Cao Ly Hiển Tông

Cao Ly Hiển Tông (chữ Hán: 高麗 顯宗, Hangul: 고려 현종, Golyeo Hyeonjong; 1 tháng 8 năm 992 – 17 tháng 6 năm 1031, trị vì 1009 – 1031) là quốc vương thứ 8 của vương triều Cao Ly tại Triều Tiên. Ông là vương tôn của Cao Ly Thái Tổ. Ông được tướng Khang Triệu (Gang Jo) đưa lên ngai vàng, người mà vị vua tiền vị là Mục Tông đã nhờ cậy để tiêu diệt âm mưu phản loạn của Kim Trí Dương (Kim Chi–yang). Ông có tên húy là Vương Tuân (王詢, 왕순, Wang Sun), tên tựAn Thế (安世, 안세, Anse).

Cao Ly Hiển Tông
고려 현종
Vua Cao Ly
Tại vị1009 – 1031
Tiền nhiệmCao Ly Mục Tông
Kế nhiệmCao Ly Đức Tông
Thông tin chung
Sinh1 tháng 8 năm 992
Mất17 tháng 6 năm 1031 (39-40 tuổi)
An tángTuyên lăng
Hậu phixem văn bản
Thụy hiệu
Thái Hiếu Đức Thành Thế Tư Nguyên Văn Đại vương
(大孝德威达思元文大王)
Thân phụCao Ly An Tông
Thân mẫuHiến Trinh Vương hậu
Tôn giáoPhật giáo

Năm 1010, quân Khiết Đan một lần nữa lại tấn công, tận dụng thời cơ triều đình Cao Ly đang có tranh giành quyền lực. Hiển Tông buộc phải chạy trốn tạm thời khỏi kinh đô, và cùng triều đình di chuyển sâu về phía nam đến tận thành Naju. Nhưng cuối cùng Cao Ly đã đẩy lui được cuộc tấn công của Khiết Đan và khiết đội quân này phải rút lui.

Năm 1019, khi Cao Ly tiếp tục từ chối chịu phục tùng hoặc trao trả lại các lãnh thổ phía bắc, quân Khiết Đan lại tấn công một lần nữa. Các tướng của Cao Ly, bao gồm Khương Hàm Tán (Gang Gam–chan) đã gây nên thiệt hại nặng nề cho quân Khiết Đan trong trận Quy Châu (Kwiju). Quân Khiết Đan sau đó đã rút lui mà không đạt được mục đích của mình và từ đó về sau không bao giờ tấn công Cao Ly. Cả nhà Liêu của người Khiết Đan và Cao Ly đều bước vào một thời kỳ hòa bình và văn hóa đạt đến đỉnh cao.

Trong khí đó, Hiển Tông ra lệnh biên soạn Bát vạn đại tạng kinh, gồm 6.000 quyển. Đây là bản khắc quan trọng và đầy đủ nhất về học thuyết Phật giáo trên thế giới và nó còn có giá trị về mặt thẩm mỹ chứng tỏ một trình độ tay nghề cao.

Khi qua đời được truy thụy là Thái Hiếu Đức Thành Thế Tư Nguyên Văn Đại vương (大孝德威达思元文大王), cho táng tại Tuyên lăng (宣陵). Vương tử Vương Khâm kế vị, tức Cao Ly Đức Tông.

