Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam

giải bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam

Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam (tiếng Anh: V.League 1, hay còn gọi là Night Wolf V.League 1 vì lý do tài trợ) là giải đấu bóng đá chuyên nghiệp cấp câu lạc bộ cao nhất Việt Nam, do Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) điều hành. Giải đấu bao gồm 14 đội thi đấu theo thể thức đấu vòng tròn sân nhà và sân khách. Đội bóng đứng đầu bảng ở cuối mùa giải được dự AFC Champions League mùa sau.[1] Đội đứng thứ hai hoặc thứ ba sẽ tham gia trận play-off AFC Champions League.

Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam
Mùa giải hiện tại:
V. League 1 - 2023/24
Biểu trưng của giải đấu
Cơ quan tổ chứcVPF
Thành lập1980; 44 năm trước (1980)
(giải bán chuyên)
2000; 24 năm trước (2000)
(giải chuyên nghiệp)
Mùa giải đầu tiên1980 (với tên gọi Giải bóng đá A1 toàn quốc)
Quốc giaViệt Nam
Liên đoànAFC
Số đội14
Cấp độ trong
hệ thống
1
Xuống hạng đến V.League 2
Cúp trong nướcCúp bóng đá Việt Nam
Siêu cúp bóng đá Việt Nam
Cúp quốc tếAFC Champions League
AFC Cup
Đội vô địch hiện tạiCông an Hà Nội (lần thứ 2)
(2023)
Vô địch nhiều nhấtThể Công, Hà Nội (6 lần)
Thi đấu nhiều nhấtNguyễn Hồng Sơn (401)
Vua phá lướiHoàng Vũ Samson (193)
Đối tác truyền hìnhFPT Telecom, Viettel Telecom, VTV, HTV
Trang webvpf.vn

Giải đấu ra mắt vào năm 1980 dưới tên gọi Giải bóng đá A1 toàn quốc, với nhà vô địch đầu tiên là đội Tổng cục Đường sắt. Tính đến năm 2023, giải đấu đã trải qua 40 mùa giải (năm 1988 không tổ chức, năm 1999 chỉ có Giải tập huấn mùa Xuân và năm 2021 bị hủy do COVID-19). Giải đấu đã tồn tại dưới 6 tên gọi khác nhau và trải qua 3 lần thay đổi thể thức thi đấu. Hai đội bóng thành công nhất trong lịch sử giải là Hà NộiThể Công - Viettel với cùng 6 chức vô địch mỗi đội.

Giải chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp từ mùa 2000/01 nhằm cho phép các câu lạc bộ lựa chọn các cầu thủ nước ngoài tham gia thi đấu. Với sự ra đời của VPF vào năm 2012, quyền tổ chức chuyển từ Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) sang VPF.

Lịch sử sửa

Cơ sở hình thành sửa

Hệ thống giải thi đấu bóng đá cấp quốc gia của Việt Nam bắt đầu hình thành từ năm 1955 với giải Hòa Bình (được đổi tên thành Giải hạng A miền Bắc vào năm 1956),[2] ngay từ khi bắt đầu đã phân làm hai hạng A và B. Đội Thể Công là nhà vô địch đầu tiên của cả hai cấp độ với hai đội A và B.[3] Giải đấu được liên tục tổ chức bất chấp tình hình đất nước đang gặp phải chiến tranh. Tuy hệ thống thi đấu Cúp Quốc gia chưa hình thành nhưng các câu lạc bộ lúc đó vẫn tham gia các kỳ Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc.

Sau khi đất nước thống nhất, hệ thống giải Vô địch Quốc gia của Việt Nam bắt đầu từ năm 1976 được tổ chức theo các khu vực: miền Bắc với giải Hồng Hà, miền Trung với giải Trường Sơn và miền Nam với giải Cửu Long. Các đội vô địch ở mỗi khu vực sẽ gặp nhau ở Vòng chung kết tại Hà Nội để chọn đội vô địch; các đội đứng cuối ở các giải đấu cũng sẽ gặp nhau để tìm đội xuống hạng, thường gọi là "Vòng chung kết ngược". Thời điểm này, tổng cộng có 40 đội tham gia ở hạng cao nhất,[4] trong đó:

Nhận thấy hệ thống thi đấu theo các khu vực có quá nhiều hạn chế sau hai mùa tổ chức vào các năm 1977 và 1978, hệ thống giải Vô địch Quốc gia của Việt Nam có sự thay đổi lớn vào năm 1979. Giải năm 1979 được coi là Giải phân hạng để tiến hành sắp xếp lại hệ thống thi đấu. 8 đội mạnh nhất của giải Hồng Hà, 2 đội của giải Trường Sơn và 8 đội của giải Cửu Long được chọn để thi đấu ở hạng A1; các đội còn lại đá ở hạng A2. Tuy nhiên, tại mùa giải đầu tiên do Hội bóng đá Việt Nam (tiền thân của VFF) tổ chức vào năm 1980, đội bóng Câu lạc bộ Quân đội đã xin rút lui để chấn chỉnh nội bộ nên chỉ có 17 đội tham dự. Đây chính là tiền đề để xây dựng Giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam sau này.

1980–2000: Hình thành và phát triển sửa

Trong giai đoạn đầu mới tổ chức, giải đấu liên tục phải thay đổi thể thức khi không thể thức nào tồn tại quá 2 năm. Trong đó, các đội được chia bảng theo khu vực địa lý và thi đấu vòng tròn tính điểm; các đội đứng đầu mỗi bảng sẽ tranh tài ở vòng chung kết để tranh chức vô địch, các đội đứng cuối sẽ thi đấu vòng chung kết ngược để chọn ra đội xuống hạng.

Sau 2 mùa giải liên tục vào các năm 1986, 1987 không có đội xuống hạng, Tổng cục Thể dục Thể thao tạm ngừng tổ chức giải năm 1988 để chấn chỉnh toàn bộ hệ thống thi đấu và tạo điều kiện cho các các đội bóng củng cố lực lượng. Một năm sau đó, giải được tổ chức phân hạng lại với tổng cộng 32 đội tham dự để chọn ra 18 đội mạnh nhất; hạng A1 còn 11 đội và 3 đội xếp dưới xuống thi đấu ở hạng A2.[4] Sang năm 1990, giải đổi tên thành Giải bóng đá Vô địch Các đội mạnh toàn quốc,[5] với sự góp mặt của 18 đội đứng đầu của mùa giải 1989 (gọi là các "đội mạnh"), nhưng thể thức chia bảng và đấu loại trực tiếp của giải A1 tiếp tục được kế thừa. Mùa giải năm 1996 tiến gần hơn với thể thức hiện tại, khi các đội thi đấu vòng tròn 2 lượt và phân nhóm tranh vô địch và tranh suất trụ hạng.

Từ năm 1997, giải đấu mang tên Giải bóng đá Vô địch hạng Nhất Quốc gia. Thời điểm này, tình trạng móc ngoặc, tiêu cực đã xuất hiện phổ biến trong giải đấu, và đến mùa giải thứ hai với tên gọi mới thì tình hình đã trở nên nghiêm trọng khi có đến 5 trận đấu có biểu hiện dàn xếp tỷ số phải hủy bỏ kết quả. Do không có biện pháp xử lý triệt để, mùa giải hạng Nhất năm 1999 đã không được tổ chức mà chỉ có giải Tập huấn vào đầu năm đó. Mùa giải 1999/2000 là mùa giải hạng Nhất cuối cùng để chọn ra các đội thi đấu ở giải chuyên nghiệp mùa sau cùng các đội xuống hạng thi đấu ở giải hạng Nhất mới (chuyển đổi từ giải hạng Nhì Quốc gia).

