Cổng thông tin:Giáo hội Công giáo Rôma/Bài viết chọn lọc

Danh sách bài viết chọn lọc

Bài viết chọn lọc 1

Cổng thông tin:Giáo hội Công giáo Rôma/Bài viết chọn lọc/1

Kitô giáo hay Cơ Đốc giáo là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giásự sống lại của Giêsu Kitô như được ký thuật trong Kinh Thánh Tân Ước. Kitô hữu (Cơ Đốc nhân) tin rằng Giêsu là Con của Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo trong Kinh Thánh Cựu Ước. Thuộc tôn giáo độc thần, hầu hết Kitô hữu tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong ba thân vị gọi là Ba Ngôi. Kitô giáo đóng một vai trò quan trọng trong nền văn hóa và văn minh phương Tây.

Trải qua hai thiên niên kỷ, các bất đồng về thần họcgiáo hội học đã hình thành các hệ phái Kitô giáo khác nhau. Bốn nhánh chính hiện nay của Kitô giáo là Công giáo Rôma, Kháng Cách, Chính thống giáo Đông phươngChính thống giáo Cổ Đông phương. Công giáo Tây phương, Chính thống giáo Đông phương và Chính thống giáo Cựu Đông phương cắt đứt hiệp thông với nhau trong cuộc Ly giáo Đông – Tây năm 1054 và cuộc Ly giáo Chalcedon khởi đầu năm 451. Kháng Cách (cũng thường gọi là Tin Lành) không phải là một hệ phái đơn nhất nhưng là thuật từ nhóm hợp, phát sinh từ cuộc Cải cách Kháng nghị thế kỷ 16. Tính chung, Kitô giáo là tôn giáo lớn nhất thế giới với khoảng 2,3 tỉ tín hữu, chiếm hơn 31% dân số thế giới (năm 2015).

Bài viết chọn lọc 2

Cổng thông tin:Giáo hội Công giáo Rôma/Bài viết chọn lọc/2

Thánh Giuse là một vị thánh của Kitô giáo. Những ghi chép về Giuse xuất hiện đầu tiên trong các bản Phúc Âm LucaMatthew (còn những văn bản ra đời sớm của Phúc Âm như các thư Sứ đồ Phaolô hay Phúc Âm Máccô không đề cập đến người chồng của Maria). Tuy các thông tin đề cập trong hai sách trên không hoàn toàn thống nhất với nhau nhưng chúng cùng mô tả Giuse là chồng của Maria và cha về mặt pháp lý của Giêsu. Theo Phúc Âm Luca, Giuse là người thuộc chi họ Giuđa, hậu duệ đời thứ 40 của vua David, sinh trú tại Bethlehem. Ông thuộc tầng lớp gia đình bình dân của xã hội thời đó. Ông đính hôn với Maria – một thiếu nữ quê ở Nazareth, cũng thuộc chi họ Giuđa.

Tất cả các sách Tân Ước đều không thuật lại một lời nói nào của Giuse mà chỉ nhắc đến những hành động được cho là thi hành lời của Thiên Chúa phán qua sứ thần. Đứng trước sự việc Maria mang thai không phải bởi mình, Giuse đã không từ bỏ Maria và cái thai trong bụng bà mà ông muốn họ có một tư cách pháp lý theo luật Do Thái: "là con cháu vua David đúng như lời Thiên Chúa đã hứa từ thời Cựu Ước". Ông Giuse cũng nhận lời phán truyền của Thiên Chúa qua lời thiên sứ để đưa Maria và Jesus rời xứ Judea sang Ai Cập nhằm tránh cuộc thảm sát của vua Hêrôđê Đại đế. Sau đó cũng chính ông nghe lời của thiên sứ truyền báo để đưa gia đình trở về quê hương sau khi Hêrôđê chết. Các sách Phúc Âm không cho biết Giuse qua đời vào thời điểm nào. Lần cuối cùng các văn bản này nhắc đến Giuse là khi ông tìm được trẻ Giêsu tại đền thờ Jerusalem, lúc đó Giêsu đang luận bàn giáo lý với các nhà thông học Do Thái giáo. Những chứng cứ gián tiếp cho thấy nhiều khả năng ông mất trước giai đoạn Giêsu hoạt động công khai.