Gia đìnhSửa đổi

Phụ mẫuSửa đổi

Hậu cungSửa đổi

  1. Nguyên Trinh Vương hậu Kim thị (원정왕후 왕씨; ? – 1018), con gái của Cao Ly Thành TôngVăn Hòa Vương hậu, Hiển Tông nguyên phối, hiệu Huyền Đức Vương hậu (玄德王后), khi mất được ban thụy là Nguyên Trinh. Không con.
  2. Nguyên Hòa Vương hậu Thôi thị (원화왕후 최씨), con gái của Cao Ly Thành TôngDiên Xương Cung phu nhân, em gái Nguyên Trinh. Nguyên xưng Hằng Xuân Điện Vương phi (항춘전왕비), sau cải thành Thường Xuân Điện Vương phi (상춘전왕비). Thụy là Nguyên Hòa.
  3. Nguyên Thành Vương hậu Kim thị (원성왕후 김씨; ? – 1028), con gái của Kim Ân Phó (金殷傅) và An Sơn Quận Đại phu nhân Lý thị (安山郡大夫人 李氏).
  4. Nguyên Huệ Vương hậu Kim thị (원혜태후 김씨; ? – 1022), em gái Nguyên Thành.
  5. Nguyên Dung Vương hậu Liễu thị (원용왕후 유씨), con gái của Kính Chương Thái tử, con trai của Cao Ly Đới TôngTuyên Nghĩa Vương hậu, do đó bà là cháu gọi Hiến Trinh Vương hậu là cô mẫu.
  6. Nguyên Mục Vương hậu Từ thị (원목왕후 서씨; ? – 1057), con gái của Từ Nột (徐訥) và Lợi Xuyên Quận Đại phu nhân Thôi thị (利川郡大夫人 崔氏). Nguyên phong Thục phi, được truy phong Vương hậu dưới thời Văn Tông.
  7. Nguyên Bình Vương hậu Kim thị (원평왕후 김씨; ? – 1028), em gái Nguyên ThànhNguyên Huệ. Nguyên là Phu nhân, được truy phong Vương hậu.
  8. Nguyên Thuận Thục phi Kim thị (원순숙비 김씨), con gái của Kim Nhân Vị (金因渭), sơ phong Đức phi, sau cải Thục phi.
  9. Nguyên Chất Quý phi Vương thị (원질귀비 이씨), con gái của Vương Khả Đạo (王可道), chị em với Kính Mục Hiền phi của Cao Ly Đức Tông.
  10. Quý phi Dữu thị (귀비 유씨), không rõ gốc gác, nguyên là cung nhân, sau được nâng lên Quý phi.
  11. Cung nhân Hàn Huyên Anh (궁인 한훤영), con gái Hàn Lận Khanh (韓藺卿).
  12. Cung nhân Lý thị (궁인 이씨), con gái Lý Ngạn Thuật (李彦述).
  13. Cung nhân Phác thị (궁인 박씨), con gái Phác Ôn Kỳ (朴溫其).

Hậu duệSửa đổi

Vương tửSửa đổi

  1. Cao Ly Đức Tông Vương Khâm (고려 덕종 왕흠), mẹ là Nguyên Thành Vương hậu.
  2. Vương tử Vương Tú (1016), chết sớm, không rõ mẹ[1].
  3. Cao Ly Tĩnh Tông Vương Hanh (고려 정종 왕형), mẹ là Nguyên Thành Vương hậu.
  4. Cao Ly Văn Tông Vương Huy (고려 문종 왕휘), mẹ là Nguyên Huệ Vương hậu.
  5. Tĩnh Giản Vương Vương Cơ (정간왕 왕기; 1021 – 1069), mẹ là Nguyên Huệ Vương hậu. Sơ phong Khai Thành Quốc công (開城國公), Bình Nhưỡng Công (平壤公). Khi mất mới truy phong tước Vương. Sinh được 3 trai 1 gái. Người con gái lấy Cao Ly Thuận Tông, phong hiệu Trinh Ý Vương hậu (貞懿王后).
  6. Kiểm hiệu thái sư Vương Trung (검교태사 왕충), mẹ là Cung nhân Hàn Huyên Anh. Lấy một công chúa không rõ phong hiệu, con của Đức Tông[1].

Vương nữSửa đổi

  1. Hiếu Tĩnh Công chúa (효정공주; ? – 1030), mẹ là Nguyên Hòa Vương hậu, cháu ngoại Cao Ly Thành Tông. Không rõ hôn sự, mất sớm.
  2. Thiên Thọ Điện chủ (천수전주), mẹ là Nguyên Hòa Vương hậu. Không rõ sự tích.
  3. Nhân Bình Vương hậu (인평왕후) Kim thị, mẹ là Nguyên Thành Vương hậu, Cao Ly Văn Tông Vương Huy nguyên phối.
  4. Cảnh Túc Công chúa (경숙공주), mẹ là Nguyên Thành Vương hậu. Không rõ sự tích.
  5. Hiếu Tư Vương hậu (효사왕후) Kim thị, mẹ là Nguyên Huệ Vương hậu, Cao Ly Đức Tông Vương Khâm nguyên phối.
  6. Hiếu Kính Công chúa, mẹ là Nguyên Bình Vương hậu. Không rõ sự tích.
  7. Kính Thành Vương hậu (선의왕후; ? – 1086) Kim thị, mẹ là Nguyên Thuận Thục phi, Cao Ly Đức Tông Vương Khâm nguyên phối.
  8. Vương A Chí (왕아지), mẹ là Cung nhân Phác thị, hạ giá lấy Kiểm hiệu thiểu giám Tĩnh Dân Tương (井民相).

Tổ tiênSửa đổi

Xem thêmSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ a b Cao Ly sử - Thế gia, quyển 4, Hiển Tông