Natri sửa

  • Nhận xét: Bài này được mình mở rộng bằng cách dịch một số phần từ bài viết tương tự trên Wikipedia tiếng Anh (GA en). Đồng thời, mình thêm một số thông tin và nguồn tiếng Việt để giúp phổ biến một số nguồn hàn lâm trong nước. Mong các bạn xem xét và phản hồi để đóng góp cho hóa học trên Wikipedia tiếng Việt.
  • Cập nhật: Giờ mình đã dịch gần như toàn bộ phần còn thiếu của natri bằng từ wiki tiếng anh. Mong mọi người hiệu đính lại và đưa ra nhận xét để mình tiếp tục cải thiện.
  • Người nhận xét: Minh Duc le wiki (thảo luận) 03:06, ngày 3 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý sửa

Chưa đồng ý sửa

  1.   Chưa đồng ý Cảm ơn bạn Minh Duc le wiki đã dày công đóng góp và phát triển bài Natri nói riêng và mảng Hóa học nói chung, sự cống hiến của bạn thực sự đáng ghi nhận. Tuy biểu quyết còn 2 ngày nữa, mà tôi cũng ít có thời gian rảnh nên có lẽ tôi không góp ý được sớm hơn. Dù vậy thì bạn hoàn toàn có thể gia hạn nếu cảm thấy rằng những vướng mắc trong bài viết mà tôi nêu dưới đây có thể thực hiện được trong thời gian ngắn.
    (1) Các thông tin trong Bản mẫu {{Hộp thông tin natri}}, như thành viên Knoweverythingwiki đã nêu, có các chữ viết hoa còn lộn xộn, bạn nên thống nhất lại, ví dụ: "ở nhiệt độ nóng chảy" --> cần viết hoa thành "Ở...". Bạn có thể tham khảo bài kali để xem cách viết hoa.
    (2) Một số nội dung - mặc dù có thể hiển nhiên với bạn, nhưng không hiển nhiên đối với nhiều người - đều cần dẫn nguồn. Đoạn "Muối ăn (thường là natri chloride) là nguồn natri chính cho cơ thể, và được sử dụng để gia vị và bảo quản thức ăn. Một số nguồn natri trong dinh dưỡng khác khác bao gồm natri bicarbonat (hay còn gọi là muối nở), mononatri glutamat (hay còn gọi là mì chính hay bột ngọt), natri nitrit, và natri benzoate." chưa có nguồn
    (3) Các thuật ngữ "lạ" không được chú thích, thậm chí dịch sai. Ví dụ như là D Line (trong Fraunhofer line), trong hóa lý, họ gọi là "vạch" chứ ít khi gọi là đường. Thuật ngữ spin-orbit interaction bạn dịch chưa chuẩn, mặc dù trong các nghiên cứu tiếng Việt và học liệu (bạn có thể tra mạng), họ thường dịch là Tương tác spin-orbit (tôi đã sửa giúp bạn); hay là cấu trúc siêu tinh tế (hyperfine structure), bạn dịch ra một thuật ngữ "cấu trúc siêu mịn" mà tôi tra trên google thì không thấy nguồn nào ủng hộ cho thuật ngữ mà bạn đặt ra, thậm chí tôi còn tìm được bài nghiên cứu có biên dịch thuật ngữ này "Hien, Nguyen (2015). “Cấu trúc siêu tinh tế của phân tử Rubidium sử dụng tính trong suốt cảm ứng điện từ”. Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM. 78: 22.".
    Như vậy, khi thấy một thuật ngữ lạ mà bạn chưa từng biết, bạn sẽ cần: (a) Tra xem thuật ngữ đó trên Google xem có nguồn nào sử dụng chưa, ví dụ các từ khóa: "hyperfine structure" là gì; hay là "hyperfine structure" tiếng Việt,... (b) Tìm các nguồn là các nghiên cứu, ví dụ, tôi đã tìm được: https://vjol.info.vn/index.php/sphcm/article/view/22383/19149 .(c) Sau đó, bạn nhận ra trong nguồn này, họ dịch hyperfine structurecấu trúc siêu tinh tế. Bạn copy thuật ngữ đó vào nội dung đang biên dịch: cấu trúc siêu tinh tế (hyperfine structure). (d) Bạn thêm thẻ {{#tag:ref|Thuật ngữ này được lấy từ:<ref>{{Chú thích tạp chí|last=Hien|first=Nguyen|date=2015|title=Cấu trúc siêu tinh tế của phân tử Rubidium sử dụng tính trong suốt cảm ứng điện từ|url=https://vjol.info.vn/index.php/sphcm/article/view/22383/19149|journal=Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM|volume=78|pages=22}}</ref>.|group="chú thích"}} để chú thích nguồn gốc của thuật ngữ đó là lấy từ đâu.
