Gyeongju (phát âm tiếng Hàn:"kjəːŋdʑu", Hán Việt: Khánh Châu) là một thành phố ven biển nằm ở góc đông nam của tỉnh Gyeongsang Bắc tại Hàn Quốc.[1][2] Đây là thành phố lớn thứ nhì về diện tích sau Andong, với 1.324 km2 (511 dặm vuông Anh) và dân số theo điều tra năm 2008 là 269.343 người.[1][3] Gyeongju nằm cách 370 km (230 mi) về phía đông nam của Seoul,[4] và 55 km (34 mi) về phía đông của tỉnh lị Daegu.[5] Thành phố giáp với CheongdoYeongcheon ở phía tây, Ulsan ở phía nam và Pohang ở phía bắc, còn phía đông giáp biển Nhật Bản.[1] Một số ngọn núi thấp thuộc dãy Taebaek nằm rải rác quanh thành phố.[6]

Gyeongju
경주
—  Thành phố  —
Chuyển tự tiếng Hàn
 • Hangul경주시
 • Hanja
 • Revised RomanizationGyeongju-si
 • McCune-ReischauerKyŏngju-si
Tập tin:Korea-Gyeongju-Landmarks-Montage-01.jpg
Trên: công viên Tumuli; giữa trái: đài thiên văn Cheomseongdae; trung tâm: hang Seokguram; trung phải: Tháp Gyeongju; dưới trái: chùa Bulguksa; dưới phải: đầm Anapji.
Hiệu kỳ của Gyeongju
Hiệu kỳ
Vị trí của Gyeongju
Gyeongju trên bản đồ Hàn Quốc
Gyeongju
Gyeongju
Vị trí tại Hàn Quốc
Tọa độ: 35°51′B 129°13′Đ / 35,85°B 129,217°Đ / 35.850; 129.217
Quốc giaHàn Quốc
TỉnhGyeongsang Bắc
Hành chính4 eup, 8 myeon, 11 dong, 305 ri
Diện tích
 • Tổng cộng1.324,39 km2 (51,135 mi2)
Dân số (2008)
 • Tổng cộng269.343
 • Mật độ212/km2 (550/mi2)
 • Phương ngữGyeongsang
Mã bưu chính38056–38201, 38210
Thành phố kết nghĩaVersailles, Thành phố Nara, Tây An, Tiêu Tác, Huế, Iksan, Nitra, Obama, Pompei, Samarkand
Websitegyeongju.go.kr

Gyeongju là kinh đô của vương quốc cổ Tân La (57 TCN – 935 SCN), vương quốc này từng kiểm soát hầu hết bán đảo Triều Tiên trong giai đoạn từ thế kỷ 7 đến 9. Một lượng lớn các điểm khảo cổ và di sản văn hóa từ thời kỳ này vẫn còn hiện diện tại thành phố. Gyeongju thường được đề cập đến với biệt danh "bảo tàng không có những bức tường".[7][8] Trong số các di tích lịch sử đó, Seokguram (Thạch Quật am), Bulguksa (Phật Quốc tự), khu di tích lịch sử Gyeongjulàng dân gian Yangdong được công nhận là Di sản thế giới bởi UNESCO.[9][10] Việc có nhiều di tích lịch sử đã giúp Gyeongju trở thành một trong số các địa điểm du lịch quen thuộc nhất tại Hàn Quốc.[5][11]

Thành phố Gyeongju hợp nhất và huyện Gyeongju lân cận vào năm 1995 và nay là một nơi phức hợp thành thị-nông thôn.[12] Thành phố gồm 53 khu đô thị cỡ nhỏ và vừa khác nhau với dân số dưới 300.000 người.[13] Cùng với các di sản lịch sử phong phú của mình, Gyeongju ngày nay bị ảnh hưởng bởi các xu hướng kinh tế, nhân khẩu và xã hội đã định hình nền văn hóa Hàn Quốc hiện đại. Du lịch vẫn duy trì là ngành kinh tế chính, những các ngành chế tạo cũng được phát triển do vị trí gần gũi của thành phố với các trung tâm công nghiệp chính như Ulsan và Pohang. Gyeongju được kết nối với mạng lưới đường bộ và đường sắt quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp và du lịch.[14][15][16]

Lịch sử

sửa
 
Cheonmado ("Thiên mã đồ"), bức họa Tân La duy nhất còn lại được tạo nên từ thế kỷ thứ 6. Bức tranh được khai quật từ Cheonmachong (Thiên Mã trủng).[17][18]

