Cao Ly Thái Tổ

Cao Ly Thái Tổ, húy danh là Vương Kiến (Hangul: 왕건 (Wang Geon), chữ Hán: 王建, 31/1/877 - 4/7/943), trị vì từ năm 918 tới năm 943. Ông là vị vua đầu tiên đã thành lập nên triều đại Cao Ly - một triều đại của bán đảo Triều Tiên kéo dài từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV.

Cao Ly Thái Tổ
Vua Cao Ly
Trị vì15 tháng 6, 918 - 4 tháng 7, 943 (âm lịch)
Đăng quang15 tháng 6, 918 (âm lịch)
Tiền nhiệmCung Duệ
Sáng lập nhà Cao Ly
Kế nhiệmCao Ly Huệ Tông
Thông tin chung
Sinh(877-01-31)31 tháng 1, 877
Mất4 tháng 7, 943(943-07-04) (66 tuổi)
Hậu duệ25 vương tử và 9 vương nữ
Thân phụVương Long
Thân mẫuUy Túc Vương hậu
Korean name
Hangul
태조
Hanja
太祖
Romaja quốc ngữTaejo
McCune–ReischauerT'aejo
Tên khai sinh
Hangul
왕건
Hanja
王建
Romaja quốc ngữWang Geon
McCune–ReischauerWang Kǒn
Thụy hiệu
Hangul
신성대왕
Hanja
神聖大王
Romaja quốc ngữSinseong-Daewang
McCune–ReischauerSinsŏng Taewang

Tuổi trẻSửa đổi

Vương Kiến sinh năm 877 (đời vua Tân La Hiến Khang Vương), là con một thương nhân ở Songdo (nay thuộc tỉnh Kaesŏng bên dòng sông Yeseong). Cha của Kiến là Vương Long (Wang Ryung 왕륭, 王隆), là 1 thương nhân rất khéo làm ăn, kiếm được nhiều lợi nhuận thương mại với các thương nhân Trung Quốc, lại có thế lực đứng đầu vùng này. Vì vậy cuộc sống của gia đình họ Vương rất sung túc, khá giả. Tổ tiên của ông và chính ông cũng là người Cao Câu Ly cổ, nhưng gia đình ông lại sống ở nước Tân La.

Sự nghiệpSửa đổi

Vương Kiến sống vào thời điểm cuối đời Hậu Tam Quốc Triều Tiên - là cuộc phân tranh lâu dài giữa 3 tập đoàn: Hậu Cao Câu Ly, Hậu Bách TếTân La. Ông kế thừa cơ nghiệp của cha mình, là một người lái buôn. Bấy giờ, nhà nước Tân La do nữ vương Chân Thánh cai trị. Lúc đó, tình thế bên trong của Tân La rất tạp loạn: giặc cướp nổi lên như ong, hào cường chống chính quyền, quan lại tham nhũng, chính sách hà khắc, bộ máy triều đình thối nát, v.v. biết bao việc xảy ra đã cảnh báo hồi chuông suy sụp của Hậu Tân La. Lúc đó, có 2 cuộc khởi nghĩa lớn bùng nổ tại Tân La do Cung DuệChân Huyên cầm đầu. Các cuộc khởi nghĩa này bùng phát khắp nơi với số lượng quân đông và mạnh, đánh phá các nơi, giết bọn quan lại và bọn giặc cướp địa phương khác. Năm 895, Cung Duệ đem quân đánh vùng Tây Bắc của nước Tân La, là nơi tọa lạc của vùng Songdo - nơi Vương Kiến đang sống. Cha con Vương Long và Vương Kiến thấy quân khởi nghĩa kéo đến, ngay lập tức họ quy hàng. Vương Kiến đến gặp và xin nguyện ở dưới trướng của Cung Duệ - người lãnh đạo quốc gia Thái Phong sau này.

Từ khi gia nhập nghĩa quân, Vương Kiến tỏ ra là một tỳ tướng có tài và năng lực, được Cung Duệ tin tưởng và coi như người em trai của mình. Năm 900, khi quân của Hậu Bách Tế sang đánh phá, Vương Kiến đem quân đánh thắng nước này tại Trung Châu, thu được nhiều chiến lợi phẩm. Từ đó, ông trở nên nổi tiếng, thanh danh vang dội. Năm 903, ông đem quân đánh tan lực lượng hải quân của Hậu Bách Tế xâm phạm vùng bờ biển. Trong thời gian đó, Chân Huyên phải lo chống lại quân triều đình Tân La. Vương Kiến cũng có sai quân đi giúp đỡ Chân chiến thắng. Trong thời gian chiến tranh đó, Vương Kiến vẫn bảo quân sĩ phải giữ nghiêm quân luật, không được xâm phạm đến của cải của dân, mà còn phải giúp đỡ dân nghèo. Vì vậy mà nghĩa quân của Vương Kiến đi đến đâu cũng được dân chúng hoan nghênh.

