Wikipedia:Thảo luận/Lưu 2
Thảo luận về dự án Wikipedia từ tháng 4 năm 2005 đến tháng 2 năm 2006 | |
Trang này để gửi thảo luận về dự án Wikipedia tiếng Việt. Một trong những trang liệt kê dưới đây có thể hợp hơn cho vấn đề của bạn:
|
Lưu trữsửa |
If you do not speak Vietnamese and you have any comments or questions about the Vietnamese version of Wikipedia, you can also leave a message in our guestbook. (About the Vietnamese Wikipedia) |
Về một số việc làm liên quan đến quyền tác giả
sửaHai bài viết của tôi (NOB là Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu) đã bị cho là vị phạm tác quyền và đang bị nêu lên vấn đền tác quyền. Nhân đó, tôi có một số ý kiến thảo luận về vấn đề này.
Những hình ảnh của danh nhân phổ quát là sản phẩm chung của mọi người và không nên bị loại vào vấn đề quyền tác giả. Tất nhiên không phải tất cả đều không có quyền tác giả. Nhưng những hình ảnh có tính cách cơ sở, không gây lợi nhuận và có mang tính giáo dục thì phải có sự tích cực trong việc truyền bá những sản phẩm chung của nhân loại này. Có ai giám nói là hình ảnh Giêsu thuộc quyền sở hữu của ai không? Hơn nữa, có ai dám lên tiếng hình Phan Chu Trinh này thuộc quyền sở hữu của ai?
Tôi nghĩ, những động thái "tự thắt cổ" bằng chiêu bài quyền tác giả gần đây của một số thành viên có phải thật sự là có thành ý, tức ý tốt, để phát triển Wikipedia Tiếng Việt không?
Tôi nhớ lại việc tại Việt Nam, cũng thường có một số bài báo phản ánh việc đạo nhạc, rồi lên tiếng "công kích" một số nhạc sĩ trẻ tuổi như Uyên Phương... Những bằng chứng đạo nhạc họ đưa ra là "so sánh" một cách rất "cảm tính" với những bài hát nước ngoài khác. Tôi thấy thật là một cách làm ấu trĩ. Hoàn toàn không có một cơ sở khoa học nào. Hơn nữa, những cách làm này chỉ gây thêm sự bất lợi cho nền âm nhạc Việt Nam vì không khích lệ giới trẻ sáng tác, đằng này lại đi công kích để rồi rốt cuộc, chẳng ai có lợi gì.
Tôi xin lưu ý các thành viên ở Wikipedia Tiếng Việt cũng vậy, việc các bạn quan tâm đến quyền tác giả để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chính đáng của tác giả là một việc làm đáng trân trọng. Tuy nhiên, cách làm của các bạn phải mang tính "xây dựng" chứ không phải "phá đám" và phải biết "tự trọng" chính mình khi phát biểu ý kiến. Tức phải làm việc một cách có trách nhiệm. Bài viết này Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu là do chính tôi đã đưa lên đây. Mục đích của tôi là vì những nhân vật này là danh nhân của Việt Nam, chúng ta đáng trân trọng họ và quảng bá những danh nhân này vì mục đích giáo dục và không mang tính lợi nhuận là một việc làm tích cực. Hơn nữa, những sự kiện (ngày sinh, nơi sinh, tiểu sử...) đã là những chi tiết phổ quát rồi. Nên vấn đề tác quyền sẽ không đi vào phạm vi này. Các bạn xoá bài vì nghĩ rằng đã vi phạm tác quyền, nhưng các bạn có chứng minh được những tác phẩm đó thuộc tác quyền của ai không? Hay là chỉ đoán mò thôi? Trong bài viết Phan Bội Châu, Nguyễn Minh đã đưa một linh tới một trang web và cho là bài viết của tôi về Phan Bội Châu đã vi phạm tác quyền của trang đó. Nhưng tôi không hề tham khảo trang bài viết đó, mà đã tham khảo ở trang bài báo Nhân Dân. Các bạn có thể kiểm chứng, và thấy các bài viết mà Nguyễn Minh đưa ra và bài ở Nhân Dân hoàn toàn giống nhau. Do đó, Nguyễn Minh có thể chứng minh cho tôi là bài viết này thuộc quyền sở hữu của ai không?
Ngoài ra, như tôi đã nói ở trên, hình ảnh của danh nhân phổ quát thì không thuộc quyền sở hữu của ai hết. Bạn cứ thử vào Google mục tra hình ảnh, đánh chữ "Phan Bội Châu" hay "Phan Chu Trinh" hoặc "Jesus" thử xem, cả một lố hình ảnh sẽ hiện ra cho bạn!
Nói tóm lại, tôi muốn các bạn nên tìm hiểu thêm về quyền tác giả trước khi làm việc liên quan đến nó. Hơn nữa, làm việc gì đi chăng nữa, phải có "ý nghĩa" tích cực trong tinh thần "xây dựng" chứ không phải chỉ "phá đám" cho xong.
Ngoài ra, một số nguyên tắc về quyền tác giả đối với hoàn cảnh Việt Nam mà tôi đã viết ở Nguyên tắc về Quyền tác giả tại Wikipedia Tiếng Việt cũng đáng cho các bạn tham khảo. NOB 01:28, 21 tháng 4 2005 (UTC)
- Đúng như anh đã nói, bài Phan Bội Châu đã được lấy từ bài của báo Nhân Dân (trang link nói rõ). Theo ý tôi, việc sao chép lại những sự kiện thì không có gì đáng ngại, nhưng cách trình bày là một việc đáng chú ý, vì cách trình bày có thể dưới bản quyền. Những hình ảnh của Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Jesus, là những hình ảnh lâu đời, không ai có sở hữu cả (không ai nói là hình anh truyền lên vi phạm quyền tác giả). Nhưng tôi thấy việc sao chép bài viết từ các nơi khác là không nên vì các lý do sau:
- Văn bản ở đây được phân phối theo giấy phép GFDL, có nghĩa rằng bất kỳ ai muốn sử dụng văn bản từ đây để làm tiền, họ được phép làm vậy. Vì thế, nếu ta đem vào tài liệu không rõ lý lịch, chúng ta chỉ chuốc vạ vào thân thôi.
- Chúng ta có thể sửa đổi lời lẽ, cách trình bày thông tin.
- Chúng ta có thể xin phép tác giả.
- Hình, văn bản đang dưới bản quyền vẫn có thể sử dụng được bằng cách "fair use" nếu nó nổi tiếng hay ta chỉ trích một đoạn.
- Máy chủ của Wikipedia được tại tiểu bang Florida, Hoa Kỳ, cho nên ta phải tuân thủ luật bản quyền của địa phận này.
Tham khảo khác biệt với sao chép. Chúng ta nên tham khảo, nhưng chỉ nên sao chép từ tài liệu không dưới bản quyền hay với sự chấp thuận của tác giả. Dung Nguyen 01:47, 21 tháng 4 2005 (UTC)
- Xin nói rõ là User:Arisa đưa ra các link ở 2 bài thảo luận của 2 bài sao chép của User:Nguyễn Cường. Đề nghị User:Nguyễn Cường đọc lại 2 bài thảo luận ở đó, để thấy rằng User:Arisa không nói gì đến "đã vi phạm tác quyền của trang đó" mà User:Nguyễn Cường có ghi ở trên (và cũng không có nghĩa là không vi phạm bản quyền chỗ khác). Đồng thời cũng đề nghị User:Nguyễn Cường tìm hiểu kĩ về Wikipedia qua ít nhất 2 link đã được ghi ở trên.
- Mục đích không biện minh được cho phương tiện.--Á Lý Sa 01:56, 21 tháng 4 2005 (UTC)
- Xin nói rõ rằng tôi chính là người sửa đổi văn bản bài của anh thành lời về vi phạm theo luật lệ tại đây. Các bài anh viết chưa bị xóa, và có thể được phục hồi nếu có lý do. Chúng ta chỉ tạm giấu nội dung vì nó có thể vi phạm quyền tác giả. Dung Nguyen 02:10, 21 tháng 4 2005 (UTC)
Xin nói trước tôi không phải đổ thêm dầu vào lửa nhưng dù sao cũng cố gắng có một số ý mang tính khách quan, duy lý như sau:
- Trước hết việc bạn User:Nguyễn Cường có lẽ đã mất bình tĩnh nên đã đưa ra những nhận xét, phán đoán khá chủ quan và cảm tính: "phá đám", "tự thắt cổ", "chiêu bài",... để biện minh cho mình. Những từ này theo tôi là không nên dùng ngay cả khi bạn lý luận hợp lý. Thành thật mong bạn bình tĩnh, sáng suốt và tránh cảm tính để có những nhận xét khách quan và xây dựng hơn. (tôi xin nhấn mạnh tôi nói những điều này hoàn toàn tỉnh táo như một chiếc máy tính, không hề có ý công kích cá nhân :-))
- Về vấn đề bản quyền: cần được tôn trọng nếu có. Về vấn đề này chúng ta không phải lên lớp nhau về những chi tiết cơ bản. Còn những chi tiết đặc biệt có thể bàn luận thêm. Tuy nhiên việc ít nhất phải tôn trọng luật bản quyền liên bang Mỹ và tiểu bang Florida là điều hiển nhiên.
- Nếu để làm phong phú Wikipedia tiếng Việt thì có rất nhiều cách mà không nhất thiết đụng chạm quyền tác giả, quan trọng là sự nhiệt tình và cái tâm trong sáng.
- Ý tại ngôn ngoại mong tất cả cùng tự hiểu, còn nhiều ý muốn nói nhưng thôi HÃY DÀNH THỜI GIAN CHO ĐÓNG GÓP VÀ CHỈ NHỮNG TRANH LUẬN THỰC SỰ CẦN THIẾT. Người Việt chúng ta có lẽ mất nhiều thời gian quanh việc "tranh luận" nên hiệu quả công việc thấp (xin nhấn mạnh đây là cảm nhận cá nhân :-)).
Nguyễn Thanh Quang 02:39, 21 tháng 4 2005 (UTC)
- Mọi người nên đọc lại 5 điểm nhắc đến bên trên bởi Dung Nguyen -- nhất là điểm 2 đến điểm 5. Ngay cả khi "sao chép" từ một nguồn công cộng cũng nên viết lại một tí, vì chúng ta không thể nào xác định hoàn toàn là nguồn đó, chính nó, không đã vi phạm quyền của một tác giả nào đó.