Bài viết chọn lọc 3

Cổng thông tin:Giáo hội Công giáo Rôma/Bài viết chọn lọc/3 Giuse Maria Trịnh Như Khuê (1898 – 1978) là một Hồng y thuộc Giáo hội Công giáo Rôma và là Hồng y tiên khởi của Việt Nam. Khẩu hiệu Giám mục của ông là Hãy theo Thầy. Trịnh Như Khuê sinh tại tỉnh Hà Nam trong một gia đình có thân phụ dạy chữ Hán. Từ nhỏ ông đã có chí hướng tu trì, sau khoảng thời gian dài tu học, năm 1933, ông được phong chức linh mục. Sau khi trở thành linh mục, ông lần lượt giữ nhiều vai trò khác nhau như linh mục phó xứ Khoan Vĩ, Giáo sư Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên, phó xứ rồi chính xứ Hàm Long. Tháng 4 năm 1950, Tòa Thánh Vatican bổ nhiệm linh mục Giuse Maria Trịnh Như Khuê làm Đại diện Tông Tòa Hạt Đại diện Tông Tòa Hà Nội (địa phận Hà Nội). Lễ tấn phong Giám mục cho Tân Giám mục được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 cùng năm tại Nhà thờ Lớn Hà Nội. Do có lòng sùng kính đặc biệt Đức Bà Maria, ông ghép thêm tên thánh của mình trở thành Giuse Maria. Năm 1960, cùng với sự thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam, Trịnh Như Khuê trở thành Tổng Giám mục Tiên khởi của Tổng giáo phận Hà Nội. Chưa đầy 3 năm sau, ngày 2 tháng 6 năm 1963, ông bất ngờ phong chức Tổng Giám mục phó với quyền kế vị cho linh mục Giuse Maria Trịnh Văn Căn. Cuối tháng 4 năm 1976, Giáo hoàng Phaolô VI tuyên bố vinh thăng Tổng Giám mục Trịnh Như Khuê là Hồng y In pectore (tức "trong ngực/trái tim" trong tiếng Latinh) và công bố vào ngày 24 tháng 5 cùng năm. Trịnh Như Khuê là Hồng y người Việt đầu tiên, mang tước vị Hồng y Linh mục nhà thờ San Francesco di Paola ai Monti. Sau khi sang Vatican lần lượt bầu hai tân Giáo hoàng, ngày 27 tháng 11 năm 1978, ông đột ngột qua đời vì nhồi máu cơ tim.

Bài viết chọn lọc 4

Cổng thông tin:Giáo hội Công giáo Rôma/Bài viết chọn lọc/4 Phaolô Nguyễn Văn Bình (1910 – 1995) là một giám mục của Giáo hội Công giáo Rôma người Việt Nam. Ông nguyên là Tổng giám mục Tiên khởi của Tổng giáo phận Sài Gòn từ năm 1960 đến năm 1995 (từ năm 1976 đổi tên thành Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh). Khẩu hiệu Giám mục của ông là "Hãy đi rao giảng" (Mt 28:19-20).

Nguyễn Văn Bình sinh tại Sài Gòn, sau 10 năm đi theo con đường tu trì thì được gửi đi Roma du học. Sau quá trình dài 15 năm tu học, vào tháng 3 năm 1937 ông được thụ phong linh mục tại Roma. Trong thời kỳ linh mục, ông từng đảm trách vai trò giáo sư Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, tuyên úy các sư huynh Sài Gòn, chánh xứ họ Cầu Đất và thực hiện tờ báo Tông Đồ. Tháng 9 năm 1955, Nguyễn Văn Bình được thăng chức giám mục Đại diện Tông Tòa Hạt Đại diện Tông Tòa Cần Thơ (Địa phận Cần Thơ). Lễ tấn phong được tổ chức tại nhà thờ Đức Bà Sài Gòn cuối tháng 11 cùng năm. Cùng với việc thiết lập hàng giáo phẩm Công giáo, tháng 11 năm 1960, Nguyễn Văn Bình được chọn làm Tổng giám mục Tiên khởi Tổng giáo phận Sài Gòn. Từ năm 1964 đến khi thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam, Nguyễn Văn Bình đảm trách chức Chủ tịch Hội đồng Giám mục Miền Nam Việt Nam. Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, Nguyễn Văn Bình từng đảm trách vai trò Phó Chủ tịch trong ba nhiệm kỳ liên tiếp, kéo dài từ năm 1980 đến năm 1989. Nhà nước Việt Nam truy tặng cho ông Huân chương Đại đoàn kết dân tộc "vì những cố gắng trong việc đưa Công giáo vào khối đại đoàn kết toàn dân". Tên ông cũng được sử dụng làm tên gọi một con đường trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài viết chọn lọc 5

