:
"Trong số những thành phố ở Việt Nam, thì Thành phố Hồ Chí Minh có dân số lớn nhất. Tốc độ gia tăng dân số của Thành phố khá cao"
Từ "thành phố" đầu chỉ chung chung, từ "Thành phố" kế gắn liền với cái tên, từ "Thành phố" thứ ba thay thế cho cả tên "Thành phố Hồ Chí Minh" vì đến đây ai cũng hiểu đó là một thành phố cụ thể gì rồi.
Ví dụ khác là người ta viết các chú các bác nói chung, nhưng tôi vẫn thấy người ta viết "Bác Hồ".
Cũng thế, các văn bản pháp luật ghi "Nhà nước" để chỉ rõ nhà nước cụ thể mà ai cũng biết đó là nhà nước nào. Nhưng nếu là bài viết bàn luận nhà nước chung chung thì viết chữ thường.
Nhân tiện xin bàn thêm: đối với một từ kép được sử dụng làm tên riêng, chỉ chữ đầu viết hoa, nhưng tên người và địa danh thì viết hoa hết. Ví dụ: "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam", "Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi", "Trận đánh Điện Biên Phủ".
- (Nguyễn Bích Thái Nguyên)
Ví dụ 5
sửaTôi thấy hiện giờ người ta dùng phổ biến từ “chung cư”, mà tôi nghĩ là sai. Ngày xưa, người ta dùng từ “chúng cư”. “Chúng” là từ Hán-Việt giống như trong “quần chúng”. Còn “chung” là từ thuần Việt, không thể dùng chung với từ Hán-Việt “cư” được. “Nhà ở chung” thì được, nhưng “chung cư” thì sai.
- Theo tôi vấn đề ngôn ngữ không thể cố chấp. Bản thân 1 chữ có thể sau 1 thời gian có thể được biến dạng và đổi nghiã. (hãy nghĩ đến các bản viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của "A Lịch Sơn Đắc Lộ xem còn bao nhiêu chữ tồn tại không đổi). Đo đó, nếu cứ cố bám vào chữ đã ra thiên cổ thì có ngày anh "tôi" viết 1 câu mà chả ai hiểu trừ khi vời được các "học giả đã ra đi từ lâu" đội mồ sống dzậy giảng giải mới hiểu nổi. Chữ "chung cư" nay đã trở thành quá thông dụng. Vậy nhé ! LĐ 70.252.12.90 05:38, 5 tháng 8 2006 (UTC)
Ví dụ 6
sửaCó người hơi khó chịu khi nghe nói “Đế quốc Nga”, chỉ vì họ nghĩ xấu về từ “đế quốc”. Trong Anh ngữ, từ “empire" không có gì là xấu hoặc tốt, mà chỉ là ý niệm về diện tích lãnh thổ, sức mạnh... so với “kingdom” (vương quốc). Chính vì vậy mà Pyotr Đại đế tiếp thu ý niệm của phương Tây để chính thức gọi nước Nga mới của ông.
Tương tự, người Anh-Mỹ nói về “invasion” mà không có ý xấu tốt, chẳng hạn như báo đài Mỹ vẫn loan tin về “invasion” của quân Mỹ ở Haiti, có nghĩa như cuộc tiến công. Nhưng khi dịch ra Việt ngữ là “xâm lăng” thì nhiều người đọc hiểu theo nghĩa rất xấu.
Thêm ví dụ nữa: “tuyên truyền” thì không có gì xấu, tương tự như “thông tin quần chúng”, nhưng nếu dịch ra từ tương đương chuẩn của Anh ngữ là “propagation” thì dân Anh-Mỹ nghĩ là có ý xấu, như là dối trá, lường gạt.
Ví dụ 7
sửaTừ “khốn nạn” ban đầu có nghĩa là đáng thương, sau này biến thành một từ dùng để chửi bới một cách nặng nề.
Hoặc trước kia tôi thường hiểu từ “phong lưu” giống như phong nhã, hào hoa. Khi xem phim dựa theo truyện Kim Dung mới biết các nhân vật trong truyện có ý nói như trăng hoa, như “loạn”, như "quậy"!
Đề xuất
sửaTừ đó, tôi thấy cùng một từ mà mỗi dân tộc, ngay cả mỗi vùng của cùng một dân tộc, có thể hiểu theo cách khác nhau. Vì thế, việc dịch thuật hoặc sử dụng từ ngữ nên thận trọng. Ở đây, tôi nghĩ ta nên tránh những từ có thể gây hiểu lầm nếu được (như “khốn nạn”), nhưng cũng nên cương quyết dùng từ có nghĩa đúng (như “đế quốc”), để dần dà người đọc sẽ hiểu đúng đắn. Tôi cũng mong các bạn khi sửa chữa bài viết thì nên để ý đến những khúc mắc trên.