Lịch sử ban đầu của Gyeongju có quan hệ chặt chẽ với vương quốc Tân La, trong đó nó giữ vai trò là kinh đô.[19] Gyeongju lần đầu tiên được ghi vào sử sách với cái tên "Saro-guk", vào thời Tam Hàn đầu Công nguyên.[19] các sử sách tiếng Triều Tiên, chủ yếu dựa trên biên niên sử của triều đại Tân La, ghi rằng Saro-guk được thành lập vào năm 57 TCN, khi 6 ngôi làng tại Gyeongju ngày nay thống nhất dưới quyền chỉ đạo của Hách Cư Thế. Khi vương quốc mở rộng, nó được đổi tên thành Tân La.[20] Vào thời Tân La, thành phố được gọi là "Seorabeol" (nghĩa là kinh đô, phiên theo âm Hán là "Từ La Phạt"), "Gyerim" (Kê Lâm) hay "Geumseong" (Kim Thành).[19][21]

Sau khi Tân La thống nhất bán đảo đến sông Đại Đồng[22] năm 668 SCN, Gyeongju trở thành trung tâm của đời sống chính trị và văn hóa Tân La Thống nhất.[23] Triều đình Tân La cùng phần lớn tầng lớp thượng lưu tại vương quốc đều tập trung tại thành phố. Sự thịnh vượng của thành phố đã trở thành thần thoại, và được lan truyền đến cả Ba Tư cùng cuốn sách từ thế kỷ thứ 9, Sách về các Lộ đạo và Vương quốc.[24][25] Theo ghi chép của Tam quốc di sự thì dân cư thành phố vào đỉnh điểm lên tới 178.936 hộ,[21] và gợi đến con số một triệu cư dân.[26][27][28] Nhiều di tích nổi tiếng nhất tại Gyeongju dưới thời Tân La Thống nhất đã biến mất vào cuối thế kỷ 9 với việc bắt đầu triều Cao Ly (918–1392).[19][20]

Năm 940, người sáng lập triều Cao Ly, vua Thái Tổ, đã chuyển tên thành phố thành "Gyeongju",[29] (Khánh Châu, tức "vùng đất chúc mừng").[30] Năm 987, Cao Ly đã thông qua một hệ thống với ba kinh đô phụ có ý nghĩa quan trọng tại các đạo ngoài Gaegyeong (Kaesong ngày nay), Gyeongju được gọi là "Donggyeong" ("Đông Kinh"). Tuy nhiên, danh hiệu này đã bị tước năm 1012, tức năm Hiển Tông thứ 3 do sự kình địch chính trị đương thời,[29][31] Gyeongju về sau trở thành đô phủ của đạo Yeongnam.[19] Gyeongju lúc đó về mặt hành chính là một khu vực rộng, bao gồm phần lớn vùng đông-trung Yeongnam,[19] mặc dù diện tích đã giảm xuống đáng kể vào thế kỷ 13.[29] Dưới thời Triều Tiên (1392–1910), Gyeongju không còn là một trung tâm quan trọng của vương quốc, nhưng vẫn duy trì vị thế là một trung tâm vùng.[19] Năm 1601, thành phố cũng không còn là đô phủ.[32]

 
Chilbulam (Thất Phật am) tại Namsan, Gyeongju.

Trong nhiều thế kỷ, các di tích của thành phố từng trải qua nhiều vụ xâm hại đến từ các cuộc tấn công. Vào thế kỷ 13, các lực lượng Mông Cổ đã phá hủy một ngôi bảo tháp 9 tầng tại Hwangnyongsa.[19][33] Khi Nhật Bản xâm chiếm Triều Tiên (Nhâm Thần Oa loạn), khu vực Gyeongju đã trở thành một chiến trường nóng bỏng,[19] và các lực lượng Nhật Bản đã đốt cháy các kết cấu bằng gỗ tại Bulguksa (Phật Quốc tự).[34][35]. Tuy nhiên không phải tất cả hư hại đều xuất phát từ các vụ xâm lược, trong thời kỳ đầu của nhà Triều Tiên, một triều đại lấy Nho giáo (Tống Minh lý học) làm nền tảng, một số người cực đoan đã gây ra các thiệt hại cho những tác phẩm điêu khắc Phật giáo tại Namsan, họ đã đẽo tay và đầu của tượng.[36]

Vào thế kỷ 20, thành phố vẫn tương đối nhỏ, không được xếp vào các thành phố chính của Triều Tiên.[37] Vào đầu thế kỷ 20, nhiều cuộc khai quật khảo cổ học đã được thực hiện, chủ yếu là bên trong các ngôi mộ vẫn còn nguyên vẹn qua hàng thế kỷ.[38] Một bảo tàng, tiền thân của Bảo tàng Quốc gia Gyeongju ngày nay đã khánh thành vào năm 1915 để trưng batf các hiện vật được khai quật.[39]

