Các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia

Các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia Việt Nam là hệ thống các giải đấu bóng đá được VPF thành lập vào năm 2012, bao gồm V.League 1, V.League 2Cúp Quốc gia. Trung tâm hoạt động của hệ thống giải đấu này được đặt tại phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thủ đô Hà Nội.[1] Nhạc hiệu chung chính thức của các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia Việt Nam (từ năm 2022) là Những bước chân của rồng (The Dragon Steps) do Hoàng Bách sản xuất kết hợp cùng SlimV và Vincent Nguyễn, cùng với khẩu hiệu chung chính thức (từ năm 2022) là Shine Together (Cùng nhau tỏa sáng).

Các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia

Thành lập2012
Quốc giaViệt Nam Việt Nam
Liên đoànAFC
Các hạng đấuV-League 1
V-League 2
Số đội24
Cấp độ trong
hệ thống
1–2
Xuống hạng đếnHạng nhì
Cúp trong nướcCúp quốc gia
Cúp quốc tếAFC Champions League
AFC Cup
ASEAN Super League
Mekong Club Championship
Đội vô địch hiện tạiBecamex Bình Dương
(2015)
Vô địch nhiều nhấtBecamex Bình Dương (2 lần)
Đối tác truyền hìnhVTV, VTC, VTVCab
Trang webvnleague.com

Lich sử sửa

Hệ thống các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia Việt Nam ra đời vào năm 2012 với sự xuất hiện của Super League (Giải Ngoại hạng), giải Hạng NhấtCúp Quốc gia. Các đội bóng tham dự những giải đấu này được gọi là các câu lạc bộ Ngoại hạng và Hạng Nhất tương ứng. Tuy nhiên, chỉ sau vài vòng đấu, Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã yêu cầu VPF phải sử dụng lại tên gọi cũ V-League cho giải bóng đá vô địch quốc gia của mình.[2] Sang mùa giải 2013, hệ thống được giữ ổn định như hiện tại.

Hệ thống giải đấu sửa

Giải đấu Cúp sửa

Giải vô địch sửa

Việc thăng hạng hay xuống hạng tùy thuộc vào số lượng câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp ở mỗi giải đấu.[3] Các đội bóng thi đấu vòng tròn hai lượt (sân nhà - sân khách) để tính điểm, xếp hạng. Được 3 điểm cho một trận thắng, 1 điểm cho một trận hòa và không có điểm nào khi thất bại. Vào cuối mùa giải, xếp hạng của các đội được dựa trên các tiêu chí sau đây theo thứ tự: tổng số điểm, hiệu số bàn thắng bại, số bàn thắng, số bàn thắng trên sân đối phương. Có thể có một trận thi đấu loại trực tiếp giữa một đội V.League 1 và một đội V.League 2 để xác định đội bóng được quyền tham dự V.League 1 năm sau.[4]

Các chủ tịch sửa

Các câu lạc bộ tham dự mùa giải 2016 sửa

Bảng danh sách các câu lạc bộ bóng đá tham dự ở mùa giải 2016:[6]

V-League 1 V-League 2 Cúp quốc gia
Becamex Bình Dương Thành phố Hồ Chí Minh Bao gồm 24 câu lạc bộ
V-League 1V-League 2
Hà Nội Phú Yên
Đồng Tâm Long An Bình Phước
Đồng Tháp Nam Định
Hà Nội T&T Xi măng Fico Tây Ninh
Hải Phòng Đắk Lắk
Hoàng Anh Gia Lai Đồng Nai
QNK Quảng Nam Huế
Sanna Khánh Hòa Cà Mau
SHB Đà Nẵng Viettel S.C.
Sông Lam Nghệ An
Than Quảng Ninh
FLC Thanh Hóa
XSKT Cần Thơ

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Hoạt động-VPF”. vnleague.com. Các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2015.
  2. ^ “VFF yêu cầu VPF: Super League chính thức trở lại thành V-League từ vòng 5”. beta.baohagiang.vn. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2022.[liên kết hỏng]
  3. ^ “Các danh hiệu cá nhân, tập thể tại Các Giải BĐCN QG 2015”. vff.org.vn. Các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2015.
  4. ^ “Điều lệ Giải bóng đá Vô địch Quốc gia - TOYOTA 2015 (V.League 1)”. vnleague.com. Các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2015.
  5. ^ “Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam năm 2014-2015”. vnleague.com. Các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2015.
  6. ^ “Các đội bóng V-League 1”. vnleague.com. Các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2015.

Liên kết ngoài sửa