- Nguyễn Cường khuyến khích mọi người nên xây dựng thay vì phá đám (tôi hoàn toàn không hiểu idiom phá đám - tiếng Việt là tiếng thứ ba của tôi - nhưng tôi đoán là nó mang ý nghĩa ngược lại với xây dựng, như phá hoại). Nhưng chính vì muốn xây dựng mà chúng ta phải thận trọng trong việc dùng các nguồn cho các bài viết. Giêsu là của chung co tất cả nhân loại, nhưng một hình vẽ về Giêsu của một họa sĩ lại thuộc quyền của họa sĩ đó. (Khi tôi viết các bài cho Wikipedia Tiếng Việt, tôi thường không dịch từ một chỗ như English Wikipedia hay Français Wikipedia; tôi thường dùng nhiều nguồn hay tự viết lấy để tránh trường hợp nguồn của tôi vi phạm chủ quyền.)
- Nguyễn Cường cũng khuyến khích một tinh thần "tích cực" để phục vụ mục tiêu "giáo dục" của chúng ta. Á Lý Sa trả lới đúng nhất về vấn đề này: Mục đích không biện minh được cho phương tiện. Chúng ta có một mục đích rất tốt, nhưng đừng nên vì quá "tích cực" mà dùng một phương tiện có thể làm hại đến mục đích.
- Mekong Bluesman 04:54, 21 tháng 4 2005 (UTC)
Vấn đề này tôi thấy hình như vẫn chưa đi đến một thống nhất nào đã bị ngừng lại.
Thú thiệt, trong lúc viết bài, như bài Bánh Chưng phần sự tích, tôi cũng đã thử tìm trên mạng, và tìm được rất nhiều chuyện viết về sự tích này, và tôi đã chọn một bài (dĩ nhiên là bài viết, chứ không phải một tác phẩm có bản quyền) rồi sửa đổi lại cho hợp với ngữ cảnh và mục đích. Tự tôi nghĩ :
- 1. Sự tích đó tôi biết, và gần như đại chúng.
- 2. Lời văn tôi không hay.
- 3. Sửa trên cái có sẳn thì nhanh hơn.
Và kèm theo đó là một template khuyến cáo rằng bài viết đó chưa hoàn chỉnh, cần chỉnh sửa. Và tôi cho rằng hành động trên không vi phạm (chỉ là thiện ý của tôi). Không phải là để tranh công gì, vì tôi làm xong cũng không có gì cho bản thân, nhưng tôi nghĩ, làm thế là tôi đã giúp tổng hợp ý kiến và đem về cho mọi người tham khảo và sửa chữa. Cũng như việc chúng ta lấy các bài từ tiếng Anh dịch sang vậy, đó có là vi phạm không ???
Hay khi viết về bài Chữ Hán, tôi đã dùng : những nguồn mà tôi đã đọc từ xưa và còn nhớ trong đầu, những bài tôi còn giữ tài liệu (cụ thể là bài viết về chữ Hán trong giáo trình Hán Ngữ của đại học sư phạm tp HCM, bài viết về Hán ngữ của nhiều nguồn trên mạng ,cả tiếng Hoa và Tiếng Anh), bài viết về Lịch sử trung quốc của cố Tác giả Nguyễn Hiến Lê. Và rồi tôi cũng chỉ làm công việc là tổng hợp các ý kiến đó, và lấy những ý kiến nào là chung nhất, và logic nhất.
Tôi nghĩ vấn đề là ở chổ mình biết mình làm gì. Chứ đừng đem cả bài viết của người khác vào thì không nên. Có cấm hay không cấm tham khảo bài người khác là chuyện không thể. Cái muốn nói ở đây là tinh thần trách nhiệm lúc làm một mục nào đó, hay sửa một chữ nào đó. Chúng ta nên tổng hợp lại trước, rồi mới đưa vào. Tránh tình trạng thấy ở đâu có rồi gôm về chất đầy đó, đôi khi chỉ gôm về những bài mang tính cục bộ, không tổng quát. --Trungduongm 04:24, 28 tháng 4 2005 (UTC)
- Xin lưu ý rằng việc dịch các bài từ Wikipedia từ các ngôn ngữ khác hoàn toàn hợp pháp, tại vì những bài đó cũng được phân phối theo giấy phép GFDL. Dung Nguyen 04:30, 28 tháng 4 2005 (UTC)
Tôi nhận thấy bản quyền là một vấn đề nghiêm túc do vậy chúng ta nên tuân thủ. Điều này đôi khi cũng gây khó khăn cho người tham gia Wiki dẫu chúng ta tham gia chỉ vì mong muốn truyền bá kiến thức cho cộng đồng. Trong những bài viết của mình tôi cũng không bao giờ dám bê một đoạn văn nguyên mẫu của ai đó vào (mặc dù là dịch thôi) và cũng không dám mang hình nào vào vì biết đâu đó lại vi phạm bản quyền. Bạn Nguyễn cuờng không nên nóng nảy như vậy. Thực tình những lời phê phán các nhạc sĩ trẻ đạo nhạc, nhái nhạc là không phải không có cơ sở đâu. Thân
141.53.194.251 11:23, ngày 05 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Chúng ta có những điều lệ như vậy tại vì Wikipedia đã được nổi tiếng, cho nên rất nhiều luật sư của công ty đang theo dõi dự án này, dự án có thể bị kiện nhiều lắm vì vụ vi phạm bản quyền. Bạn vẫn được trích đoạn văn cỡ vừa (có thể dịch) nếu nó có nhiều giá trị cho bài, miễn là bạn chú thích rõ ràng nguồn gốc. Với hình ảnh thì bạn không nên lo lắng về bản quyền nhiều lắm, nếu hình có giá trị cho bài thì có thể truyền lên theo "sử dụng hợp lý", tại vì Wikipedia là một dự án giảng dạy, miễn là bạn chú thích nguồn gốc rõ ràng. Hãy nhớ là Wikipedia không phải là nhạc sĩ đâu! ;^)
Tại vì máy móc chính của Wikipedia ở tiểu bang Florida (Hoa Kỳ), chúng ta đại khái phải theo luật lệ bản quyền ở tiểu bang và nước đó. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 20:30, ngày 05 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Quy tắc ứng xử Wiki
sửaXin cám ơn nhận định của Nguyễn Thanh Quang HÃY DÀNH THỜI GIAN CHO ĐÓNG GÓP VÀ CHỈ NHỮNG TRANH LUẬN THỰC SỰ CẦN THIẾT. Người Việt chúng ta có lẽ mất nhiều thời gian quanh việc "tranh luận" nên hiệu quả công việc thấp. Tuy nhiên, tôi cho rằng đây là lúc thích hợp nói đến Văn hóa ứng xử Wiki mà đâu đó trong các văn bản hướng dẫn Wiki cũng có nói đến. Tuy nhiên, với tương lai cộng đồng Wiki Việt sẽ tăng dân số với nhiều thành phần khác nhau bao gồm người Việt hải ngoại, người Việt trong nước, những ng đang học tiếng Việt thì chúng ta nên có quy tắc chung cho việc ứng xử này. Tôi đề xuất vắn tắt là Tôn trọng cá nhân, giải quyết bằng thảo luận. Cụ thể là:
- Đối với các quyền của sysop (xóa, di chuyển, khóa) thì nên tôn trọng sysop trước, hoặc có chuyên ngành hơn. Những sysop nào muốn mở khóa, khôi phục thì nên có thảo luận với sysop đã làm việc này tại trang thảo luận cá nhân của họ.
- Đối với quyền editor của tất cả thành viên Wiki (bao gồm cả việc interwiki, category, treo các template stub, tác quyền ..) thì mọi thành viên đều có quyền như nhau và làm bất cứ lúc nào cũng được. Tuy nhiên, tôi đề nghị nên bắt đầu bằng trang Thảo luận trước chứ đừng sửa ngay vào mục từ. Nếu mà ng đó có thể gửi lời nhắn đến thành viên khởi đầu hoặc đóng góp nhiều nhất vào mục từ này thì càng tốt.
- Đối với các công việc cộng đồng, khuyến kích việc gửi thảo luận trực tiếp qua tin nhắn cho các sysop. Điều này mất một ít thời gian nhưng là thống nhất chung cho tất cả các sysop.
Vietbio 21:03, 21 tháng 4 2005 (UTC)
- Ý của tôi là người Việt thường có "tính cá nhân" cao nên ít khi chịu nghe ý của người khác (dù hợp lý) nên thường tranh luận kéo dài mà không có kết thúc có chất lượng. Do vậy chúng ta nên tích cực cùng nhau làm việc và tránh những tranh luận vô bổ. Còn ý của Vietbio thì có thể tích hợp một phần vào phần Quy định và hướng dẫn sử dụng#Các hướng dẫn về cách thức ứng xử (mục "Xử lý các vấn đề liên quan đến quản trị", "Tránh công kích cá nhân", ...) và phần Quy định và hướng dẫn sử dụng#Các hướng dẫn về nội dung khi viết. 14:47, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Hơi khó định vị
sửaHi to all,
cảm nhận đầu tiên của tui khi đến với diễn đàn này đó là vấn đề định vị. Mặc dù đây là trang kiến thức tổng hợp, mọi thông tin được quản lí theo kiểu những mẫu tin, nhưng theo tui, những phần như : hướng dẫn, thảo luận, giúp đỡ, .... nên được sắp xếp lại, tao thành một cấu trúc và tốt nhất, nên tạo một trang map of the site, để người vào tiện theo dõi.
Nếu tui muốn làm việc này, thì cần điều kiện gì. Thực sự mà nói, từ hôm qua tới giờ, tui vẫn chưa quen được trang web, cứ như đi lòng vòng, không có một chút khái niệm gì là mình đang ở chổ nào trong trang web. Đó là tui mới chỉ đọc các phần hướng dẫn, nếu thực sự tham gia đóng góp, tui nghĩ thật sẽ khó lòng kiểm soát những gì đang xảy ra ở trong web site.
Tui đề nghị các bạn nên ngồi lại, cùng nhau tổ chức, sắp xếp lại trang này. Có thể các bạn đã dùng quen nên cảm thấy nó không có vẫn để gì xảy ra, nhưng thực sự đối với nhưng người mới đến với web site, đó là một cú đấm nock out đối với lòng kiên trì của họ. (có thể đó là nguyên nhân khiến trang web phát triển chậm mặc dù theo tui biết có rất nhiều người biết đến trang web này ở trong và ngoài nước. Nhưng họ vẫn không mặn mà, vì đa phần đều không có kiến thức tin học vững lắm, nên luôn e ngạy phải ngồi đọc và tìm hiểu một cách khó khăn như trang web này)
mặc dù là trang web tự do, các sysop có thể tự do không ràng buộc nhau, nhưng tui đề nghị các sysop nên phân công rõ ràng, để cùng nhau hoạt động hiểu quả hơn. Tui để ý thấy, các sysop còn hoạt động đơn lẽ quá. Nếu các sysop ngồi lại với nhau cùng thoả luận cách quản lí website và thống nhất qui tắc quảnlí (ngoài các qui tắc của wiki đã ra, ta nên đưa ra một số qui định riêng của trang tiếng việt, về cách sắp xếp, sửa chữa các bài viết v.v....). Tui nghĩ, một cộng đồng tự do nào đó cũgn cần có một số nguyên tắc hành xử nhất định nào đó.