Gyeongju nổi lên với vai trò một đầu mối đường sắt trong những năm cuối của thời Triều Tiên thuộc Nhật, tuyến đường sắt Donghae Nambutuyến đường sắt Jungang được hình thành để phục vụ cho chiến tranh Trung-Nhật và để khai thác nguồn tài nguyên phong phú ở phía đông bán đảo Triều Tiên.[40][41] Sau khi được giải phóng vào năm 1945, Triều Tiên rơi vào tình trạng hỗn loank, và Gyeongju cũng không ngoại lệ. Có một số lượng lớn người hồi hương từ hải ngoại; một ngôi làng dành cho họ đã được xây gần Dongcheon-dong ngày nay.[42] Trong một thời kỳ được đánh dầu bằng những vụ xung đột và bất ổn lan rộng, khu vực Gyeongju đặc biệt trở nên khét tiếng với hoạt động du kích ở vùng đồi núi.[43]

Chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào năm 1950, tuy nhiên hầu hết Gyeongju đã tránh được ảnh hưởng từ các trận chiến, và vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của miền nam trong suốt cuộc chiến. Tuy nhiên, trong một thời gian ngắn vào cuối năm 1950, nhiều phần của thành phố nằm trên tiền tuyến, khi các lực lượng miền Bắc cố gắng đẩy lùi vành đai Pusan về phía nam đến Pohang.[44]

Trong thập niên 1970, Hàn Quốc đã có sự phát triển công nghiệp đáng kể, hầu hết trong số đó tập trung tại vùng Yeongnam, là vùng bao gồm cả Gyeongju.[45][46] Nhà máy thép POSCO tại Pohang lân cận bắt đầu hoạt động vào năm 1973,[47] và các tổ hợp chế tạo hóa chất tại Ulsan đã xuất hiện trong cùng năm.[48] Những việc này đã trợ giúp cho lĩnh vực chế tạo của Gyeongju.[14]

Địa lý

sửa
 
Seokguram (Thạch Quật am) trên dốc núi Toham[49]

Gyeongju nằm ở góc đông nam của tỉnh Gyeongsang Nắc, và tiếp giáp với thành phố trực thuộc trung ương Ulsan ở phía nam. Trong địa bàn tỉnh, thành phố giáp với Pohang ở phía bắc, Cheongdo ở tây nam, và Yeongcheon ở tây bắc.[1] Gyeongju nằm cách 50 kilômét (31 mi) về phía bắc của Busan.[2] Phía đông thành phố là biển Nhật Bản.[1]

Hầu hết Gyeongju nằm trên bồn địa Gyeongsang, nhưng có một số vùng của thành phố thuộc về bồn địa Pohang như Eoil-ri và Beomgok-ri tại Yangbuk-myeon, và một phần của Cheonbuk-myeon. Khu vực bồn địa Gyeongsang gồm có tầng đá xâm nhập của đá trầm tích Bulguksa, chủ yếu là đá hoa cương và đá porphyry. Ngược lại, bồn địa Pohang được tạo thành từ những địa tầng trong thời kỳ phân đại Đệ tam của Đại Tân sinh, bao gồm đá mácma, đá trầm tích, porphyry, sa thạchđá tro núi lửa.[50]

Các ngọn đồi thấp xuất hiện ở khắp Gyeongju. Cao nhất trong số chúng là dãy núi Taebaek, chạy dọc ranh giới phía tây của thành phố. Đỉnh cao nhất Gyeongju là núi Munbok (文福山) với 1.014 mét (3.327 ft) trên mực nước biển. Đỉnh này nằm tại Sannae-myeon, trên ranh giới với Cheongdo.[51] Ở phía đông dãy Taebaek có núi Danseok thuộc dãy Jusa.[52] Các đỉnh phía đông, bao gồm núi Toham, thuộc dãy núi Haean và dãy núi Dongdae.[53][54]

 
Các núi chính và mô hình tiêu nước của Gyeongju. Các núi 500 đến 700 m (1.600 đến 2.300 ft) có màu lục, cao hơn 700 m (2.300 ft) có màu tím. Ba núi còn lại có màu xám và cao dưới 500 m (1.600 ft).

