CKC
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
CKC (viết tắt của "Самозарядный Карабинсистемы Симонова" trong tiếng Nga, nghĩa là Súng trường nạp đạn tự động cơ cấu Simonov), phương Tây gọi là SKS, là loại súng trường bán tự động bắn đạn 7,62x39 mm M43. CKC được Sergei Gavrilovich Simonov (1894 - 1986), người Liên Xô, thiết kế và được đưa vào thử nghiệm ở mặt trận phía Tây trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai (năm 1945). Sau này, súng được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam. Hiện nay, súng CKC vẫn được sử dụng trong quân đội nhiều nước khác nhau trên thế giới. Tại Việt Nam, súng bắt đầu được Liên Xô và Trung Quốc viện trợ từ năm 1960 và hiện nay vẫn được trang bị cho các đội dân quân tự vệ và các đội nghi lễ Tiêu binh danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam.
СКС | |
---|---|
Loại | Súng cạc-bin |
Nơi chế tạo | |
Lược sử hoạt động | |
Phục vụ | 1945–nay |
Sử dụng bởi | Xem Các nước sử dụng
|
Trận | |
Lược sử chế tạo | |
Người thiết kế | Sergei Gavrilovich Simonov |
Năm thiết kế | 1944 |
Số lượng chế tạo | 15,000,000+[1] |
Các biến thể | Kiểu 56 của Trung Quốc; PAP của Yugoslavian; |
Thông số | |
Khối lượng | 3,85 kg (8,5 lb)[2] |
Chiều dài | 1.020 mm (40 in),[2] M59/66: 1.120 mm (44 in) |
Độ dài nòng | 520 mm (20 in),[2] M59/66: 558,8 mm (22,00 in) |
Đạn | 7.62×39mm M43[2] |
Cơ cấu hoạt động | Trích khí ngắn, khóa nòng nghiêng, tự nạp đạn |
Tốc độ bắn | Bán tự động 35–40 viên/phút[2] |
Sơ tốc đầu nòng | 735 m/s (2.411 ft/s)[2] |
Tầm bắn hiệu quả | 400 mét (440 yd)[2] |
Tầm bắn xa nhất | 1.000 mét (1.100 yd) (lý thuyết) |
Chế độ nạp | Kẹp đạn 10 viên[2] |
Ngắm bắn | Điểm ruồi hoặc ống ngắm quang học (nếu có).[2] |
Lịch sử
sửaBối cảnh ra đời
sửaTrước Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội nhiều nước nhận ra rằng các mẫu súng trường hiện có (như Mosin-Nagant, Lee-Enfield hay Karabiner 98), dù đã được hiện đại hóa bằng cách thu ngắn bớt nòng súng đi so với các phiên bản trước đó của chúng nhưng vẫn quá dài và rất nặng nề khi sử dụng. Tầm bắn của những loại súng này là rất xa - có thể lên tới 1 km (tương đương với các khẩu trung liên và đại liên thời bấy giờ), quá thừa đối với bộ binh khi mà hầu hết những trận đọ súng chỉ xảy ra với tầm thị lực của người lính là từ 100 - 300 m (chỉ có những xạ thủ bắn tỉa cùng với kính ngắm mới có thể tận dụng hết tầm bắn của những khẩu súng trường như thế này). Tuy bắn xa nhưng tốc độ bắn của súng lại chậm (tối đa chỉ khoảng 15 phát/phút) do cơ cấu bắn phát một, sau mỗi phát bắn xạ thủ lại phải kéo khóa nòng để lên đạn, nếu giao chiến ở tầm gần thì không thể địch lại súng liên thanh.
Giải pháp của người Mỹ đưa ra là khẩu súng bán tự động M1 Carbine, sử dụng đạn.30 Carbine, thiết kế theo trường phái kéo dài đạn súng ngắn với thuốc đạn viên tròn và đầu đạn không có hiệu ứng con quay. Người Đức tạo ra khẩu MP 43 (về sau đổi tên thành StG-44) với đạn 7,92x33mm Kurz có mũi đạn chóp nhọn giống đạn súng trường - tuy không đóng góp gì nhiều cho kết cục của cuộc thế chiến, nhưng lại rất nổi tiếng vì những tính năng ưu việt của nó khi ra đời. Súng không bắn điểm xạ bằng cách cầm vào phần nằm trước băng đạn như ốp lót tay của AK-47 hay M-16 được, vì đó là chỗ tản nhiệt cho nòng.
