2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Bài viết chọn lọc
tháng 7 năm 2009
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Vệ tinh Europa

Vệ tinh Europa

Europa là vệ tinh thứ sáu, tính theo quỹ đạo từ trong ra ngoài, của sao Mộc. Europa được Galileo GalileiSimon Marius phát hiện năm 1610. Hai nhà khoa học này có thể đã phát hiện ra vệ tinh này đồng thời và độc lập nhau. Trong số 4 vệ tinh lớn của sao Mộc được phát hiện trong năm 1610, Europa là vệ tinh nhỏ nhất.

Europa có đường kính 3.100 km, nhỏ hơn Mặt Trăng một chút. Trong Hệ Mặt Trời, Europa là vệ tinh lớn thứ 6 và là vệ tinh nhỏ nhất trong nhóm Galileo, sau 3 vệ tinh lớn hơn của sao Mộc, Titan của sao ThổMặt Trăng của Trái Đất. Mặc dù vậy, Europa vẫn có khối lượng lớn hơn tổng cộng những vệ tinh nhỏ hơn trong hệ Mặt trời cộng lại. Cấu tạo của Europa chủ yếu là đá silicate và có thể có lõi bằng sắt. Bề mặt của Europa được tạo thành từ những kiến tạo địa chất gần đây, có nhiều vết nứt và vỉa đá. Europa có rất ít hố thiên thạch. Bề mặt trẻ và rất mịn của Europa khiến các nhà khoa học tin rằng bên dưới lớp ngoài cùng là một lớp nước. Và rất có thể trong đại dương ngầm này đang ẩn giấu sự sống ngoài Trái Đất mà chúng ta đang tìm kiếm. Nhiệt năng sản sinh ra do ma sát giữa các lớp vật chất của Europa dưới tác động của sao Mộc đủ để giữ cho đại dương này luôn đủ ấm để không bị đóng băng và duy trì những hoạt động địa chất ở lớp vỏ ngoài của nó.

Palais Bourbon

Palais Bourbon nhìn từ phía sông Seine

Palais Bourbon là tên thường gọi của tòa nhà Quốc hội Pháp hiện nay, công trình nằm bên bờ sông Seine, thuộc Quận 7 thành phố Paris. Được Công tước phu nhân Louise Françoise de Bourbon – con gái vua Louis XIV của Pháp – cho xây dựng từ năm 1722, Palais Bourbon tiếp tục được người cháu nội là Thân vương Louis V Joseph xứ Condé mở rộng trong nhiều năm. Tới thời kỳ Cách mạng Pháp, cung điện được chọn làm trụ sở của quốc hội và giữ vai trò này hầu như liên tục đến tận ngày nay.

Bên cạnh chức năng quan trọng, Palais Bourbon còn là một công trình kiến trúc nổi tiếng. Mặt ngoài cung điện phía sông Seine với hàng 12 cây cột là tác phẩm của kiến trúc sư Bernard Poyet thời Đệ nhất đế chế. Họa sĩ Eugène Delacroix cũng từng nhiều năm trang trí cho các căn phòng của Palais Bourbon. Sau nhiều lần tu sửa và mở rộng, toàn bộ cung điện hiện nay chiếm một diện tích 124 nghìn mét vuông, phục vụ khoảng 3 ngàn người làm việc. Thư viện của Palais Bourbon, được thành lập dưới thời Cách mạng, cũng là nơi lưu trữ nhiều tài liệu giá trị, trong đó có những bản thảo của Jean-Jacques Rousseau và tài liệu gốc của vụ án xử Jeanne d'Arc.

Cùng với một số công trình khác hai bên bờ sông Seine, Palais Bourbon nằm trong quần thể kiến trúc đã được UNESCO công nhận di sản thế giới vào năm 1991.