Mặt khác, nếu tôi dùng những từ tôi nghĩ mình đúng (như các ví dụ 3-5 ghi trên) mà bị sửa thành sai thì làm sao?
Từ những điều nêu trên, tôi rất mong được tham khảo một từ điển để có thể viết đúng hơn trong những bài viết sau. Có thể nào nhóm quản lý Wikipedia thiết lập một từ điển như thế, để mọi người cùng đóng góp, thảo luận rồi sử dụng cho nhất quán? Nên bắt đầu bằng những tên nhân vật và địa danh thông thường, chỉnh sửa những lỗi hoặc ngộ nhận thông thường, rồi dần dần phát triển theo thời gian nhờ công sức đóng góp của nhiều người. Từ điển như thế không nhất thiết phải sao chép theo từ điển có trên thị trường mà tôi thấy cũng có chỗ sai.
Xin đừng trách tôi quá chi ly. Việt ngữ mình trong sáng không kém ngôn ngữ nào, thế nên chúng ta nên sử dụng từ ngữ đúng đắn để bảo tồn sự trong sáng đó.
(Nguyễn Bích Thái Nguyên)
- Đã có hạ tầng cơ sở ở từ điển cho Wikipedia. Mời các bác tự nhiên xung trận tại wikt:. Nhiệt liệt hoan nghênh đóng góp tại wikt:. Chúng ta sẽ theo wikt: của các bác để dùng. 193.52.24.125 13:49, ngày 13 tháng 3 năm 2006 (UTC)
- Nếu thời gian cho phép thành viên Nguyễn Bích Thái Nguyên hãy khởi công và quản lí TĐ (liệt kê các lexeme và sắp xếp chúng), tôi sẽ giúp vì sẵn có nhiều tài liệu tham khảo (dạng sách & điện tử), và việc dùng đúng từ cũng là điều tôi quan tâm. Bắt đầu bằng những từ/tự thường gặp và hay bị lầm, sau đó ai muốn biết thêm sẽ hỏi và đưa những từ thắc mắc ra. Qua đó, từ điển dần dần sẽ được khuếch trương. Phần lớn các nghi vấn liên quan với từ gốc Hán-Việt. Có thắc mắc gì về kĩ thuật thì hỏi, các sysop đây sẽ trợ giúp tận tình. Thân mến --Baodo 14:03, ngày 13 tháng 3 năm 2006 (UTC)
dùng "bỏ dấu" và "đánh dấu"
sửaĐọc bài Tiếng Việt ở đây, tôi thấy cách dùng hai chữ trên và có đôi chút thắc mắc. Chữ "bỏ" trong, "bỏ dấu" hình như là từ được dùng của người miền Trung và Nam nhiều hơn là người miền Bắc. Từ "bỏ" bản thân nó là một động từ ám chỉ việc "vứt bỏ" cái gì đi, trong khi động từ "đánh" ám chỉ đến việc dùng sức lực cho thêm hoặc "thúc bác", "động chạm", hoặc nói cách khác "tác động" đến cái gì đó. Vì hành động "thêm dấu" vào chữ để biểu tả âm thanh, tôi xin đề nghị chuyển sang dùng chữ "đánh dấu". Khi tra từ điển "Việt Anh" của Bùi Phụng - nhà xuất bản thế giới 1995 - thì trong các vần dùng chữ "bo" - trang 119, không thấy có từ "bỏ dấu", như khi tra các vần chữ "đa" thì thấy có từ "đánh dấu" - trang 411. Tra đối từ "mark", "marking", trong từ điển Anh Việt Hiện Đại - Lee Man Publishing 1982 - (27 tác giả) - thì thấy chữ "đánh dấu" hay "ghi dấu". Đấy là chưa nói đến câu hề nổi tiếng: "Tên tôi là Nguyễn Văn Cử. Khi sang Mỹ, người ta bỏ dấu "ư" và dấu "hỏi" đi, gọi tôi là Mr. CU".
Có rất nhiều từ tôi từng gặp trong wiki, không thể kể hết ra đây, có thể là do người miền trong dịch hoặc được viết bởi người miền trong, mang lối nói phổ thông ngoài đường vào trong bài viết, nhiều khi đọc nghe thấy rất ngang tai. --Hai Dang Quang 11:19, 3 tháng 8 2006 (UTC)
- Ngôn ngữ có quy luật, nhưng ngôn ngữ (cũng như tất cả các lĩnh vực liên quan đến con người, có chú trọng là con người hay được dùng hàng ngày bởi con người) cũng có các trường hợp ngoài luật lệ. Tôi chưa biết một ngôn ngữ tự nhiên nào (và ngay cả Esperanto) mà người học không phải học các quy luật và các trường hợp ngoài luật lệ.