Cổng thông tin:Giáo hội Công giáo Rôma/Bài viết chọn lọc/5 Philipphê Nguyễn Kim Điền (1921 – 1988) là một giám mục của Giáo hội Công giáo Rôma tại Việt Nam. Ông nguyên là giám mục chính tòa Tiên khởi Giáo phận Cần Thơ và nguyên Tổng giám mục đô thành Tổng giáo phận Huế. Khẩu hiệu Giám mục của ông là "Nên mọi sự cho mọi người".

Tổng giám mục Nguyễn Kim Điền sinh tại Trà Vinh và lớn lên tại Sài Gòn. Sau khi trở thành linh mục một khoảng thời gian ngắn, ông trở thành giám đốc chủng viện tại Sài Gòn nhưng quyết định từ bỏ để gia nhập dòng Tiểu Đệ, lấy đời sống khó nghèo làm mục tiêu. Trong thời gian là linh mục dòng Tiểu Đệ, ông lao động, mưu sinh bằng các công việc như khuân vác, đạp xích lô đồng thời thực hiện công việc truyền giáo. Năm 1960, linh mục Điền được chọn làm Giám mục Cần Thơ rồi thăng Tổng giám mục, giám quản Tông Tòa Tổng giáo phận Huế vào năm 1964 trước khi chính thức trở thành Tổng giám mục đô thành Huế bốn năm sau đó.

Tổng giám mục Điền có cách xử lí tế nhị với chính quyền Việt Nam Cộng hòa, ông quyết định phân tách Giáo hội khỏi sự ảnh hưởng của chính quyền. Sau chiến tranh Việt Nam, ông nhiều lần lên tiếng bàn luận về các quyền tự do, không những trong tôn giáo và còn về nhiều vấn đề khác. Nguyễn Kim Điền qua đời ngày 8 tháng 6 năm 1988 tại bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài viết chọn lọc 6

Cổng thông tin:Giáo hội Công giáo Rôma/Bài viết chọn lọc/6

Giuse Maria Trịnh Văn Căn (19 tháng 3 năm 1921 – 18 tháng 5 năm 1990) là một hồng ydịch giả Công giáo người Việt Nam. Ông cũng là Tổng giám mục thứ hai của Tổng giáo phận Hà Nội và là Chủ tịch Tiên khởi của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Với vai trò lãnh đạo chính của giáo hội Công giáo miền Bắc Việt Nam sau năm 1975, Trịnh Văn Căn được xem là người đã giúp giáo dân miền Bắc vượt qua những khó khăn trong việc sống đạo giữa những đổi thay của đất nước và khi quan hệ giữa chính quyền Việt Nam và Tòa Thánh Vatican có những biến động lớn.

Giuse Maria Trịnh Văn Căn xuất thân trong một gia đình Công giáo tại Hà Nam. Năm 1949, ông được thụ phong linh mục rồi thi hành mục vụ tại Nhà thờ chính tòa Hà Nội với vai trò là linh mục chánh xứ, kiêm đặc trách giáo xứ Thịnh Liệt. Ông được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Tổng giám mục Phó Hà Nội vào năm 1963. Ông cùng thi hành mục vụ với Tổng Giám mục Giuse Maria Trịnh Như Khuê cho đến năm 1978, khi Tổng Giám mục Khuê đột ngột qua đời và ông đương nhiên kế vị trở thành Tổng giám mục của Tổng giáo phận Hà Nội theo Giáo luật. Năm 1979, Giáo hoàng Gioan Phaolô II vinh thăng ông làm hồng y. Ông trở thành vị hồng y thứ hai của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Hồng y Trịnh Văn Căn đã đảm nhiệm cương vị này suốt 11 năm cho đến khi ông qua đời.