2000–2011: Chuyển sang chuyên nghiệp sửa

Từ mùa giải 2000/01, bóng đá Việt Nam chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp, giải vô địch quốc gia chính thức mang tên V-League với sự cho phép các cầu thủ nước ngoài và cầu thủ nhập tịch tham gia thi đấu. Số lượng các đội tham dự giải giai đoạn này không thường xuyên ổn định. Trong 2 mùa giải chuyên nghiệp đầu tiên (2000–01 và 2001–02), chỉ có 10 đội góp mặt tại giải đấu. Bước sang mùa giải 2003, số lượng câu lạc bộ tranh tài ở V-League tăng lên 12 đội. Con số này giữ nguyên đến mùa giải 2006, khi được tăng lên thành 13 đội (con số này đã là 14 nếu như Ngân hàng Đông Á không mất quyền tham dự do dính vào vụ hối lộ trọng tài ở giải hạng Nhất 2005[6]). Một năm sau, lần đầu tiên V-League chứng kiến 14 đội bóng cùng tranh tài ở giải đấu hạng cao nhất của bóng đá Việt Nam.

2012–nay: Sự thành lập và điều hành giải đấu của VPF sửa

Sau một mùa giải gây tranh cãi bởi vấn đề trọng tài và công tác điều hành giải của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF)[7], một số câu lạc bộ (bao gồm Đồng Tâm Long An, Hoàng Anh Gia Lai, Hà Nội ACB, Vissai Ninh Bình, Khatoco Khánh Hòa và Lam Sơn Thanh Hóa) đồng loạt bày tỏ ý định rút lui khỏi giải đấu và thành lập một giải đấu hoàn toàn mới cho mùa giải 2012. Câu lạc bộ có động thái mạnh mẽ nhất trong số này là Hà Nội ACB, đội phải xuống hạng từ V-League. Tại cuộc họp tổng kết mùa giải bóng đá chuyên nghiệp 2011 của VFF, chủ tịch đội bóng Nguyễn Đức Kiên đã lên tiếng chỉ trích những vấn đề tồn đọng trong khâu tổ chức mùa giải[8][9], đồng thời cho biết có đến 6 đội bóng chuẩn bị bỏ giải đấu để lập ra giải đấu mới theo kiểu Super Liga.[10]

Sau cuộc họp ngày 29 tháng 9 giữa đại diện VFF và các bóng từ V-League và hạng Nhất, một công ty mới được thành lập, lấy tên là Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) để quản lý các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, bao gồm V-League. Quyền tổ chức giải đấu cũng được chuyển từ VFF sang VPF.[11] Mùa giải đầu tiên do VPF tổ chức vào năm 2012 có tên gọi là Giải bóng đá Ngoại hạng (Super League).[12] Tuy nhiên, chỉ sau 5 vòng đấu đầu tiên, giải lấy lại tên là Giải vô địch quốc gia Việt Nam (V-League).[13][14] Sang mùa giải 2013, VPF thay đổi tên viết tắt của giải thành V.League 1.[15]

Năm 2013, V.League 1 chỉ còn 12 đội sau khi hàng loạt đội bóng bị giải thể hoặc chuyển giao. Theo dự kiến ban đầu, số lượng đội bóng tham dự V.League 1 mùa giải 2014 quay trở lại con số 14, tuy nhiên Kienlongbank Kiên Giang không đủ kinh phí để đăng ký tham dự giải nên chỉ còn là 13 đội.[16] Tới mùa giải 2015, số đội tham dự mỗi mùa giải là 14. Mùa giải năm 2021, đến lượt Than Quảng Ninh dừng hoạt động vì không còn kinh phí trước tác động của dịch bệnh COVID-19 mặc dù đang đứng thứ 4 trên bảng xếp hạng.[17]

Thể thức thi đấu sửa

  • Từ mùa giải 1980 đến 1995: các đội bóng được chia thành các bảng theo khu vực địa lý. Trong mỗi bảng các đội thi đấu vòng tròn hai lượt tính điểm. Các đội đứng đầu mỗi bảng lọt vào vòng chung kết để tranh chức vô địch, các đội đứng cuối thi đấu vòng chung kết ngược để chọn đội xuống hạng.
  • Mùa giải 1996, các đội bóng thi đấu vòng tròn hai lượt, 2 đội cuối bảng xuống hạng. Sau đó, 6 đội đầu bảng chia thành 2 nhóm thi đấu vòng tròn hai lượt để chọn 2 đội xếp đầu mỗi nhóm tranh chức vô địch.
  • Từ mùa giải 1997 đến 2019 (trừ giải tập huấn năm 1999): các đội thi đấu vòng tròn hai lượt. Thể thức này được áp dụng lại ở mùa giải 2022.
  • Mùa giải 2020, sau khi các đội đấu vòng tròn 1 lượt xong, 8 đội xếp trên sẽ đá vòng tròn 1 lượt để tìm ra nhà vô địch, 6 đội còn lại sẽ đá vòng tròn 1 lượt để chọn ra 1 suất xuống hạng. Thể thức này được áp dụng lại ở mùa giải 2023, mùa giải cuối cùng tổ chức thi đấu trong 1 năm dương lịch.
  • Mùa giải 2021 (mùa giải bị hủy vì dịch COVID-19) có thể thức tương tự năm 2020, nhưng với sự thay đổi về cách phân nhóm (6 đội tranh vô địch, 8 đội tránh xuống hạng).
  • Từ mùa giải 2023–24, các đội thi đấu vòng tròn hai lượt từ năm trước sang năm sau.

Cách thức tính điểm sửa

  • Từ mùa giải 1995 trở về trước, hệ thống điểm là 2-1-0 (tương ứng với mỗi trận thắng-hòa-thua). Tuy nhiên có một số ngoại lệ:
  • Mùa giải 1985[18]1986: Ở vòng 1, trận hoà thứ tư của mỗi đội không được tính điểm; ở vòng 2, nếu 2 đội hoà nhau sau 90 phút sẽ đá luân lưu 11m để chọn đội thắng.
  • Mùa giải 1987: Ở vòng 1, trận hoà thứ năm của mỗi đội không được tính điểm; ở vòng 2, nếu 2 đội hoà nhau sau 90 phút sẽ đá luân lưu 11m để chọn đội thắng.
  • Mùa giải 1993–941996: Nếu 2 đội hoà nhau sau 90 phút sẽ đá luân lưu 11m để chọn đội thắng.
  • Từ mùa giải 1996 trở đi, hệ thống điểm là 3-1-0.

Cách thức xếp hạng sửa

Xếp chung cuộc theo thứ tự sau:

  • Điểm số đạt được của các đội (theo thứ tự từ cao đến thấp)
  • Nếu có 2 hoặc nhiều đội bằng điểm nhau thì xếp theo thứ tự qua các chỉ số phụ:
  • Kết quả đối đầu trực tiếp
  • Hiệu số bàn thắng thua
  • Tổng số bàn thắng

Tuy nhiên, trong một số năm trước đây, tiêu chí hiệu số bàn thắng thua và tổng số bàn thắng được ưu tiên hơn kết quả đối đầu.

Quy định số lượng cầu thủ ngoại và nhập tịch sửa

Giải bắt đầu cho phép sử dụng cầu thủ ngoại từ mùa giải 2000-01. Hiện nay, mỗi câu lạc bộ được phép đăng ký 3 cầu thủ ngoại, 1 cầu thủ nhập tịch còn cầu thủ gốc Việt Nam có quốc tịch được coi như cầu thủ nội. Đối với các đội dự giải châu lục thì được phép có thêm một cầu thủ ngoại quốc tịch châu Á. Trường hợp câu lạc bộ bị loại ở giải cấp châu lục trong giai đoạn 1 thì số lượng cầu thủ ngoại và nhập tịch ở giai đoạn 2 được áp dụng như các câu lạc bộ không tham gia giải châu lục.

Từ mùa giải 2023, các đội được đăng ký thêm một cầu thủ Việt kiều chưa có quốc tịch Việt Nam (suất cầu thủ này không ảnh hưởng đến suất ngoại binh của câu lạc bộ).