- Hai Dang Quang không thể dùng logic mà suy diễn ra tất cả các dạng khác nhau của một từ (dù chúng chỉ cùng một nghĩa) vì sẽ có dạng mà logic của Hai Dang Quang không áp dụng được.
- Điển hình nhất là tiếng Anh, nếu chỉ có một dạng "chuẩn" cho tiếng Anh thì ngôn ngữ này không có một địa vị số một vơí một bộ từ vựng khổng lồ chúng ta đang có hiện nay. (Tiếng Anh có bộ từ vựng nhiều hơn 3 bộ của tiếng Pháp, Đức và Tây Ban Nha - 3 ngôn ngữ ngay sau nó - cộng lại vì tiếng Anh chấp nhận các dạng "không chuẩn" đến từ tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Latin và, gần đây, đến từ bất kỳ tiếng nào nó tiếp xúc -- thí dụ "wikipedia".) Color hay colour, centre hay center ... đều được chấp nhận.
- Mekong Bluesman 16:44, 3 tháng 8 2006 (UTC)
Viết số bằng chữ
sửaTrong các bài viết Wikipedia, chúng ta thống nhất dùng cách viết "một", "hai", "ba",... thay cho "1", "2", "3" trong một câu văn; trừ phi con số có đơn vị đo lường kèm theo sau hoặc nằm trong danh sách, số liệu.
Trong các bộ quy tắc hành văn chuẩn Anh ngữ nói chung người ta đều đồng tình viết hẳn ra các số từ một (1) đến mười (10) còn các số sau đó thì đều có thể viết số. Điều này theo tôi hiểu là để tránh rườm rà trong trường hợp các số lớn cần được viết bằng nhiều hơn một từ như thế cũng có nghĩa là ngay cả trong Anh ngữ thì chỉ từ số 21 trở đi thì nếu viết hẳn số thành chữ mới vi phạm quy tắc trên. Tuy nhiên có lẽ để dễ nhớ thì thông lệ vẫn là viết số thành chữ cho các số từ 1 đến 10 sau đó viết số. Tôi đều nghị chúng ta cũng áp dụng quy tắc này và ghi rõ trong trang văn phong là không cần phải viết số thành chữ cho các số từ 11 trở lên.
Gaup 13:56, 4 tháng 8 2006 (UTC)
- Các bài viết về văn phong ở đây hiện nay, về thực tế, chỉ có tính gợi ý, chứ không có ràng buộc, vì văn phong trong tiếng Việt nói chung còn nhiều điểm chưa thống nhất, ngay cả các văn bản khoa học. Nếu bác thấy điểm nào mang tính "thông lệ quốc tế", được chấp nhận rộng rãi, và bác đủ "tự tin" thì cứ tự nhiên thêm vào bài viết, nếu có ai đó không đồng ý thì sẽ "cãi" sau. Dạo này có vẻ các thành viên Wikipedia tiếng Việt không còn hứng thú với các thảo luận về meta của wiki nữa, cho nên cứ chờ ý kiến trước khi đưa vào thì dễ bị ... thất vọng lắm :D. Tuy nhiên, các vấn đề có tính trường phái, "chính trị" thì có lẽ nên thảo luận trước. --Á Lý Sa (thảo luận) 14:28, 4 tháng 8 2006 (UTC)
Chú thích trước hay sau dấu chấm câu
sửaTôi muốn bổ sung ý sau:
- khi câu chỉ có một từ cần chú thích hoặc khi cần chú thích cả câu thì đặt chú thích cuối câu, trước dấu chấm câu (.),
- nếu câu có nhiều cụm từ cần chú thích thì đặt chú thích sau mỗi từ ngữ đó,
- khi chú thích một đoạn văn gồm nhiều câu thì đặt chú thích sau dấu chấm ở câu cuối cùng.
Mọi người thấy có hợp lí không? Thaisk (thảo luận, đóng góp) 13:05, ngày 12 tháng 7 năm 2008 (UTC)
1. ok
2. ok, với điều kiện từ/ngữ được đặt trong ngoặc kép và chú thích đặt sau dấu đóng ngoặc kép.