Vệ tinh Ganymede

Ganymedevệ tinh lớn nhất của sao Mộc và cũng là vệ tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời. Ganymede quay một vòng quanh sao Mộc hết hơn 7 ngày. Tính theo khoảng cách đến sao Mộc, Ganymede là vệ tinh đứng thứ 7 trong tất cả các vệ tinh và đứng thứ 3 trong 4 vệ tinh lớn của Sao Mộc, tức 4 vệ tinh Galile. Ganymede tham gia vào hiện tượng cộng hưởng quỹ đạo với EuropaIo theo tỉ lệ 1: 2: 4 (Ganymede quay 1 vòng quanh Sao Mộc trong thời gian Europa quay 2 vòng và Io quay 4 vòng). Ganymede to hơn sao Thủy nhưng do mật độ thấp nên nó chỉ nhẹ bằng một nửa sao Thủy.

Vệ tinh Ganymede có thành phần chủ yếu từ đá silicate và băng đá. Ganymede được phân lớp đầy đủ thành các lớp riêng biệt với một lõi nóng chảy giàu sắt. Các nhà khoa học tin rằng giữa các lớp băng của Ganymede là một biển nước muối dày nằm sâu 200 km trong lòng vệ tinh. Bề mặt của nó có 2 kiểu địa hình chính. Vùng tối màu có vô số những hố thiên thạch, được hình thành 4 tỉ năm trước và chiếm 1/3 diện tích bề mặt vệ tinh. Phần còn lại là vùng sáng màu hơn có nhiều những rặng núi và đường rãnh hình thành muộn hơn một chút. Nguyên nhân của những vết đứt gãy địa tầng xuất hiện trên vùng sáng của Ganymede có thể là từ những hoạt động địa chất sinh ra từ nhiệt ma sát do biến dạng của Ganymede dưới lực hấp dẫn từ sao Mộc.

Emma Watson

Nữ diên viên Emma Watson

Emma Charlotte Duerre Watson hay Emma Watson (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1990) là một diễn viên người Anh. Cô được biết tới nhiều nhất qua vai diễn Hermione Granger, một trong ba vai chính của loạt phim Harry Potter, chuyển thể điện ảnh từ bộ tiểu thuyết của nữ nhà văn J. K. Rowling. Trước khi được chọn vào vai Hermione ở tuổi lên 9, Watson chưa từng diễn xuất chuyên nghiệp mà chỉ tham gia một số vở kịch của trường. Từ năm 2001 đến 2009, cô cùng hai bạn diễn Daniel RadcliffeRupert Grint đã đóng trong 6 tập phim Harry Potter bắt đầu từ Harry Potter và Hòn đá Phù thủy, cả ba sẽ tiếp tục tham gia hai phần cuối của loạt phim chuyển thể từ tập truyện cuối cùng Harry Potter và Bảo bối Tử thần. Vai Hermione đã đem lại cho Watson một số giải thưởng cùng số tiền hơn 10 triệu bảng Anh.

Trong năm 2007, Watson còn tham gia vào hai dự án ngoài Harry Potter, cô đóng vai chính trong bộ phim truyền hình Ballet Shoes và lồng tiếng cho phim hoạt hình The Tale of Despereaux. Ballet Shoes được phát sóng ngày 26 tháng 12 năm 2007 với lượng khán giả ước tính 5,2 triệu người còn The Tale of Despereaux được công chiếu năm 2008.

Thế Lữ

Trang bìa tập Mấy vần thơ xuất bản lần đầu tiên (1935)

Thế Lữ (6 tháng 10 năm 19073 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóaNgày nay.

Từ năm 1937, hoạt động của Thế Lữ chủ yếu chuyển hướng sang biểu diễn kịch nói, trở thành diễn viên, đạo diễn, nhà viết kịch, trưởng các ban kịch Tinh Hoa, Thế Lữ, Anh Vũ, hoạt động cho đến sau Cách mạng tháng Tám. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp, làm kịch kháng chiến trong những năm Chiến tranh Đông Dương. Sau Hiệp định Genève, ông tiếp tục hoạt động sân khấu, trở thành Chủ tịch đầu tiên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (1957–1977). Ông được coi là một người tiên phong, không chỉ trong phong trào Thơ mới, trong lĩnh vực văn chương trinh thám, kinh dị, đường rừng, mà còn là người có đóng góp rất lớn trong việc chuyên nghiệp hóa nghệ thuật biểu diễn kịch nói ở Việt Nam. Thế Lữ đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1984 và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II năm 2000.