Câu lạc bộ sửa

Các đội bóng có thành tích cao nhất từng mùa giải Vô địch Quốc gia sửa

Mùa giải   Đội Vô địch   Đội Á quân   Đội Hạng ba
Giải bóng đá A1 Toàn quốc
1980 Tổng cục Đường sắt Công an Hà Nội Hải Quan
1981-82 Câu lạc bộ Quân đội Quân khu Thủ đô Công an Hà Nội
1982-83 Câu lạc bộ Quân đội (2) Hải Quan Cảng Hải Phòng
1984 Công an Hà Nội Câu lạc bộ Quân đội Sở Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
1985 Công nghiệp Hà Nam Ninh Sở Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Câu lạc bộ Quân đội
1986 Cảng Sài Gòn Câu lạc bộ Quân đội Hải Quan
1987 Câu lạc bộ Quân đội (3) Công nhân Quảng Nam-Đà Nẵng An Giang
1989 Đồng Tháp Câu lạc bộ Quân đội Công an Hà Nội
Giải bóng đá Các đội mạnh Toàn quốc
1990 Câu lạc bộ Quân đội (4) Công nhân Quảng Nam-Đà Nẵng An Giang
1991 Hải Quan Công nhân Quảng Nam-Đà Nẵng Công an Hải Phòng
1992 Công nhân Quảng Nam-Đà Nẵng Công an Hải Phòng Câu lạc Quân đội
Sông Lam Nghệ An
1993-94 Cảng Sài Gòn (2) Công an Thành phố Hồ Chí Minh Câu lạc bộ Quân đội
1995 Công an Thành phố Hồ Chí Minh Thừa Thiên-Huế Cảng Sài Gòn
1996 Đồng Tháp (2) Công an Thành phố Hồ Chí Minh Sông Lam Nghệ An
Giải bóng đá hạng Nhất Quốc gia
1997 Cảng Sài Gòn (3) Sông Lam Nghệ An Lâm Đồng
1998 Câu lạc bộ Quân đội (5) Sông Lam Nghệ An Công an Thành phố Hồ Chí Minh
Tập huấn
1999
Sông Lam Nghệ An Công an Hà Nội Đà Nẵng
1999-00 Sông Lam Nghệ An Công an Thành phố Hồ Chí Minh Công an Hà Nội
Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Chuyên nghiệp
2000-01 Sông Lam Nghệ An (2) Nam Định Thể Công
2001-02 Cảng Sài Gòn (4) Sông Lam Nghệ An Ngân hàng Đông Á
2003 Hoàng Anh Gia Lai Gạch Đồng Tâm Long An Nam Định
Giải bóng đá Vô địch Quốc gia
2004 Hoàng Anh Gia Lai (2) Sông Đà Nam Định Gạch Đồng Tâm Long An
2005 Gạch Đồng Tâm Long An Đà Nẵng Bình Dương
2006 Gạch Đồng Tâm Long An (2) Bình Dương Pisico Bình Định
2007 Becamex Bình Dương Đồng Tâm Long An Hoàng Anh Gia Lai
2008 Becamex Bình Dương (2) Đồng Tâm Long An Xi măng Hải Phòng
2009 SHB Đà Nẵng (2) Becamex Bình Dương Sông Lam Nghệ An
2010 Hà Nội T&T Xi măng Hải Phòng Tập đoàn Cao su Đồng Tháp
2011 Sông Lam Nghệ An (3) Hà Nội T&T SHB Đà Nẵng
2012 SHB Đà Nẵng (3) Hà Nội T&T Sài Gòn Xuân Thành
2013 Hà Nội T&T (2) SHB Đà Nẵng Hoàng Anh Gia Lai
2014 Becamex Bình Dương (3) Hà Nội T&T Thanh Hóa
2015 Becamex Bình Dương (4) Hà Nội T&T FLC Thanh Hóa
2016 Hà Nội T&T (3) Hải Phòng SHB Đà Nẵng
2017 Quảng Nam FLC Thanh Hóa Hà Nội
2018 Hà Nội (4) FLC Thanh Hóa Sanna Khánh Hòa BVN
2019 Hà Nội (5) Thành phố Hồ Chí Minh Than Quảng Ninh
2020 Viettel (6) Hà Nội Sài Gòn
2021 Giải bị hủy vì dịch COVID-19
2022 Hà Nội (6) Hải Phòng TopenLand Bình Định
2023 Công an Hà Nội (2) Hà Nội Viettel
  • Mùa giải 1999 chỉ là giải tập huấn nên không trao các danh hiệu tập thể và cá nhân.

Danh sách đội vô địch sửa

Chú thích
Câu lạc bộ đang thi đấu tại V.League 1
Câu lạc bộ đang thi đấu tại V.League 2
Câu lạc bộ đã giải thể
Câu lạc bộ Số lần vô địch Mùa giải Ghi chú
Hà Nội 6 2010; 2013; 2016; 2018; 2019; 2022 3 lần đầu với tên Hà Nội T&T
Thể Công - Viettel 6 1981–82; 1982–83; 1987; 1990; 1998; 2020 5 lần đầu với tên Câu lạc bộ Quân đội, lần gần nhất với tên Viettel
Becamex Bình Dương 4 2007; 2008; 2014; 2015
Thành phố Hồ Chí Minh 4 1986; 1993–94; 1997; 2001–02 cả 4 lần với tên Cảng Sài Gòn
SHB Đà Nẵng 3 1992; 2009; 2012 lần đầu với tên Công nhân Quảng Nam Đà Nẵng
Sông Lam Nghệ An 3 1999–00; 2000–01; 2011
Long An 2 2005; 2006 cả 2 lần với tên Gạch Đồng Tâm Long An
Công an Hà Nội 2 1984; 2023
LPBank Hoàng Anh Gia Lai 2 2003; 2004 cả 2 lần với tên Hoàng Anh Gia Lai
Đồng Tháp 2 1989; 1996
Công an Thành phố Hồ Chí Minh 1 1995
Thép Xanh Nam Định 1 1985 với tên Công nghiệp Hà Nam Ninh
Hải Quan 1 1991
Tổng cục Đường sắt 1 1980
Quảng Nam 1 2017

Kỷ lục, thống kê sửa

Loại bóng thi đấu và trang phục chính thức của trọng tài sửa

Bóng thi đấu và trang phục chính thức của trọng tài được Tập đoàn Thể thao Động Lực (Việt Nam) tài trợ.[19]

Các hãng cung cấp bóng thi đấu sửa

Giai đoạn Hãng tài trợ
1997–2002   Động Lực[20]
2002–2006   Geru Star[21]
2007–2015   Động Lực[22]
2016   Grand Sport[23]
2016–nay   Động Lực[24]

Nhà tài trợ chính của giải đấu sửa

Kể từ mùa giải 2000-01, giải Vô địch Quốc gia gắn mình với tên và logo của nhà tài trợ chính, mở đầu là công ty tiếp thị thể thao Strata. Phía Strata đề nghị mua tên giải V-League, cộng 12 biển quảng cáo trên sân với giá khoảng 400.000 USD và cả Cúp quốc gia với giá 100.000 USD.[25] Sau hai mùa giải, Strata rút lui khỏi V-League.[26]

Mùa giải tiếp theo, V-League 2003, có tên là Sting V-League, được đặt theo tên của một sản phẩm mới sắp ra mắt thị trường thời điểm đó của nhà tài trợ tên giải Công ty Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam. Công ty cổ phần Kinh Đô trở thành nhà tài trợ chính thức của giải đấu. Dù vậy tiền thưởng cho mùa giải này bị cắt giảm khi đội vô địch chỉ nhận được khoản tiền thưởng bằng một nửa mùa trước là 500 triệu đồng. Cái tên Sting V-League cũng chỉ tồn tại sau một mùa giải và tới mùa giải 2004, Kinh Đô V-League xuất hiện. Theo một số nguồn tin, Liên đoàn bóng đá Việt Nam nhận khoảng 8 tỷ đồng từ Kinh Đô trong mùa giải này[27]. Dù vậy lời hứa từ Kinh Đô sẽ độc quyền tài trợ cho V.League trong 3 mùa không trở thành hiện thực[28] khi ở những mùa giải tiếp theo, V.League lần lượt gắn với cái tên Number One V-LeagueEurowindow V-League.

