Cổng thông tin:Hồng Kông

Hôm nay là ngày 14 tháng 1, 2025

Chủ đề Hồng Kông

Vị trí của Hồng Kông

Hồng Kông (tiếng Trung: 香港; Hán-Việt: Hương Cảng, tiếng Hồng Kông: [hœ́ːŋ.kɔ̌ːŋ] , tiếng Anh: Hong Kong; /ˌhɒŋˈkɒŋ/ ), tên chính thức là Đặc khu hành chính Hồng Kông thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một vùng đô thị đặc biệt, cũng như một trong hai đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (cùng với Ma Cao). Đây đồng thời là địa phương tự trị duy nhất của Trung Quốc. Hồng Kông tọa lạc tại cửa sông Châu Giang, phía đông eo biển Linh Đinh Dương, phía bắc giáp sông Thâm Quyến và thành phố Thâm Quyến của tỉnh Quảng Đông thuộc vùng Hoa Nam Trung Quốc. Với hơn 7,5 triệu người (ước tính 2019) thuộc nhiều quốc tịch khác nhau trong một khu vực diện tích nhỏ, Hồng Kông là một trong những đô thị có mật độ dân số đông và cao nhất trên thế giới.

Hồng Kông trở thành thuộc địa của Đế quốc Anh sau khi Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất kết thúc vào năm 1842. Bán đảo Cửu Long được sáp nhập thêm vào lãnh thổ này năm 1860 sau Chiến tranh nha phiến lần thứ hai và được mở rộng thêm nữa vào năm 1898; sau khi người Anh tiến hành "thuê" vùng Tân Giới trong vòng 99 năm. Thời kỳ Hồng Kông thuộc Nhật bắt đầu từ ngày 25 tháng 12 năm 1941 – khi Đế quốc Nhật Bản tiến hành xâm lược vùng lãnh thổ này cùng với sự thất bại của các lực lượng quân sự Anh và chấm dứt vào ngày 30 tháng 8 năm 1945 – sau khi Nhật thua trậnđầu hàng Đồng Minh. Kết thúc Thế chiến II, Hồng Kông trở lại với Anh Quốc và đến năm 1997, chủ quyền vùng lãnh thổ này được Anh bàn giao lại cho Trung Quốc.

Ban đầu vốn chỉ là một khu vực dân cư thưa thớt ven biển của các làng nông nghiệp và ngư nghiệp, vùng lãnh thổ này dưới sự quản lý và cải cách của Đế quốc Anh đã trở thành một trong những trung tâm tài chính và cảng thương mại quan trọng bậc nhất thế giới. Hồng Kông được ước tính là nhà xuất khẩu lớn thứ 10 và nhập khẩu lớn thứ 9 trên thế giới, cũng như là thực thể thương mại lớn thứ 7 thế giới. Tiền tệ hợp pháp của vùng lãnh thổ này – đồng đô la Hồng Kông hiện đang đứng thứ 13 thế giới trong danh sách những loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất. Hồng Kông là nơi tập trung nhiều cá nhân/gia đình có giá trị tài sản ròng cực cao, đứng thứ nhất châu Á và cao hơn so với bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới. Mặc dù thành phố là một trong những đô thị có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất trên thế giới, nhưng Đặc khu cũng đang chứng kiến sự bất bình đẳng thu nhập gia tăng ngày một nghiêm trọng, Hồng Kông luôn dẫn đầu châu Á nói riêng cũng như thế giới nói chung về mức bình quân chi phí sinh hoạt, đây là một trong những thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới. (Đọc thêm...)

Bài viết tiêu biểu

Di tích pháp định của Hồng Kông (tiếng Trung: 香港法定古蹟; Hán-Việt: Hương Cảng pháp định cổ tích; tiếng Anh: Declared monuments of Hong Kong) là những địa điểm, công trình hoặc tòa nhà được tuyên bố hợp pháp để nhận được sự bảo vệ cao nhất. Tại Hồng Kông, việc công nhận một di tích theo luật định đòi hỏi phải tham khảo ý kiến của Ban cố vấn cổ vật, sự chấp thuận của Trưởng quan hành chính cũng như việc xuất bản thông báo trên công báo của chính phủ.

Tính đến tháng 2 năm 2013, đã có 101 di tích pháp định, trong đó 57 thuộc sở hữu của Chính phủ Hồng Kông và 44 còn lại là của các cơ quan tư nhân. Còn đến ngày 10 tháng 10 năm 2024, đã có 136 di tích pháp định tại Hồng Kông, với 58 được liệt kê trên đảo Hồng Kông, 55 khác trên vùng lãnh thổ Tân Giới, 14 trên khu vực Cửu Long và còn lại 9 ở Li Đảo. Theo Pháp lệnh Cổ vật và Di tích, một số công trình kiến trúc khác được phân loại là các công trình lịch sử Cấp I, IIIII, và sẽ không được liệt kê ở dưới đây. (Đọc thêm...)

Nhân vật tiêu biểu

Đổng Kiến Hoa

Đổng Kiến Hoa (chữ Hán phồn thể: 董建華; chữ Hán giản thể: 董建华; bính âm: Dǒng Jiànhuá; tiếng Anh: Tung Chee-hwa) (sinh ngày 29 tháng 5 năm 1937) là Trưởng Đặc khu Hồng Kông từ năm 1997 đến 2005.

Đổng Kiến Hoa sinh ngày 29 tháng 5 năm 1937 tại Thượng Hải, Trung Quốc, trong gia đình một nhà tài phiệt ngành hàng hải. Năm 1947, gia đình ông chuyển tới Hong Kong. Năm 1960, ông tốt nghiệp đại học Liverpool, Anh, chuyên ngành kỹ thuật hàng hải. Từ năm 1960 đến 1969, ông làm việc cho hãng General Electric của Mỹ. Sau đó, ông trở về Hồng Kông để tham gia quản lý việc kinh doanh trong công ty hàng hải Orient Oversea Container Line của gia đình. Năm 1997, sau khi Hồng Kông được trao trả về cho Trung Quốc, ông trở thành Trưởng Đặc khu đầu tiên của Đặc khu hành chính này. (Đọc thêm...)

Hình ảnh chọn lọc

Bạn có biết

Khu neo đậu tránh trú bão Causeway Bay
Khu neo đậu tránh trú bão Causeway Bay

Chủ đề liên quan

Bài viết liên quan đến Hồng Kông

Khoa học tự nhiên
Địa lý (tự nhiên)
Khoa học xã hội
Kinh tế
Lịch sử
Văn hóa
Chính trị
Văn hoá – xã hội
Cơ sở hạ tầng

Thể loại con

Mảnh ghép thể loại
Mảnh ghép thể loại
Chọn [►] để xem thể loại con

Dự án liên quan

Các dự án chị em của Wikimedia Foundation cũng cung cấp thông tin hữu ích:

Wikibooks
Tủ sách

Commons
Kho hình ảnh

Wikinews 
Tin tức

Wikiquote 
Danh ngôn

Wikisource 
Văn thư

Wikiversity
Học liệu

Wikivoyage 
Cẩm nang du lịch

Wiktionary 
Từ điển

Wikidata 
Cơ sở dữ liệu