- Cám ơn bạn nhiều về các nhận xét. Tôi thấy nhiều bạn khác mới vô đây cũng nói là không định hướng được dễ dàng. Bạn có thể tạo ra "Trang Chính" mới giống như User:Mxn đã làm ở User:Mxn/Trang_Chính (ví dụ bạn mở User:trungduongm/Trang_Chính) rồi mọi người sẽ vào nhận xét biểu quyết. Nếu nó định hướng tốt hơn, chúng ta sẽ thay thế Trang Chính hiện nay bằng trang của bạn.
- Về các bài Hướng dẫn, đang rất cần có người giúp viết rõ lại, dịch thêm, ... bạn hoàn toàn giúp được (các trang này đều có nút Sửa đổi). Rất mong đợi sự giúp sức của bạn.
- 193.52.24.125 14:19, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Tôi nghĩ là khó định vị hay khó dùng là điều không tránh khỏi vì những nguyên nhân sau:
- bản thân cấu trúc nội tại của Wikipedia
- bản thân cách làm việc của Wiki gây ngỡ ngàng cho nhiều người (hợp tác soạn thảo...)
- cách soạn thảo trên wiki đòi hỏi có chút kiến thức hoặc quen biết về tin học, nhất là về ngôn ngữ HTML chẳng hạn
- ít người tham gia (nhiều người phê phán người khác nhưng không muốn hợp tác để cùng nhau làm tốt hơn, nhiêu người coi đây là trò vô bổ, vv)
- tiếng Việt đôi khi chưa chuẩn hoặc ngây ngô gây phản cảm
- vân vân và vân vân
Tuy nhiên so với trước thì hiện nay đã cải tiến rất nhiều, tuy nhiên vẫn còn nhiều thứ cần hoàn thiện. Vấn đề là làm sao giảm đi sự khó sử dụng và tăng tính dễ dàng định vị thì chỉ có một cách: cố gắng học hỏi, cùng nhau làm việc cho tốt. Tại sao các thứ tiếng khác người ta làm được và làm được rất tốt mà mình làm không được. Tôi xin được nhắc lại điều tôi đã từng tranh luận với các anh bên Vkpedia: "Nếu không mạnh hãy cùng nhau làm cho mạnh, nếu cực đoan hãy làm cho bớt cực đoan, nếu không trung lập hãy góp phần làm cho nó trung lập hơn, ..." tránh nói chuyện vô bổ hoặc phê phán người khác cho thỏa miệng. Còn vấn đề sysop tất nhiên sẽ còn nhiều khiếm khuyết cũng là điều không tránh khỏi. Nguyễn Thanh Quang 15:06 , 22 tháng 4 2005 (UTC)
- Hi, tôi vừa bỏ chút thời gian sửa lại trang Wikipedia:Chào_mừng_người_mới_đến. Tôi cho đây là trang quan trọng nhất đối với mọi người mới đến (đúng như tên của nó). Tôi đã làm cho nó thành đầu mối dẫn đến các trang help khác. Nhưng có thể còn thiếu, các bạn cho giúp thêm nhé. Tôi đã cố cho nó trở thành site map của các trang help, chứa đựng các khái niệm cơ bản trong các trang help. Tôi cũng cố cho thêm các gợi ý, mà theo kinh nghiệm hay phải nhắc nhở cho người mới đến. Bạn nào có kinh nghiệm hướng dẫn người mới đến, xin tổng kết lại (từ các trang talk với các người cụ thể) và viết súc tích vào trang này giúp. Bạn Trùng Dương M, bạn xem tôi sửa lại trang đó có rõ hơn chưa. Bạn vào Lịch sử của trang đó để xem các sửa đổi tôi đã làm. Bạn có thể tự viết thêm, vì bạn là người mới đến nên chắc có ý tưởng có thể giúp làm rõ thêm, mà những người đến lâu quên mất.193.52.24.125 15:30, 22 tháng 4 2005 (UTC)
- Bạn này là bạn nào nhỉ :-) Bạn xem thử trong phần cơ bản có đề cập về cách biên soạn theo wiki không (tạo link trong một bài wiki, interwiki, category, template, etc) vì có vẻ nhiều người chưa biết khi mới vào. Ngoài ra cũng nói thêm chút về chuyện "sao chép nguyên văn" thông tin trên các trang web khác... Nguyễn Thanh Quang 16:05, 22 tháng 4 2005 (UTC)
- Bạn này là User:Tttrung chứ còn ai nữa :-). Dung Nguyen 19:46, 22 tháng 4 2005 (UTC)
- Bạn này là bạn nào nhỉ :-) Bạn xem thử trong phần cơ bản có đề cập về cách biên soạn theo wiki không (tạo link trong một bài wiki, interwiki, category, template, etc) vì có vẻ nhiều người chưa biết khi mới vào. Ngoài ra cũng nói thêm chút về chuyện "sao chép nguyên văn" thông tin trên các trang web khác... Nguyễn Thanh Quang 16:05, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Các bạn như bơm lửa cho mình rồi đấy, mình mới viết một bài, mà nhận được sự trả lời ngay thế này, thì chắc sự mạnh lên của trang web chỉ còn là sớm muộn.
Mình có đề nghị thế này, thay vì mình quá tập trung vào viết bài hướng dẫn (điều đó dĩ nhiên là không thể thiếu được), thì mình cũng nên lập một mục để hướng dẫn cho người mới đến, và cử một người chuyên tư vấn cho họ. Vì mình nghĩ dù sao, đối thoại trực tiếp sẽ nhanh hơn là đọc hướng dẫn trong khi tài liệu hướng dẫn của mình còn chưa nhiều.
Một minh chứng cho sự thiếu hiểu biết của mình là tới giờ, mình đã quên là mình viết mục thảo luận này ở đâu, và mình chỉ có thể định vị được nó thông qua mục những đóng góp của mình, điều này nghe có vẽ không nên, nhưng thực sự, đó có thể là vấn đề đã xảy ra cho rất nhiều người khi đến với trang này.
tất cả vì một đam mê và lí tưởng.
- Hình như ý kiến vừa rồi cũng của bạn Trùng Dương M phải không? Chắc bạn quên cho dấu ~~~ để kí tên mình.
- Tôi hoàn toàn chia sẻ với những ý kiến của bạn về sự "khó định vị" trong Wikipedia Tiếng Việt. Thực tình, ban đầu khi mới chân ướt chân ráo vào đây, bản thân tôi cũng phải bỏ ra khá nhiều thời gian để "định vị" nó. Không những thế, phải in ra giấy hàng loạt những bài viết hướng dẫn tiếng Anh và tiếng Nhật rồi mới từ từ biết được cách "chinh phục" Wikipedia Tiếng Việt. Sau đó tôi cũng nghĩ chắc chắn sẽ có nhiều người cùng tâm trạng với tôi khi bắt đầu làm quen với Wikipedia Tiếng Việt và thế là tôi bắt tay vào dịch những trang hướng dẫn này. Nhưng bây giờ cũng chưa phải là biết hết hoàn toàn. Cũng phải tiếp tục mày mò thôi.
- Tôi thấy ý kiến và nhã ý của bạn Trùng Dương M và bạn 193.52.24.125 khá hay. Bạn 193.52.24.125, bạn có thể đăng kí một tài khoản để có một tên gọi không ? Bạn sẽ có nhiều quyền lợi khi đăng kí tài khoản đó. Bạn Trùng Dương M này, tôi muốn "bơn thêm lửa" cho bạn bằng cách nhờ bạn đi sâu vào phần "hướng dẫn, chỉ đường" cho thành viên mới được không ? Rất mong hồi âm của bạn. NOB
Translation
sửaHi there, I'm Zanimum from the English Wikipedia. I'm running an international-entry exhibit of small artwork. I've found volunteers to translate the site into Arabic, Italian and Spanish, and I was wanting a translator to write something in this language. The text to translate is around 300 words. Does anyone want to do a quick translation for us? Thanks! -- (Interested? Contact nicholasmoreau@gmail.com)
- Hi zanimum . This is a discussion page. Your notes were recognised to be unsuitable here. So, we will erase them soon. Sorry for the inconvenience. (Bài viết này không thích hợp với trang Thảo Luận này.Tôi đề nghị xoá hay di chuyển đi chỗ khác. Xin các bạn cho ý kiến.) NOB 06:25, 11 tháng 5 2005 (UTC)
- Có thể ta nên để một bài tên là Wikipedia:Thảo luận ngoại ngữ và link đến nó từ trang chính để những người không đọc được tiếng Việt có thể trao đổi với chúng ta. Chúng ta cũng có thể viết một câu tiếng Anh, Nhật, Đức, v.v. để các người thăm có thể đọc được. Nguyễn Hữu Dụng 06:58, 11 tháng 5 2005 (UTC)
Tôi thấy trang này thiếu sót trầm trọng. Vì nó nằm ở phần Trang Chính nên rất quan trọng. Tôi dự định đại thay đổi trang này. Tôi dự định sẽ tham khảo một số trang tiếng Nhật, tiếng Anh để hệ thống hoá các chủ đề cho đầy đủ theo hệ thống phân loại bách khoa. Tức là từ đây, người ta có thể tra cứu Wikipedia Tiếng Việt theo chủ đề bách khoa rất tiện lợi. Xin các bạn cho ý kiến. NOB 12:40, 11 tháng 5 2005 (UTC)
- Ủng hộ thôi. Theo tôi bạn nên xây dựng tại User của bạn 1 mục Phân loại theo chủ đề, sau đó mọi ng cùng hoàn thiện nó và tiến hành thay thế nó khi thấy thích hợp. Nhưng Giao diện của Trang Chính thì tránh thay đổi nhất là thay đổi khi chưa hoàn thiện. Vietbio 12:54, 11 tháng 5 2005 (UTC)
- Theo ý tôi thì Trang chính không cần liệt kê hết các thể loại và tiểu thể loại, chỉ cần các thể loại thực sự quan trọng và hữu ích, và sẽ có liên kết đến một trang khác liệt kê đầy đủ hơn. Nguyễn Thanh Quang 12:56, 11 tháng 5 2005 (UTC)
Stewards election
sửaHello,
The stewards election has started on m:Stewards/elections 2005. Anyone can vote provided that he has a valid account on meta with a link to at least one user page, on a project where the editor is a participant, with at least 3 months participation to the project. Stewards can give sysop right on projects where there are no local bureaucrate. Please vote ! Yann 18:05, 21 tháng 5 2005 (UTC)
PS: Please translate this. Thanks. Yann 18:05, 21 tháng 5 2005 (UTC)
A random text
sửaHello guys, how are you doing? I'm sorry, I only know how to say "white boy" in vietnamese and I don't even know how to spell it ;). Recently, in the Spanish Wikipedia, we recieved three random texts in three different languages in our discussion page (village pump in English, we call it the Café over there). The texts seem to have been in Arabic, Bulgarian, and Vietnamese, though I'm not sure, I'm no linguist. Following the text was supposed translation into Spanish of which I doubt the accuracy. The original text was Những hình ảnh của danh nhân phổ quát là sản phẩm chung của mọi người và không nên bị loại vào vấn đề quyền tác giả. Tất nhiên không phải tất cả đều không có quyền tác giả. Nhưng những hình ảnh có tính cách cơ sở, không gây lợi nhuận và có mang tính giáo dục thì phải có sự tích cực trong việc truyền bá những sản phẩm chung của nhân loại này. The translation said roughly "They say that they don't like you, that on occasions they have read what you write in the Café and they think it is a waste of time to read what you all have written." I doubt that all four translations say the same thing, can you guys help me out with this? Any time you get a random text in Spanish, I'll be glad to translate it into English for you ;). If you could, please respond to me in my Spanish discussion page. Thank you sincerely, Orgullomoore.