Sự xuất hiện của Tổng Công ty khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam năm 2007 đã giúp cho V.League có khoảng thời gian dài nhất gắn với tên nhà tài trợ (trong 4 mùa giải liên tiếp) và giúp cho giải đấu có nguồn tài chính ổn định, trước khi được thay thể bởi Eximbank vào năm 2011[29]. Cho đến mùa giải 2014, số tiền mà Eximbank tài trợ cho một mùa bóng của V.League 1 cao nhất đã lên tới gần 40 tỷ đồng[30]. Tuy nhiên, trường hợp của Eximbank cũng là ngoại lệ bởi gói tài trợ của đơn vị này bao gồm hậu thuẫn từ Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng, người cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank và là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF. Mùa giải 2015, công ty Toyota Việt Nam trở thành nhà tài trợ chính thức cho giải đấu, và đến mùa giải 2017 thì chính thức chia tay sau 3 năm tài trợ với tổng số tiền 120 tỉ đồng.[31]

Sau Toyota, NutiFood với thương hiệu Nuti Café là cái tên tiếp theo gắn bó với V.League 1 trong mùa giải 2018.[32] Năm 2019, Masan với thương hiệu Wake-up 247 đã trở thành nhà tài trợ chính cho giải Vô địch Quốc gia mùa giải 2019.[33][34] Masan đã đồng ý tài trợ cho V.League trong 5 mùa giải[35] nhưng cuối cùng chỉ có thể tài trợ trong 1 mùa giải, bởi ngay sau đó, ngày 6 tháng 2 năm 2020, Tập đoàn LS Holdings đã ký kết hợp tác tài trợ chính tại hai giải bóng đá V.League 1 và V.League 2. Tập đoàn này cũng chính thức là nhà tài trợ trong bốn mùa giải từ 2020 đến 2023.[36][37][38] Tuy nhiên, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 kéo dài khiến cho V.League 2021 phải hủy bỏ giữa chừng, dẫn đến việc LS rút tài trợ cho giải đấu. Năm 2022, Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum chính thức tài trợ cho V.League trong 3 mùa giải liên tiếp. Giải đấu cũng có tên gọi mới là Night Wolf V.League 1.

Các giải thưởng sửa

Cúp sửa

Chiếc cúp dành cho đội vô địch V.League là chiếc Cúp đồng, với phiên bản hiện tại được giới thiệu từ năm 2013. Trong trường hợp có nhiều hơn một đội cùng cạnh tranh nhau chức vô địch trong ngày thi đấu cuối cùng của mùa giải, sẽ có một số lượng cúp tương ứng được chuẩn bị để trao cho nhà vô địch.

Chiếc cúp V.League hiện tại bao gồm thân cúp làm từ đồng tấm nguyên chiếc và phần đế làm từ gỗ. Được chế tác tại một làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam, chiếc cúp cao khoảng 80 cm và nặng hơn 10 kg.[39] Thân cúp đươc mạ nickel và vàng 24K, với các chi tiết tinh xảo được chạm, khắc nổi ở nhiệt độ cao.[40] Dải ruy băng ở hai bên tay cầm được thay đổi theo tên giải đấu ở từng mùa giải.

Năm 2017, đội vô địch V.League còn được nhận thêm một chiếc cúp sứ do công ty Minh Long sản xuất. Cúp sứ mang màu vàng cung đình truyền thống, với các chi tiết trang trí bằng vàng 24K.[40] Nổi bật trên chiếc cúp là hình ảnh đôi linh vật đầu rồng mỏ phượng ngậm ngọc với đuôi sen cách điệu; chầu trên miệng cúp tượng trưng cho nòi giống rồng tiên với ý nghĩa nối kết, tôn vinh, mang đến một vẻ đẹp văn hóa Việt Nam hiện đại.[40]

Giải thưởng tháng và giải thưởng chung cuộc sửa

Giải thưởng tháng sửa

Hàng tháng V.League có các giải thưởng dành cho đội bóng, cầu thủ, huấn luyện viên xuất sắc nhất và bàn thắng đẹp nhất. Hiện tại, hai giải thưởng đầu tiên và giải thưởng cuối cùng do các phóng viên bình chọn, giải thưởng thứ ba do các huấn luyện viên bình chọn.[41][42] Những đề cử chiến thắng của tháng sẽ nhận được một kỷ niệm chương (trước đây là tiền mặt).[43]

Giải thưởng chung cuộc sửa

Sau mỗi mùa giải, ban tổ chức sẽ tiến hành tổng kết và trao các danh hiệu và giải thưởng cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích tại 3 giải đấu quan trọng nhất thuộc hệ thống thi đấu của VFF - V.League, hạng Nhất, Cúp Quốc gia (bao gồm các cầu lạc bộ, huấn luyện viên, cầu thủ, trọng tài xuất sắc nhất của mùa bóng).[44] Từ năm 2012, các giải thưởng này sẽ được vinh danh tại Gala tổng kết các giải bóng đá chuyên nghiệp Quốc gia (còn có tên là V.League Awards kể từ năm 2019) do VPF tổ chức vào cuối mùa giải.[45]

Một số vấn đề gây tranh cãi sửa

Một ông chủ nhiều đội bóng sửa

Những nghi ngại của dư luận về vấn đề này đã xuất hiện kể từ khi Hà Nội (với tên Hà Nội T&T) lên thi đấu tại V-League năm 2009, trong khi SHB Đà Nẵng vốn là đội bóng Đà Nẵng được chuyển giao cho Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) năm 2008; cả hai câu lạc bộ lúc đó đều do ông Đỗ Quang Hiển quản lý.[46] Mặc dù ông Hiển khẳng định mình chỉ xuất hiện ở SHB Đà Nẵng với tư cách là nhà tài trợ chứ không phải là chủ sở hữu (không vi phạm Quy chế bóng đá chuyên nghiệp), và dù thanh tra của VFF đã từng vào cuộc và khẳng định điều đó,[47][48] nhưng giới bóng đá vẫn ngầm hiểu được sự liên hệ giữa hai câu lạc bộ này với bầu Hiển.[49]

Sang những mùa giải tiếp theo, tình trạng này tiếp tục trở thành nỗi bức xức của nhiều người làm bóng đá và các giới chủ, thậm chí có thời điểm bầu Hiển được cho là sở hữu đến 5 câu lạc bộ trong tay.[50] Năm 2012, sau khi Sài Gòn Xuân Thành không thể lên ngôi vương khi bị Hà Nội T&T cầm chân ở vòng đấu cuối cùng để SHB Đà Nẵng vô địch, ông bầu Nguyễn Đức Thụy đã tuyên bố sẽ bỏ bóng đá vì có quá nhiều bất công và chèn ép; và đến mùa 2013 thì chính thức giải thể đội bóng. Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết sau khi ngừng tài trợ Thanh Hóa năm 2018 cũng từng ám chỉ rằng “không thể vô địch khi chỉ có 1 đội bóng”.[51] Năm 2019, chủ tịch câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức đã dùng đến hình tượng "năm thằng ốm đánh một thằng mập" để ám chỉ sự thâu tóm của ông Hiển.[52] Bên cạnh đó, bầu Hiển cũng gây ra nhiều tranh cãi khi đích thân xuống động viên, tặng tiền các đội bóng của mình trong những trận đấu giữa các đội có liên quan đến bầu Hiển với nhau, như với Sài Gòn, Quảng Nam[51], hay SHB Đà Nẵng.[53][54]

 
Cổ động viên Sông Lam Nghệ An giăng biểu ngữ phản đối tình trạng một ông bầu nhiều đội bóng năm 2016