Hệ thống tiêu nước của Gyeongju được hình thành với sự ảnh hưởng của các ngọn núi.[6] Dãy núi Dongdae chia một khu vực cân núi hẹp về phía đông của nó, và các hệ thống sông nội địa ở phía tây. Hầu hết vùng nội địa của thành phố thoát nước ra con sông nhỏ mang tên Hyeongsan, sông này chảy lên phía bắc từ Ulsan và đổ ra biển ở cảng Pohang. Các chi lưu chính của Hyeongsan bao gồm Bukcheon và Namcheon, hợp lưu tại bồn địa Gyeongju.[6]

Góc tây nam của Gyeongju, ở bên kia dãy Taebaek, thuộc hệ thống sông Geumho, và sau đó hợp lưu vào sông Nakdong. Một khu vực nhỏ ở phía nam, phía tây dãy Dongdae, thuộc lưu vực sông Taehwa, đổ ra vịnh Ulsan.[55][56]

Bờ biển của Gyeongju trải dài 36,1 kilômét (22,4 mi) giữa Pohang ở phía bắc và Ulsan ở phía nam.[57] Thành phố không có hòn đảo hay vịnh lớn nào, chỉ có các vùng lõm nhỏ bởi các dòng suối nhỏ đổ ra từ sống núi Dongdae. Do vậy, thành phố không có các cảng quan trọng, mặc dù có đến 12 cảng nhỏ.[58] Một trong số các cảng ở góc đông nam Gyeongju là căn cứ Ulsan của Cảnh sát biển Quốc gia. Căn cứ này chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh trên một vùng rộng thuộc bờ biển đông-trung Hàn Quốc.[59][60][61]

Khí hậu

sửa

Do nằm ở ven biển, Gyeongju có khí hậu ôn hòa và ẩm ướt hơn một chút so với các vùng nội địa của Hàn Quốc. Tuy nhiên, về tổng thể, thành phố vẫn mang nét khí hậu chung của đất nước. Thành phố có một mùa hè nóng và mùa đông mát, gió mùa kéo dài từ tháng 6 đến đầu tháng 8. Cũng như những nơi khác ở bờ biển phía đông bán đảo Triều Tiên, các cơ bão mùa thu thường không xuất hiện. Lượng mưa trung bình là 1.091 milimét (43,0 in), và nhiệt độ trung bình là 12,2 °C (54,0 °F).[62]

Trung tâm lịch sử của thành phố Gyeongju nằm bên bờ sông Hyeongsan tại bồn địa Gyeongju. Vùng đất thấp này thường bị ảnh hưởng bởi các trận lụt định kỳ theo sử sách, thường là do ảnh hưởng của bão. Theo Biên niên sử, tính trung bình 27,9 năm có một trận lụt lớn, bắt đầu từ thế kỷ 1.[63] Các kỹ thuật cơ giới hóa hiện đại đã khiến các trận lụt giám bớt vào cuối thế kỷ 20. Trận lụt lớn gần đây nhất xuất hiện vào năm 1991, khi hồ chứa Deokdong bị tràn đập do ảnh hưởng của bão Gladys.[64]

Hành chính

sửa

Thành phố được chia thành 23 đơn vị hành chính: 4 eup, 8 myeon, và 11 dong.[65][66]. dong hay khu phố (phường) là những đơn vị tại khu vực trung tâm thành phố, tức khu vực Gyeongju-eup trước đây. Eup là các làng lớn, trong khi myeon có tính nông thôn cao hơn.[57][67]

Các ranh giới hành chính của thành phố thay đổi nhiều lần trong thế kỷ 20. Từ 1895 đến 1955, khu vực được gọi với tên Gyeongju-gun ("huyện Gyeongju"). Trong những năm đầu thế kỷ 20, trung tâm thành phố hiện nay được gọi là Gyeongju-myeon, nghĩa là một khu vực tương đối nông thôn. Năm 1931, the khu vực đô thị được gọi là Gyeongju-eup, một sự công nhận về tính đô thị cao hơn. Năm 1955, Gyeongju-eup trở thành Gyeongju-si ("thành phố Gyeongju"), tên tương đương với ngày nay nhưng với diện tích nhỏ hơn nhiều. Phần còn lại của Gyeongju-gun trở thành "huyện Wolseong." Huyện và thành phố đơ]cj tái thống nhất vào năm 1995, tạo ra thành phố Gyeongju như ngày nay.[19]

Bản đồ # Đơn vị Dân số
(2007)[57]
Số
hộ
Diện tích
km²
# Đơn vị Dân số
Số hộ
Diện tích
km²
 