    Xin thứ lỗi vì tôi đã không góp ý tích cực ngay từ ban đầu. Quả thực, dịch một bài liên quan KHTN là rất khó vì thuật ngữ phải rõ ràng, nguồn gốc thuật ngữ đó lấy từ đâu, hay là "tạm dịch",... đều phải chú thích cụ thể. Bạn có thể tham khảo cách tôi thêm thẻ tag:ref để cải thiện độ xác thực của từng nội dung mà bạn viết. Đây là ƯCBVT đầu tiên của bạn, dù có nhiều sóng gió nhưng có lẽ có thể coi đây như là trải nghiệm quý báu và thú vị, bước đầu làm quen với thao tác "phản biện và tiếp thu" - một trong những điều cần có phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Fail là chuyện bình thường, nhiều bài nghiên cứu đăng lên rồi mà vẫn bị soi lỗi, bị khiếu nại và thậm chí là bị rút lại (retracted). — Dr. Voirloup💬 18:59, ngày 30 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    thông tin về mật độ ở thể lỏng mình không chỉnh ngữ pháp được do trong Bản mẫu {{Hộp thông tin natri}}, thông tin đấy được  : |density hợp vào 1 mã : gpcm3mp=0,927, và mình không rõ cách sửa như thế nào.
    Cảm ơn bạn vì đã động viên và chỉ ra những khuyết điểm trong bài viết của mình. – Minh Duc le wiki (thảo luận) 01:22, ngày 1 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Ý kiến sửa

  1.   Ý kiến Chú thích 73 bị lỗi kìa. Ngoài ra văn phong phần lịch sử đọc vẫn hơi lấn cấn, bạn thử hiệu đính lại xem. Billcipher123 (thảo luận) 06:13, ngày 3 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Đã sửa chú thích, và sửa lại phần lịch sử Minh Duc le wiki (thảo luận) 15:16, ngày 3 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.   Ý kiến Tôi không khuyến khích dùng sách giáo khoa lắm, như chú thích "Cao, Cự Giác. Hóa học 12 - Chân trời sáng tạo. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. tr. 93, 94." dùng để kiểm chứng nội dung: - Natri nổi trong nước và có phản ứng mãnh liệt với nước, tạo ra hydro và natri hydroxide. - Natri phải được bảo quản trong khí trơ hay dầu mỏ để ngăn phản ứng với hơi nước trong không khí. Nên sử dụng các nguồn liên quan đến nghiên cứu khoa học. — Dr. Voirloup💬 06:30, ngày 3 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Những thông tin mình trích dẫn từ sách giáo khoa là những thông tin phổ thông, nên mình nghĩ không nhất thiết phải sử dụng nguồn hàn lâm. Với cả nguồn này dễ tiếp cận với độc giả nói tiếng Việt nên mình sử dụng. (p.s. nguồn 59 và 62 cũng là sách giáo khoa của cengage learning). Minh Duc le wiki (thảo luận) 03:22, ngày 4 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  3.   Ý kiến Mời bạn dịch cho đầy đủ từ bản gốc tiếng Anh. Bị thiếu hơn 40 chú thích. Squirrel (talk) 06:43, ngày 3 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Minh Duc le wiki Mong bạn thường xuyên chú ý các ý kiến đã nêu ở đây và sớm phản hồi. –  Jimmy Blues  10:33, ngày 3 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Ban đầu đấy là ý định của mình nhưng do một số thông tin mình cảm thấy không liên quan tới độc giả nói tiếng Việt nên mình chỉ giữ những thông tin quan trọng. Nếu bạn muốn mình dịch tất cả thì mình sẽ cố nhưng sẽ cần nhiều thời gian Minh Duc le wiki (thảo luận) 12:08, ngày 3 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    "Không liên quan tới độc giả nói tiếng Việt" là sao nhỉ? Martin L. KingI have a dream 06:18, ngày 5 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Một số thông tin bên wikipedia tiếng anh như việc sử dụng natri trong lò phản ứng hạt nhân chẳng hạn. Những thông