Việc một ông chủ quản lý hay sở hữu nhiều đội bóng trở thành vấn nạn khiến không ít người hâm mộ lo lắng, đặc biệt về tính minh bạch, sòng phẳng khi các đội bóng này cùng thi đấu trong một giải đấu. Không ít người hâm mộ mong muốn VPF cần có những biện pháp mạnh tay, quy định cụ thể về việc cấm một người nắm giữ chức vụ quản lý hay cổ phiếu, vốn góp tại nhiều hơn 1 đội bóng ở cùng 1 giải đấu để cho V.League trở nên công bằng, trong sạch hơn và cải thiện tính cạnh tranh của giải đấu.[55]

Dàn xếp tỷ số sửa

Trong nhiều năm trở lại, hiện tượng "xin điểm và cho điểm" đã trở thành vấn đề gây đau đầu với các nhà tổ chức, khi giải đấu được cho là đã xuất hiện một số liên minh giữa các đội bóng với nhau. Tình trạng "dồn điểm" để một câu lạc bộ vô địch hoặc trụ hạng thường xuyên xảy ra ở V.League, trong đó công thức "3 đi – 3 về" trở nên phổ biến để các đội trong một liên minh tối đa hóa điểm số cho nhau. Ngoài dồn điểm, các đội trong liên minh còn dồn sức để cản đối thủ của ứng cử viên vô địch thuộc liên minh của mình.[56] Nhiều trận đấu diễn ra với những biểu hiện bất thường đã gây bức xúc cho các cổ động viên bởi tinh thần thi đấu được cho là bạc nhược, không hết mình của cầu thủ.[57] Ban tổ chức giải đấu cũng nhiều lần đưa ra các biện pháp xử phạt, như trừ điểm các đội bóng trong những trận đấu thiếu tích cực, nhưng tình trạng "cho nhường điểm" vẫn tiếp diễn.[58]

Báo Công an nhân dân nhận định vấn nạn dàn xếp tỷ số được cho là cũng có liên quan đến vấn đề "một ông chủ nhiều đội bóng". Năm 2017, dư luận từng đặt ra nhiều hoài nghi khi Hà Nội đang tràn trề hy vọng vô địch bất ngờ để Than Quảng Ninh cầm hòa 4-4 trong trận đấu mà đội bóng thủ đô đã dẫn trước 2 bàn. Đáng nói, tỉ số ấy vừa đủ để Quảng Nam lần đầu tiên lên ngôi vương.[59] Thống kê mùa 2019 cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh chỉ giành được 23% điểm từ các đội Đà Nẵng, Sài Gòn, Quảng NamQuảng Ninh, trong khi Hà Nội nhận được 13 trên 15 điểm tối đa trước các đội này. Mùa 2017, FLC Thanh Hóa mất 22 điểm trước nhóm "anh em" trong khi Quảng Nam mất 9 điểm.[56]

Để theo dõi và kiểm soát các trận đấu bị nghi ngờ, VPF đã từng hợp tác Sportradar - công ty chuyên kiểm soát cá cược bóng đá, và sau đó là công ty Genius Sports (có trụ sở chính tại Singapore và mạng lưới trên toàn cầu) kể từ mùa giải 2019.[60] VPF trong một thông báo ở mùa giải 2022 đã phải đề nghị các đội bóng thi đấu hết mình, không nhường điểm cho nhau.[61][62]

Công tác trọng tài sửa

Vấn đề trọng tài đã diễn ra ở giải đấu trong nhiều năm và gây nhiều bức xúc trong dư luận. Nhiều quyết định gây tranh cãi, thậm chí là sai lầm của các trọng tài khiến niềm tin của các đội bóng và người hâm mộ vào các nhà tổ chức bị suy giảm, hình ảnh của giải đấu theo đó cũng bị ảnh hưởng.[63] Huấn luyện viên Vũ Tiến Thành (TP.HCM) trong một phát biểu ở mùa giải 2023 cho biết có một nhóm trọng tài bị thao túng, một số trọng tài làm xấu đi hình ảnh của lực lượng trọng tài. Ông Thành cũng đặt câu hỏi về tư tưởng của trọng tài khi làm việc.[64]

Công tác phân công trọng tài điều khiển các trận đấu của giải cũng bị đặt nhiều dấu hỏi. Điều này dẫn đến sự thất vọng của người hâm mộ khi một số trọng tài không đáp ứng được tiêu chuẩn thường được phân công bắt những trận đấu quan trọng. Thậm chí, có người đặt nghi vấn trọng tài "không tiêu cực thì yếu chuyên môn" khi có quá nhiều sai sót diễn ra liên tiếp.[65] Một trong những giải pháp tạm thời được đưa ra để giải quyết tình trạng này là thuê trọng tài nước ngoài điều khiền một số trận đấu của giải.[66]

Do công tác trọng tài liên tục xảy ra những sai sót liên tiếp, gây ảnh hưởng đến kết quả của các trận đấu nên việc trang bị VAR cho V.League trở thành đòi hỏi ngày càng bức thiết để nâng cao chất lượng giải đấu.[67][68] Từ cuối năm 2022, VPF đã bắt đầu tiến hành những thủ tục cần thiết để sớm áp dụng VAR tại V.League. VPF kỳ vọng VAR sẽ bắt đầu được triển khai thí điểm ngay từ giai đoạn 2 của mùa giải 2023, trước khi được áp dụng chính thức từ mùa giải 2023-2024.[69][70]

Xung đột lợi ích liên quan đến nhà tài trợ sửa

Trong điều lệ của V.League thường có quy định các câu lạc bộ không được khai thác tài trợ với các nhãn hàng và ngành hàng cạnh tranh với nhà tài trợ chính kể từ ngày điều lệ giải được ban hành hoặc khi có thông báo của ban tổ chức. Tuy nhiên, nếu đội bóng đã có nhà tài trợ chính hoạt động cùng ngành hàng với nhà tài trợ chính của giải từ trước đó hoặc có chủ sở hữu (cổ đông) nắm giữ số cổ phần cao nhất có hoạt động kinh doanh cùng ngành hàng với nhà tài trợ chính của giải thì quyền lợi của họ vẫn được bảo toàn.[71][72] Trường hợp của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) năm 2018 với VPMilk và năm 2022 với Red Bull là những ví dụ điển hình cho ngoại lệ này.

Nhưng đến trước thềm mùa giải 2023, khi VPF có thông báo tới HAGL về việc nhà tài trợ mới của đội bóng này (tập đoàn Carabao) xung đột quyền lợi với nhà tài trợ chính của giải đấu và yêu cầu đội bóng phố Núi không được sử dụng các hình ảnh của nhà tài trợ mới trong phạm vi giải đấu, tranh cãi đã xảy ra.[73] Quy định của VPF đã vấp phải sự phán ứng dữ dội của các cổ động viên khi bị cho là gây khó dễ cho các CLB, làm cản trở sự phát triển của bóng đá Việt Nam.[74] Phía HAGL cũng cho rằng quyết định của VPF là "hoàn toàn vô lý và không tạo điều kiện cho CLB phát triển", và dọa sẽ ngừng tham gia V.League nếu VPF không cho họ quảng cáo cho nhà tài trợ mới.[75]

Bản quyền truyền hình sửa

Bản quyền truyền hình cũng là một trong những vấn đề nhức nhối suốt nhiều năm ở giải đấu cấp câu lạc bộ hàng đầu Việt Nam. Lần đầu tiên V.League “bán” được bản quyền truyền hình là ở mùa giải 2005.[76] Tuy nhiên, giá trị hợp đồng được ký giữa VFF và các đài truyền hình ở thời điểm đó không thực sự đáng kể.[77] Để một trận đấu được phát sóng trực tiếp, VFF và các CLB phải trả một khoản tiền và lo cả chi phí lưu trú, di chuyển, bồi dưỡng cho nhà đài.[78]

