Thành Được
Thành Được (sinh 1934) là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng người Việt Nam, thành danh cùng thời với các nghệ sĩ như Năm Châu, Út Bạch Lan, Thanh Nga, Út Trà Ôn, Phùng Há.[1] Ông từng được mệnh danh là "Ông vua không ngai"[2] hay "Kép hát thượng thặng"[3] trong làng sân khấu cải lương Nam Bộ.
Thành Được | |
---|---|
Nghệ danh | Thành Được |
Biệt danh | Ông vua không ngai Kép hát thượng thặng Ông hoàng sân khấu |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | Châu Văn Được 8 tháng 9, 1934 Kế Sách, Sóc Trăng, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương |
Nơi cư trú | California, Hoa Kỳ |
Giới tính | nam |
Nghề nghiệp | Diễn viên sân khấu |
Vợ | NSƯT Út Bạch Lan (đã ly dị) Ca sĩ Kim Anh, Liên |
Lĩnh vực | Cải lương |
Sự nghiệp âm nhạc | |
Dòng nhạc | Tân cổ, vọng cổ |
Hợp tác với | Thanh Nga Út Bạch Lan |
Tác phẩm |
|
Sự nghiệp sân khấu | |
Tác phẩm | Nửa đời hương phấn (vai Tùng) Tiếng hạc trong trăng (vai Thi Đằng)... |
Giải thưởng | |
Giải Thanh Tâm (1966) | |
Thân thế và sự nghiệpSửa đổi
Ông tên thật là Châu Văn Được[2], sinh năm 1934, tại An Mỹ, Kế Sách, Sóc Trăng,[3], trong gia đình phú nông.
Sau khi học xong tiểu học, ông theo cậu ruột là bầu gánh hát cải lương Thanh Cần, để học hát.[3] và lên sân khấu diễn lần đầu tiên vào năm 1954 trong gánh hát của người cậu. Sau đó 2 năm, ông đã nổi bật trong vai Tô Điền Sơn (tuồng Khi hoa anh đào nở). Năm 1958, Thành Được về Đoàn Kim Chưởng, sau đó tới Đoàn Thanh Minh – Thanh Nga, rồi trở lại Kim Chưởng.[2]
Năm 1961, ông kết hôn với nghệ sĩ cải lương Út Bạch Lan. Hai người cũng trở thành cặp diễn nổi tiếng trong các vở Con gái chị Hằng, Tấm lòng của biển, Bọt biển, Chuyện tình 17, Tình Xuân muôn tuổi, Rồi 30 năm sau, Giấc mộng giữa hoàng lăng...,[2] nhưng đặc biệt hơn cả là vở Nửa đời hương phấn.[3] Đến năm 1964, hôn nhân của họ tan vỡ.
Năm 1966, Thành Được đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm với vai diễn tướng cướp Thi Đằng (tuồng Tiếng hạc trong trăng).[4]
Năm 1984, Thành Được đi lưu diễn tại Đức và xin tị nạn chính trị tại đây. Ông sinh sống bằng nghề nhà hàng tại Đức và năm 1995 đến Hoa Kỳ mở nhà hàng Thành Được tại Milpitas, California, một phố nhỏ sát San Jose, California.[5]
Các vai diễn nổi bậtSửa đổi
Cải lươngSửa đổi
- Anh hùng xạ điêu (vai Dương Thiết Tâm)
- Bông hồng cài áo (vai Hiếu)
- Chuyện tình An Lộc Sơn (vai Đường Minh Hoàng)
- Con gái chị Hằng (vai Văn)
- Đoạn tuyệt (vai Dũng)
- Đời cô Lựu (vai Võ Minh Thành)
- Khi hoa anh đào nở (vai Tô Điền Sơn)
- Mưa rừng (vai Khanh)
- Nắng sớm mưa chiều (vai Phi)
- Nửa đời hương phấn (vai Tùng)
- Sân khấu về khuya (vai Lĩnh Nam)
- Thuyền ra cửa biển (vai Diệp Băng Đình)
- Tiếng hạc trong trăng (vai Thi Đằng)
Ca cổSửa đổi
- 20 năm làm thân viễn xứ (Tác giả: NSND Viễn Châu)
- Biệt Kinh Kỳ (Tân nhạc: Minh Kỳ; cổ nhạc: NSND Viễn Châu)
- Cali chiều khóc bạn
- Cao Tiệm Ly tiễn Kinh Kha (Tác giả: NSND Viễn Châu)
- Chiều lạc lõng (Sáng tác: Thu An)
- Chuyện một người đi (Tân nhạc: Trần Thiện Thanh; cổ nhạc: NSND Viễn Châu)
- Đêm lạnh trong tù (Tác giả: NSND Viễn Châu)
- Giã từ sân khấu
- Lâu đài tình ái (Nhạc: Trần Thiện Thanh; lời vọng cổ: NSND Viễn Châu)
- Lỡ chuyến đò (Nhạc: Anh Việt; lời vọng cổ: Yên Sơn)
- Lỗi nhịp cầu ô
- Lưu Bình – Dương Lễ
- Loài hoa không vỡ
- Mưa rừng
- Nàng là ai (Tân nhạc: Nguyễn Hữu Thiết; cổ nhạc: Thanh Tùng)
- Ngăn cách
- Nhân nghĩa với tiền tài (Tác giả: Xuyên Vân Tử)
- Người phu quét lá sân trường
- Nụ cười xuân (Sáng tác: Thu An)
- Tà áo cưới (Nhạc: Hoàng Thi Thơ; lời vọng cổ: NSND Viễn Châu)
- Tan vỡ mộng trăm năm
- Tha La xóm đạo
- Thương về quê cũ (Tác giả: NSND Viễn Châu)
- Tình chiến binh
- Trầu cau
- Tình yêu là thế (Tân nhạc: Hồng Vân; cổ nhạc: Yên Sơn)
- Vợ tôi đi lấy chồng
Chú thíchSửa đổi
- ^ MacLeod, Mark W.; Nguyen, Thị Diệu (2001). “9.Performing Arts”. Culture and Customs of Vietnam. Greenwood Press. tr. 179. ISBN 0-313-30485-8.
- ^ a b c d Viễn Châu (ngày 25 tháng 5 năm 2012). “Gã si tình nặng nghiệp cầm ca: Mối tình Út Bạch Lan - Thành Được”.
- ^ a b c d Nguyễn Phương (ngày 2 tháng 12 năm 2006). “Nghệ sĩ:Thành Được”.
- ^ Soạn giả Nguyễn Phương (ngày 4 tháng 5 năm 2008). “Nghệ sĩ Tấn Giao, giống nghệ sĩ Thành Được như một phiên bản thứ 2”.
- ^ “Nghệ sĩ Thành Được Kỷ Niệm 50 Năm Ca Diễn Cải Lương”. ngày 19 tháng 11 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2013.