Chobot
sửaI want to get a permission to run a bot in the vietnamese wikipedia. I plan to connect interlanguage links between vi & ko wikipedias.-- ChongDae
Về vấn đề dịch thuật
sửaHi all,
Tôi vừa mới gia nhập cộng đồng vi.wikipedia.org và nhận thấy rõ tác dụng to lớn mà dự án đem lại cho cộng đồng người dùng Việt Nam trong thời gian tới đây. Vì vậy tôi rất muốn được đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình để dự án vi.wikipedia.org ngày càng đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn và chứa nhiều hàm lượng tri thức hơn.
Tên đầy đủ của tôi là Lê Nam Trung, 28 tuổi, sống tại Hà nội, là kỹ sư Tin học của một công ty phần mềm. Chuyên môn của tôi là lập trình các ứng dụng trên hệ điều hành UNIX, Perl, Pỵthon, PHP,... Ngữ pháp tiếng Việt của tôi khá tốt, có kỹ năng viết các văn bản tài liệu khoa học, hành chính thông dụng của Việt Nam. Tôi có thể tham gia các lĩnh vực về máy tính, vật lý, toán học, thiên văn học, ... địa lý, lịch sử, văn hóa, phong tục Việt Nam, và nhất là về Hà Nội.
Tôi thấy hiện nay vi.wikipedia.org đang có một số vấn đề trong dịch thuật tiếng Việt. Nhiều bài viết chứa nhiều từ Hán Việt và cách dùng từ chưa chính xác gây cho người đọc một cảm giác như là người dịch đã dịch văn bản từ tiếng Anh sang tiếng Trung Quốc và sau đó dịch tiếp sang tiếng Việt (Ví dụ như: Ái Nhĩ Lan chẳng hạn - hiện nay ở VN chả ai dùng từ này cả mà thường viết nguyên văn bằng tiếng Anh). Có lẽ nguyên nhân là do tác giả của bài viết này ít sống ở VN nên tiếng Việt chưa thông thạo lắm chăng.
Nếu có thể được, trước tiên, tôi muốn được cùng vi.wikipedia.org chỉnh sửa một số từ ngữ trong giao diện và các bài viết cho thật chỉnh hơn.
Chúc vi.wikipedia.org ngày càng hoàn thiện hơn, xứng đáng là một từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam.
- Chào anh Trung,
- Chúng tôi cảm thấy rất vui được anh đóng góp. Các bài về lĩnh vực máy tính ở đây khá ít, mà lại dùng từ ngữ tiếng Anh, ít được Việt hóa. Về vấn đề sử dụng các từ không thông dụng, có nhiều người đề cập lắm rồi. Một vấn đề với cách sử dụng các tên đang được thịnh hành là không có cách viết tiêu chuẩn: Afghanistan hay Áp-ga-ni-xtan? hiđrô, hidro, hyđro, hyđrô hay là hydro? Mátxcơva, Mát-xcơ-va, Moskva, hay Moscow? Tôi đồng ý rằng các tên cũ không được dùng nữa, chỉ nên được đề cập thoáng qua cho đầy đủ trong bài thôi. Nhưng chúng ta phải thống nhất cách đặt tên của các bài này trước khi tiến tới. Hiện giờ có một số bài sử dụng tên cũ, nếu anh thấy có xin cứ việc di chuyển đến cách viết thịnh hành nhất và dùng trang chuyển hướng để chuyển các tên khác đến bài đó.
- Cảm ơn, DHN 11:49, 14 tháng 3 2005 (UTC)
Lê Nam Trung: Tôi xin có mấy ý kiến như sau:
Tôi không phải là một nhà nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Việt, tuy nhiên tôi sinh ra ở VN và được học tập trong môi trường giáo dục VN khoảng 20 năm và chứng kiến khá nhiều đổi thay trong con người, suy nghĩ và thói quen của người Việt.
Tôi thấy Tiếng Việt hiện nay không giống như tiếng Việt trước năm 1975, vấn đề dùng danh từ có nguồn gốc ngoại lai như thế nào trước đây báo chí ở VN cũng tranh cãi khá nhiều và đưa ra dẫn chứng với nhiều các công trình nghiên cứu của các nhà khoa hoc. Tuy nhiên lý lẽ của các nhà khoa học cũng không thắng được thói quen dùng từ của nhân dân, họ cứ thích là họ dùng, điều đó có nghĩa là thói quen dùng từ của người dân tạo nên văn phong tiếng Việt hiện đại. Vì vậy có lẽ cũng không cần phải làm theo đầy đủ cách của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học như Cao Xuân Hạo trong "Tiếng Việt, Văn Việt, Người Việt" hay Nguyễn Trọng Báu trong "Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí", v.v... mà chỉ cần xác định tiêu chí cách viết là: " Viết cho người mình đọc " (cụ thể là cho hơn 80 triệu người Việt Nam). Vì vậy cách viết phải thật thông dụng, thật gần gũi với những cách dùng từ hàng ngày của người Việt Nam, gần gũi với thói quen và cách suy nghĩ, tiếp nhận thông tin của họ. Hiện nay ở VN đang xuất hiện một phong cách dùng từ ngữ rất mới, khá là thông dụng trong giới trẻ. Tuy nhiên chúng ta xác định rõ, các bài viết ở đây là các tư liệu bách khoa toàn thư nghiêm túc, tức là phải hành văn theo lối văn phong văn bản khoa học. Để rõ hơn về cách dùng từ thông dụng nhất ở VN xin tham khảo cách dùng từ trong các bài báo như: www.tuoitre.com.vn, www.laodong.com.vn, www.vnmedia.vn, www.vnn.vn, www.vnexpress.net. Đây là các báo rất thông dụng hiện nay ở VN, chiếm vị trí áp đảo cung cấp thông tin cho nhân dân. Bà con cũng đã rất quen thuộc với cách gọi các danh từ ngoại lai ở đây và xem đây như là cách gọi chuẩn mực nhất.
Hơn nữa hiện nay ở VN đang trong thời kỳ phát triển kinh tế, mở cửa hội nhập với thế giới nên hầu như tất cả những người đi học hiện nay đều được học một thứ ngoại ngữ, trong đó tiếng Anh chiếm tới 98%. 2% còn lại là tiếng Pháp hoặc tiếng Nga, tuy nhiên bằng cách nào đó họ cũng học thêm được chút ít tiếng Anh. Vì vậy nếu có viết nguyên văn danh từ bằng tiếng Anh thì họ vẫn hiểu được. Về lý do phiên âm cách đọc ra tiếng Việt trên vi.wikipedia.org là để phổ cập kiến thức dễ dàng hơn tôi thấy hoàn toàn đúng đắn, nó có thể phù hợp cho nhiều đối tượng người đọc. Tuy nhiên cũng không nên đặt quá nặng vấn đề này bởi vì những người nếu đã mở được trang vi.wikipedia.org bằng trình duyệt Internet thì ít nhất họ biết Start, Shutdown là gì, cũng có khả năng tiếng Anh để đọc những từ đó.
Tóm lại tôi đề nghị thế này:
1. Tiêu chí về cách dùng từ mà vi.wikipedia.org nên theo là cách dùng từ hiện nay đang thông dụng nhất ở Việt Nam (tham khảo trong báo chí, sách, tài liệu xuất bản ở VN).
2. Các danh từ ngoại lai tốt nhất là cứ giữ nguyên bản tiếng Anh, ngoài ra nếu có thể phiên âm ra tiếng Việt thì chọn lấy một cách phiên âm thông dụng nhất. ví dụ: Bejing (Bắc Kinh), không phiên âm là Bê-zing hay Pê-king vì không thông dụng.
3. Không dùng dấu "-" trong cách phiên âm các nước. Ví dụ: viết Marốc, Ápganixtan chứ không viết Ma-rốc hay Áp-ga-ni-xtan.
4. Danh từ chỉ địa danh, tên người thì dùng các chữ cái hoa. Ví dụ: Biên Hòa, Sài Gòn, Đồng Nai, hay Lê Nam Trung chẳng hạn. Còn các danh từ khác thì chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên. Ví dụ: Đệ nhị thế chiến hay Chiến tranh thế giới thứ hai, chứ không dùng Đệ Nhị Thế Chiến.
5. Về chỉ mục (index) các nước trên thế giới thì nên giữ nguyên theo cách sắp xếp của tiếng Anh để tiện theo dõi, nếu có chú giải tiếng Việt thì nên viết đằng sau. Ví dụ: Australia (Úc, Ôxtrâlia) - phân loại thuộc vần A chứ không phải vần U
6. Đề nghị thành lập một area về cách dùng từ tiếng Việt thông dụng (chứ không phải là Văn phong tiếng Việt). Mục đích để liệt kê những từ thường dùng nhất. Ví dụ: dùng Syria, Libăng, Italy, Italia, Mátxcơva hay Moskva đều được cả. Ngoài ra, một số danh từ cứ viết nguyên bản không cần phiên âm. Ví dụ: tên riêng Adriano, Porto, Chelsea chứ không cần phải viết rõ Póctô hay Chensi làm gì.