Cuối năm 2010, bản quyền phát sóng V.League được VFF bán cho Truyền hình An Viên (AVG) trong 20 năm với giá 6 tỷ đồng cho năm đầu tiên và sau đó mỗi năm tăng lũy tiến 10%. Thế nhưng, sau khi VPF thành lập, công ty này đã lấy lại hợp đồng bản quyền truyền hình V.League từ tay AVG và cam kết khai thác tối thiểu 50 tỉ đồng mỗi năm từ bản quyền truyền hình. Mặc dù vậy, thương vụ đã đổ bể phút chót sau khi bầu Kiên bị bắt.[79]

Nhờ thỏa thuận giữa VPF với các đài truyền hình, hầu hết các trận đấu của V.League đều được phát sóng trực tiếp và kể từ mùa giải 2017 thì con số này là 100%, nhưng các đài truyền hình gần như không bán được quảng cáo khi phát trực tiếp V.League, dù là trước trận hay giữa trận, nên thu nhập từ bản quyền truyền hình vẫn là con số vô cùng khiêm tốn. Việc bán bản quyền truyền hình V.League hiện tại vẫn đơn thuần là trao đổi bằng thời lượng quảng cáo - chủ yếu cho các nhà tài trợ của giải - nhằm thắt chặt mối quan hệ.[80] Một số ít cũng đến từ các doanh nghiệp khác nhưng kinh phí thu được cũng rất nhỏ nhoi.

Cuối năm 2016, Công ty cổ phần Giải pháp Truyền hình Thế hệ mới (Next Media) ký hợp đồng với VPF để sở hữu toàn bộ bản quyền truyền hình của 3 giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (V.League, hạng Nhất, Cúp Quốc gia) trong 6 mùa giải, từ mùa giải 2017 đến mùa giải 2022.[79][81][82] Theo đó, mỗi năm VPF sẽ thu được 2 tỷ đồng tiền mặt từ Next Media cộng với khoản tiền thu được từ việc quảng cáo trên truyền hình, ước tính lên đến 65,5 tỉ đồng.[83] Tuy nhiên, ngay trước khi mùa giải 2018 khởi tranh, tranh chấp bản quyền truyền hình một lần nữa nổ ra khi VPF tuyên bố hủy hợp đồng của lãnh đạo nhiệm kỳ trước ký với Next Media (có thời hạn đến năm 2022). Theo lý giải của VPF, Next Media đã không thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã cam kết, trong đó có việc không cung cấp chính xác số liệu hạch toán, chia lợi nhuận từ việc khai thác bản quyền truyền hình V.League 2017.[84] Hơn nữa, trong quá trình rà soát lại các hợp đồng mới, hội đồng quản trị mới của VPF đã phát hiện có sự bất cập về mặt thời gian trong hợp đồng mà hội đồng quản trị cũ đã ký với đối tác này.[85] Tranh chấp có lúc lên đến đỉnh điểm khi cả hai khẳng định sẵn sàng đưa ra toà để giải quyết; các đài truyền hình cũng tuyên bố chỉ sản xuất và phát sóng V.League khi nào VPF và Next Media giải quyết xong vụ tranh chấp bản quyền.[86] Cuối cùng, sau một thời gian đàm phán, VPF và Next Media đã đi đến thống nhất thanh lý hợp đồng cũ và ký bản hợp đồng mới phù hợp hơn.

Vấn đề này cũng gây nhiều tranh cãi khi VPF có cung cách làm việc thiếu chuyên nghiệp, việc chia tỷ lệ bản quyền thiếu minh bạch và không công bằng với các CLB. Tỷ lệ chia tiền bản quyền truyền hình hoàn toàn do VPF áp đặt mà không tham khảo ý kiến các CLB dẫn đến việc CLB không thể thu lợi tối đa từ tiền bản quyền giải đấu.[87]

Vào tháng 10 năm 2022, VPF đã đạt được thỏa thuận bản quyền truyền hình với Công ty cổ phần viễn thông FPT (FPT Telecom) trong 5 mùa giải, từ mùa giải 2023 đến mùa giải 2026–27.[88] Thỏa thuận này đảm bảo việc mỗi năm FPT Telecom sẽ trả 2,5 triệu USD cho một mùa giải, gấp 20 lần hợp đồng trước đó và trung bình mỗi CLB sẽ nhận vài tỉ đồng tiền bản quyền truyền hình trong 1 mùa giải.[89]

Bạo lực sân cỏ sửa

Vấn nạn bạo lực ở V.League không phải là mới khi các cầu thủ thi đấu quyết liệt trên mức cần thiết. Tuy nhiên các nhà tổ chức vẫn chưa có giải pháp triệt để cho vấn đề này. Một số pha phạm lỗi đã khiến cầu thủ bị chấn thương nặng, thậm chí dẫn đến từ giã sự nghiệp.[90]

Công bằng và minh bạch tài chính sửa

Vấn đề công bằng và minh bạch tài chính chưa bao giờ được thực hiện một cách nghiêm túc ở V.League. Trong đó, VPF và các câu lạc bộ chưa bao giờ công khai báo cáo tài chính cho công chúng mà chỉ thực hiện trong nội bộ.[91] Việc một số nhà tài trợ của giải có liên quan đến ông bầu hoặc một câu lạc bộ đã làm dấy lên nghi ngờ về tính công bằng của giải đấu. Đồng thời, việc không có minh bạch tài chính dẫn tới việc không thể làm rõ quan hệ giữa những đội bóng được cho là "anh em một nhà".[92] Đòi hỏi về minh bạch tài chính từ nhiều câu lạc bộ đối với VPF vẫn chưa được thực hiện, điều đó cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của giải đấu.[93] Việc chưa có cơ chế về công bằng và minh bạch tài chính đã khiến cho tình trạng các câu lạc bộ "cướp quân" của nhau diễn ra phức tạp. Ngân sách giữa các đội bóng có sự chênh lệch lớn và thiếu minh bạch trong quản lý tài chính dẫn đến gia tăng nguy cơ các câu lạc bộ "đi đêm" với cầu thủ.[94]

Một số câu lạc bộ không thỏa mãn các tiêu chí cấp phép từ AFC sửa

Từ năm 2012, Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) yêu cầu các liên đoàn bóng đá thành viên, trong đó có VFF, mỗi năm phải thực hiện việc rà soát các câu lạc bộ trong nước (cụ thể là V.League) và các CLB này phải đáp ứng 5 tiêu chí của AFC mới được VFF cấp phép thi đấu ở mùa giải kế tiếp và được tham dự các giải đấu do AFC tổ chức, gồm: tiêu chí thể thao, cơ sở vật chất, tổ chức - nhân sự, pháp lý và tài chính. Mặc dù một số đội của Việt Nam không đạt đủ các tiêu chí nhưng vẫn được AFC đồng ý cho đấu giải trong nước.[95]

Nhưng từ năm 2018, AFC đã tỏ ra cứng rắn hơn, chỉ cần không đáp ứng được 1 trong 5 tiêu chí nói trên thì dù CLB đó có đoạt chức vô địch giải quốc nội cũng không được phép dự các giải CLB ở đấu trường châu Á do AFC tổ chức. Tại mùa giải 2019, vì không cử đội tham dự giải U-15 quốc gia, CLB Hà Nội đã không đạt tiêu chí thể thao nên không thể tham dự vòng loại AFC Champions League lẫn AFC Cup 2020 dù là đương kim vô địch cả V.League và Cúp Quốc gia.