Liên Xô đề ra giải pháp gần giống với Đức: họ cắt ngắn đạn 7,62x54mmR trở thành đạn 7,62x41mm (và sau đó cải tiến tiếp thành cỡ đạn trung gian 7,62x39mm M43 cực kì nổi tiếng), nhưng vẫn giữ nguyên loại thuốc đạn trụ cứng của súng trường. Ý tưởng này đã có từ lâu trong quân đội Nga Hoàng với khẩu Fedorov Avtomat, tuy nhiên việc sử dụng súng này bị ngưng do thiếu nguồn cung đạn 6,5x50mm từ Nhật Bản. Và ngay trong năm 1943, một cuộc thiết kế súng trường carbine tiêu chuẩn cho Hồng Quân Xô Viết được tiến hành để sử dụng loại đạn mới này.
Quá trình phát triển
sửaVào cuối những năm 1940, quân đội Liên Xô đã tìm kiếm một loại vũ khí thế hệ mới để thay thế súng trường bắn phát một Mosin Nagant vốn đã lỗi thời. Loại súng mới sẽ sử dụng đạn 7,62x39mm M43.
Sergei Gavrilovich Simonov đã tiến hành sửa lại khẩu AVS-36 trước đó của ông: thay đổi loại nòng và kích cỡ các chi tiết nằm bên trong hộp khóa nòng. Ông cũng sử dụng hộp đạn gắn cứng với kẹp đạn thay cho hộp tiếp đạn trên thiết kế AVS-36 trước đó. Khẩu súng mới này đã chiến thắng áp đảo trước thiết kế của Mikhail Timofeyevich Kalashnikov và nó nhanh chóng được thử nghiệm trên chiến trường trong năm 1945 với phát xít Đức.
Vadim Kozulin, giáo sư tại Học viện Khoa học Quân sự Nga cho biết: SKS đã chứng tỏ độ chính xác vượt trội hơn so với AK-47 phiên bản đầu trong các cuộc thử nghiệm vào cuối những năm 1940. Tuy vậy, SKS có một số hạn chế nhất định khiến nó không được ưa chuộng bằng AK-47, đó là đạn súng chỉ được nạp bằng tay hoặc bằng kẹp 10 viên, cơ chế bắn bán tự động chỉ đạt tốc độ bắn 35 - 40 phát/phút. Giới chỉ huy quân sự Liên Xô muốn trang bị các loại súng hoàn toàn tự động có hộp tiếp đạn như AK-47, thay vì tiếp tục sử dụng súng cạc-bin. Tính năng bắn liên thanh và hộp tiếp đạn 30 viên khiến AK-47 trở nên mạnh mẽ hơn nhiều so với CKC, mặc dù CKC có độ chính xác đường đạn cao hơn.KC
Sau đó, súng được đưa sản xuất đại trà từ năm 1949 tới khi bị thay thế hoàn toàn vào năm 1959 bởi AKM. Hồng Quân dừng việc sản xuất CKC vào năm 1965 vì Liên Xô đã sản xuất AKM với số lượng lớn để thay cho CKC. Liên Xô cung cấp giấy phép cũng như công nghệ sản xuất CKC cho rất nhiều nước xã hội chủ nghĩa như: Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Đông Đức, Nam Tư, Lào, Việt Nam,...