1 Sannae-myeon 3.561 1.779 142,6 13 Seondo-dong 13.813 2.831 28,0
2 Seo-myeon 4.773 1.779 52,1 14 Seonggeon-dong 18.378 7.562 6,4
3 Hyeongok-myeon 16.829 5.726 55,7 15 Hwangseong-dong 29.660 9.415 3,8
4 Angang-eup 33.802 12.641 138,6 16 Yonggang-dong 15.959 5.244 5,1
5 Gangdong-myeon 8.834 3.659 81,4 17 Bodeok-dong 2,296 977 81.0
6 Cheonbuk-myeon 6.185 2.328 58,2 18 Bulguk-dong 9.001 3.722 37,4
7 Yangbuk-myeon 4.535 2.026 120,1 19 Hwangnam-dong* 8.885 3.875 20,5
8 Gampo-eup 7.099 3.084 44,9 20 Jungbu-dong 7.003 3.022 0,9
9 Yangnam-myeon 7.131 2.941 85,1 21 Hwango-dong* 10.225 4.283 1,5
10 Oedong-eup 19.006 6.965 109,8 22 Dongcheon-dong 26.721 9.228 5,3
11 Naenam-myeon 6.142 2.526 122,1 23 Wolseong-dong 6.522 4.842 31,4
12 Geoncheon-eup 11.217 4.533 92,4
Eup Myeon Dong
*Con số dựa trên số liệu đăng ký cư trú của chính quyền địa phương.

Nhân khẩu

sửa

Khi vương quốc Tân La lên đến đỉnh của sự hưng thịnh, Gyeongju được ước tính có tới một triệu cư dân, gấp bốn lần dân số thành phố năm 2008.[1][27] Trong những năm gần đây, Gyeongju chịu ảnh hướng về xu hướng nhân khẩu gống như phần còn lại của đất nước. Như cả nước, Gyeongju có tuổi dân cư trung bình tăng và số thành viên trong một gia đình giảm. Số thành viên trung bình của một hộ nay chỉ là 2,8 người. Bởi tỷ lệ này vẫn tiếp tục giám trong những năm gần đây nên thành phố có nhiều hộ gia đình vào năm 2008 (105.009) hơn là vào năm 2003, trong khi tổng dân số giảm.[68]

Giống như hầu hết các thành phố nhỏ tại Hàn Quốc, Gyeongju gặp phải sự suy giảm dân cư đều đặn trong những năm gần đây. Từ 2002 đến 2008, dân cư thành phố giảm 16.557 người.[69] Việc này chủ yếu là do những người lao động đã di cư để tìm kiếm việc làm tại các thành phố lớn của Hàn Quốc. Năm 2007, số người chuyển đi khỏi thành phố lớn hơn 1.975 người so với số người chuyển đến.[70] Cũng trong thời gian này, số trẻ sinh ra lớn hơn số ca tử vong là 450 mỗi năm, một con số có ý nghĩa song không bù đắp nổi số người di cư.[71]

Gyeongju có một số lượng nhỏ cư dân không phải người Hàn song đang phát triển. Năm 2007, có 4.671 người ngoại quốc sống tại Gyeongju. Con số này tương ứng với 1,73% tổng dân số, gấp đôi số liệu năm 2003. Sự tăng trưởng của nhóm này phần lớn là do những người nhập cư đến từ ccs nước châu Á khác, nhiều người trong số họ làm việc trong các ngành công nghiệp phụ tùng ô tô. Các quốc gia có số người nhập cư tăng lên gồm Philippines, Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, và Việt Nam. Số cư dân đến từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và Canada đã suy giảm đáng kể trong thời kỳ 2003–2007.[72]

Phương ngữ

sửa

Thành phố có một phương ngữ đặc trưng tương đồng với phần phía bắc của Ulsan. Phương ngữ này tương tự như phương ngữ Gyeongsang thông thường nhưng giữ lại các nét đặc trưng của mình. Một số nhà ngôn ngữ học đã coi những nét đặc biệt trong phương ngữ Gyeongju là vết tích của ngôn ngữ Tân La. Ví dụ, sự tương phản giữa phương ngữ địa phương "소내기" (sonaegi) và chuẩn "소나기" (sonagi, nghĩa là "mưa rào"), được nhìn nhận là phản ánh đặc tính âm vị học cổ của ngôn ngữ Tân La.[73]