Phan: Mình rất tán thành ý kiến của bạn Trung. Cách dùng từ ngữ nên được nhiều người chấp nhận nhưng nên đảm bảo chính xác, văn minh và có khoa học.
Mình có một vài ý kiến nhỏ:
- Tên riêng người, địa danh nước ngoài: nếu là nước dùng chữ latinh, đặc biệt những ngôn ngữ thông dụng như Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý, thì nên dùng cách viết của họ và chú thích cách phát âm bằng tiếng Việt. Mình nghĩ điều đó sẽ giúp cho người Việt mình tiệm cận với nền văn hóa thế giới cũng như việc tra cứu được dễ dàng hơn.
Những tên đã quá quen thuộc và thông dụng như Pháp, Đức, Ba Lan,... hiển nhiên mình vẫn giữ, nhưng những tên quá cổ như Gia Nã Đại, Mễ Tây Cơ, Lỗ Mã Ni, Ba Lê sẽ được rất ít người hưởng ứng.
Ở châu Âu họ cũng có xu hướng như vậy với tên riêng của nước khác, mình thấy như vậy văn minh hơn.
- Những nước không dùng chữ latinh: cố gắng dùng cách họ viết khi phiên âm ra latinh, thí dụ Hiroshima, Kremlin (thay vì Cờ-rem-lanh),... Cũng như vậy Moskva sẽ tốt hơn là Moscow hay Moscou (thí dụ moskva.ru)
Tuy nhiên những lối viết đã quá quen thuộc với phần đông người Việt như Mátxcơva, có lẽ cũng cần có một thời gian chuyển đổi để mọi người làm quen. Nhưng ở những chỗ nào có thể được thì nên dùng cách viết mới, Pushkin thay vì Pút-xơ-kin.
Việc thêm dấu tiếng Việt vào theo mình với trình độ dân trí của người Việt mình hiện nay không cần thiết nữa. Nếu có, chỉ cần một lần chú thích cách đọc trong ngoặc mà thôi.
- Những nước Á Đông tên của họ gần với người Việt mình thì nên dùng âm Hán Việt như Bắc Kinh thay vì Peking nếu như tên đó đã khá quen thuộc. Những tên mới lạ nên có chú thích cách viết latinh khác trong ngoặc để tiện tra cứu.
- Danh từ chung (không phải tên riêng): Những chữ đã có trong tiếng Việt và phổ cập thì không nên xính ngoại, nên viết nhạc cổ điển thay vì nhạc classic, nhưng staccato thì nên viết đúng như vậy thay vì sờ-tắc-ca-tô, hay rock thay vì rốc. Những chữ quá thông dụng quen thuộc như áo sơ mi theo thời gian đã trở thành từ việt rồi thì nên giữ cách viết cũ. Có lẽ chúng ta nên có một danh sách cách viết các tên, từ ngoại thông dụng để thống nhất.
- Chữ Hán Việt: nên theo nguyên tắc chọn cách dùng được nhiều người ủng hộ nhất. Hãy vì sự phát triển của wikipedia!
Thân, Phan
Tôi cũng tán thành ý kiến bạn Trung và xin đưa thêm ý kiến: trong phần chú thích cách đọc trong tiếng Việt của 1 từ tiếng Anh xin giữ nguyên chữ S hay X trong nguyên bản đừng chuyển hết về X nhìn rất tệ và nhiều khi gây phát âm sai
Loạt bài viết về thành phố Mỹ
sửaCó thể là bạn đã thấy một trong nhiều thật nhiều bài viết ở Wikipedia tiếng Anh về một thành phố, thị xã, v.v. ở Hoa Kỳ. Phần nhiều của những bài này do rôbô Rambot viết tự động. Những người hoạt động Rambot đang làm cho có thể viết các bài này ở phiên bản Wikipedia khác, như là Wikipedia tiếng Việt. Trước khi Rambot có thể làm đó, chúng ta phải dịch các thông báo của Rambot qua tiếng Việt. Tôi đã tạo ra một bản dịch để làm đó, rồi đã bắt đầu dịch sơ qua – tôi chắc dịch không đúng, cho nên xin mời các bạn sửa bản dịch đó. Bạn có thể so sách bản dịch ở đây với bản chính ở Wikipedia tiếng Anh.
Hơn nữa, nếu bạn biết về một database về thông tin về các thành phố, thị xã, làng, v.v. ở Việt Nam, xin bạn cho tôi biết. Do chương trình này, Wikipedia tiếng Việt có thể hay lắm vào tương lai!
– Nguyễn Minh (thảo luận, blog) 20:30, 2 tháng 8 2005 (UTC)
- Tự động hóa thì rất tốt nhưng cũng có những trường hợp đặc biệt thí dụ: Tại NewYork thì có thể có những công trình xây dựng, những thắng cảnh , hay con người nổi tiếng, hay một sản phẩm, phong tục tập quán mà các nơi khác không có Minh Nguyển xử Trí thế nào ?
- LĐ
- Sau khi bài được viết ta có thể sửa đổi tuỳ ý. Nguyễn Hữu Dụng 21:37, 2 tháng 8 2005 (UTC)
Trong dự án này phải dịch những từ như là "town", "village", và "township". Ở nước Mỹ, những đơn vị này khác với hệ thống ở Việt Nam. Tôi đang ở tiểu bang Ohio; trong tiểu bang này, "town" khác với "township" và cũng khác với "village". (Xem en:Village.) Dĩ nhiên là "village" dịch là "làng", và những "city" lớn là "thành phố", nhưng mà gọi các chỗ kia làm sao? Nhà của tôi thuộc "City of Loveland", một ngoại ô của thành phố Cincinnati chỉ có khoảng 12.000 người. Loveland chắc không phải là "thành phố" theo tiếng Việt, thì tôi nghì là chắc phải gọi nó là "thị xã" hay "thị trấn". Còn, "county" là "quận" dĩ nhiên, "county seat" là gì: "Quận lỵ" hay "Tòa quận"? "Township" có thể là "phường" không? – Nguyễn Minh (thảo luận, blog) 00:27, 3 tháng 8 2005 (UTC)
- Thành phố > Thị trấn > Thị xã > Thị tứ
- chữ town theo tôi (trong truyện Lucky Luke) thì được dịch là thị trấn nhưng cùng có thể dịch nghĩa là thành phố nhỏ
- LĐ
Ở Việt Nam: thành phố > thị xã > thị trấn. --Avia (thảo luận) 03:22, 23 tháng 8 2005 (UTC)
Đúng rồi, nhưng mà loạt bài này sẽ lo về các vị trí ở nước Mỹ. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, blog) 04:03, 23 tháng 8 2005 (UTC)
Cuộc vận động
sửaTrước đây, bạn Vietbio đã bắt đầu hai cái "dự án" (WikiProject), một về tin sinh học rồi một về Sách đỏ Việt Nam. Những "dự án" này có thể làm độc giả lẫn lộn nó với dự án Wikipedia tiếng Việt hoặc dự án Wikipedia tất cả, vì chúng ta cũng gọi Wikipedia là "dự án". Wikipedia tiếng Đức có một chương trình để cải tiến bài viết có tên "Qualitätsoffensive". Từ "offensive" này (tôi đoán là như "cuộc vận động") nghe rất hay, nó dễ thuộc và không có thể lẫn lộn với dự án Wikipedia lớn hơn.
Hơn nữa, tôi muốn làm dự án thành phố Mỹ thành một WikiProject chính thức. Cho nên, tôi đề nghị "nhãn hiệu hóa" các WikiProject lại thành "Cuộc vận động" (tức là "campaign" theo tiếng Anh phải không?). Tôi nghĩ là cái tên này cũng dễ thuộc và có đủ ý nghĩa. Nếu bạn có tên hay hơn thì xin mời bạn nói ra!
– Nguyễn Minh (thảo luận, blog) 01:55, 4 tháng 8 2005 (UTC)
Đúng rồi từ dự án làm chúng ta hiểu sai đấy, tôi tán thành dùng từ cuộc vận động Trần Tiến Ngọc 01:19, ngày 14 tháng 9 năm 2005 (UTC)
OK, chắc cũng có thể sử dụng từ "tiểu dự án". Các bạn nghĩ sao? – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 22:23, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Có thể phát triển hình ảnh Wikipedia như một thương hiệu tại Việt Nam?
sửaĐã được di chuyển từ Talk:Trang Chính
Tôi vừa chợt có một ý tưởng là bằng cách nào đó để phát triển Wikipedia như một thương hiệu tại Việt Nam? Ví dụ như tập hợp member tạo thành hội, in logo lên áo, ấn phẩm hoặc những vật dụng khác có thể phổ biến cho cộng đồng. Qua đó Wikipedia sẽ có nguồn thu tương đối để phát triển. Trên đây chỉ là thiển ý mong Wikipedia phát triển tốt hơn và rộng rãi hơn trong cộng đồng Việt Nam. Mong được nghe ý kiến đóng góp. Cảm ơn. Sonmeo 13:21, 22 tháng 8 2005 (UTC)
Theo tiêu chuẩn mở GNU , thì không có gì ngăn cấm bạn làm chuyện này chỉ có điều lại phải tự cung cung tự cấp và tự gánh phần trách nhiệm. Đây là ý rất hay nhưng ai sẽ đứng ra tiến hành và việc làm phải hoàn tòan hợp pháp.
Làng Đậu 15:29, 22 tháng 8 2005 (UTC)
- Ý hay lắm, nhưng không làm nhanh được đâu. Khoan nói chuyện lập hội, thủ tục phiền phức lắm. Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách tổ chức gặp mặt thành viên, như các forum vẫn đi offline. --Avia(thảo luận) 01:43, 23 tháng 8 2005 (UTC)
Thương hiệu là gì? Bạn có buôn bán gì không dựa vào thương hiệu đó? Vấn đề là Wikipedia không phải là tài sản của bạn nên câu trả lời đơn giản là không thể được.