Tuy sớm bị thay thế tại quê nhà, nhưng SKS lại là vũ khí được nhiều quân đội nước ngoài ưa chuộng. Liên Xô đã đồng ý chia sẻ công nghệ chế tạo vũ khí này cho Trung Quốc, và Trung Quốc đã sản xuất hàng triệu khẩu CKC và đặt tên là "Type 56". Trong những năm 1950-1970, loại súng này rất phù hợp với học thuyết quân sự của Trung Quốc khi đó: ưu tiên các loại súng trường có độ bền cao, thiên về bắn tỉa và phục kích để trang bị cho lực lượng dân quân đông tới vài triệu người. Loại vũ khí này rất hữu ích cho quân đội Trung Quốc vì nó khá thon gọn, cho phép các chiến sĩ du kích dễ dàng ẩn nấp (do không cần gắn băng đạn cồng kềnh), trong chiến thuật điểm xạ tầm xa mà du kích ưa thích thì SKS cũng chính xác hơn AK-47. Tốc độ bắn khá chậm của SKS cũng hạn chế tốc độ tiêu hao đạn dược, vốn là thứ dễ bị thiếu thốn với lực lượng dân quân du kích. Hàng trăm nghìn khẩu SKS đã được viện trợ cho Quân đội Nhân dân Việt Nam và loại súng này đã thể hiện hiệu quả tốt nhất trong chiến tranh chống Mỹ.
Cho đến ngày nay, CKC vẫn được Trung Quốc, Việt Nam, Lào và một số nước khác sử dụng trong các đơn vị cảnh sát và dân quân tự vệ, một số được gắn cả ống ngắm quang học để làm súng bắn tỉa.
Thiết kế
sửaCKC sử dụng cơ chế trích khí ngắn (gần giống với súng trường chống tăng PTRS-41 và AVS-36). Thoạt đầu, viên đạn đầu tiên được khai hỏa bằng cơ cấu cò súng. Một lượng khí thuốc súng được trích ra và đẩy vào ống trích khí, tạo lực đẩy lùi cụm cơ cấu móc đạn. Cụm cơ cấu này lùi về sau và ngay lập tức đẩy vỏ đạn cũ ra ngoài, nén lò xo phía sau lại rồi bật trở lại nhờ lực đàn hồi và móc viên đạn tiếp theo vào bệ khóa nòng, sẵn sàng cho phát bắn kế tiếp.
Các phiên bản đầu tiên của Liên Xô sử dụng cơ cấu lò xo phía sau búa kim hỏa. Tuy nhiên hầu hết các phiên bản hiện đại hóa của súng lại loại bỏ cơ cấu này. Điều này trở nên cực kì nguy hiểm: nếu không may để búa kim hỏa đột ngột rơi tự do vào viên đạn đã được nạp sẵn, súng có thể bị cướp cò. Do đó, súng đòi hỏi cần phải được bảo dưỡng định kỳ một cách cẩn thận, nhất là sau một thời gian dài súng không được sử dụng để tránh tình trạng súng bị cướp cò.
Nòng súng thường được mạ crôm để tránh rỉ sét, mặc dù việc mạ nòng có thể làm giảm độ chuẩn xác của viên đạn bắn ra. Nòng súng cũng dài hơn khẩu AK nên có sơ tốc đầu nòng lớn hơn và tầm bắn xa hơn, nhờ đó CKC vẫn được giữ lại trong bộ ba xung hỏa lực AK - CKC - RPD cho mục đích điểm xạ tầm xa. CKC và trung liên RPD chỉ bị loại bỏ sau khi AKM và RPK đi vào biên chế của Quân đội Xô Viết từ năm 1959.
Tất cả các biến thể quân sự được trang bị một lưỡi lê (riêng phiên bản Type 56 của Trung Quốc sử dụng một lưỡi lê 3 cạnh dài hơn lưỡi lê cơ bản của Liên Xô), một số phiên bản như của Nam Tư còn có bộ phận phóng lựu cá nhân gắn ở đầu nòng.
Hộp tiếp đạn của súng có thể nạp bằng tay hoặc thông qua kẹp gài đạn 10 viên. Ngoài ra, hộp tiếp đạn gắn cố định của súng có thể mở từ phía dưới để lấy đạn cũ ra khỏi súng. Các phiên bản sau này có thể sử dụng chung hộp tiếp đạn với AK-47. Báng súng cũng chứa 1 bộ dụng cụ bảo dưỡng cho súng.