tin này rất khó tìm nguồn tiếng Việt, và mình không nghĩ là ứng dụng này của natri phổ biến trong giảng dạy tiếng Việt mặc dù mình đã dịch toàn bộ phần ứng dụng của natri sang tiếng việt. (bạn hoàn toàn có thể chứng minh mình sai) – Minh Duc le wiki (thảo luận) 14:21, ngày 8 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Minh Duc le wiki: Thật ra việc độc giả VN có biết điều đó hay không thì cũng không phải là lý do chính đáng để từ chối dịch sang tiếng Việt, nhất là với một bài viết chất lượng cao. Nhiều bài Wikipedia là nơi cung cấp những kiến thức phổ thông lẫn chuyên ngành, phần lớn trong số đó là những thông tin mà có thể người đọc chưa bao giờ biết hoặc ngờ tới. Trách nhiệm của người viết/dịch là phải đưa thông tin ấy đến với mọi người bất kể ngôn ngữ hoặc quốc tịch nào, chứ nếu vẫn giữ quan điểm "chỉ nên dịch những thứ có liên quan đến độc giả nói tiếng Việt" thì có thể bài sẽ bị bó hẹp. Này mình nói thật lòng thôi nhé, không có ý gì khác. Nếu bạn cảm thấy vướng mắc với những thông tin xa lạ thì có thể nhờ những thành viên am hiểu về Hóa học trên đây trợ giúp Martin L. KingI have a dream 14:34, ngày 8 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Đồng ý. Bây giờ mình cũng đang cố dịch tất cả các thông tin từ wiki tiếng anh rồi. – Minh Duc le wiki (thảo luận) 15:14, ngày 8 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  4.   Ý kiến (1) Còn có danh pháp chưa tuân theo TCVN 5529 và 5530:2010, quy định trong Wikipedia:Tên bài (hóa học) (Ví dụ: bromochloridifluoromethane --> bromochloridifluoromethan (không có "e"), đi --> di,...). Các công thức hóa học cần được cho vào trong bản mẫu {{Chem2}} để đồng bộ cách trình bày công thức (tránh chỗ này dấu gạch ngang - , chỗ kia là dấu trừ −). Danh pháp khi đứng ở giữa câu, trừ một vài trường hợp đặc biệt. thì phải viết chữ thường (Ví dụ: Kim loại natri, không phải là: Kim loại Natri) ; (2) Bạn cần cập nhật thông tin trong {{Hộp thông tin natri}} vì theo như tôi quan sát, có nhiều số liệu không giống như enwiki.— Dr. Voirloup💬 06:44, ngày 3 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Mình đã sửa danh pháp trong {{Hộp thông tin natri}} rồi, nhưng mong bạn giúp mình tìm số liệu không giống enwiki để mình tiếp tục sửa. – Minh Duc le wiki (thảo luận) 22:06, ngày 3 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Chẳng hạn như trường "Trạng thái oxy hóa" 1, 0, -1 ​Base mạnh. Bên enwiki lại là "Oxidation states" −1, 0, +1 (a strongly basic oxide) – — Dr. Voirloup💬 08:48, ngày 9 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Đã sửa! Mong bạn xem xétMinh Duc le wiki (thảo luận) 13:54, ngày 10 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  5.   Ý kiến Bài vẫn còn rải rác một số lỗi trình bày nhỏ và một số danh pháp chưa tuân theo Wikipedia:Tên bài (hóa học), ví dụ như "ete" ("ether" (đã sửa))... Ngoài ra, theo quan điểm của tôi, "ionophores" nên để là "ionophore" do tiếng Việt không có kiểu thêm s/es/e/... để biểu thị số nhiều mà thay vào đó dùng "các", những",... Có thể tôi sẽ cho một phiếu đồng ý nếu khắc phục được các hạn chế, chỉ là tôi chưa thể soát toàn bài để tìm mọi lỗi có trong bài. Bài nhìn chung dịch thuật ổn (trừ một số chỗ thuật ngữ). (Bản mẫu {{Hộp thông tin natri}} vẫn còn viết hoa viết thường khá tùm lum nhưng nó là bản mẫu tách bạch khỏi bài thì sửa sau cũng được). 936001 WikipediaeTalk 06:02, ngày 30 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]