Khía cạnh chuyên môn của 1 từ
sửaHiện giờ các bài viết trên Wiki đã tăng tốc chóng mặt, nhưng chúng ta gặp thêm vấn đề chuyên môn của 1 thuật ngữ khoa học. Thông thường, đối với các chuyên gia thì vấn đề chính xác khoa học được đặt lên hàng đầu, nhưng tôi muốn thảo luận rằng đối với một số thuật ngữ phổ biến, chúng ta có nên dành 1 tiểu mục để diễn đạt nôm na một cách dễ hiểu nhất về thuật ngữ. VD như bài DNA có một phần sơ lược để làm việc này. Vietbio 22:21, ngày 18 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Tôi muốn nhắc là Wikipedia là một loại từ điển bách khoa không phải là từ điển chuyên môn. Điều đó không có nghĩa là các bài viết không được hoàn toàn và đầy đủ. Một mục đề phải được viết sao cho một người có trình độ trung học có thể đọc đươc. Những độc giả có trình độ cao hơn, hay muốn tìm hiểu về mục đề đó nhiều hơn, phải có dịp đọc các bài với nhiều chi tiết hơn và đi vào chuyên môn hơn qua các phần (Xem thêm bài ...), các phần ==Xem thêm==, các tài liệu trong phần ==Tham khảo==, các website trong phần ==Liên kết ngoài==. Việc làm của chúng ta, chủ yếu, là dẫn con ngựa đến bên bờ suối. Con ngựa, sau khi nếm nước suối, sẽ phải tự quyết định muốn uống thêm, sang dòng sông to hơn hay đòi hỏi Evian với chanh tươi vắt! Mekong Bluesman 03:40, ngày 19 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Fwd: Science pearls [1]
sửaTôi vừa nhận tin nhắn sau đây ở Meta từ một thành viên của Wikipedia tiếng Anh:
- Hi,
- I address you as the ambassador of your wikipedia. Please notice the above project.
- This project, more than other projects, will benefit from inter-wiki cooperation. Can you post a message regarding this project at your wikipedia village pump?
- Thanks for your help, APH from the English wiki
Tôi thử dịch qua tiếng Việt:
- Chào bạn,
- Tôi nói với bạn là đại sứ của phiên bản Wikipedia của bạn. Xin bạn để ý đến dự án trên đây.
- Dự án này, hơn là các dự án khác, cần cộng tác giữa các phiên bản ngôn ngữ. Xin bạn nhắn tin giới thiệu về dự án này ở nơi Thảo luận của phiên bản Wikipedia của bạn.
- Cám ơn bạn giúp đỡ, APH từ wiki tiếng Anh
Dự án Đề tài Khoa học Quý nhất cố gắng để:
- Theo dõi lịch sử của nhiều môn khoa học
- Để cho những người không chuyên môn có thể đọc về những thành tựu và phát triển của môn nào (thí dụ là nhiều quan niệm về tiến hóa được đề nghị 100 năm trước ông Charles Darwin)
- Để cho những người chuyên môn (thí dụ như học sinh tốt nghiệp) có thể bắt đầu nghiên cứu về đề tài khác dùng cách tìm kiếm và đọc những công bố quan trọng.
Vì Wikipedia tiếng Việt đang bao gồm rất nhiều bài viết về khoa học, tôi nghĩ là sẽ có nhiều người muốn tham gia vào dự án này. Nếu bạn muốn tham gia nhưng không biết đủ tiếng Anh để giúp đỡ, chỉ cần xin một người nói tiếng Anh (như là tôi) và chúng tôi sẽ giải thích cho bạn. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 21:29, ngày 22 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Nếu tôi hiểu ko nhầm thì dự án này theo dõi các công trình công bố trong 1 lĩnh vực khoa học. Cái list of publications của Sinh học của Wiki Việt đã được tạo ra và theo dõi từ trước Thành viên:Vietbio/Top pubs Vietbio 22:50, ngày 22 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Localized date formats need to be verified
sửaDear Wikipedians,
I need your help to look at date formats for your language. I created a large list of formats here. Please take a look and fix any mistakes or add any new formats. This will help interwiki bot to match en:April 1, fr:1 avril, ru:1 апреля, zh:4月1日, and all other sites together.
What's needed: Look here at every format for your language, fix any mistakes, note any exceptions (some languages have 1st, 2nd, 3rd, etc naming schemas, or year 1 is written as '1 (year)' unlike all other years).
Also, I would like to receive a bot status on your site for my bot User:YurikBot. It will be mostly involved in interwikies.
Thank you!!!
You can contact me at en:Yurik (--70.192.56.68 22:34, ngày 24 tháng 9 năm 2005 (UTC))
Thành viên mới
sửaTrong ít hơn 1 tháng chúng ta đã có gần 500 thành viên mới. Có ai giải thích được sự tăng trưởng nhanh chóng của số thành viên trong tháng này không? Trong 1 năm rưởi đầu chúng ta chỉ có 1000 thành viên. Nguyễn Hữu Dụng 06:47, ngày 25 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- One word: Google. Mekong Bluesman 06:55, ngày 25 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Có nhiều câu trả lời. Google là 1 câu trả lời, nhưng nó chỉ là thể hiện tổng quát của:
- gia tăng số lượng và chất lượng bài viết Wikipedia
- gia tăng nỗ lực trợ giúp thân thiện cho người mới vào
- nỗ lực quảng bá của một số thành viên
- ... (dành cho mọi người điền thêm)
So sánh bản hiện nay với 1 năm rưỡi đầu, bạn sẽ thấy nhiều sự khác biệt. Bạn thử fit exponential trend vào thống kê người dùng xem? Nếu fit thì cũng là hợp lý, một số định luật thống kê cho ra kết quả như vậy. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:21, ngày 25 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Không biết echip có nhiều độc giả không, nhưng tôi vừa thấy vi.wikipedia được giới thiệu tại [2] Nguyễn Hữu Dụng 08:05, ngày 25 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- E-chip bị giới tin học Việt Nam đánh giá là báo lá cải do lối đưa tin thiên lệch của tờ báo này nên số người đọc không nhiều. Wikipedia tiếng Việt vừa được giới thiệu trên báo Tuổi Trẻ nên chắc số thành viên sẽ gia tăng đột biến đây.
- Không biết echip có nhiều độc giả không, nhưng tôi vừa thấy vi.wikipedia được giới thiệu tại [2] Nguyễn Hữu Dụng 08:05, ngày 25 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Mỗi ngày có bao nhiêu bài mới và sửa đổi được thực hiện trên vi.wikipedia
sửaCó bạn nào thống kê được con số trung bình mỗi ngày có bao nhiêu bài mới được viết và những bài cũ được sửa đổi không?
- Mời bác vào xem các trang đặc biệt. Nguyễn Thanh Quang 10:56, ngày 29 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Cúm gia cầm
sửaTôi đề nghị Wiki có một trang đặc biệt cập nhật thông tin về dịch cúm gia cầm trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt là các biện pháp phòng chống. Tôi nghĩ Wiki nên thực hiện điều đó vì cộng đồng. linhbach 16:54, ngày 30 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Làm sao vẽ 1 bảng không đối xứng
sửaTôi đã đặt câu hỏi này tuần rồi trong phần thảo luận giúp đỡ viết bài nhưng chưa ai trả lời hôm nay tui đem vô đây xem có may mắn trúng số hông --- Vì nó làm gián đoạn việc trình bày 1 bài viết nên tôi ... phẻ!
Câu hỏi như sau: Tôi muốn vẽ trong 1 bài viết một bảng không đối xứng chẳng hạn như sau:
------------------------ | A11 | A12 | ----------------------- | A21 | A22 | A23 | ----------------------- | | A32 | | A31 |-------| | | B32 | ------------------------
Tìm trong bài hướng dẩn không thấy. Có ai giúp với
Cảm ơn trước LĐ
Nếu bạn muốn ô A11 nằm vào hai cột, thì viết như vầy:
| colspan="2" | A11
Rồi chỉ làm hai ô trong dòng đó, đừng làm một ô giữa A11 và A12. Nếu bạn muốn chẳng hạn làm ô A11 nằm vào hai dòng thay vì hai cột thì viết như vầy:
| rowspan="2" | A11
Rồi làm một ô giữa A11 và 12, và đừng làm ô A21. Bạn cũng có thể xài hai thuộc tính cùng lúc cho ô A31:
| rowspan="2" colspan="2" | A31
Thì nó sẽ choán bốn chỗ trong bảng. Xem thêm ở m:Help:Tables#Combined use of COLSPAN and ROWSPAN (tiếng Anh).
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 23:27, ngày 08 tháng 11 năm 2005 (UTC)
3471 bài viết và 3185 thành viên
sửaĐó là con số mà cập nhật được tại thời điểm này. Số thành viên tăng lên rất nhanh theo cấp số cộng nhưng số bài viết thì chưa tăng với một tỉ lệ tương xứng.
Để lý giải hiện tượng số thành viên tăng khá nhanh trong thời gian vừa qua có lẽ là do bài viết trên báo Tuổi Trẻ của phóng viên Trần Nguyên. Phần khác là do wiki Việt ngày càng chiếm lĩnh được vị trí cao trong bảng xếp hạng của Google.
Số lượng thành viên tăng lên nhanh chóng là điều rất đáng mừng. Nhưng nếu đây chỉ là một "phong trào" như nhiều phong trào khác ở Việt Nam thì đây là điều đáng lo. Có lẽ cần thêm một thời gian nữa để biết số thành viên mới đăng ký có phải là đăng ký theo phong trào hay không. Rất hy vọng là điều này sẽ không xảy ra. linhbach 17:11, ngày 05 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Wikipedia là của cộng đồng, việc "cha chung" nên không ai khóc và cũng không cần ai khóc. Nó cần người thực sự đóng góp hơn là dạo lang thang và nói "hôm nay trời đẹp" hay "các bạn có biết không, có vụ xe cán chó chết kìa." --Á Lý Sa|✍ 03:11, ngày 06 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Tôi cũng lo lắng tí khi theo dõi số thành viên đối với số bài. Có thể là số thành viên tăng lên nhiều quá tại họ tưởng là phải đăng ký trước khi đọc bài, giống như nhiều website khác trên Internet, và họ chỉ muốn đọc bài chứ không muốn đóng góp nhiều. Theo tôi, chúng ta cần làm rõ ràng hơn là tất cả mọi người có thể đóng góp ngay bây giờ, và Wikipedia không phải là nhóm nhà chuyên môn nhỏ viết một số bài cho cộng đồng lớn hơn, giống những bách khoa toàn thư trước đây; thay vì đó, Wikipedia là dự án dựa vào cộng đồng lớn cộng tác để viết bài. Đó chắc là lý do nhiều người tạo ra trang để hỏi "tôi cần biết về đề tài này", họ tưởng là nút "sửa đổi" chỉ để yêu cầu bài.