Thành phố kết nghĩa

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d e f “경주시” [Gyeongju-si] (bằng tiếng Hàn). Nate / Encyclopedia of Korean Culture. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2009.
  2. ^ a b “S. Korean, US presidents to meet before APEC summit”. Tân Hoa xã. ngày 18 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2009.
  3. ^ “Administrative divisions” (bằng tiếng Hàn). Chính quyền tỉnh Gyeongsang Bắc. 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2009.
  4. ^ Smyth, Terry (ngày 13 tháng 11 năm 2008). “Saving face for Australia”. Brisbane Times. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2009.
  5. ^ a b “Kyŏngju”. Encyclopædia Britannica. 2009. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2009.
  6. ^ a b c “경주시의 자연환경” [Natural environment of Gyeongju] (bằng tiếng Hàn). Nate / Encyclopedia of Korean Culture. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  7. ^ Robinson et al. 2007. p.187
  8. ^ “Spring into Korea's Cultural Festivals”. Travel Blackboard. ngày 4 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2009.
  9. ^ “Korea, Republic of”. UNESCO World Heritage Centre. 2009. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010.
  10. ^ “Gyeongju Yangdong Folk Village (UNESCO World Heritage)”. Korea Tourism Organization. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2012.
  11. ^ “Insa-dong Rivals Jeju as Most Popular Tourist Spot”. The Chosun Ilbo. ngày 5 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2009.
  12. ^ Lee, Jae Won (1997). Lee, Man Hyung. “Urban-Rural Integration Conflicts After 1994's Reform in Korea” (PDF). Dosi Yeongu, Korea Center for City and Environment Research. 3: 103–121. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2012.
  13. ^ Yun, Daesic (2008). “A Study on Analysis of Mode Choice Characteristics and Travel Pattern in Urban-Rural Integrated City” (PDF) (bằng tiếng Hàn). Hwang, Junghoon. Moon, Changkeun. Korea Research Institute For Human Settlements. tr. 118. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2009.
  14. ^ a b “경주시의 산업•교통” [Industry and Transportation of Gyeongju] (bằng tiếng Hàn). Nate / Encyclopedia of Korean Culture. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2009.
  15. ^ “경주시 산업과 교통” [Industry and transport of Gyeongju] (bằng tiếng Hàn). Nate / Britannica. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2009.
  16. ^ Tamásy & Taylor, (2008) p.129
  17. ^ Lee (1984), p.64
  18. ^ Rutt, (1999) p.417
  19. ^ a b c d e f g h i j “경주시의 역사” [History of Gyeongju] (bằng tiếng Hàn). Nate / Encyclopedia of Korean Culture. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  20. ^ a b “신라 (新羅)” [Silla] (bằng tiếng Hàn). Nate / Encyclopedia of Korean Culture. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  21. ^ a b Lee, Ki-baek, (1984), p.78
  22. ^ Robinson et al. 2007. p.26
  23. ^ Robinson et al. 2007. p.28
  24. ^ Lee, Gwang-pyo (이광표) (ngày 5 tháng 4 năm 2008). “('황금의 제국' 페르시아) <3>페르시아인들 경주를 활보하다” [('Empire of Gold', Persia) Persians strode away in Gyeongju)] (bằng tiếng Hàn). Dong-a Ilbo. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2009.
  25. ^ “이븐 쿠르다지바 Abu'I Qāsim Abādu'l Lāh Ibn Khurdāhibah a (816 ~ 912)” (bằng tiếng Hàn). Doosan Encyclopedia. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2009.
  26. ^ “제 1전시 한민족 생활사” [Exhibition Hall 1, History of Korean People] (bằng tiếng Hàn). Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2009.
  27. ^ a b Breen (1999), p.82
  28. ^ Presenters: Yu In-chon (ngày 19 tháng 12 năm 1998). “신라의 왕궁은 어디에 있었나?” [Where was the royal palace of Silla?]. 역사스페셜 (History Special). Loạt 9 (bằng tiếng Hàn). KBS. KBS 1TV. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2012http://cgi.kbs.co.kr/cgi/ram/hisspecial/981128.rm |transcripturl= missing title (trợ giúp). Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2009. Chú thích sử dụng tham số |transcripturl= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |city= (trợ giúp)
  29. ^ a b c Kim, Chang-hyun, (2008), pp.1–6
  30. ^ “慶州 경주” [Gyeongju] (bằng tiếng Hàn). Nate Hanja Dictionary. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2009.
  31. ^ Lee, (1984), pp. 115–116
  32. ^ “경주시 Gyeongju-si 慶州市” (bằng tiếng Hàn). Doosan Encyclopedia. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2009.
  33. ^ Lee (1984), p. 149.
  34. ^ Lee (1984), p. 214.
  35. ^ Cole, Teresa Levonian (ngày 11 tháng 10 năm 2003). “My brilliant Korea”. The Guardian. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2009.
  36. ^ Kookmin University (2004), p. 27.
  37. ^ “경주의 이야기꾼, 김동리” [Gyeongju's storyteller, Kim Dong-ni] (bằng tiếng Hàn). KBS. ngày 29 tháng 3 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2009.
  38. ^ Lee, Kyong-hee (ngày 22 tháng 7 năm 2009). “Ancient Silla armor comes to light”. JoongAng Daily. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2009.
  39. ^ “국립경주박물관 (國立慶州博物館)” [Gyeongju National Museum] (bằng tiếng Hàn). Nate / Encyclopedia of Korean Culture. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  40. ^ “동해남부선 (東海南部線)” [Donaghae Nambu Line] (bằng tiếng Hàn). Nate / Encyclopedia of Korean Culture. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2009.