Tuy nhiên, sau khi thành lập quốc gia Thái Phong, vua Cung Duệ đã thực hiện một chính sách khắc nghiệt với dân chúng khiến sự chống đối nổi lên. Năm 918, bốn tướng lĩnh hàng đầu của nước Thái Phong là Hồng Nho (홍유 Hong Yu; 洪儒), Bùi Huyền Khánh (배현경 Pae Hyŏnkyŏng; 裵玄慶), Thân Sùng Khiêm (신숭겸 Sin Sungkyŏm; 申崇謙) và Bốc Trí Khiêm (복지겸 Pok Chikyŏm; 卜智謙) lên kế hoạch lật đổ Cung Duệ và mời Vương Kiến lên ngôi. Vương Kiến đồng ý. Cung Duệ bị lật đổ. Vương Kiến lên làm vua, đặt tên nước là Cao Ly (고려 Koryŏ; 高麗), lấy niên hiệu là Thiên Thụ (天授), tôn đạo Phật làm quốc giáo, tiến hành bình định các miền còn lại ở bán đảo Triều Tiên. Năm 936, sự nghiệp thống nhất bán đảo của Vương Kiến thành công. Một số đối thủ của Vương Kiến được ông mời tham gia liên minh, được phong tước và trang ấp. Vương Kiến tổ chức Cao Ly thành một nhà nước phong kiến tập quyền, đặt quan chế ở trung ương, chia đất nước thành các đơn vị hành chính. Vị thế cầm quyền của dòng họ Vương được củng cố vững chắc.

Gia quyếnSửa đổi

Phi tầnSửa đổi

  1. Thần Huệ Vương hậu Liễu thị (신혜왕후 류씨), chính thất yêu quý của Thái Tổ, không con.
  2. Trang Hòa Vương hậu Ngô thị (장화왕후 오씨; 894 ? – 934 ?), kế thất, mẹ của Cao Ly Huệ Tông.
  3. Thần Minh Thuận Thành Vương thái hậu Lưu thị (신명순성왕태후 유씨; 900 – 951), mẹ của Cao Ly Định TôngCao Ly Quang Tông.
  4. Thần Tĩnh Vương thái hậu Hoàng Phủ thị (신정왕태후 황보씨; 900 – 983), nguyên là Đại phu nhân, mẹ của Cao Ly Đới Tông.
  5. Thần Thành Vương thái hậu Kim thị (신성왕태후 김씨), đường muội của Kính Thuận Vương, vị vua cuối cùng của Tân La, bà là hậu duệ đời thứ sáu của Tân La Văn Thánh Vương, mẹ của Cao Ly An Tông.
  6. Trinh Đức Vương thái hậu Liễu thị (정덕왕태후 류씨), nguyên là Phu nhân, tuy không có người con nào làm vua nhưng sau khi qua đời, bà vẫn được đặc cách truy phong là Vương thái hậu vì có con gái làm Vương hậu.
  7. Hiến Mục Đại phu nhân Bình thị (헌목대부인 평씨)
  8. Trinh Mục phu nhân Vương thị (정목부인 왕씨)
  9. Đông Dương Viện phu nhân Dũ thị (동양원부인 유씨)
  10. Túc Mục phu nhân (숙목부인), không rõ họ
  11. Thiên An Phủ Viện phu nhân Lâm thị (천안부원부인 임씨)
  12. Hưng Phúc Viện phu nhân Hồng thị (흥복원부인 홍씨)
  13. Thiên Lương Viện phu nhân Lý thị (대량원부인 이씨)
  14. Hậu Thiên Lương Viện phu nhân Lý thị (후대량원부인 이씨)
  15. Đại Minh Châu Viện phu nhân Vương thị (대명주원부인 왕씨)
  16. Quảng Châu Viện phu nhân Vương thị (광주원부인 왕씨), con gái Vương Quy (왕규), chị gái Hậu Quảng Châu Viện phu nhân của Cao Ly Huệ Tông.
  17. Tiểu Quảng Châu Viện phu nhân Vương thị (소광주원부인 왕씨), em gái Quảng Châu.
  18. Đông Sơn Viện phu nhân Phác thị (동산원부인 박씨), chị gái Văn Cung Vương hậu và Văn Thành Vương hậu của Cao Ly Định Tông.
  19. Lễ Hòa phu nhân Vương thị (예화부인 왕씨)
  20. Đại Tây Viện phu nhân Kim thị (대서원부인 김씨), xuất gia.
  21. Tiểu Tây Viện phu nhân Kim thị (소서원부인 김씨), em gái Đại Tây, xuất gia.
  22. Tây Điện Viện phu nhân (서전원부인), không rõ họ
  23. Tín Châu Viện phu nhân Khương thị (신주원부인 강씨), có một con trai mất sớm, nhận nuôi Cao Ly Quang Tông.
  24. Nguyệt Hoa Viện phu nhân (월화원부인), không rõ họ
  25. Hoàng Châu Viện phu nhân (황주원부인), không rõ họ
  26. Thánh Mậu phu nhân Phu thị (성무부인 박씨)
  27. Nghĩa Thành Phủ Viện phu nhân Hồng thị (의성부원부인 홍씨)
  28. Nguyệt Cảnh Viện phu nhân Phác thị (월경원부인 박씨)
  29. Mộng Lương Viện phu nhân Phác thị (몽량원부인 박씨), con gái Phác Thủ Khanh (박수경), em họ Nguyệt Cảnh.
  30. Hải Lương Viện phu nhân (해량원부인), không rõ họ