Bài viết chọn lọc 7

Cổng thông tin:Giáo hội Công giáo Rôma/Bài viết chọn lọc/7

Giuse Nguyễn Chí Linh (sinh ngày 22 tháng 11 năm 1949) là một giám mục người Việt của Giáo hội Công giáo Rôma, hiện giữ chức tổng giám mục Tổng giáo phận Huế và đương kim chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, nhiệm kỳ 2019 – 2022. Ông cũng từng đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng Giám mục nhiệm kỳ 2016 – 2019. Trước khi trở thành Tổng giám mục Huế, ông cũng từng giữ các chức vụ khác như: giám mục chính tòa, Giám quản Tông Tòa Giáo phận Thanh Hóa, Giám quản Tông Tòa Giáo phận Phát Diệm.

Ngoài các công việc mục vụ thuần túy, Giuse Nguyễn Chí Linh cũng thường xuyên cùng đồng hành với các đoàn thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam hỗ trợ, động viên các nạn nhân bão lũ ở nhiều địa bàn khác nhau. Trong thời kỳ cai quản giáo phận Thanh Hóa, ông triển khai các chương trình hướng đến lợi ích cộng đồng như: thành lập Hội Thầy thuốc Samaritano với mục đích hỗ trợ bệnh nhân, người khuyết tật và người nghèo khổ trong giáo phận; cấp học bổng cho học sinh khó khăn, một số phòng phát thuốc miễn phí, thành lập dự án hỗ trợ vốn cho phụ nữ nghèo khó kiếm thu nhập và một vài kế hoạch phát triển nông nghiệp như làm trạm bơm, làm đường bê tông ở các làng quê. Ông cũng thường xuyên kêu gọi mọi người hỗ trợ các nạn nhân bão lũ, những người khó khăn và đến thăm các trại phong, trại khuyết tật trên địa bàn giáo phận Thanh Hóa. Ngoài ra, Nguyễn Chí Linh cũng bày tỏ sự đồng cảm với người nhiễm HIV/AIDS và bày tỏ quan điểm về bảo vệ sự sống bào thai.

Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, trước khi trở thành Chủ tịch trong nhiệm kỳ 2016 – 2019, Nguyễn Chí Linh từng đảm trách một số vai trò như chủ tịch Ủy ban Giáo dân (2004 – 2007), Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam (2010 – 2013), Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Di dân trực thuộc Hội đồng Giám mục (2013 – 2016).

Bài viết chọn lọc 8

Cổng thông tin:Giáo hội Công giáo Rôma/Bài viết chọn lọc/8

Anphong Nguyễn Hữu Long (sinh ngày 25 tháng 1 năm 1953) là một Giám mục Công giáo Việt Nam. Ông hiện đảm nhận vai trò giám mục chính tòa Giáo phận Vinh và Chủ tịch Uỷ ban Loan báo Tin Mừng trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, nhiệm kỳ 2019 – 2022. Trước đây, từ năm 2013 đến năm 2018, ông là giám mục phụ tá của Giáo phận Hưng Hóa và trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, ông đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Ủy ban Loan báo Tin Mừng nhiệm kì 2013 – 2016 và nhiệm kì 2016 – 2019. Khẩu hiệu Giám mục của ông là "Mang vào mình mùi chiên".

Giám mục Nguyễn Hữu Long quê tại Hà Nội. Sau khi ra đời không lâu, ông theo gia đình di cư vào miền Nam. Sau quá trình tu học dài hạn với nhiều khó khăn, Nguyễn Hữu Long được phong chức linh mục năm 1990. Sau bốn năm làm phó xứ Tam Kỳ, linh mục Long được cử đi du học ở Pháp và tốt nghiệp với văn bằng Cao học Giáo luật. Trở về nước, ông đảm trách nhiều vai trò khác nhau, đến năm 2003 thì gia nhập Dòng Xuân Bích và năm 2011 trở thành Giám đốc Đại chủng viện Xuân Bích Huế.