Mùa giải 2023, 8/14 đội bóng tham dự giải đã đạt chuẩn của AFC.[96] Vì nhiều lý do, AFC đã quyết định đặc cách cho CLB Hải Phòng dự các cúp châu Á trong năm 2023, dù ban đầu CLB này không đủ điều kiện dự các giải đấu châu lục do thiếu đội trẻ.[97]

Cải tổ VPF sửa

Sau khi mùa giải 2021 bị hủy bỏ, một loạt các CLB gồm Hoàng Anh Gia Lai, Bình Dương, Hải Phòng, Sông Lam Nghệ An, Nam Định, Quảng Nam đã có yêu cầu cải tổ VPF và thay đổi lãnh đạo cấp cao vì lãnh đạo hiện tại không đủ năng lực, nhằm mục đích tăng cường dân chủ trong quan hệ giữa VPF và các CLB, nhất là liên quan đến bản quyền và việc xin ý kiến của CLB trước khi ra quyết định.[98]

Đánh giá sửa

Chủ tịch Vũ Tiến Thành (Phố Hiến F.C.) năm 2021:[102]

Tham khảo sửa

  1. ^ “Việt Nam có đại diện dự AFC Champions League 2021”. Thể thao 247. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2022.
  2. ^ “Gặp mặt những người yêu Thể Công”. Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ “CLB Viettel sẽ viết tiếp thương hiệu "đội bóng áo lính"?”. Báo Công an Nhân dân. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2022.
  4. ^ a b “Bóng đá Việt Nam: 40 năm từ A1 đến V-League”. BaoQuangBinh. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ “Những chiếc Cúp thể thao "độc" còn lưu giữ lại theo thời gian”. https://www.qdnd.vn. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2023. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  6. ^ VnExpress. “Các cặp đấu của V-League và hạng Nhất 2006”. vnexpress.net. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023.
  7. ^ “V-League 2011: Những mảng màu sáng, tối”. Báo Bắc Kạn điện tử. 5 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023.
  8. ^ “Tạp chí thể thao - Bóng đá Việt Nam: Giông tố nổi lên khi V-League 2011 vừa kết thúc”. RFI. 11 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023.
  9. ^ Online, TTVH (8 tháng 9 năm 2011). “Bầu Kiên làm cuộc họp tổng kết giải "nổi sóng". thethaovanhoa.vn. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023.
  10. ^ NLD.COM.VN (8 tháng 9 năm 2011). “Bầu Kiên: 7 đội rủ tôi bỏ V-League”. https://nld.com.vn. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  11. ^ “Historic change: Company to run Vietnam football” [Thay đổi lịch sử: công ty điều hành bóng đá Việt Nam]. Sài Gòn Giải Phóng (bằng tiếng Anh). 30 tháng 9 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2012.
  12. ^ Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam công bố Nhà tài trợ chính Giải bóng đá Ngoại hạng-Eximbank 2012 Lưu trữ 2012-01-07 tại Wayback Machine.
  13. ^ “Công văn 81 VPF về việc Tên giải Vô địch Quốc gia chuyên nghiệp 2012”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2012. Truy cập 1 Tháng tư 2021.
  14. ^ “Thông báo: Đổi tên Super League trở lại thành V.League”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2013. Truy cập 1 Tháng tư 2021.
  15. ^ “Quyết định Ban hành Điều lệ giải bóng đá VĐQG - Eximbank 2013 (V.League 1)”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2013. Truy cập 1 Tháng tư 2021.
  16. ^ “Lịch sử Giải bóng đá VĐQG, V- League”. Báo Thể thao Văn hóa. ngày 30 tháng 11 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  17. ^ “CLB Than Quảng Ninh dừng hoạt động, cầu thủ hoang mang tột độ vì chưa được trả nợ”. Báo Thanh Niên. 25 tháng 8 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2022.
  18. ^ Giải 1985 mặc dù không được đề cập, nhưng nhiều khả năng đã áp dụng luật không tính điểm cho trận hòa thứ 4, bằng chứng là ở bảng C đội Phòng không Không quân được vào vòng sau, chứ không phải Công nghiệp Thực phẩm theo cách tính điểm bình thường.[1] Lưu trữ 2022-11-19 tại Wayback Machine
  19. ^ dantri.com.vn. “Động lực tiếp tục tài trợ cho V-League 2018”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  20. ^ VnExpress. “Bóng Ðộng Lực có thể phải "chầu rìa" ở mùa giải mới”. vnexpress.net. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  21. ^ VnExpress. “Bóng Geru Star trúng thầu nhờ Động Lực bỏ cuộc”. vnexpress.net. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  22. ^ Trí, Dân (2 tháng 3 năm 2007). “Động Lực "tái xuất" cùng bóng đá VN”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  23. ^ baogiaothong.vn. “V-League 2016 sẽ sử dụng bóng "made in Thái Lan". Báo Giao thông. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  24. ^ thanhnien.vn (9 tháng 3 năm 2016). “V-League 2016 sử dụng lại bóng Động Lực từ vòng 5”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  25. ^ “Strata đề nghị tài trợ cho V-League”. VnExpress. 14 tháng 9 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2021.
  26. ^ “Strata ngạc nhiên: Sao không đấu giá tài trợ V - League 2003?”. Người Lao Động. 31 tháng 10 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2021.
  27. ^ “Kinh Đô độc quyền tài trợ cho V-League trong 3 mùa”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2022.
  28. ^ “99% Kinh Đô rút lui”. Thể Thao - Báo Sài Gòn Giải Phóng. 27 tháng 10 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2022.
  29. ^ “VFF - Eximbank là Nhà tài trợ chính V-League trong 3 năm liên tiếp (2011-2013)”. VFF. 15 tháng 12 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2023.
  30. ^ “Eximbank tài trợ gần 50 tỷ đồng cho mùa bóng 2013”. Báo điện tử Tiền Phong. 25 tháng 1 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2023.
  31. ^ “Đối tác”. vnleague.com. ngày 1 tháng 11 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  32. ^ “Nutifood trở thành nhà tài trợ chính cho V.League 2018”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2018.
  33. ^ “Công ty CP hàng tiêu dùng Masan là nhà tài trợ chính Wake-up 247 V.League 2019”. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2020.
  34. ^ “Wake-up 247 trở thành Nhà tài trợ chính giải VĐQG mùa bóng 2019”. vpf.vn. ngày 20 tháng 2 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2020.
  35. ^ “V.League có nhà tài trợ mới: 'Chúng tôi chỉ cần không tiêu cực'. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2020.
  36. ^ “LS Hàn Quốc tài trợ V.League và hạng Nhất vì HLV Park Hang Seo”. bongdaplus.vn. ngày 6 tháng 2 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2020.
  37. ^ “LS là Nhà tài trợ chính tại Giải VĐQG và HNQG 2020”. vpf.vn. ngày 6 tháng 2 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2020.
  38. ^ “VPF lo xong nhà tài trợ 3 năm cho V.League”. vtv.vn. ngày 24 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020.
  39. ^ News, V. T. C. (8 tháng 11 năm 2020). “Viettel vô địch V-League, trao Cup vàng nặng 10kg cho CĐV cùng ăn mừng”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  40. ^ a b c “Cúp thật V-League đặt tại ba sân ở vòng đấu cuối”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. 23 tháng 11 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  41. ^ “Thông báo số 1 giải VĐQG Petro Vietnam Gas 2009”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2009.
  42. ^ Vpf, User (23 tháng 3 năm 2022). “Thông báo số 7 Night Wolf V.League 1-2022”. VPF. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022.
  43. ^ “PV Gas tiếp tục tài trợ cho giải bóng đá vô địch quốc gia năm 2009”. PVGAS. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2022.
  44. ^ “VFF - Chùm ảnh: Lễ tổng kết mùa giải 2009”. VFF. 9 tháng 9 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2022.
  45. ^ “V-League Awards 2019”. Thể Thao - Báo Sài Gòn Giải Phóng. 7 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2022.
  46. ^ ONLINE, TUOI TRE (23 tháng 8 năm 2010). “Bầu Hiển: Tôi không tiếc tiền”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2023.
  47. ^ cand.com.vn. “Vẫn nan giải câu chuyện "một ông chủ, nhiều đội bóng". Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2023.
  48. ^ VnExpress. “VPF và bài toán ông chủ hai đội bóng”. vnexpress.net. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2023.