Hậu duệSửa đổi

Vương tửSửa đổi

Tước hiệu Họ tên Mẹ Ghi chú
Cao Ly Huệ Tông
(고려 혜종)
Vương Võ
(王武)
Wang Mu
(왕무)
Trang Hòa Vương hậu Vua thứ hai của Cao Ly
Cha của Khánh Hòa Cung Phu nhân, thiếp thất của Cao Ly Quang Tông
không rõ Vương Thái
(왕태)
Thần Minh Thuận Thành Vương thái hậu Lấy chị/em cùng cha khác mẹ là con gái của Hưng Phúc Viện phu nhân, không rõ phong hiệu
Không con
Cao Ly Định Tông
(고려 정종)
Vương Nghiêu
(王堯)
Wang Yo
(왕요)
Vua thứ ba của Cao Ly
Cao Ly Quang Tông
(고려 광종)
Vương Chiêu
(王昭)
Wang So
(왕소)
Vua thứ tư của Cao Ly
Lấy chị/em cùng cha khác mẹ là Đại Mục Vương hậu, con gái của Thần Tĩnh Vương thái hậu
Cha của Cao Ly Cảnh TôngVăn Đức Vương hậu, vợ của Cao Ly Thành Tông
Cháu nội là Cao Ly Mục Tông
Cháu ngoại là Tuyên Chính Vương hậu, vợ của Cao Ly Mục Tông
Văn Nguyên Đại vương
(문원대왕)
Vương Trinh
(王貞)
Wang Jung
(왕정)
Lấy chị/em cùng cha khác mẹ là Văn Huệ Vương hậu, con gái của Trinh Đức Vương thái hậu.
Cha của Hiến Ý Vương hậu, vợ của Cao Ly Cảnh Tông
Chứng Thông Quốc sư
(증통국사)
không rõ
Cao Ly Đới Tông
(고려 대종)
Vương Húc
(王旭)
Wang Wook
(왕욱)
Thần Tĩnh Vương thái hậu Được con là vua thứ tám của Cao Ly truy phong
Lấy chị/em cùng cha khác mẹ là Tuyên Nghĩa Vương hậu, con gái của Trinh Đức Vương thái hậu
Cha của Cao Ly Thành TôngHiến Ai Vương hậu, Hiến Trinh Vương hậu, đều là vợ của Cao Ly Cảnh Tông
Cháu nội là Nguyên Trinh Vương hậu, Nguyên Hòa Vương hậu, Nguyên Dung Vương hậu, đều là vợ của Cao Ly Hiển Tông
Cháu ngoại là Cao Ly Mục Tông, Cao Ly Hiển Tông
Cao Ly An Tông
(고려 안종)
Vương Uất
(王郁)
Wang Wook(왕욱)
Thần Thành Vương thái hậu Được con là vua thứ mười ba của Cao Ly truy phong
Không rõ vợ nhưng tư thông với cháu gái là Hiến Trinh Vương hậu, con gái của Cao Ly Đới Tông
Cha của Cao Ly Hiển Tông, toàn bộ các vị vua của Cao Ly từ Hiển Tông trở về sau đều là con cháu trực hệ của ông
Vương Vị quân
(왕위군)
không rõ Trinh Đức Vương thái hậu
Nhân Ái quân
(인애군)
không rõ
Nguyên Trang Thái tử
(원장태자)
không rõ Lấy chị/em cùng cha khác mẹ là Hưng Phương Cung chúa, con gái của Thần Minh Thuận Thành Vương thái hậu
Trợ Y quân
(조이군)
không rõ
Thọ Mệnh Thái tử
(수명태자)
không rõ Hiến Mục Đại phu nhân Cha của Hoằng Đức Viện quân
Cháu nội là Văn Đức Vương hậu, vợ của Cao Ly Thành Tông
Hiếu Mục Thái tử
(효목태자)
Vương Nghĩa
(왕의)
Đông Dương Viện phu nhân
Hiếu Ẩn Thái tử
(효은태자)
Vương Viên
(王垣)
Wang Won (왕원)
Là con trai thứ chín của Cao Ly Thái Tổ.Có ý chiếm ngôi của Cao Ly Quang Tông, bị giết
Có hai người con trai đều thoát nạn
Nguyên Ninh Thái tử
(원녕태자)
không rõ Túc Mục phu nhân
Hiếu Thành Thái tử
(효성태자)
Vương Lâm Châu
(왕임주)
Thiên An Phủ Viện phu nhân Lấy cháu gái là con gái của Cao Ly Định Tông, không rõ phong hiệu
Hiếu Chỉ Thái tử
(효지태자)
không rõ
không rõ Vương Tắc
(왕직)
Hưng Phúc Viện phu nhân
Quảng Châu Viện quân
(광주원군)
Vương Ngân
(王銀)
Wang Eun
(왕은)
Tiểu Quảng Châu Viện phu nhân là con trai thứ mười của Cao Ly Thái Tổ
Hiếu Đễ Thái tử
(효제태자)
không rõ Thánh Mậu phu nhân
Hiếu Minh Thái tử
(효명태자)
không rõ
Pháp Đăng quân
(법등군)
không rõ
Tư Lợi quân
(자리군)
không rõ
Nghĩa Thành Phủ Viện Đại quân
(의성부원대군)
không rõ Nghĩa Thành Phủ Viện phu nhân Lấy chị/em cùng cha khác mẹ là con gái của Trinh Đức Vương thái hậu, không rõ phong hiệu
Không con