  41. ^ “중앙선 (中央線)” [Donaghae Nambu Line] (bằng tiếng Hàn). Nate / Encyclopedia of Korean Culture. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2009.
  42. ^ “동천동 Dongcheon-dong 東川洞” (bằng tiếng Hàn). Doosan Encyclopedia. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  43. ^ Cumings, (1997), p.244.
  44. ^ Cumings, (1997), p.275.
  45. ^ Lee, Sungkyun (Spring 2004). “Economic Change and Regional Development Disparities in the 1990s in Korea”. 44 (1). Korea Journal: 75–102. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2009. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  46. ^ Kim, Won Bae (Summer 2003). “The Evolution of Regional Economic Disparities in Korea”. 43 (2). Korea Journal: 55–80. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2009. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  47. ^ Sundaram, (2003), p.58
  48. ^ Cherry, (2001) p.41
  49. ^ Kang and Lee (2006), p.59
  50. ^ “경주시 Gyeongju-si 慶州市” (bằng tiếng Hàn). Doosan Encyclopedia. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2009.
  51. ^ “문복산 (文福山)” [Munbok Mountain (Munboksan)] (bằng tiếng Hàn). Nate / Encyclopedia of Korean Culture. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  52. ^ “경주부산성 (慶州富山城)” [Gyeongju Busanseong] (bằng tiếng Hàn). Nate / Encyclopedia of Korean Culture. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  53. ^ “토함산 (吐含山)” [Toham Mountain (Tohamsan)] (bằng tiếng Hàn). Nate / Encyclopedia of Korean Culture. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  54. ^ “양북면 Yangbuk-myeon 陽北面” (bằng tiếng Hàn). Doosan Encyclopedia. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  55. ^ “태화강 (太和江)” [Taehwa River] (bằng tiếng Hàn). Nate / Encyclopedia of Korean Culture. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  56. ^ “형산강지구대 (兄山江地溝帶)” [Hyeongsan River Rift Valley] (bằng tiếng Hàn). Nate / Encyclopedia of Korean Culture. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  57. ^ a b c “2008년도 경주시 통계연보: 2.토지 및 기후” [Statistical yearbook of Gyeongju 2008: 2. Land and weather] (PDF). Gyeongju City. tháng 8 năm 2008. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2009.
  58. ^ “농축수산” [Agriculture, Livestock industry, and Fisheries]. Gyeongju City website (bằng tiếng Hàn). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2009.
  59. ^ “Greeting”. The National Maritime Police. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  60. ^ Lee, Gil-Beom (ngày 9 tháng 3 năm 2009). “Main Operations”. The National Maritime Police. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  61. ^ “경찰서소개” [Introduction of the police] (bằng tiếng Hàn). Ulsan Coast Guard, Korea. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009. 울산광역시 북구 신명동으로부터 부산광역시 기장군 공수리까지 해안선과 어업자원보호선을 연결한 해역
  62. ^ “위치와 자연지리” [Location and geography] (bằng tiếng Hàn). Gyeongju City website. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2009.
  63. ^ Kang (2002), p. 6.
  64. ^ Kang (2002), p. 5.
  65. ^ “기본현황” [Status quo] (bằng tiếng Hàn). Gyeongju City. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2009.
  66. ^ “소규모 행정동 통폐합 5일부터 업무개시” (bằng tiếng Hàn). Gyeongju Sibo. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2009.
  67. ^ “행정구역” [Administrative divisions] (bằng tiếng Hàn). Gyeongju City. ngày 31 tháng 12 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2009.
  68. ^ “1. Population Trend” (PDF). Statistical yearbook of Gyeongju 2008. Gyeongju City. tr. 57. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2009.
  69. ^ “인구현황” [Status-quo of the population]. Gyeongju City. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2009.[liên kết hỏng]
  70. ^ “11. Internal Migration” (PDF). Statistical yearbook of Gyeongju 2008. Gyeongju City. tr. 105. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2009.
  71. ^ “10. Vital Statistics” (PDF). Statistical yearbook of Gyeongju 2008. Gyeongju City. tr. 104. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2009.
  72. ^ “Registered Foreigners by Major Nationality” (PDF). Statistical yearbook of Gyeongju 2008. Gyeongju City. tr. 109. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2009.
  73. ^ Yi, Seong-gyu (2003). “문학 작품에 나타난 방언” [Dialect appearing in literary works (Munhak jakpum-e natanan bang-eon.)]. Sae Gugeo Saenghwal (New Living Korean language) (bằng tiếng Hàn). The National Institute of the Korean Language. 13 (4). Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2009.
  74. ^ a b c d Kim, Myeong-su (김명수). “Gyeongju” (bằng tiếng Hàn). Glocalization Review. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2009. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  75. ^ “International relations”. Official page of Versailles. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2009.
  76. ^ Choe, Chang-ho (최창호) (ngày 11 tháng 3 năm 2007). “자매도시 이태리 폼페이市 "천년고도 경주 홍보" [Gyeongju-Pompeii reached sister city partnership]. Daum / Newsis. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2009.
  77. ^ “慶州市” [City of Gyeongju] (bằng tiếng Nhật). Official page of Obama. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2009.