Các nước sử dụng
sửa- Nga: – Mục đích nghi lễ của Tiêu binh danh dự Nga trên Quảng trường Đỏ tại Moskva trong Ngày Chiến thắng Phát xít Đức
- Afghanistan
- Algeria
- Angola
- Armenia
- Azerbaijan
- Bangladesh: - Các nhà máy sản xuất vũ khí của Bangladesh đã sản xuất theo Type-56 của Trung Quốc theo giấy phép cho đến năm 2006. Hiện đang được sử dụng bởi BGB, cảnh sát và BNCC.
- Belarus
- Benin
- Bolivia
- Bosnia and Herzegovina
- Bulgaria: Đơn vị Vệ binh Quốc gia của Bulgaria
- Campuchia
- Cape Verde
- Central African Republic
- Albania
- Trung Quốc: Biến thể Type-56. Được sử dụng bởi Đội danh dự Trung Quốc trong các mục đích nghi lễ tại Quảng trường Thiên An Môn và các nghi lễ khác tại Trung Quốc.
- Comoros: Biến thể Type-56 do Trung Quốc sản xuất
- Cộng hòa Congo
- Rwanda
- Croatia: – Mục đích nghi lễ
- Cuba
- Cộng hòa Séc
- Ai Cập
- Equatorial Guinea
- Ethiopia
- Gruzia
- Guinée
- Guiné-Bissau
- Guyana
- Hungary
- Ấn Độ
- Indonesia
- Iraq
- Jordan
- Kazakhstan
- Kosovo
- Kyrgyzstan
- Lào - Sử dụng vào mục đích nghi lễ
- Libya
- Mali
- Malta
- Mauritanie
- Moldova
- Mông Cổ
- Mauritanie
- Montenegro
- Mozambique
- Myanmar
- Namibia
- Nepal
- Niger
- Bắc Macedonia
- Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
- Oman
- Nhà nước Palestine: Được sử dụng bởi Lực lượng Bảo vệ Danh dự của Palestine. CKC cũng được quân đội PLO sử dụng trong những năm 1970
- Ba Lan - Sử dụng vào mục đích nghi lễ
- România - Sử dụng vào mục đích nghi lễ
- São Tomé và Príncipe
- Serbia
- Seychelles
- Sierra Leone
- Slovenia - Sử dụng vào mục đích nghi lễ
- Nam Sudan
- Sri Lanka
- Sudan
- Syria
- Tajikistan
- Tanzania
- Transnistria
- Turkmenistan
- Uganda
- Ukraina
- Uzbekistan
- Việt Nam - Sử dụng vào mục đích nghi lễ của Đội Tiêu binh Danh dự Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam và trang bị cho Dân quân tự vệ Việt Nam
- Yemen
- Zambia Biến thể Zastava M59.
- Zimbabwe Sử dụng vào mục đích nghi lễ của Đội Tiêu binh Danh dự và trang bị cho dân quân tự vệ với biến thể Type-56 do Trung Quốc sản xuất.
Quốc gia từng sử dụng
sửa- Liên Xô: Quốc gia tự sản xuất rất là nhiều và chuyển giao cho các nước theo Xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam
- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Được Liên Xô cung cấp và hỗ trợ
- Cộng hòa Miền Nam Việt Nam: Được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên Xô cung cấp hỗ trợ cho Chiến tranh Việt Nam được thống nhất.
- Đông Đức
- Tiệp Khắc
- Gambia
- Nam Tư
Phiến quân và khủng bố sử dụng CKC
sửa- Nhà nước Đêga: Sử dụng trong Vụ tấn công 2 trụ sở Ủy ban nhân dân xã tại Đắk Lắk 2023
Tham khảo
sửa- ^ Hogg, Ian (2002). Jane's Guns Recognition Guide. Jane's Information Group. ISBN 0-00-712760-X.
- ^ a b c d e f g h i http://pdf.textfiles.com/manuals/MILITARY/united_states_army_tc_9-56%20-%201_october_1969.pdf Lưu trữ 2012-12-24 tại Wayback Machine | TC 9–56, Department of the Army Training Circular, SKS RIFLE, Simonov Type 56, Headquarters, Department of the Army, October 1969
- Tư liệu liên quan tới SKS tại Wikimedia Commons
- Giáo trình giáo dục quốc phòng dùng cho sinh viên các trường đại học cao đẳng, tập II, Bộ Giáo dục.