Vương nữSửa đổi

Tước hiệu Mẹ Ghi chú
Yên Trinh Thục Nghi Công chúa
(안정숙의공주)
Thần Minh Thuận Thành Vương thái hậu Còn gọi là Lạc Lãng Công chúa (낙랑공주) hay Thần Loan Cung phu nhân (神鸞宮夫人)
Lấy Kính Thuận Vương, vị vua cuối cùng của Tân La, sinh 5 trai 3 gái
Mẹ của Hiến Túc Vương hậu, vợ của Cao Ly Cảnh Tông
Hưng Phương Cung chúa
(흥방궁주)
Lấy anh/em cùng cha khác mẹ là Nguyên Trang Thái tử, sinh 1 trai 1 gái
Đại Mục Vương hậu
(대목왕후)
Thần Tĩnh Vương thái hậu Lấy anh/em cùng cha khác mẹ là Cao Ly Quang Tông, sinh 2 trai 3 gái
Mẹ của Cao Ly Cảnh TôngVăn Đức Vương hậu, vợ của Cao Ly Thành Tông
Cháu nội là Cao Ly Mục Tông
Cháu ngoại là Tuyên Chính Vương hậu, vợ của Cao Ly Mục Tông
Văn Huệ Vương hậu
(문혜왕후)
Trinh Đức Vương thái hậu Lấy anh/em cùng cha khác mẹ là Văn Nguyên Đại vương, sinh 2 trai 1 gái
Mẹ của Hiến Ý Vương hậu, vợ của Cao Ly Cảnh Tông
Tuyên Nghĩa Vương hậu
(선의왕후)
Lấy anh/em cùng cha khác mẹ là Cao Ly Đới Tông
Mẹ của Cao Ly Thành TôngHiến Ai Vương hậu, Hiến Trinh Vương hậu, đều là vợ của Cao Ly Cảnh Tông
Cháu nội là Nguyên Trinh Vương hậu, Nguyên Hòa Vương hậu, Nguyên Dung Vương hậu, đều là vợ của Cao Ly Hiển Tông
Cháu ngoại là Cao Ly Mục Tông, Cao Ly Hiển Tông
không rõ Lấy anh/em cùng cha khác mẹ là Nghĩa Thành Phủ Viện Đại quân, không con
Thuận An Vương đại phi
(순안왕대비)
Trinh Mục phu nhân Không rõ lấy ai và tại sao được phong Vương đại phi
không rõ Hưng Phúc Viện phu nhân Lấy anh/em cùng cha khác mẹ là vương tử Vương Thái, không con
không rõ Thánh Mậu phu nhân Thiếp của Kính Thuận Vương, không con

Xem thêmSửa đổi

Tham khảoSửa đổi