3. nên đặt chú thích như (1), với từng câu. Việt Hà (thảo luận) 14:43, ngày 12 tháng 7 năm 2008 (UTC)
- Rút lại đề nghị vì hai cách đánh dấu này được dùng quen như nhau. Cách đặt chú thích sau dấu chấm câu có lẽ xuất phát từ văn phong tiếng Anh. Ta chỉ nên thống nhất trong một bài một cách chú thích. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 07:46, ngày 22 tháng 8 năm 2008 (UTC)
Định dạng như thế này thì làm sao biết đâu là giờ, đâu là giây? --123.19.12.105 (thảo luận) 15:30, ngày 10 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Không thể áp đặt việc định dạng giờ tiếng Anh: hh:mm:ss cho tiếng Việt theo kiểu gg:pp:gg được, nhưng đỊnh dạng ngày tháng kiểu ngng:thth:nn thì có thể chấp nhận được. --Tom(~.^)Boy-- (thảo luận) 05:14, ngày 11 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Viết tắt
sửaTại sao "TRUNG ƯƠNG" lại được viết tắt là "TW", phải chăng do bắt nguồn từ chế độ gõ kiểu TELEX (muốn gõ ký tự "ư" thì phải gõ ký tự "w" 1 lần hoặc gõ "u + w")? --Tom(~.^)Boy-- (thảo luận) 12:49, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Tính bất hợp lí của dải ngày tháng
sửaNếu ghi theo kiểu "Từ ngày 1 tháng 12 năm 2000 đến ngày 10 tháng 1 năm 2016, ông X làm việc Y" thì quá dài, làm mất nhiều thời gian của người đọc và không giúp người đọc hình dung ra được khoảng cách thời gian. Theo tôi trong trường hợp này chỉ cần ghi theo định dạng "2000.12.01~2016.01.10" vừa ngắn gọn vừa khoa học hơn. Người đọc chỉ cần so sánh năm rồi đến tháng đến ngày 'trong một nháy mắt, đặc biệt hữu dụng nếu cùng năm hoặc cùng tháng. Thông tin năm là quan trọng hơn tháng, và thông tin tháng là quan trọng hơn ngày, nếu như năm khác nhau hoặc tháng khác nhau, mà cái gì quan trọng hơn thì cần đứng trước. Tính súc tích ngắn gọn cũng đặc biệt quan trọng.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 03:54, ngày 12 tháng 6 năm 2017 (UTC)
Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 23 tháng 8 năm 2019
sửaYêu cầu sửa đổi này đã được trả lời. Sửa tham số |answered= hoặc |ans= hoặc |xong= thành chưa để kích hoạt lại yêu cầu của bạn. |
hi vọng → hy vọng Kytar Nguyễn 15:13, ngày 23 tháng 8 năm 2019 (UTC)
Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 6 tháng 2 năm 2021
sửaYêu cầu sửa trang khóa này đã bị từ chối. Xóa tham số |xong= hoặc sửa thành chưa để tái yêu cầu sửa trang này. |
117.5.59.226 (thảo luận) 02:31, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)
Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 19 tháng 6 năm 2021
sửaYêu cầu sửa trang khóa này đã bị từ chối. Xóa tham số |xong= hoặc sửa thành chưa để tái yêu cầu sửa trang này. |
103.199.57.41 (thảo luận) 05:11, ngày 19 tháng 6 năm 2021 (UTC)
Xung đột tháng-số–tháng-ngày
sửaTại phần Tên ngày tháng ghi "Tên thứ và tháng được viết hoa như sau: thứ Hai, tháng Tám'. Cũng là cách để tránh nhầm lẫn giữa thứ hai và thứ Hai như trong đoạn văn sau: (Điều) thứ hai tôi muốn nói rằng vào thứ Hai tuần tới chúng ta sẽ có một cuộc họp báo quan trọng cho tháng Tám.' "
Nhưng phần Ngày giờ ghi "Ngày tháng theo định dạng Thứ ttt, ngày nn tháng tt năm nnnn. Ví dụ: thứ hai, ngày 13 tháng 6 năm 2022."
Vậy thì tại đây xảy ra xung đột. Theo tôi thì nên ghi tháng bằng chữ cả bài, vì nếu ghi tháng-chữ khi có thứ còn lại ghi tháng-số, thì sẽ không đồng đều bài viết. Hơn nữa theo tôi thì tháng-chữ có vẻ sẽ chuyên nghiệp hơn! Xin cảm ơn. – Đệ Nhị K. H. 🌦🗽🇺🇦🕊 (🌠) 07:33, ngày 13 tháng 6 năm 2022 (UTC)
Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 8 tháng 7 năm 2024
sửaYêu cầu sửa đổi này đã được trả lời. Sửa tham số |answered= hoặc |ans= hoặc |xong= thành chưa để kích hoạt lại yêu cầu của bạn. |
Ở WP:CNBS#Dấu hỏi hay dấu ngã có link tới 1 trang web ngoài Wikipedia hiện đã bị chết. Xin hãy cập nhật link tới https://web.archive.org/web/20240304144601/http://www.mevietnam.org/NgonNgu/DXK/dxk-dauhoinga.html A Hexagon (thảo luận) 08:15, ngày 8 tháng 7 năm 2024 (UTC)