Minh Thụy

tướng lĩnh nhà Thanh

Minh Thụy (chữ Hán: 明瑞, tiếng Mãn: ᠮᡳᠩᡧᡠᡳ, Möllendorff: mingšui, 1736 - 1768), tự Quân Đình (筠亭), là Tướng lĩnh nhà Thanh dưới thời Càn Long trong lịch sử Trung Quốc.

Minh Thụy
Thụy hiệuQuả Liệt (果烈)
Binh nghiệp
Nguyện trung thànhnhà Thanh
Tham chiến
Thông tin cá nhân
Sinh1736
Mất
Thụy hiệu
Quả Liệt (果烈)
Ngày mất
1768
Nơi mất
Pyin U Lwin
Nguyên nhân mất
treo cổ
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Phó Văn
Anh chị em
Khuê Lâm
Chức quanBinh bộ Thượng thư, Tổng đốc Vân Quý
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchnhà Thanh
Kỳ tịchTương Hoàng kỳ (Mãn)

Thân thế sửa

Ông xuất thân thuộc đại gia tộc Sa Tế Phú Sát thị, thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Tổ tiên của Minh Thuỵ là Vượng Cát Nỗ (旺吉努), từng dấy binh tùy tùng cho Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, lập được quân công. Cao tổ phụ Cáp Thập Truân (哈什屯) làm Đại thần Nghị chính triều Thuận Trị Đế, tằng tổ phụ của là Mễ Tư Hàn, dưới thời Khang Hi làm đến Thượng thư bộ Hộ, Nghị chính đại thần, tổ phụ là Sát Cáp Nhĩ Tổng quản Lý Vinh Bảo, con trai thứ tư của Mễ Tư Hàn, thê tử là Giác La thị. Phụ thân của ông là Phó Văn, đồng thời ông là cháu của Đại học sĩ Phó HằngHiếu Hiền Thuần Hoàng hậu.

Quan lộ sửa

Năm Càn Long thứ 21 (1756), ông dẹp loạn A Mục Nhĩ Tát Nạp có công, được phong làm Hộ bộ Thị lang, Tham tán đại thần, nhận tước Nhất đẳng Thừa ân Nghị Dũng công. Năm thứ 24 (1759), ông thu phục Hoắc Tập Chiêm có công, được ban Song nhãn Hoa linh, gia phong Vân Kỵ uý thế chức. Ảnh của ông được Càn Long Đế đem treo vào Tử Quang Các. Đồng thời nhậm Đô thống Hán quân Chính Bạch kỳ. Năm thứ 27 (1762), tháng 11, ông nhậm chức Tướng quân Y Lê, gia tiến Kỵ Đô uý thế chức. Năm thứ 31 (1766), tháng 11, ông lại nhậm chức Tướng quân Y Lê, rồi sau đó nhận chức Tổng đốc Vân Quý.

Năm thứ 32 (1767), ngày 31 tháng 3, ông nhậm chức Binh bộ Thượng thư, đem quân chinh phạt Miến Điện. Năm thứ 33 (1768), ông bị quân Miến Điện bao vây, lại đang bị thương. Chỉ có một nhóm nhỏ quân Thanh tìm cách phá được vòng vây chạy thoát. Mặc dù có thể tẩu thoát cùng nhóm này, nhưng ông quyết định cắt bím tóc gửi về cho Hoàng đế làm minh chứng cho sự trung thành của mình, rồi treo cổ tự sát. Ông chết, con của anh ông nhận tập tước.

Lịch sử đánh giá sửa

  • Trịnh Quang Ứng

Gia quyến sửa

Tham khảo sửa