- Đáng lẽ chúng ta cần một hộp trên Trang Chính đề "Đây không phải là bách khoa toàn thư thường đâu!", hay "Bạn đã biết nhiều – đóng góp vào đây!", hay "Chia tri thức của bạn với thế giới!" (share your knowledge with the world), sau đó giải thích về cách đóng góp, ngay trên đấy. Đến lúc khi Wikipedia tiếng Việt trở thành bách khoa toàn thư khổng lồ như phiên bản tiếng Anh, chúng ta cần phải làm như việc đóng góp – thay vì việc đọc bài – là việc quan trọng nhất khi sử dụng Wikipedia. Khi dự án này phát triển đủ lớn thì có thể bắt đầu gọi này là "sản phẩm" cùng lúc với "dự án".
- Giống như phía trên (hộp màu vàng) của [3]. Lưu ý là một số thành viên của Wikipedia tiếng Anh đang làm thiết kế mới cho Trang Chính; chúng ta nên theo dõi dự án này. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 06:55, ngày 09 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Tôi vừa xin quyền CheckUser cho một người quản lý ở đây để kiểm tra nếu có một người đang tạo ra một loạt tài khoản như con rối (sockpuppet). – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 20:24, ngày 14 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Mở Wiki mới cho diễn đàn sinh viên du học
sửaXin chào mọi người. Tôi tên là Minh Nhật, hiện đang học năm cuối tại 1 trường College ở Mỹ. Tôi có ý tưởng tạo một diễn đàn cho học sinh du học để trao đổi cũng như học tập lẫn nhau. Diễn đàn www.svduhoc.com tuy rất tốt nhưng lại không có tính tổng quát, tóm tắt lại kiến thức. Tronh khi với wiki, 1 kinh nghiệm của một người, ví dụ của tôi, có thể trở thành 1 bài viết, và sau đó được nhiều người đóng góp vào và trở thành một tài nguyên đáng giá cho cộng đồng.
Vấn đề của tôi đặt ra là: tôi có nên tạo wiki chuyên về du học bên trong phạm vi của wiki việt, chẳng hạn là 1 sub-category, hay tách hẳn wiki du học ra thành 1 site riêng lẽ.
- nếu tôi bao gồm wiki du học, đây có thể là một tiêu điểm cho wiki việt. Tuy nhiên, sau khi ghé thăm trang wiki việt, tôi cảm giác rất khó để navigate vì lượng thông tin quá nhiều. Cảm giác của tôi là rất "awkward" khi di chuyển giữa các trang và vì cách trình bày hiện thời của Wiki việt, tôi mất gần 5 phút để chỉ nhận ra mình đang ở đâu trong site wiki.
- Nếu tôi tạo wiki chuyên cho mảng du học ở 1 trang khác với wiki việt (domain là toididuhoc.com), tôi có thể tập trung wiki vào những vấn đề liên quan tới du học sinh một cách trực tiếp hơn-- người dùng không phải "bơi" giữa bao nhiêu liên kết của wiki việt để tới được 1 trang có bài viết thật sự bổ ích, và đồng thời vẫn có tính năng cộng-đồng-cùng-viết của MediaWiki.
Đây là ý kiến của tôi, mong mọi người có nhận xét.
Minh Nhật 09:57, ngày 08 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Chào bạn,
Tôi không có nhiều thì giờ để trả lời bạn về đề nghị này, nhưng tôi có một vài câu muốn nói về này. Ý tưởng của bạn thấy hay, nhưng Wikipedia là bách khoa toàn thư được xây dựng trung quanh một cộng đồng, chứ không phải là chỗ để tạo ra cộng đồng riêng chỉ chuyên môn về một đề tài – Wikicities là một chỗ để làm đó. Tôi hiểu bạn khi nói về "bơi" giữa rất nhiều liên kết, nhưng mà đó là kiểu wiki.
Các website thường chỉ có một số trang, và các trang được xếp vào hệ thống cấp bậc cứng nhắc, để dễ tìm kiếm. Có thể là website được xây dựng trung quanh một số bài đọc hàng tuần hay hàng ngày, như một báo điện tử. Thay vì đó, các wiki có nhiều thật nhiều trang cùng lớp, nó được nối với rất nhiều liên kết. Các bài nằm trong một vài thể loại, và những thể loại được xếp vào hệ thống cấp bậc. Làm như vầy thì có thể mở mang wiki dễ hơn, tại vì không phải tính trước chỗ để bỏ trang, chỉ cần cho nó một vài thẻ thể loại. Những người phát triển hệ thống wiki thực sự tin là nếu có nhiều liên kết thì sẽ có thể tìm kiếm thông tin liên quan tiện hơn.
Cho nên, thay vì bạn hỏi mình ở đâu, chỉ nhìn đến tên của trang: tên trang là vị trí của trang. Cấu trúc của wiki này như một lưới – như một Internet nhỏ. Trên Internet, các trang liên kết đến nhau nhiều thật nhiều.
Chắc một người khác có thể trả lời bạn đủ hơn.
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 00:31, ngày 09 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Minh Nhật viết "Tôi có ý tưởng tạo một diễn đàn cho học sinh du học để trao đổi cũng như học tập lẫn nhau." Wikipedia, như tên của nó đã nói rõ, là một bách khoa toàn thư để mọi người có thể tìm đọc về các kiến thức có thể nói là của chung cho tất cả loài người. Một trong những quy định của Wikipedia là không biến nó thành một chat room hay một diễn đàn (thảo luận hay phát biểu ý kiến).
Minh Nhật cũng viết "Tuy nhiên, sau khi ghé thăm trang wiki việt, tôi cảm giác rất khó để navigate vì lượng thông tin quá nhiều." Nếu thế thì phải ghé thăm nhiều hơn để học cách navigate. Trong những lần đầu học lái xe thì thấy xe rắc rối quá; trong vài tháng đầu học cách dùng computer thì thấy computer đòi hỏi nhiều khả năng mình không có quá... Không có gì xứng đáng để tìm hiểu nếu không mất thời giờ.
Thứ tự chữ cái
sửaBản địa hóa có cho phép sửa đổi thứ tự chữ cái (collation order) không? Ví dụ bây giờ Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ư đều được đặt ở sau Z, thấy không đúng lắm. Nguyễn Hữu Dụng 06:17, ngày 12 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Chưa, nhưng mời bạn theo dõi và bỏ phiếu cho Lỗi 164. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 05:54, ngày 13 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Xin phép được hỏi về mã nguồn wikipedia!
sửaHiện nay, tôi đang tìm hiểu về cách xây dựng của trang wiki. Tôi đang tìm kiếm source code đã xây dưng trang wiki, xin hỏi có ai biết phải tìm ở đâu không? Rất mong được giúp đỡ. Xin cảm ơn.
Xin chao tat ca cac ban!
sửaMinh la Nguyen Van Phong!Dang hoc nam thu 3 tai Vien DH Mo HN!Minh rat thich tim hieu ve Thien Van va lich su cua cac nuoc dac biet nhu la Trung Quoc va Hi Lap!Noi ve Thien Van la noi ve mon an chinh cua minh!Ngoai ra minh rat thich mon Tin Hoc va Ngoai Ngu nua!Co gi thac mac ve Thien van hoc hay co gi muon trao doi cu viec gui thu dien thu den cho minh!Hi vopng chung minh se cung hoc hoi va trao doi duoc nhieu kien thuc !Day la dia chi cua minh! NumFone:0989 611 218 E_mail:zeusdatinh@yahoo.com
Chao than ai!
Nguyen Van Phong 22:37, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC) Nói là thích tin học sao viết toàn không dấu vậy bạn? Có tự tin quá không khi bao có gì thắc mắc thì "cứ gởi thư đến". Nếu đúng thế thì cho mình hỏi với: Wer spricht als seine letzten Worte: Der Rest ist Schweigen? (Faust, Hamlet, Romeo, Othello). Người ta hay viết Phonenumber chứ không viết ngược Numfone đâu Thần Dớt đa tình ơi.
- Nguyễn Văn Phong khi viết có lẽ không có ý như người đáp bên trên đoán đâu.
- "The rest is silence." cũng có giá trị cho tôi ;) --Trần Tuấn Cường 19:41, ngày 05 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Cuộc vận động gây quỹ Quý 4 năm 2005
sửaTôi vừa xong dịch những trang cần cho cuộc vận động gây quỹ của Quỹ Hỗ Trợ Wikimedia cho Quý 4 năm 2005. Tôi đã dịch trang xin đóng góp từ phiên bản tiếng Anh và trang từ lần trước, với lại thông báo về cuộc vận động, rồi tôi cập nhật trang Quyên góp theo phiên bản tiếng Anh.
Như thường, tôi chắc dịch sai nhiều chữ, cho nên xin mời các bạn vào những trang đó để chỉnh lại các lỗi của tôi, trước khi họ nêu nó lên website chính của Quỹ Hỗ Trợ Wikimedia. Cám ơn rất nhiều các bạn!
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 05:25, ngày 05 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Cách lưu trữ thông tin của Wikipedia tiếng Việt?
sửaVới một lượng thông tin lớn như hiện nay thì wikipedia tiếng Việt lưu trữ trong cơ sở dữ liệu như thế nào? Sau khi cài đặt phần mềm Mediawiki, tôi muốn làm một thư viện riêng cho cá nhân thì tôi sẽ tổ chức (hay thiết kế cơ sở dữ liệu) thế nào? Xin cảm ơn.--58.186.90.253 12:35, ngày 11 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Wikipedia tiếng Việt mới chỉ có hơn 4000 bài chưa là gì so với Wikipedia tiếng Anh có hơn 800.000 bài, hoặc các Wiki khác. Về mặt tổ chức dữ liệu thì MediaWiki dùng MySQL, bạn có thể đọc thêm hướng dẫn tại địa chỉ [4]. Nguyễn Thanh Quang 13:26, ngày 11 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Góp ý về vấn đề dịch chữ chuyên môn
sửaTheo thiển ý, vấn đề dịch chữ dùng trong các lãnh vực chuyên môn cần có một cuộc bàn cãi kỹ càng vì ảnh hưởng rộng lớn. Thí dụ là các chương trình học đại học (hay ngay cả trung học) tại Việt Nam, khi học thì phải dùng chữ gì.
Trong phạm vi tự do của wikipedia, thì ta có cơ hội tốt làm theo ý mình nghĩ là "đúng", hy vọng có ảnh hưởng tốt, nếu không thì cũng là những bàn cãi có ích lợi.