Năm 2013, giáo hoàng bổ nhiệm linh mục Nguyễn Hữu Long làm Giám mục phụ tá Hưng Hóa. Trong thời kỳ đảm nhận vai trò này, giám mục Nguyễn Hữu Long, với phong cách được nhận định là bình dị và gần gũi, đã tạo được ấn tượng tốt đẹp trong cộng đồng người Công giáo. Đến cuối năm 2018, Tòa Thánh điều chuyển giám mục Nguyễn Hữu Long làm Giám mục Giáo phận Vinh. Ông đến tân giáo phận của mình vào ngày 20 tháng 1 năm 2019 và chính thức nhận chức vụ Giám mục Giáo phận Vinh vào ngày 12 tháng 2 năm 2019.

Bài viết chọn lọc 9

Cổng thông tin:Giáo hội Công giáo Rôma/Bài viết chọn lọc/9

Giuse Trần Văn Toản (sinh ngày 7 tháng 4 năm 1955) là một giám mục Công giáo người Việt. Ông hiện đảm nhận vai trò giám mục chính tòa Giáo phận Long Xuyên (từ năm 2019) và là người thứ tư đảm nhận cương vị này. Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, ông hiện đảm trách vai trò Chủ tịch Ủy ban Giáo Dân thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ 2019 – 2022 và Phó Chủ tịch Ủy ban Bác ái – Xã hội (Caritas Việt Nam).

Trần Văn Toản sinh năm 1955 tại Quảng Nam, có song thân là người gốc Thái Bình. Từ năm 1966, chủng sinh Toản tu học tại nhiều chủng viện cũng như cơ sở đào tạo giáo sĩ Công giáo cho đến năm 1988 thì được truyền chức phó tế. Bốn năm sau đó, phó tế Toản được thụ phong linh mục, là linh mục giáo phận Long Xuyên. Sau một thời gian ngắn thi hành tác vụ linh mục tại giáo phận, năm 1999, linh mục Toản được cử đi du học tại Philippines trong khoảng thời gian sáu năm và tốt nghiệp với văn bằng Tiến sĩ Giáo dục. Trở về Việt Nam, ông đảm nhận nhiều chức vụ khác nhau trong giáo phận, một trong số đó là chức Giám đốc Trung tâm Mục vụ Giáo phận Long Xuyên.

Ngày 5 tháng 4 năm 2014, Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm linh mục Giuse Trần Văn Toản làm Giám mục phụ tá Giáo phận Long Xuyên, với hiệu tòa Acalisso. Ông chọn khẩu hiệu: "Vinh dự của tôi là thập giá Chúa Giêsu Kitô". Lễ tấn phong giám mục được tổ chức vào ngày 29 tháng 5 năm 2014 với phần nghi thức truyền chức được cử hành bởi chủ phong là Giám mục Giuse Trần Xuân Tiếu, hai Giám mục Stêphanô Tri Bửu ThiênGiuse Vũ Duy Thống trong vai trò phụ phong.

Bài viết chọn lọc 10

Bài viết chọn lọc 11

Bài viết chọn lọc 12

Bài viết chọn lọc 13

Bài viết chọn lọc 14

Bài viết chọn lọc 15

Bài viết chọn lọc 16

Bài viết chọn lọc 17

Bài viết chọn lọc 18

Bài viết chọn lọc 19

Bài viết chọn lọc 20

Bài viết chọn lọc 21

Bài viết chọn lọc 22

Bài viết chọn lọc 23

Bài viết chọn lọc 24

Bài viết chọn lọc 25

Bài viết chọn lọc 26

Bài viết chọn lọc 27

Bài viết chọn lọc 28

Bài viết chọn lọc 29

Bài viết chọn lọc 30

Bài viết chọn lọc 31

Bài viết chọn lọc 32

Bài viết chọn lọc 33

Bài viết chọn lọc 34

Bài viết chọn lọc 35

Bài viết chọn lọc 36

Bài viết chọn lọc 37

Bài viết chọn lọc 38

Bài viết chọn lọc 39

Bài viết chọn lọc 40

Bài viết chọn lọc 41

Bài viết chọn lọc 42

Bài viết chọn lọc 43

Bài viết chọn lọc 44

Bài viết chọn lọc 45

Bài viết chọn lọc 46

Bài viết chọn lọc 47

Bài viết chọn lọc 48

Bài viết chọn lọc 49

Bài viết chọn lọc 50