Tham khảo

sửa
  • Breen, Michael (1999) The Koreans: who they are, what they want, where their future lies Macmillan, ISBN 0-312-24211-5
  • Cherry, Judith (2001), Korean multinationals in Europe, Routledge Advances in Korean Studies, Routledge, ISBN 0-7007-1480-4
  • Cumings, Bruce (1997). Korea's place in the sun: A modern history. New York: Norton. ISBN 0-393-31681-5
  • Kang, Bong W. (2002). A study of success and failure in the water management of the Buk Chun in Kyongju, Korea. Paper delivered at the Eighteenth Congress of the International Commission on Irrigation and Drainage. (Electronic Version).
  • Kang, Jae-eun; Lee, Suzanne. (2006) The land of scholars: two thousand years of Korean Confucianism Homa & Sekey Books, ISBN 1-931907-37-4
  • Kim, Chang-hyun (August, 2008), The Position and the Administration System of Donggyeong in Koryeo Dynasty, (in Korean) Dongguk University, Silla Culture, issue 32, pp. 1–43
  • Kim, Chong-un; Fulton, Bruce, (1998) A ready-made life: early masters of modern Korean fiction, University of Hawaii Press, pp. 107–120, ISBN 0-8248-2071-1
  • Kim, Deok-muk, (2003) 전국의 기도터와 굿당 (Jeon-gukui gidoteo wa gutdang. Tr. "Sites of Buddhist prayer and shamanic practice nationwide"), (bằng tiếng Hàn), 한국민속기록보존소 ISBN 89-953630-3-7
  • Kim, Won-yong. (1982). Kyŏngju: The homeland of Korean culture. Korea Journal 22(9), pp. 25–32.
  • Kookmin University, Department of Korean History (2004) "경주문화권 (Gyeongju Munhwagwon. The Gyeongju cultural area)", Seoul:역사공간 ISBN 89-90848-02-4
  • Korean Overseas Information Service, (2003), Handbook of Korea (11th ed.), Seoul, Hollym, ISBN 1-56591-212-8
  • Lee, Ki-baek; Tr. by E.W. Wagner & E.J. Schulz, (1984), A new history of Korea (rev. ed.), Seoul, Ilchogak, ISBN 89-337-0204-0
  • Nilsen, Robert, South Korea, Moon Handbooks, ISBN 1-56691-418-3
  • Oppenheim, Robert. (2008) Kyǒngju things: assembling place, University of Michigan Press, ISBN 0-472-05030-3
  • Ring, Trudy; Robert M. Salkin, Paul E Schellinger, Sharon La Boda (1996) International Dictionary of Historic Places: Asia and Oceania Taylor & Francis, ISBN 1-884964-04-4
  • Robinson, Martin; Ray Bartlett, Rob Whyte (2007), Korea Lonely Planet, pp. 197–209, ISBN 1-74104-558-4
  • Rutt, Richard; Hoare, James. (1999) Korea: a historical and cultural dictionary, Durham East-Asia series. Routledge. ISBN 0-7007-0464-7
  • Sundaram, Jomo Kwame. (2003) Manufacturing competitiveness in Asia: how internationally competitive national firms and industries developed in East Asia, Routledge, ISBN 0-415-29922-5
  • Tamásy, Christine; Taylor, Mike. (2008) Globalising Worlds and New Economic Configurations, Ashgate Publishing, Ltd., ISBN 0-7546-7377-4
  • Yi, Sŭng-hwan; Song, Jaeyoon (translation) (2005) A topography of Confucian discourse: politico-philosophical reflections on Confucian discourse since modernity, Homa & Sekey Books, ISBN 1-931907-27-7
  • Yu, Hong-jun; (translation) Mueller, Charles M., (1999) Smiles of the baby Buddha: appreciating the cultural heritage of Kyǒngju, Changbi (창비), ISBN 89-364-7056-6

Liên kết ngoài

sửa