  49. ^ Online, TTVH (28 tháng 9 năm 2011). “Vấn đề "1 ông chủ, 2 đội bóng" với BĐVN: Như phim truyền hình dài kỳ”. thethaovanhoa.vn. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2023.
  50. ^ “Bầu Hiển sở hữu bao nhiêu đội bóng ở Việt Nam?”. thethaovanhoa.vn. ngày 2 tháng 6 năm 2020.
  51. ^ a b “Nan giải câu chuyện "một ông chủ, nhiều đội bóng". Đại đoàn kết. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  52. ^ “Bỗng dưng bầu Đức ám chỉ 5 đội bóng của 1 ông bầu”. laodong.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  53. ^ thao 247, Thể. “Bầu Hiển xuống sân động viên SHB Đà Nẵng sau trận thua trước Hà Nội FC”. Thể thao 247 (bằng tiếng vietnamese). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  54. ^ https://www.facebook.com/baobongda. “Bầu Hiển động viên SHB Đà Nẵng sau trận thua Hà Nội FC”. Bongdaplus-Báo Bóng đá. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  55. ^ danviet.vn. “Vì sao bầu Hiển giành nhiều cúp, nhưng khán giả cảm ơn bầu Đức?”. danviet.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2022.
  56. ^ a b VnExpress. “Chuyện xin - cho ở V-League”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2023.
  57. ^ cand.com.vn. “V.League 2022 và "bóng ma xin-cho". Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  58. ^ danviet.vn. “Những vụ "nhường điểm" tai tiếng nhất lịch sử V.League”. danviet.vn. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  59. ^ cand.com.vn. “Vẫn nan giải câu chuyện "một ông chủ, nhiều đội bóng". Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2023.
  60. ^ “Đừng để V-League bị nghi ngờ”. Báo Thanh Niên. 21 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  61. ^ “VPF đề nghị loại bỏ tư tưởng tiêu cực, cho nhường điểm tại V-League”. Báo điện tử An ninh Thủ đô. 2 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  62. ^ “Sòng phẳng và những dấu hỏi”. laodong.vn. 9 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  63. ^ Thế Sơn (29 tháng 5 năm 2023). “VPF mời trọng tài ngoại điều hành trận CLB Công an Hà Nội vs Thanh Hoá”. VTC News. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2023.
  64. ^ “HLV Vũ Tiến Thành: 'Một nhóm trọng tài bị thao túng'. Báo điện tử VTC News. 13 tháng 4 năm 2023. Truy cập 27 tháng 5 năm 2023.
  65. ^ “Trọng tài Việt 'không tiêu cực thì yếu chuyên môn'. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập 27 tháng 5 năm 2023.
  66. ^ News, VietNamNet. “Mời trọng tài ngoại thổi V-League: Trưởng ban trọng tài có đau?”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2020.
  67. ^ THU TRANG. “V-League chờ công nghệ VAR”. Báo Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2022.
  68. ^ “V.League 2022: Chờ VAR đợi đến bao giờ?”. TẠP CHÍ THỂ THAO ĐIỆN TỬ - Cơ quan của Tổng cục Thể dục thể thao - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  69. ^ VnExpress. “V-League 2023 sẽ có VAR”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  70. ^ “V.League 2023 sẽ có 4 xe VAR hỗ trợ trọng tài”. laodong.vn. 6 tháng 12 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  71. ^ “Điều lệ Giải bóng đá Ngoại hạng Eximbank 2012” (PDF). VPF. 2011. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2023.
  72. ^ “Sữa NutiFood dùng thương hiệu cafe tài trợ V-League”. Người Lao Động. 6 tháng 3 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2023.
  73. ^ Đại Nam. “HAGL bị 'tuýt còi' trước V-League 2023”. VietNamNet News (bằng tiếng vietnamese). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2023.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  74. ^ VnExpress. “HAGL và V-League va chạm chuyện nhà tài trợ”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  75. ^ “Căng thẳng vụ HAGL bị cấm quảng bá cho nhà tài trợ ở V-League”. Báo Thanh Niên. 18 tháng 1 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  76. ^ “Lần đầu tiên các CLB VN nhận tiền bản quyền truyền hình”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2022.
  77. ^ NLD.COM.VN (24 tháng 3 năm 2005). “LĐBĐ VN hài lòng với mức giá bán bản quyền truyền hình!”. Báo Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2022.
  78. ^ “Lại 'nóng' chuyện bản quyền truyền hình V.League”. Báo Đồng Nai. 3 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2021.
  79. ^ a b “Cú vồ hụt trăm tỉ đồng từ bản quyền truyền hình của V-League”. Thanh Niên. 29 tháng 4 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2021.
  80. ^ “Bản quyền truyền hình V-League 2014: Không còn dễ bán...”. BaoQuangBinh (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2024.
  81. ^ “Tranh chấp bản quyền, V.League có nguy cơ "trắng" trên truyền hình”. laodong.vn. 7 tháng 3 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2022.
  82. ^ “Bao giờ V.League bán được bản quyền truyền hình?”. Lao Động. 1 tháng 5 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2021.
  83. ^ “V.League chưa đủ sức hút”. Đại đoàn kết. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2022.
  84. ^ “Bản quyền phát sóng V.League 2020 thuộc về ai?”. sohuutritue.net.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2022.
  85. ^ "Sếp cũ" VPF nói gì về vụ "ký lố" hợp đồng 4 năm với Next Media”. laodong.vn. 7 tháng 3 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2022.
  86. ^ “Khán giả truyền hình khó xem V-League”. Báo Người lao động. 7 tháng 3 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2022.
  87. ^ “CLB Becamex Bình Dương đề nghị VPF chia lại bản quyền truyền hình”. Báo Thanh Niên. 27 tháng 8 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  88. ^ “Bản quyền truyền hình V-League từ năm 2023 được FPT mua giá cao, bóng đá Việt Nam hưởng lợi”. Tuổi Trẻ Online. 24 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2022.
  89. ^ “V-League nhận gói bản quyền truyền hình 'khủng' nhất trong lịch sử”. Thanh Niên Online. 24 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2022.
  90. ^ “Bóng đá nào, trọng tài nấy”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2020.
  91. ^ “CLB Hải Phòng gửi đơn đề nghị VPF bầu lại lãnh đạo”. ZingNews.vn. 26 tháng 8 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  92. ^ cand.com.vn. “Bóng đá Việt Nam: Trong sạch minh bạch?”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  93. ^ “Bóng đá Việt Nam: Chữ chuyên nghiệp ở tuổi 20 của V-League”. Báo Thanh Niên. 21 tháng 8 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  94. ^ “Các CLB V-League oằn mình với gánh nặng tài chính”. Báo Thanh Niên. 19 tháng 7 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2023.
  95. ^ “Chuyện cấp phép bóng đá chuyên nghiệp”. BAOHAIPHONG.COM.VN. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2022.
  96. ^ “V-League có 8 CLB được cấp phép dự sân chơi châu lục”. CHUYÊN TRANG THỂ THAO. 17 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2023.
  97. ^ “AFC đặc cách cho Hải Phòng được dự Cúp C1 châu Á”. Báo Giáo dục và Thời đại Online. 13 tháng 12 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  98. ^ “Các CLB V- League đồng loạt gửi văn bản yêu cầu cải tổ VPF: Làn gió đổi thay!”. Báo Thanh Niên. 28 tháng 8 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  99. ^ Online, TTVH (29 tháng 5 năm 2011). “Chuyên gia Nguyễn Văn Vinh: Bóng đá ta không thể có đội thọ 100 tuổi”. thethaovanhoa.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  100. ^ News, V. T. C. (21 tháng 8 năm 2012). “Những câu nói bất hủ của bầu Kiên”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  101. ^ VnExpress. “Bài phát biểu chi tiết của "bầu" Kiên”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  102. ^ “Bầu Đức: 'VPF lại thể hiện bản chất của Công ty gia đình, không vì cổ đông'. Báo Thanh Niên. 6 tháng 1 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.

Xem thêm sửa

Liên kết ngoài sửa

(tiếng Việt)