Tôi thấy đã có những "tự điển kỹ thuật" tiếng Việt cách đây 10, 15 năm, nhưng cũng chẳng để ý... Nếu ta có ý lớn, có thể sưu tầm các tự điển này. Nếu thấy được thì có thể dựa vào đó một phần. Trong vấn đề ngôn ngữ, phải tôn trọng những vết xe đi trước và số đông, thì vẫn hơn.
Riêng tại đây trong phạm vi wikipedia, mình có thể chỉ theo lẽ phải mà làm, thì tôi có ý kiến chung sau:
- Ta nên chua những chữ dịch với "link" trở lại danh từ gốc. Thí dụ nếu tôi dịch Statistical Machine Learning sang bản tiếng Việt là "Dạy Máy Học theo Xác Suất" (haha) thì sẽ viết [[Statistical Machine Learning|Dạy Máy Học theo Xác Suất]], hoặc có cách khác sao cho khi ta để cái cursor trên chữ tiếng Việt thì câu tiếng Mỹ hiện ra hoặc kê cặp này vào một cái bản nơi đầu hay cuối trang
- Có lẽ ta nên loại bỏ việc dùng tiếng Hán Việt trong việc dịch các chữ chuyên môn -- trừ khi đã dùng lâu năm. Thay vì dùng chữ Hán Việt, có lẽ ta nên dùng (a) tiếng Việt quen thuộc hoặc (b) tiếng gốc nơi kỹ thuật đó được phát minh. Tôi nghĩ việc dùng chữ Hán Việt không còn có lý nữa vì thứ nhất là gốc gác của chữ chuyên môn không còn là ở Hán nữa, và dùng chữ Hán chỉ thêm một chặng "dịch" nữa cho người dùng.
- Đồng ý là những thuật ngữ chuyên môn cần dịch cẩn thận.
- Việc link đến danh từ gốc đã có các liên kết interwiki. Trong Wikipedia tiếng Việt không nên dùng tiếng Mỹ hay tiếng Anh, ngoại trừ những thuật ngữ không thể dịch hoặc khó dịch chuẩn hoặc dịch nhưng không đảm bảo ngắn ngọn như thuật ngữ gốc.
- Việc không dùng tiếng Hán Việt theo tôi là mission impossible, tất nhiên theo tôi nên ưu tiên từ Nôm nếu có nhưng không thể xoá bỏ một lượng từ vựng Hán Việt đáng kể trong tiếng Việt (ngay cả trong tiếng Nhật và tiếng Triều Tiên cũng vẫn đang dùng). Ngoài ra từ Hán Việt giúp diễn đạt ngắn gọn.
- Nguyễn Thanh Quang 16:49, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Nchu viết "Trong vấn đề ngôn ngữ, phải tôn trọng những vết xe đi trước..." và "Có lẽ ta nên loại bỏ việc dùng tiếng Hán Việt..." -- như vậy có mâu thuẫn lẫn nhau không?
Tôi để ý gần đây có nhiều thành viên đã đề nghị, và có người đã hỏi tôi, các "luật" về khi nào dùng từ X khi nào dùng từ Y hay đưa ra các "chuẩn" để cho các người viết. Như tôi đã viết nhiều lần tại đây là ngôn ngữ không phải là một thứ mà chúng ta có thể đưa ra các luật mà nó sẽ theo 100% các trường hợp. Khi học bất cứ ngôn ngữ nào chúng ta đều học các luật và các ngoại lệ -- trong tất cả các ngôn ngữ tôi biết, số ngoại lệ nhiều hơn số luật hàng trăm lần.
Thêm vào đó, tôi cũng để ý có nhiều nhóm, nhóm thích dùng tiếng Anh, nhóm thích dùng tiếng Nga, nhóm tìm mọi cách từ chối sự hiện hữu của Hán-Việt... tất cả nhiều vì một lý do tình cảm (ví dụ, vì đã quen dùng các tiếng trên) hơn là vì một lý do logic!
Mỗi thuật ngữ chưa có trong tiếng Việt, theo tôi, phải được thảo luận riêng biệt vì các khía cạnh (xã hội, khoa học, ngôn ngữ...) đặc biệt chỉ áp dụng cho thuật ngữ đó -- không nên đưa ra các luật mà chúng ta nghĩ là sẽ dùng được cho tất cả trường hợp vì chúng ta chỉ dùng thời giờ một cách phí mà sẽ không có nhiều kết quả.
Mekong Bluesman 18:15, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Chỉ đơn giản: Tôn trọng cách dùng của người trong chuyên ngành. Còn đúng sai thì ... bàn cho vui :p. --Á Lý Sa (thảo luận) 14:16, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Nhưng trong nhiều trường hợp, ngay cả vài người "tạm gọi là chuyên ngành" cũng dịch bừa (vì không theo nghĩa mà chỉ mượn đại cái từ điển dịch cho qua -- theo tôi thà dể nguyên Anh ngữ còn tốt hơn dịch kiểu này) thì trường hợp này bàn cho vui hay bàn thiệt đây ? Nhiều khi chữ dịch không trúng nhưng sửa thì bị nhiều "phe" tấn công nên tốt nhất đôi khi là không sửa bài cứ để đó ... chờ quí "liên bộ" thành lập tiểu bang "từ vựng khoa học" rồi theo chuẩn mực đó mà làm; còn việc "chờ đến bao giờ, chờ đã bao lâu" thì phải ca cho dến khi thuộc bài hát này và cuối cùng sau vài năm là có chữ dịch sai được hiểu là đúng nhưng cũng vẩn chưa thấy cái tiểu bang "từ vựng" đó ra đời. Bàn cho vui thôi đó mà!
- Còn về chữ Hán-Việt, người nào tuyên bố bỏ chúng đi là nghĩ chưa chín: Có câu nào trong Việt ngữ không dùng đến chữ Hán-Việt đâu. Nếu muốn thì theo phương cách là giảm thiểu dùng nó khi có chữ Nôm tương đương, nhưng cũng có lúc buộc phải dùng nó. Ngôn ngữ muốn phát triển thì nên mở rộng chứ đừng tự thu hẹp "nội hàm". Theo tôi nên vui vẻ chấp nhận dùng nhiều từ chỉ cùng 1 đối tượng nếu các từ đó là tương đương và chấp nhận được. Anh ngữ là ngôn ngữ mạnh vì nó sẵng sàng tiếp thu tiếng nước ngoài, tiếng lạ, "danh từ báo chí", và ngay cả một số trường hợp của tiếng lóng. Chữ Hán-việt thì có ưu điểm là rất tiện dụng trong rất nhiều trường hợp không thể dùng chữ Nôm (vì quá dài lòng thòng chẳng hạn) (không tin thì hỏi User:Baodo)
- LĐ
Vấn đề Wiki hoá
sửaXin chào! Không riêng gì tôi mà phần đông các bạn không ngại viết mà lại rất ngán wiki hoá.Vậy tại sao chúng ta không viết một phần mềm nhỏ đễ giải quyết vấn đề này mà lại làm thủ công? Trong các thành viên của chúng ta có nhiều "cao thủ" lập trình mà?Lê Thy 07:40, ngày 29 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Xem thêm Wikipedia:Tin nhắn cho người quản lý.
- Chào bạn! Có lẽ một người ở đây có thể viết một chương trình để "wiki hóa" những bài một chút sau khi người ta viết bài đó, nhưng vấn đề wiki hóa hẳn thì chắc khó lắm. Tôi thường thường xài thẻ wiki hóa khi muốn kêu người khác tới để chia văn bản thành đoạn văn ngắn gọn, hoặc sửa chính tả, hoặc liên kết một số chữ tới trang khác ở đây. Phần nhiều việc này cần trí óc để làm đúng, tại vì cần AI giỏi lắm để chọn chữ đúng để liên kết (thí dụ, chúng ta không muốn chương trình nào tự động liên kết chữ "không" bất cứ mọi lần gặp, dù là đã có mục từ về chữ đó). Tuy nhiên, tôi đồng ý với ý kiến của bạn; chúng ta có thể tìm kiếm một vài thuộc tính của một bài chưa được wiki hóa, và tìm cách để giải quyết những thuộc tính đó. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:58, ngày 30 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Tôi không ngán wiki hóa khi viết bài. Việc wiki hóa giúp tôi liên kết bài viết của mình đến các thông tin liên quan, tạo nên chất lượng cao hơn cho bài viết của tôi.193.52.24.125 08:10, ngày 30 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Quy hoạch tuyến tính
sửaTôi là người làm việc trong ngành Toán ứng dụng. Qua bài viết dẫn nhập của Wikipedia tiếng Việt về Toán Ứng dụng tôi thấy có vấn đề như sau:
"Toán học ứng dụng là một ngành toán học áp dụng các kiến thức toán học cho các lĩnh vực khác.
Các ứng dụng có thể bao gồm giải tích số, toán cho kỹ sư, quy hoạch tuyến tính, tối ưu hoá, toán sinh học, sinh tin học, lý thuyết thông tin, lý thuyết trò chơi, xác suất và thống kê, toán tài chính, mật mã, hình học hữu hạn, khoa học máy tính, lý thuyết qui hoạch, ...
Phương pháp toán chủ yếu để giải các bài toán cụ thể trong từng lĩnh vực là việc thiết lập một mô hình toán học cho hệ thống nằm trong nghiên cứu của bài toán." Có lẽ tác giả đã bị nhầm lẫn và bị trùng lặp một số tên gọi như:"quy hoạch tuyến tính", "tối ưu hóa","lý thuyết quy hoạch" Ý tác giả muốn nhắc đến chuyên ngành Tối ưu hóa hay còn có một số tên gọi khác như:"Quy hoạch toán học", "Vận trù học". Đây có thể gọi là nganh toán học lý thuyết hay ứng dụng cũng được. Trong ngành toán học này, các vấn đề được nghiên cứu là các bài toán tối ưu. Phương án để giải quyết chúng là các phương pháp quy hoạch tuyến tính, quy hoạch phi tuyến, quy hoạch lồi, quy hoạch động,...
Xin đóng góp một ý kiên nhỏ để quý vị tham khảo thêm.
203.160.1.47 22:20, ngày 29 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Xin mời bạn viết:
Phim=Điện ảnh?
sửaCó thể khởi thủy phim hay điện ảnh là do cinema mà ra. Nhưng theo sự phát triển của thời gian, liệu ngày hôm nay phim và điện ảnh có còn đồng nghĩa. Mở trang điện ảnh thì được trang phim có hợp lý không . Xin ý kiến các thành viên? Lê Thy 08:54, ngày 09 tháng 1 năm 2006 (UTC)